Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an

106 923 11
Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện quế phong, tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH T TH VN MT S GII PHP QUN Lí DUY TRè S S HC SINH TRUNG HC PH THễNG HUYN QU PHONG, TNH NGH AN luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60.14.01.14 Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS H Vn Hựng NGH AN, 2014 LỜI CẢM ƠN Với lòng chân thành, tôi xin trân trọng xin được cảm ơn Trường Đại học Vinh, Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Nghệ An, Huyện ủy, UBND huyện Quế Phong đã tạo điều kiện và cho phép tôi được tham gia lớp học thật sự bổ ích này. Xin được bày tỏ tấm lòng cảm ơn chân thành của tôi đến với quý thầy, cô Trường Đại học Vinh đã chân tình, truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu, giúp tôi tiếp thu và mở rộng kiến thức trong quá trình học tập. Những kiến thức qua học tập nghiên cứu sẽ là hành trang cho bản thân trong cuộc sống và gặt hái được nhiều kết quả khả hơn trong sự nghiệp. Đặc biệt, cho tôi gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Thầy PGS. TS Hà Văn Hùng, đã dành nhiều thời gian, giúp đỡ hướng dẫn tôi thực hiện luận văn tốt nghiệp này. Cá nhân xin gửi lời cám ơn bạn bè đồng nghiệp và quý thầy, cô cán bộ trường THPT huyện Quế Phong đã hỗ trợ tôi trong quá trình thực hiện đề tài. Tuy đã có nhiều cố gắng nghiên cứu, song luận văn vẫn còn có những thiếu sót. Tôi rất mong quý thầy, cô, bạn bè và đồng nghiệp giúp đỡ góp ý để cá nhân có thể hoàn thiện hơn luận văn này. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An,, ngày tháng năm 2014 Tác giả Từ Thị Vân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích nghiên cứu 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 4. Giả thuyết khoa học 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 6. Các phương pháp nghiên cứu 7. Những đóng góp của luận văn 8. Cấu trúc của luận văn Chương 1. Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu trên thế giới về việc quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT 1.1.2. Các nghiên cứu về quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông ở Việt Nam 1.2. Các khái niệm cơ bản liên quan tới đề tài 1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.2. Quản lý việc duy trì sĩ số học sinh 11 1.2.3. Giải pháp, giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh 12 1.3. Công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông 13 1.3.1. Tầm quan trọng của công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông 13 1.3.2. Những nguyên tắc cơ bản của công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung học phổ thông 14 1.4. Công tác quản lý sĩ số học sinh của Hiệu trưởng trường Trung học phổ thông 15 1.4.1. Mục tiêu của quản lý sĩ số học sinh 15 1.4.2. Những nhiệm vụ của quản lý sĩ số học sinh ở trường THPT 16 1.4.3. Một số biện pháp tổ chức thực hiện quản lý duy trì sĩ số học sinh 17 1.5. Vấn đề phòng chống tình trạng học sinh bỏ học trong quản lý duy trì sĩ số học sinh ở các trường Trung học phổ thông 19 1.5.1. Ý nghĩa, vai trò của công tác phòng chống tình trạng học sinh bỏ học 19 1.5.2. Một số tìm hiểu bước đầu về nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học và tác động đến công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường trung học phổ thông 21 1.5.3. Một số lý luận về nội dung, phương pháp duy trì sĩ số học sinh và phòng chống tình trạng học sinh ở các trường Trung học phổ thông bỏ học 23 1.5.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh và phòng chống tình trạng học sinh ở các trường Trung học phổ thông bỏ học 23 1.5.5. Vai trò, vị trí, nhiệm vụ của trường Trung học phổ thông trong việc quản lý duy trì sĩ số học sinh 25 Kết luận chương 1 30 Chương 2. Thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 32 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội - văn hóa giáo dục ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 32 2.1.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế-xã hội-văn hóa huyện Quế Phong 32 2.1.2. Tình hình chung về giáo dục huyện Quế Phong 36 2.1.3. Tình hình giáo dục Trung học phổ thông 37 2.2. Thực trạng duy trì sĩ số học sinh ở các trường Trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 44 2.2.1. Số lượng học sinh THPT huyện Quế Phong trong những năm gần đây (2010 – 2014) 44 2.2.2. Thực trạng bỏ học của học sinh THPT huyện Quế Phong 45 2.3. Thực trạng quản lý duy trì sĩ số ở trường Trung học phổ thông huyện Quế Phong 45 2.4. Một số biện pháp đã và đang thực hiện để duy trì sỹ số học sinh của trường THPT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 51 2.5. Đánh giá chung về thực trạng 53 2.5.1. Những kết quả đạt được 53 2.5.2. Những hạn chế tồn tại 54 2.5.3. Nguyên nhân những hạn chế tồn tại 55 Kết luận chương 2 56 Chương 3. Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 58 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 58 3.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục tiêu 58 3.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính thực tiễn 58 3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả 58 3.2. Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 59 3.2.1. Tăng cường tham mưu cho cấp ủy Đảng, chính quyền về công tác duy trì sĩ số học sinh 59 3.2.2. Phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội vận động học sinh bỏ học tiếp tục đến trường và giúp đỡ học sinh nghèo được đến lớp 64 3.2.3. Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm trong công tác duy trì sỹ số học sinh 69 3.2.4. Tuyên truyền động viên học sinh vượt khó, say mê học tập 76 3.2.5. Đẩy mạnh phong trào “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” để thu hút học sinh đến lớp 78 3.3. Thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp đã đề xuất 84 3.3.1. Sự cần thiết của các giải pháp 85 3.3.2. Tính khả thi của các giải pháp 86 Kết luận chương 3 87 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 88 1. Kết luận 88 2. Kiến nghị 88 2.1. Đối các trường Trung học phổ thông 88 2.2. Đối với Phòng giáo dục và đào tạo 89 2.3. Đối với các cơ quan ban ngành liên quan 89 2.4. Đối với UBND huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 DANH MỤC KÝ HIỆU NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT BCĐ : Ban chỉ đạo CBCNV : Cán bộ công nhân viên CMHS : Cha mẹ học sinh CSVC : Cơ sở vật chất CNH - HĐH : Công nghiệp hóa - hiện đại hóa DTSSHS : Duy trì sĩ số học sinh ĐTN : Đào tạo nghề GD : Giáo dục GDNGLL : Giáo dục ngoài giờ lên lớp GD&ĐT : Giáo dục & đào tạo GV : Giáo viên GVBM : Giáo viên bộ môn GVCN : Giáo viên chủ nhiệm HCKK : Hoàn cảnh khó khăn HS : Học sinh HĐGD : Hoạt động giáo dục QL : Quản lý KT - XH : Kinh tế - xã hội PCBH : Phòng chống bỏ học PHHS : Phụ huynh học sinh PPDH : Phương pháp dạy học THPT : Trung học phổ thông TNXH : Tệ nạn xã hội UBND : Ủy ban nhân dân UNESCO : Tổ chức Giáo dục, khoa học và văn hóa của Liên hiệp quốc XHHGD : Xã hội hóa giáo dục MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài - Về mặt lý luận: Trong bối cảnh quá trình toàn cầu hóa đang diễn ra một cách nhanh chóng, Việt Nam đứng trước những cơ hội và thách thức lớn, đặc biệt đối với nền kinh tế, trong tất cả các ngành nghề, các lĩnh vực. Hơn lúc nào hết, sự nghiệp giáo dục có ý nghĩa quan trọng lớn lao đối với sự phát triển của đất nước và đang là vấn đề được xã hội quan tâm. Vì lẽ đó, có thể coi giáo dục đồng nghĩa với sự phát triển và có thể khẳng định rằng không có giáo dục thì không có bất cứ sự phát triển nào đối với con người, “Giáo dục và Đào tạo là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai”. Giáo dục là nền tảng văn hóa,một trong những nhân tố sinh thành truyền thống văn hóa. Chính nhờ có giáo dục, dạy học mà hiểu biết của nhân loại được bảo tồn, chọn lọc và phát triển. Thông qua giáo dục mà tri thức được tái tạo, sáng tạo, phát triển. Để chuẩn bị nguồn nhân lực cho Việt Nam trong thời kỳ mới, thời kỳ hội nhập và cạnh tranh quốc tế, nền giáo dục Việt Nam cần có những cố gắng vượt bậc. Hiến pháp 1992, Luật Giáo dục 2005 cũng đã xác định rõ các quan điểm chỉ đạo phát triển Giáo dục (GD): GD là quốc sách hàng đầu; phát triển GD nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài; phát triển GD là nền tảng cho nguồn nhân lực chất lượng cao, một trong những động lực thúc đẩy sự nghiệp CNH-HĐH, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội, tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. [28]. Nghị quyết Đại hội X khẳng định: “…củng cố và nâng cao thành quả phổ cập giáo dục tiểu học, thực hiện phổ cập đúng độ tuổi và bảo đảm chất lượng GD toàn diện. Hoàn thành phổ cập giáo dục THCS trong cả nước vào năm 2010, chuyển sang phổ cập THPT ở những nơi có điều kiện”[17]. Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư phát triển. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội; nâng cao chất lượng theo yêu cầu chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế, phục vụ đắc lực sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đẩy mạnh xây dựng xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”. [18] Chiến lược phát triển giáo dục 2011 - 2020 vừa được Thủ tướng Chính phủ ban hành theo Quyết định số 711/QĐ-TTg ngày 13/6/2012 đề ra mục tiêu tổng quát đối với bậc giáo dục phổ thông: “Chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao, đặc biệt chất lượng giáo dục văn hóa, đạo đức, kỹ năng sống, pháp luật, ngoại ngữ, tin học; đến năm 2020, tỷ lệ đi học đúng độ tuổi ở tiểu học là 99%, trung học cơ sở là 95% và 80% thanh niên trong độ tuổi đạt trình độ học vấn trung học phổ thông và tương đương; có 70% trẻ em khuyết tật được đi học”. Và, đưa ra 8 giải pháp phát triển giáo dục trong đó có giải pháp “Tăng cường hỗ trợ phát triển giáo dục đối với các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và đối tượng chính sách xã hội” với việc “Xây dựng và thực hiện các chính sách nhằm đảm bảo bình đẳng về cơ hội học tập, hỗ trợ và ưu tiên phát triển giáo dục và đào tạo nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, các đối tượng chính sách xã hội, người nghèo.” - Về mặt thực tiễn: Những năm vừa qua, ngành Giáo dục và Đào tạo tiếp tục đạt được những thành tích đáng khích lệ, việc giảng dạy và học tập đã đi vào thực chất, chất lượng giáo dục được nâng cao, các nguồn lực từ ngân sách Nhà nước, từ hợp tác quốc tế và từ xã hội đã được kết hợp để đẩy mạnh việc kiên cố hóa trường học, tất cả đều nhằm mục đích tạo mọi điều kiện cho học sinh trong độ tuổi đều được đến trường, tạo công bằng trong giáo dục, tiến tới nâng cao trình độ dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng và sử dụng nhân tài đáp ứng tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy nhiên, trong thực tế ở nhiều vùng miền, địa phương trong cả nước vẫn còn tồn tại tình trạng học sinh bỏ học ở tất cả các bậc học phổ thông, tình trạng này tỷ lệ thuận với cấp học, nghĩa là cấp học càng cao tỷ lệ học sinh bỏ học càng nhiều, đồng nghĩa với việc cấp học cao nhất của bậc giáo dục phổ thông là cấp Trung học phổ thông (THPT) có tỷ lệ học sinh bỏ học cao nhất. Qua tìm hiểu và thống kê thì đối tượng học sinh bỏ học chủ yếu là ở các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng khó khăn, gia đình nghèo, Tình trạng này đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng cũng như mục tiêu phát triển giáo dục cũng như sự phát triển chung của đất nước. Theo thống kê của Bộ GD&ĐT năm 2010, về tỉ lệ bỏ học của học sinh các cấp 3 năm gần đây cho thấy: Tỉ lệ bỏ học cao nhất ở nhóm hoc sinh THPT, sau đó đến nhóm THCS, tỉ lệ bỏ học thấp nhất thuộc về nhóm học sinh tiểu học. Tuy nhiên, tỷ lệ bỏ học có sự khác biệt giữa các vùng miền trong cả nước. Những năm qua, ngành giáo dục ở Nghệ An đã có nhiều cố gắng trong công tác phổ cập giáo dục cũng như việc huy động học sinh đến trường và đã thu được những kết quả đáng ghi nhận. Tuy nhiên, vấn đề duy trì sĩ số chưa đạt hiệu quả đồng đều giữa các vùng miền, giữa các đơn vị trường học trên cùng một địa bàn. Tình trạng học sinh bỏ học vẫn đang tiếp diễn ở tất cả các cấp học phổ thông, các trường học trong tỉnh nói chung và đặc biệt gia tăng ở các trường THPT thuộc các huyện miền núi của tỉnh nói riêng khiến những ai có tâm huyết với giáo dục không khỏi băn khoăn, trăn trở. Vấn đề này nếu không được quan tâm đúng mức sẽ đưa đến những hậu quả xấu cho bản thân HS bỏ học, gia đình của các em và ảnh hưởng không nhỏ đến xã hội. Trường THPT Quế Phong là trường THPT duy nhất của một trong những huyện miền núi cao- biên giới tỉnh Nghệ An, làm nhiệm vụ đào tạo bậc THPT cho con em các dân tộc trên địa bàn huyện. Mặc dù còn có nhiều khó khăn chung và riêng trong công tác giáo dục của một huyện nghêo miền núi, song trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ trong công tác dạy và học, đã được ghi nhận về thành tích xuất sắc trong lĩnh vực “Công tác GD Dân tộc Miền núi”. Nhưng, nhìn chung chất lượng giáo dục của trường vẫn còn nhiều hạn chế so với mặt bằng chung trong Tỉnh và yêu cầu chung của XH, những hạn chế đó do nhiều nguyên nhân cả về chủ quan lẫn khách quan, trong đó có [...]... tượng học sinh bỏ học và duy trì tốt sĩ số học sinh THPT ở huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 5 Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh Trung học phổ thông 5.2 Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh Trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An 5.3 Đề xuất các giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh Trung học phổ thông. .. giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ DUY TRÌ SĨ SỐ HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Những nghiên cứu trên thế giới về việc quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông Việc quản lý duy trì sĩ số học sinh, trước hết phải dựa vào kết quả phòng chống học sinh bỏ học Bất... để quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT trên địa bàn huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn được chia thành 3 chương: Chương 1 Cơ sở lý luận của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông Chương 2 Thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An Chương 3 Một số giải. .. tôi chọn đề tài Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh Trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An để nghiên cứu, mong tìm được những giải pháp có hiệu quả với hy vọng góp một phần nhỏ vào việc giải quyết một trong những vấn đề bức xúc đang tồn tại lâu nay 2 Mục đích nghiên cứu Đề xuất một số giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả công tác duy trì sĩ số (DTSS) học sinh THPT, từ đó góp... do sự biến động sĩ số gây ra 1.2.3 Giải pháp, giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh 1.2.3.1 Giải pháp Nghĩa chung nhất của giải pháp là “Cách làm, cách thực hiện một công việc nào đó nhằm đạt được mục đích đề ra” Theo từ điển tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học thì: Giải pháp là cách thức giải quyết một vấn đề cụ thể”[34] 1.2.3.2 Giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh Ngoài việc học sinh chuyển trường... có nguy cơ bỏ học cao nhất, thực hiện tốt các chính sách ưu tiên đối với các em sẽ góp phần thiết thực hạn chế tình trạng học sinh bỏ học và từ đó duy trì tốt sĩ số học sinh 1.4.3 Một số biện pháp tổ chức thực hiện quản lý duy trì sĩ số học sinh Những biện pháp quản lý duy trì sỹ số học sinh là những cách thức tác động hợp lý của chủ thể quản lý nhà trường đến tập thể giáo viên, học sinh, đến những... tốt nhất để duy trì sĩ số học sinh là giải pháp chống tình trạng học sinh bỏ học 1.5.2 Một số tìm hiểu bước đầu về nguyên nhân của tình trạng học sinh bỏ học và tác động đến công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh ở trường trung học phổ thông 1.5.2.1 Nguyên nhân chủ quan - Gia đình học sinh chưa hoặc không quan tâm đúng mức tạo điều kiện hoặc cản trở việc học tập của con em Gia đình là một xã hội thu... Phương pháp thống kê toán học: Phân tích, xử lý số liệu thu được 7 Đóng góp của luận văn - Về mặt lý luận: Hệ thống một cách logic các cơ sở lý luận về công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT làm cơ sở cho việc nghiên cứu thực tiễn - Về mặt thực tiễn: + Đánh giá thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT trên địa bàn huyện Quế Phong tỉnh Nghệ An + Đề xuất quan điểm và một số giải pháp. .. nhiệm vụ phát triển KT-XH của tỉnh và hội nhập quốc tế 3 Khách thể và đối tượng, phạm vi nghiên cứu - Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT trên địa bàn huyện Quế Phong - Đối tượng nghiên cứu: Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh THPT trên địa bàn huyện Quế Phong 4 Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất các giải pháp quản lý có cơ sở khoa học, phù hợp với thực tiễn, có... đề ra về quản lý duy trì sỹ số học sinh Hiệu trưởng cần thực hiện một số biện pháp để quản lý duy trì sỹ số học sinh sau đây: * Lập kế hoạch thực hiện công tác duy trì sĩ số học sinh Tham mưu, phối hợp là một công tác quan trọng trong hoạt động quản lý trường học Hiệu trưởng cần tham mưu kịp thời cho ủy ban nhân dân huyện, xã về kế hoạch phát triển giáo dục hàng năm và từng giai đoạn Đây là một nhiệm . số học sinh trung học phổ thông. Chương 2. Thực trạng công tác quản lý duy trì sĩ số học sinh trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. Chương 3. Một số giải pháp quản lý duy trì sĩ số. quản lý giáo dục, quản lý nhà trường 1.2.2. Quản lý việc duy trì sĩ số học sinh 11 1.2.3. Giải pháp, giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh 12 1.3. Công tác duy trì sĩ số học sinh ở trường Trung. phổ thông. 5.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của vấn đề quản lý duy trì sĩ số học sinh Trung học phổ thông huyện Quế Phong, tỉnh Nghệ An. 5.3. Đề xuất các giải pháp quản lý duy trì sĩ số học sinh

Ngày đăng: 20/07/2015, 09:42

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Phụ lục 2

  • Phụ lục 3

  • Phụ lục 4

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan