Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

97 1.2K 5
Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết nguyễn bình phương

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THU PHƯƠNG SẮC THÁI TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ THU PHƯƠNG SẮC THÁI TRỮ TÌNH TRONG TIỂU THUYẾT NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 60.22.01.21 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ THANH NGA NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 8 1. Lí do chọn đề tài 8 2. Lịch sử vấn đề 9 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 10 4. Nhiệm vụ và mục đích nghiên cứu 11 5. Phương pháp nghiên cứu 11 6. Cấu trúc luận văn: 11 Chương 1 TRỮ TÌNH, MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 12 1.1. Trữ tình và chất trữ tình trong văn học 12 1.1.1. Khái niệm trữ tình 12 1.1.2. Chất trữ tình 14 1.1.3. Trữ tình trong văn học 15 1.2. Trữ tình, một đặc điểm quan trọng trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 17 1.2.1. Trữ tình trong tiểu thuyết 17 1.2.2. Trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 18 1.2.3. Trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam sau 1975 21 1.3. Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại 25 1.3.1. Vài nét về tác giả 25 1.3.2. Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương 26 1.3.3. Nhìn qua thế giới nghệ thuật trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 29 Chương 2 NHỮNG CẢM HỨNG LỚN VÀ CÁI NHÌN VỀ HIỆN THỰC TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 31 2.1. Cảm hứng hướng về quá khứ 31 2.1.1. Cảm hứng lịch sử 31 2.1.2. Ký ức của thế giới hiện hữu 36 2.1.3 Kí ức của thế giới tàn phai 39 2.2. Cảm hứng về thân phận con người 44 2.2.1. Con người gắn liền với cảm hứng bi kịch 44 2.2.2. Con người trong chiều sâu tự nhận thức 46 2.2.3. Con người được khai thác ở góc bản năng tính dục 49 2.3. Một cái nhìn da diết về hiện thực 52 2.3.1. Một hiện thực đang phân rã 52 2.3.2. Hiện thực mong manh 55 2.3.3. Hiện thực đầy chất thơ 57 Chương 3 SẮC THÁI TRỮ TÌNH TRONG TỔ CHỨC TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 60 3.1. Cấu trúc cốt truyện 60 3.1.1. Mạch cảm xúc đan xen 60 3.1.2. Giao thoa thơ - tiểu thuyết 62 3.1.3. Cấu trúc cốt truyện theo dòng chảy ý thức nhân vật 67 3.2. Sắc thái trữ tình thể hiện trong thế giới hình ảnh 69 3.2.1. Thế giới hình ảnh mang tính biểu tượng 69 6 3.2.2. Thế giới hình ảnh lặp lại 74 3.2.3. Hình ảnh giàu suy tư của thế giới mở 77 3.2.4. Hình ảnh những giấc mơ 80 3.3. Sắc thái trữ tình thể hiện trên một số bình diện nghệ thuật khác 82 3.3.1. Sử dụng những chi tiết tạo lây lan cảm xúc 82 3.3.2. Sử dụng ngôn ngữ giàu chất thơ 84 3.3.3. Sử dụng thủ pháp so sánh liên tưởng 87 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 92 7 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Là sản phẩm tinh thần tiêu biểu nhất cho thời đại mới, tiểu thuyết luôn giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học. Thể loại này bao giờ cũng vậy, phản ánh rõ nhất bộ mặt đời sống tinh thần và những thăng trầm xã hội đang diễn ra trong thực tế, khám phá cuộc sống nhiều chiều và hướng đến những vấn đề đời tư. Chính vì vậy tiểu thuyết có điều kiện gần gũi với con người hiện đại. Do đó, vượt qua ý nghĩa thể loại, tiểu thuyết còn là một giai đoạn, một cấp độ mới trong tư duy nghệ thuật của con người về thế giới. Ở Việt Nam, từ sau 1975 và nhất là sau 1986, tiểu thuyết mới bùng phát, thăng hoa, thực sự đổi mới ở tư duy nghệ thuật, làm thay đổi các yếu tố thuộc về cơ cấu tiểu thuyết như: cấu trúc đề tài, cốt truyện, nhân vật, ngôn ngữ 1.2. Nguyễn Bình Phương là tác giả thuộc trào lưu đổi mới tiểu thuyết Việt Nam, tên tuổi anh được biết đến từ cuối những năm 90 của thế kỉ XX. Những năm gần đây, tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trở thành đối tượng của nhiều công trình nghiên cứu khoa học. Đi sâu vào tác phẩm của Nguyễn Bình Phương ta nhận thấy một lối viết rất riêng biệt, mới mẻ từ cách nhìn hiện thực, tiếp cận nhân vật, sáng tạo cốt truyện, xây dựng không gian, thời gian cho đến sử dụng ngôn từ. Đặc biệt, lối tư duy thơ và logic cảm xúc đã chi phối đến thể loại tiểu thuyết tạo nên một lối viết lạ ở anh. Thế giới tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương vừa là hiện thực cuộc sống trần trụi, ngổn ngang những thô tục, chát chúa nhưng cũng đầy nên thơ. 1.3. Như một hệ quả tất yếu của nhu cầu khái quát một hiện thực có chiều sâu, hiện thực tâm hồn, tiểu thuyết nói riêng và văn xuôi Việt Nam nói chung sau 1975 dung nạp trong nó một cách đậm đặc chất trữ tình. Các tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương có thể coi là tiêu biểu cho phong cách trữ tình trong tiểu thuyết. Nghiên cứu sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 8 cũng là góp phần nhận diện một trong những đặc điểm quan trọng của văn xuôi, của tiểu thuyết Việt Nam sau 1975. 2. Lịch sử vấn đề Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương có những khác lạ về kết cấu, xây dựng nhân vật, nghệ thuật trần thuật Chính sự khác lạ ấy đã thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học. Theo Phạm Xuân Thạch, nếu cần lựa chọn một hiện tượng tiêu biểu nhất của tiểu thuyết Việt Nam đương đại, ưu tiên số một chắc chắn sẽ là những sáng tác của Nguyễn Bình Phương. Thuỵ Khuê là người quan tâm tới sáng tác của Nguyễn Bình Phương khá sớm, đã viết nhiều bài phê bình về những cuốn tiểu thuyết của nhà văn. Trong bài "Thoạt kỳ thuỷ trong vùng đất Cậm Cam hoang vu của Nguyễn Bình Phương", Thuỵ Khuê đã cảm nhận cuốn tiểu thuyết “là một bài thơ đẫm máu và nước mắt, đẫm tang thương, đầy huyễn hoặc; Những yếu tố vừa kịch, vừa phi kịch, vừa thơ, vừa phi thơ là mấu chốt trong cấu trúc tiểu thuyết”. Hồ Bích Ngọc trong luận văn Thạc sĩ Nguyễn Bình Phương với việc khai thác tiềm năng thể loại để hiện đại hóa tiểu thuyết sau khi đã phân tích nhiều bình diện của tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương khẳng định rằng: Sự phân rã cốt truyện là điểm thổn rất rõ và diễn ra trên hầu hết tiểu thuyết của ông Sự phá hủy cốt truyện như trên cũng đồng nghĩa với việc nhà văn từ chối một hiện thực “tả thực”, một hiện thực “chụp ảnh” để đến với “một chân trời mới của tiểu thuyết”, một hiện thực của tâm linh, của trí nhớ và trí tưởng tượng đầy sáng tạo và bất ngờ. Cũng trong luận văn của mình, Hồ Bích Ngọc tiếp tục khẳng định: Kết cấu trò chơi rubich với sự lắp ghép giữa các thể loại kịch, thơ, truyện, sự dung hợp giữa các ẩn dụ và biểu tượng, sự đồng hiện về thời gian và không gian, ý thức và vô thức. Trong luận văn thạc sĩ Nghệ thuật tự sự trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, Hoàng Thị Thuỳ Linh khi nghiên cứu về ngôn ngữ và giọng điệu trần 9 thuật đã nhận xét: “Giọng điệu trữ tình đã tạo ra một dòng mạch riêng trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương, tạo ra những đoạn văn mượt mà, giàu chất thơ”. Hoàng Cẩm Giang trong đề tài Cấu trúc thể loại tiểu thuyết Việt Nam đầu thế kỉ XXI đã nhận xét về tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương: “Xen kẽ giữa các dòng tự sự, người đọc liên tục bắt gặp những khúc đoạn lạ- mang chức năng “ngoại đề”- vốn không nằm trong “chính mạch” tự sự để lại những khoảng trống mênh mang trên văn bản”. Phùng Gia Thế trong bài viết "Cảm nhận tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương", đã khẳng định: tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương ám ảnh bởi sự khủng hoảng niềm tin của con người, của nhà văn vào con người và cuộc đời, sự đổ vỡ của trật tự đời sống xã hội và gia đình, sự ngắc ngoải ngưng đọng của đời sống, sự đánh mất bản ngã, phương hướng, sự băng hoại đạo đức, sự đau đớn bơ vơ, tình trạng bất an của con người. Trong bài viết "Lối đi riêng của Nguyễn Bình Phương", Hoàng Nguyên Vũ cảm nhận ở Nguyễn Bình Phương một lối viết như người mộng du, tạo nên màn sương nhòe mờ cho sự xuất hiện của thế giới nhân vật. Những bài viết và một số công trình nghiên cứu khoa học về Nguyễn Bình Phương hướng vào phát hiện cái bất định, cái vô thức, dấu ấn chủ nghĩa hiện thực huyền ảo, nghệ thuật lạ hoá phần nào minh chứng cho sự cách tân đổi mới tiểu thuyết của anh trong xu hướng vận động tiểu thuyết Việt Nam sau 75. Với đề tài “Sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương” chúng tôi mong muốn góp thêm một cách nhìn nhận nữa đối với tiểu thuyết của anh. 3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 3.2. Phạm vi khảo sát Luận văn tập trung khảo sát 07 cuốn tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương: 10 [...]... cứu 4.1 Đưa ra cái nhìn chung nhất về trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, cũng như trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 4.2 Chỉ ra sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên các cấp độ cảm hứng, cái nhìn về hiện thực 4.3 Chỉ ra sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên một số phương diện hình thức 5 Phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục... cảm hứng lớn và cái nhìn hiện thực trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Chương 3: Sắc thái trữ tình trong tổ chức tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 12 Chương 1 TRỮ TÌNH, MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 1.1 Trữ tình và chất trữ tình trong văn học 1.1.1 Khái niệm trữ tình Trong nguồn gốc, trữ tình được hiểu là một trong ba loại hình văn học (bên cạnh tự sự và kịch) Ở... cho sự xuất hiện sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.3 Tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương trong bối cảnh tiểu thuyết Việt Nam đương đại 1.3.1 Vài nét về tác giả Nguyễn Bình Phương sinh ngày 29 tháng 12 năm 1965 tại Thái Nguyên Thời chiến tranh, tác giả cùng gia đình sơ tán về xã Linh Nham thuộc huyện Đồng Hỷ, đến năm 1979 mới trở lại thành phố Thái Nguyên Nguyễn Bình Phương học hết phổ... chia thành các thể: trữ tình phong cách, trữ tình triết học, trữ tình công dân, trữ tình tâm tư, trữ tình thế sự 1.2 Trữ tình, một đặc điểm quan trọng trong văn xuôi Việt Nam sau 1975 1.2.1 Trữ tình trong tiểu thuyết Tiểu thuyết là một thể loại văn học có dung lượng và hình thức khá tự do, có khả năng bao gồm một phạm vi phức tạp các hiện tượng trong cuộc sống, liên kết một khối lượng lớn các nhân vật... trong đó các nhân vật có sự phát triển tự thân như trong đời thực, nhà văn có thể triển khai sự kiện, mô tả tính cách điển hình trong quá trình hình thành và phát triển của nó Nhân vật của tiểu thuyết là nhân vật trải nghiệm, vấn đề của tiểu thuyết là cá nhân Do vậy, yếu tố trữ tình hoàn toàn có thể xuất hiện trong tác phẩm của thể loại này 1.2.2 Trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam trước 1975 Một trong. .. mạn” Trong nghiên cứu văn học, người ta chia tác phẩm văn học trữ tình theo nhiều cách Dựa vào cấu trúc ngôn ngữ để phân chia, ta có thơ trữ tình và văn xuôi trữ tình Trước đây, trong văn học Châu Âu, người ta chia tác phẩm trữ tình thành bi ca, tụng ca, thơ trào phúng Sau này, người ta còn dựa vào khách quan thể đã tạo nên cảm xúc trữ tình để phân chia thành các thể: trữ tình phong cách, trữ tình. .. thuật, đặc biệt là trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 1.3.2 Hành trình sáng tạo và quan niệm nghệ thuật của Nguyễn Bình Phương Nguyễn Bình Phương sác tác từ rất trẻ Năm 1986 ông đã xuất bản trường ca Khách của trần gian bộc lộ rõ một phong cách lạ lẫm đến huyền hoặc, sau đó là các tập thơ Xa thân, Lam chướng cùng một số tiểu luận và truyện ngắn Song tên tuổi của Nguyễn Bình Phương thật sự được... Phương không phải là người viết tiểu thuyết lịch sử, cũng không phải là người luôn để các yếu tố lịch sử xuất hiện một cách đều đặn trong tất cả các tiểu thuyết của mình, hay nói cách khác, lịch sử trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương chỉ là những kí ức thoáng qua Tuy nhiên, những kí ức thoáng qua ấy đôi khi lại để lại những ám ảnh sâu sắc trong lòng người đọc Trong tiểu thuyết Người đi vắng, nhân vật... trong ngôn ngữ tiểu thuyết 1945-1975 thường gắn với những gam màu sáng Đó là gam màu lạc quan, hi vọng, gam màu biểu thị cao cả, đẹp đẽ Tất cả những sắc điệu thẩm mĩ ấy xuất phát từ cái nhìn chiêm ngưỡng của nhà văn về đối tượng Có thể nói màu sắc trữ tình trong tiểu thuyết 1945-1975 hoà quyện với tính sử thi tạo nên tính khu biệt của tiểu thuyết giai đoạn này 1.2.3 Trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam... nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau: phương pháp phân tích - tổng hợp; phương pháp khảo sát - thống kê; phương pháp so sánh 6 Cấu trúc luận văn: Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn được triển khai thành 3 chương: Chương 1: Trữ tình, một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Chương 2: Những cảm hứng lớn và cái nhìn hiện thực trong tiểu thuyết . chung nhất về trữ tình trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại, cũng như trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 4.2. Chỉ ra sắc thái trữ tình trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương trên. thái trữ tình trong tổ chức tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương 11 Chương 1 TRỮ TÌNH, MỘT YẾU TỐ QUAN TRỌNG TRONG TIỂU THUYẾT CỦA NGUYỄN BÌNH PHƯƠNG 1.1. Trữ tình và chất trữ tình trong văn học 1.1.1 Trữ tình, một yếu tố quan trọng trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Chương 2: Những cảm hứng lớn và cái nhìn hiện thực trong tiểu thuyết của Nguyễn Bình Phương Chương 3: Sắc thái trữ tình

Ngày đăng: 20/07/2015, 12:23

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan