Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp trung học cơ sở bằng việc tổ chức dạy học khám phá (thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9)

95 598 0
Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp trung học cơ sở bằng việc tổ chức dạy học khám phá (thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH DIỆU PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ (Thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN – 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH DIỆU PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ (Thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9) LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học bộ môn Toán Mã số: 60.14.01.11 Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THUẬN NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thuận đã tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi hoàn thành luận văn. Tôi xin cảm ơn quý thầy cô trong chuyên ngành lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán, khoa Toán, trường Đại học Vinh đã nhiệt tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn. Tôi xin cám ơn Hiệu trưởng, bạn bè đồng nghiệp trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh, thành phố Hồ Chí Minh đã giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thực nghiệm đề tài. Dù đã cố gắng, tuy nhiên trong luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, mong nhận được các ý kiến đóng góp của quý thầy cô và bạn bè đồng nghiệp. Tác giả Nguyễn Thị Thanh Diệu MỤC LỤC 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 3 2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn 3 3. Phương pháp tổ chức thực nghiệm 3 1 Tính tích cực của học sinh cuối cấp THCS 5 1.1.1 Tính tích cực và tính tích cực học tập 5 1.1.1.1 Tính tích cực 5 1.1.1.2 Tính tích cực học tập 5 1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến tính tích cực của học sinh cuối cấp THCS 5 1.1.2.1 Các yếu tố chủ quan 5 2 Phương pháp dạy học tích cực 8 2.1.1 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 8 2.1.2 Thế nào là tính tích cực học tập? 8 2.1.3 Phương pháp dạy học tích cực 9 3 Dạy học khám phá 10 3.1.1 Khái niệm dạy học khám phá 10 3.1.1.1 Dạy học khám phá trong các công trình của Jerome Bruner 11 3.1.1.2 Dạy học khám phá trong các công trình của Goeffrey Petty 11 3.1.1.3 Dạy học khám phá theo các tài liệu của Trần Bá Hoành 11 3.1.1.4 Dạy học khám phá trong các công trình các nhà khoa học khác 12 3.1.2 Đặc trưng của dạy học khám phá 12 3.1.3 Các hình thức của dạy học khám phá 13 3.1.4 Ưu điểm của dạy học khám phá 13 3.1.5 Cấu trúc dạy học khám phá 13 3.1.6 Mối liên hệ giữa dạy học khám phá và dạy học nêu vấn đề 14 3.1.7 Mối liên hệ giữa tính tích cực và phương pháp dạy khám phá 15 3.1.8 Các hình thức dạy khám phá 15 3.1.8.1 Phương pháp tổ chức dạy học khám phá 15 3.1.8.2 Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp 19 4 Thực trạng dạy học môn Toán ở trường THCS 19 4.1.1 Nội dung chuẩn kiến thức kĩ năng đại số THCS 20 4.1.2 Thực trạng dạy học đại số ở trường THCS 26 4.1.2.1 Về phía giáo viên 26 4.1.2.2 Về phía học sinh 27 4.1.2.3 Nguyên nhân của thực trạng 28 5 Kết luận chương 1 28 2.1 Nội dung chương trình đại số THCS 30 2.2 Các định hướng xây dựng và thực hiện các biện pháp sư phạm 35 2.3 Một số biện pháp sư phạm nhằm góp phần bồi dưỡng phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp THCS bằng việc tổ chức dạy học khám phá 35 2.3.1 Biện pháp 1. 35 Tăng cường tổ chức các hoạt động quan sát, thực nghiệm trên các ví dụ , nhằm giúp học sinh rút ra các thuộc tính, các dấu hiệu đặc trưng của khái niệm, trên cơ sở đó hình thành biểu tượng và đi đến định nghĩa khái niệm. 35 Các nhà triết học duy vật biện chứng cho rằng, nét đặc trưng cơ bản phân biệt trực quan sinh động với tư duy trừu tượng là ở giai đoạn đầu tiên này của quá trình nhận thức (chủ yếu với những hình thức khác nhau như cảm giác, tri giác và biểu tượng), nhận thức được thực hiện trong mối liên hệ sinh động trực tiếp với hoạt động thực tiễn. Trong đó: 35 2.3.2 Biện pháp 2. 46 Bồi dưỡng tính tích cực cho học sinh tiếp cận hướng khám phá trong khi giải toán 46 2.3.3 Biện pháp 3. 49 Rèn luyện cho học sinh khả năng phân tích, biến đổi hoặc diễn đạt bài toán theo các cách khác nhau nhằm làm bộc lộ, nảy sinh các mối liên hệ logic bên trong giữa các đối tượng hoặc làm cho giả thiết và kết luận của bài toán trở nên gần gũi hơn trong quá trình giải 49 2.3.4 Biện pháp 4. 53 Bồi dưỡng cho học sinh khả năng tìm nhiều cách giải, phân tích cách giải hay cho một bài toán. 53 2.3.4.1 Tổ chức cho học sinh phát hiện, khám phá các qui tắc thuật giải, tựa thuật giải 53 2.3.4.2 Thuật giải 54 2.3.4.3 Quy tắc tựa thuật giải 54 2.3.4.4 Tư duy thuật giải 55 2.3.5 Biện pháp 5. 67 Tập cho học sinh có thói quen phát hiện và sửa chữa các sai lầm trong quá trình giải toán 67 2.3.5.1 Không nắm vững bản chất của tham số, không hiểu nghĩa của cụm từ “giải và biện luận”, lẫn lộn giữa “biện luận theo m” và “tìm m”. Khi giải biện luận phương trình (bất phương trình) có tham số m, nhiều học sinh quy về tìm m để phương trình (bất phương trình) có nghiệm. 69 2.3.5.2 Ảnh hưởng của thói quen ngôn ngữ không đúng 69 2.3.5.3 Sai lầm khi biến đổi: 70 2.4 Kết luận chương 2 72 3.1 Mục đích thực nghiệm 73 3.2 Nội dung thực nghiệm 73 3.3 Kết quả thực nghiệm 74 3.4 Kết luận thực nghiệm 74 3.5 Những kết luận rút ra từ thực nghiệm 76 3.6 Kết luận chương 3 77 KẾT LUẬN CHUNG 78 TÀI LIỆU THAM KHẢO 79 PHỤ LỤC 81 QUY ƯỚC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG ĐỀ TÀI Viết tắt Viết đầy đủ HS Học sinh GV Giáo viên THCS Trung học cơ sở DHKP Dạy học khám phá HĐKP Hoạt động khám phá PPDH Phương pháp dạy học 1 MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Như chúng ta đã biết, thế kỷ XXI là thế kỷ của sự bùng nổ thông tin với tốc độ phát triển như vũ bão của khoa học và công nghệ. Trong đó, tri thức trở thành quyền lực và là chìa khóa vạn năng. Đây là thế kỷ có nền sản xuất phát triển mà máy móc thay thế cho con người để làm các công việc nặng nhọc. Con người chuyển sang một vị trí mới, chủ yếu là thực hiện những công việc đòi hỏi trí tuệ sáng tạo. Điều 24 của Luật Giáo dục đã ghi: “ Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh” Trong thực tế hiện nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin thì kiểu dạy học truyền thống nhằm cung cấp thông tin cho học sinh trở nên quá lạc hậu không còn phù hợp nữa. Đến nay, nền giáo dục nước ta đã đổi mới mạnh mẽ về phương pháp dạy học. Từ phương pháp dạy học lấy giáo viên làm trung tâm sang phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, nhằm phát triển ở học sinh năng lực độc lập suy nghĩ và giải quyết các vấn đề. Trong đó chú trọng cho học sinh khả năng tự khám phá ra các kiến thức mới và vận dụng kiến thức đó vào cuộc sống. Vì thế, một trong những vấn đề cốt lõi của phương pháp dạy học hiện nay là phát huy tính tích cực tự lực, chủ động, sáng tạo của học sinh, bồi dưỡng phương pháp tự học rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn hướng tới học tập chủ động, chống lại thói quen học tập thụ động. Như vậy, việc tổ chức các hoạt động dạy học khám phá sẽ phát huy được tính tích cực tự lực, chủ động sáng tạo của học sinh. Hoạt động khám phá là một trong những phẩm chất vốn có của con người trong xã hội. Các hoạt động khám 2 phá kiến thức trong học tập, tức là khi học sinh bằng những hành động hay quan sát có định hướng của mình, tập trung vào giải quyết một vấn đề nào đó đặt ra. Sự phát triển tự ý thức của thiếu niên (HS ở cấp THCS) có ý nghĩa lớn lao ở chổ, nó thúc đẩy các em bước vào một giai đoạn mới. Kể từ tuổi thiếu niên trở đi, khả năng tự giáo dục của các em được phát triển, các em không chỉ là khách thể của quá trình giáo dục mà còn đồng thời là chủ thể của quá trình này. Ở lứa tuổi các em, việc tự giáo dục còn chưa có hệ thống, chưa có kế hoạch, các em còn lúng túng trong việc lựa chọn biện pháp tự giác học tập. Vì vậy, nhà giáo dục cần tổ chức cuộc sống và hoạt động tập thể phong phú, hấp dẫn lôi cuốn các em vào hoạt động chung của tập thể, tổ chức tốt mối quan hệ giữa người lớn và các em. Mặt khác, tình cảm của học sinh THCS nhất là khối 8,9 sâu sắc và phức tạp hơn các em học sinh tiểu học. Đó là các em dễ xúc động, vui buồn chuyển hóa dễ dàng, tình cảm còn mang tính chất bồng bột hăng say. Đây là lứa tuổi không còn là trẻ con nữa nhưng chưa hẳn là người lớn. Các em rất cần được tôn trọng nhân cách, cần đươc phát huy độc lập nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Tóm lại: Qua dạy học khám phá mọi học sinh sẽ trở thành những chủ thể của hoạt động giáo dục, học sinh không học thụ động bằng nghe thầy giảng và truyền đạt kiến thức mà học sinh học tập tích cực hơn bằng hành động của chính mình. Đó cũng là lý do để tôi chọn đề tài nghiên cứu của mình là “Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp Trung học cơ sở bằng việc tổ chức dạy học khám phá (thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9)”. II. Mục đích nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của luận văn là làm rõ khả năng tích cực hóa người học trong quá trình học tập theo phương pháp dạy học khám phá(DHKP), mô tả một cách chung nhất khái nịêm DHKP và các biểu hiện về hoạt động khám phá(HĐKP) của học sinh THCS trong dạy học Đại số. Từ đó, xây dựng những 3 biện pháp sư phạm nhằm phát huy tính tích cực của học sinh thông qua tổ chức dạy học theo PP khám phá. III. Nhiệm vụ nghiên cứu 1. Nghiên cứu lý luận về dạy học khám phá, vai trò của hoạt động khám phá trong quá trình giải toán. 2. Nghiên cứu về nội dung, chương trình SGK hiện hành và thực tiễn thực hành giải toán ở trường THCS. 3. Mô tả hoạt động khám phá, PPDH Khám phá và các thể hiện của hoạt động khám phá của học sinh THCS trong học Đại số 4. Đề xuất các biện pháp SP dạy học khám phá thể hiện ở quy trình chung và quy trình dạy học các tình huống điển hình. 5. Thực nghiệm sư phạm để đánh giá tính khả thi của các biện pháp đã đề ra. IV. Giả thuyết khoa học: Trên cơ sở chương trình dạy học hiện hành, nếu xây dựng được một số biện pháp Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp THCS bằng việc tổ chức dạy học khám phá cho học sinh thì có thể góp phần tích cực vào việc đổi mới phương pháp dạy học và nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường trung học cơ sở trong giai đoạn hiện nay. V. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Tìm hiểu, nghiên cứu các văn kiện của Đảng, các Chỉ thị của Nhà nước, Bộ, ngành có liên quan đến Giáo dục và Đào tạo trong giai đoạn hiện nay, các tài liệu sách báo, các vấn đề liên quan đến luận văn. Nghiên cứu chương trình, sách giáo khoa Toán THCS Việt Nam và các tài liệu hướng dẫn giảng dạy theo định hướng đổi mới. 2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn Tìm hiểu thực trạng việc dạy và học Toán đại số ở trường THCS Tân Túc, huyện Bình Chánh. 3. Phương pháp tổ chức thực nghiệm [...]... 3 chương Chương 1 Cơ sở lý luận Chương 2 Một số biện pháp sư phạm nhằm góp phần phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp thcs bằng việc tổ chức dạy học khám phá (thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9) Chương 3 Thực nghiệm sư phạm 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 Tính tích cực của học sinh cuối cấp THCS 1.1.1 Tính tích cực và tính tích cực học tập 1.1.1.1 Tính tích cực Theo từ điển... pháp dạy học tích cực hướng tới việc hoạt động hóa, tích cực hóa hoạt động nhận thức của người học, nghĩa là tập trung vào phát huy tính tích cực của người học chứ không phải là tập trung vào phát huy tính tích cực của người dạy, tuy nhiên để dạy học theo phương pháp tích cực thì giáo viên phải nỗ lực nhiều so với dạy theo phương pháp thụ động Muốn đổi mới cách học phải đổi mới cách dạy Cách dạy chỉ...4 Xem xét tính khả thi và hiệu quả của các biện pháp đề xuất trong luận văn VI Những đóng góp của luận văn Làm rõ hơn một số vấn đề về phát huy tính tích cực nhận thức, phương pháp dạy học khám phá Giúp giáo viên và học sinh hiểu rõ tính tích cực nhận thức, cung cấp một số biện pháp giải toán thông qua hoạt động dạy học khám phá, góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn toán ở trường THCS... 3.1.5 Cấu trúc dạy học khám phá 14 Thực chất dạy học khám phá là một phương pháp hoạt động thống nhất giữa thầy với trò đã giải quyết vấn đề học tập phát sinh trong nội dung của tiết học 3.1.6 Mối liên hệ giữa dạy học khám phá và dạy học nêu vấn đề - So sánh cấu trúc dạy học nêu vấn đề và dạy học khám phá DẠY HỌC NÊU VẤN ĐỀ DẠY HỌC KHÁM PHÁ Tình huống có vấn đề ? Vấn đề học tập Vấn đề học tập + Vấn... nhằm phát hiện những vấn đề mà loài người chưa biết, mà chỉ giúp học sinh lĩnh hội một số tri tri thức mà loài người đã phát hiện ra Mục đích của phương pháp dạy học khám phá không chỉ làm cho học sinh lĩnh hội sâu sắc tri thức của môn học, mà quan trọng hơn là trang bị cho người học phương pháp suy nghĩ, cách thức phát hiện và giải quyết vấn đề mang tính độc lập, sáng tạo Phương pháp dạy học khám phá. .. viên tổ chức học sinh học theo nhóm nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học cho học sinh Trong dạy học khám phá đòi hỏi người giáo viên gia công rất nhiều để chỉ đạo các hoạt động nhận thức của học sinh Hoạt động của người thầy bao gồm : định hướng phát triển tư duy cho học sinh, lựa chọn nội dung của vấn đề và đảm bảo tính vừa sức với học sinh; tổ chức học sinh trao đổi theo nhóm trên lớp; ... theo các bước lên lớp một cách tẻ nhạt, ít động não học sinh, ở đó "thầy nói và giảng giải nhiều, trò chú ý lắng nghe, ghi nhớ" 5 Kết luận chương 1 Trong chương 1, Luận văn cũng đã hệ thống hóa quan điểm của một số tác giả về tính tích cực và tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh, về phương pháp dạy học phát huy tích học tập của học sinh và một số phương pháp dạy học tích cực đang được áp dụng... việc vận dụng dạy học nêu vấn đề Dạy học khám phá có thể thực hiện lồng ghép trong khâu giải quyết vấn đề của kiểu dạy học nêu vấn đề 3.1.7 Mối liên hệ giữa tính tích cực và phương pháp dạy khám phá Dạy học khám phá, đòi hỏi học sinh phải phát huy nội lực của mình, tư duy tích cực – độc lập – sáng tạo trong quá trình học tập khám phá vấn đề Dạy học tưởng chừng là một công việc đơn giản, dễ làm nhưng trong... cho học sinh phương pháp học tập chủ 10 động một cách vừa sức, từ thấp lên cao Trong đổi mới phương pháp dạy học phải có sự hợp tác cả của thầy và của trò, sự phối hợp nhịp nhàng hoạt động dạy với hoạt động học thì mới thành công Như vậy, việc dùng thuật ngữ "Dạy và học tích cực" để phân biệt với "Dạy và học thụ động" 3 Dạy học khám phá 3.1.1 Khái niệm dạy học khám phá Dạy học khám phá là giáo viên tổ. .. tính tích cực của học sinh cuối cấp THCS 1.1.2.1 Các yếu tố chủ quan Nhóm các yếu tố chủ quan thuộc về phía học sinh có ảnh hưởng quyết định đến tính tích cực học tập, tiêu biểu như: Trình độ nhận thức của học sinh Trình độ nhận thức và khả năng tự giáo dục, tự rèn luyện của học sinh là yếu tố đảm bảo các em thích ứng được với các điều kiện học tập, yêu cầu 6 và nhiệm vụ học tập Đối với những học sinh . VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN THỊ THANH DIỆU PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC NHẬN THỨC CỦA HỌC SINH CUỐI CẤP TRUNG HỌC CƠ SỞ BẰNG VIỆC TỔ CHỨC DẠY HỌC KHÁM PHÁ (Thể hiện qua đại số lớp 8 và. khoa học: Trên cơ sở chương trình dạy học hiện hành, nếu xây dựng được một số biện pháp Phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh cuối cấp THCS bằng việc tổ chức dạy học khám phá cho học sinh. cực nhận thức của học sinh cuối cấp thcs bằng việc tổ chức dạy học khám phá (thể hiện qua đại số lớp 8 và lớp 9) Chương 3. Thực nghiệm sư phạm 5 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 Tính tích

Ngày đăng: 20/07/2015, 11:38

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận

  • 2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tiễn

  • 3. Phương pháp tổ chức thực nghiệm

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan