Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông huyện nghĩa đàn tỉnh nghệ an

131 707 2
Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông huyện nghĩa đàn tỉnh nghệ an

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN VĂN SƠN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NGHĨA ĐÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN VĂN SƠN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NGHĨA ĐÀN TỈNH NGHỆ AN LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60 14 01 14 Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Như An NGHỆ AN - 2014 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này, tác giả đã được sự giúp đỡ tận tình của nhiều tổ chức và cá nhân, tác giả xin chân thành cám ơn: - Tiến sĩ Nguyễn Như An đã hướng dẫn, góp ý hết sức cụ thể, chi tiết để giúp hoàn thành luận văn này. - Các thầy, cô giáo phòng đào tạo sau đại học, chuyên ngành quản lý giáo dục, thư viện trường ĐH Vinh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình đào tạo và hoàn thành luận văn này. - BGH, CBGV và HS trường THPT 1-5, trường THPT Cờ Đỏ đóng trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn đã hết sức giúp đỡ và cộng tác. - Lãnh đạo Huyện Ủy, UBND huyện Nghĩa Đàn, Phòng GD&ĐT Nghĩa Đàn, lãnh đạo các cơ quan, xí nghiệp trong địa bàn huyện đã tạo điệu kiện giúp đỡ và cung cấp thông tin quan trọng. - Các bạn sinh viên, các nhà doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể, hội cha mẹ học sinh đã giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. - Đề tài hoàn thành chắc chắn không tránh khỏi thiếu sót, tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các độc giả. Xin chân thành cảm ơn! Vinh 2014 Tác giả. Phan Văn Sơn 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 7 1.1. Sơ lược lịch sử vấn đề nghiên cứu. 7 1.2. Một số khái niệm cơ bản. 10 1.3. Nội dung QL công tác GDHN ở trường THPT 25 1.4. Các yếu tố QL ảnh hưởng đến chất lượng công tác GDHN ở trường THPT 30 Kết luận chương 1. 32 Chương 2: THỰC TRẠNG QL HĐGDHN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHĨA ĐÀN, NGHỆ AN 33 2.1. Một số nét về tình hình phát triển kinh tế- xã hội và giáo dục của huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 33 2.2 .Thực trạng chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 46 2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 54 2.4. Đánh giá chung về thực trạng quản lý HĐGDHN ở các trường THPT huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 65 Kết luận chương 2 66 CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP QL HĐGDHN Ở CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN NGHĨA ĐÀN TỈNH NGHỆ AN 68 3.1. Các nguyên tắc đề xuất giải pháp 68 3.2. Các giải pháp QL HĐGDHN tại các trường THPT huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 70 3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp QL HĐGDHN. 98 3.4. Khảo sát tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 99 Kết luận chương 3 102 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 104 4 Tài liệu tham khảo 108 BẢNG CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH Ban giám hiệu ĐH,CĐ Đại học, Cao đẳng CM Chuyên môn CMHS Cha mẹ học sinh CNH-HĐH Công nghiệp hóa – hiện đại hóa CSVC Cơ sở vật chất DN Dạy nghề ĐH Đại học ĐTN Đoàn thanh niên GDHN Giáo dục hướng nghiệp HĐGDHN Hoạt động Giáo dục hướng nghiệp CTHN Công tác hướng nghiệp GV Giáo viên HN Hướng nghiệp HĐ Hoạt động HĐNK Hoạt động ngoại khoá HS Học sinh KH Kế hoạch PT Phổ thông QL Quản lý QLGD Quản lý giáo dục SHHN Sinh hoạt hướng nghiệp TCCN Trung cấp chuyên nghiệp THCS Trung học cơ sở. THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG, SƠ ĐỒ, ĐỒ THỊ 5 Bảng biểu, hình vẽ, sơ đồ Trang Sơ đồ 1.1. Quá trình tổ chức HĐGDHN 16 Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các nội dung HĐGDHN 23 Bảng 2.1. Mạng lưới trường, lớp, HS và chất lượng HS THPT 1-5 43 Bảng 2.2. Mạng lưới trường, lớp, HS và chất lượng HS THPT Cờ Đỏ 43 Bảng 2.3. Tỷ lệ HS tốt nghiệp THPT và đậu ĐH,CĐ từ 2009-2010 44 Bảng 2.4. Kết quả đánh giá chất lượng công tác hỗ trợ định hướng nghề nghiệp và tư vấn nghề cấp THPT huyện Nghĩa Đàn năm 2014 46 Bảng 2.5. Về việc chọn nghề và tư vấn chọn nghề 47 Bảng 2.6. Đánh giá hiệu quả công tác tư vấn chọn nghề cho HS 49 Bảng 2.7: Kết quả thi ĐH, khối thi và phân ban 50 Bảng 2.8. Dự định về phân luồng và chọn trường của HS THPT 52 Bảng 2.9. Sự đánh giá của GV và HS về sự hiểu biết của HS đối với ngành, nghề mà các em định chọn hoặc thi vào. 55 Bảng 2.10. Đánh giá về QL các hình thức GDHN trong nhà trường 60 Bảng 2.11. Đánh giá về việc QL CSVC phục vụ công tác GDHN 61 Bảng 2.12. Đánh giá về sự phối hợp các lực lượng xã hội trong GDHN 63 Sơ đồ 3.1. Cách tìm miền nghề phù hợp 73 Sơ đồ 3.2. Các bước thực hiện chức năng kế hoạch HĐGDHN 77 Sơ đồ 3.3. nội dung cơ bản của chức năng chỉ đạo 84 Sơ đồ 3.4. các bước thực hiện kiểm tra đánh giá HĐGDHN 86 Sơ đồ 3.5. Phân loại các ngành nghề theo các loại hình 88 Sơ đồ 3.6: QL việc tăng cường CSVC phục vụ cho HĐGDHN 97 Sơ đồ 3.7: Mối quan hệ giữa các giải pháp QL HĐGDHN 99 Bảng 3.8: Kết quả khảo sát về tính cần thiết và tính khả thi của các giải pháp 100 6 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Hàng năm cả nước ta có hơn một triệu học sinh tốt nghiệp THPT, họ là nguồn lực lao động to lớn cho đất nước. Thế nhưng để trở thành một “lao động” đúng nghĩa trong xã hội đang phát triển như hiện nay các em phải đứng trước một sự lựa chọn mang tính quyết định tương lai cuộc đời và hết sức khó khăn mà tự bản thân các em không thể tự giải quyết nổi, hầu hết các em đặc biệt là học sinh vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa không xác định được năng lực bản thân, giá trị, tính chất của các loại nghề nghiệp, nhu cầu lao động của xã hội, dẫn đến đã đưa ra những quyết định rất thiếu cơ sở và kết quả là các em phải trả giá, những tiêu cực từ những sai lầm trong lựa chọn trường, lựa chọn nghề không những làm lãng phí đi một nguồn lao động rất lớn cho đất nước mà còn tạo ra những hệ lụy xấu cho xã hội. Làm thế nào để giúp các em chọn đúng con đường cho mình là một việc rất lớn, đòi hỏi phải có sự chung sức của mọi người, mọi tổ chức trong xã hội từ nhà trường đến gia đình và toàn xã hội. Một hoạt động 7 trong nhà trường, một nội dung giáo dục của các nhà trường đã được ngành Giáo dục quan tâm đó chính là hoạt động giáo dục hướng nghiệp. Điều 27 chương III Luật giáo dục 2005 khẳng định về mục tiêu của giáo dục THPT “Giáo dục THPT nhằm giúp HS củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và HN, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ, trung cấp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động” Hiện nay Giáo dục hướng nghiệp là một trong những hoạt động giáo dục của Chương trình giáo dục phổ thông được ban hành kèm theo Quyết định số 16/2006/QĐ-BGD&ĐT, ngày 5 tháng 5 năm 2006 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhằm " Giúp học sinh có kiến thức về nghề nghiệp và có khả năng lựa chọn nghề nghiệp trên cơ sở kết hợp nguyện vọng, sở trường của cá nhân với nhu cầu sử dụng lao động của xã hội". Theo đó hiện nay hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được triển khai trong các trường THPT trên cả nước, theo hướng dẫn tại công văn số 7475/BGDĐT-GDTrH quy định thời lượng bố trí cho hoạt động giáo dục hướng nghiệp là 9tiết/năm cho các khối từ lớp10,11 và 12, nội dung của hoạt động giáo dục hướng nghiệp có liên quan chặt chẽ đến cơ cấu ngành nghề phù hợp với sự phát triển kinh tế-xã hội, sự thay đổi của hệ thống, xu hướng giáo dục, tình hình phát triển của thị trường tuyển dụng lao động do đó đòi hỏi công tác quản lý, triển khai hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT cần thường xuyên đổi mới, cập nhật thông tin, nội dung, phương pháp. Song việc thực hiện công tác này trong thời gian qua còn nhiều khó khăn lúng túng bởi nhiều nguyên nhân, có thể kể đến một số nguyên nhân chủ yếu như thiếu tài liệu tham khảo, chưa có giáo viên được đào tạo chuyên trách… và kể cả là sự thiếu quan tâm và chưa có các giải pháp tích cực của các nhà quản lý, nhà giáo dục. Trong hoàn cảnh đó việc đưa ra các giải pháp đồng bộ, có tính khả 8 thi nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp nói chung và hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT là rất cần thiết. Qua thực tế cho thấy hệ thống đào tạo của Việt Nam cũng như một số nước trên thế giới có hai hướng đó là đào tạo “thầy” (Đào tạo hàn lâm) và đào tạo “thợ” (Đào tạo nghề) nhưng hiện nay một hiện tượng đang diễn ra rất phổ biến trên cả nước đó là “Thừa thầy, thiếu thợ”, hiện tượng này dẫn đến một thực trạng là hiện nay một bộ phận rất lớn Sinh viên khi ra trường không tìm được việc làm hoặc phải chấp nhận làm những việc trái với ngành nghề đào tạo, không phù hợp với khả năng của bản thân trong khi đó ở một số nghề lại rất thiếu những lao động có tay nghề thực sự. Theo thông kê của Báo Lao Động thì hiện nay đang tồn tại một nghịch lý là số lượng học sinh sau khi tốt nghiệp phổ thông được tiếp tục đào tạo qua các trường Cao đẳng, Đại học, THCN tăng mạnh, nhiều em có bằng tốt nghiệp loại khá và giỏi nhưng đồng thời tỷ lệ thất nghiệp cũng tăng nhanh. Vậy nguyên nhân vì đâu?. Những tồn tại trên có thể kể đến nhiều nguyên nhân nhưng có lẽ một trong những nguyên nhân chủ yếu là hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong xã hội nói chung và trong các trường THPT nói riêng chưa phát huy được hiệu quả, chưa mang lại cho các em đầy đủ các thông tin dự báo về cơ cấu ngành nghề, dự báo về nhu cầu lao động trong và ngoài nước, các em chưa có phương pháp, kỷ năng cần thiết để xác định bản thân hay khả năng chọn được cho mình ngành nghề vừa phù hợp với năng lực, vừa đáp ứng được nhu cầu lao động trong xã hội. Từ tháng 6 năm 2012, tổ chức Hợp tác phát triển và hỗ trợ kỷ thuật vùng Plamăng, Bỉ (VVOB) cùng với Sở GD&ĐT Nghệ An, Sở GD&ĐT Quảng Nam cũng đã tổ chức nghiên cứu tài liệu dùng cho giáo viên trong hoạt động giáo dục hướng nghiệp hện hành (do Bộ giáo dục và Đào tạo phát hành). Qua nghiên cứu cũng đã chỉ ra được sự cần thiết phải cập nhật thông tin liên quan đến tình hình 9 kinh tế-Xã hội, hệ thống và xu hướng giáo dục và đào tao, xu hướng biến đổi của thị trường lao động trong và ngoài nước… Qua đó đã phát hành cuốn “Tài liệu bổ sung Sách Giáo viên hoạt động giáo dục hướng nghiệp lớp 10,11 và 12” và tổ chức một số đợt tập huấn kỷ năng, nghiệp vụ cho cán bộ giáo viên phụ trách công tác dạy nghề, công tác giáo dục hướng nghiệp trên địa bàn hai tỉnh này. Tuy nhiên qua tìm hiểu, khảo sát hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, mặc dù kết quả cho thấy công tác hoạt động giáo dục hướng nghiệp đã được các nhà trường triển khai hàng năm, hiện các trường đã thành lập ban hoạt động giáo dục hướng nghiệp do một cán bộ quản lý làm trưởng ban, mỗi nhà trường cũng đã cử một số đồng chí cán bộ giáo viên có năng lực phụ trách công tác tuyển sinh nhằm làm nhiệm vụ liên quan đến tuyển sinh trong nhà trường đồng thời hỗ trợ công tác hướng nghiệp cung cấp thông tin tuyển sinh đến với học sinh, ban hoạt động Giáo dục hướng nghiệp và các tổ chức trong nhà trường đã khá tích cực bám sát nội dung chương trình của Bộ GD&ĐT, tổ chức một số các hoạt động mang tính hướng nghiệp song kết quả vẫn còn hết sức hạn chế, chưa đáp ứng được mục đích yêu cầu. Qua tìm hiểu vẫn còn đến trên 70% học sinh cuối cấp lựa chọn ngành nghề cho mình một cách rất tự phát, họ chưa được tiếp cận hoặc tiếp cận không đầy đủ và các kỷ năng tự khám phá bản thân, hiểu biết không đầy đủ về thế giới nghề nghiệp, thiếu khả năng xây dựng kế hoạch nghề nghiệp cho riêng mình và đặc biệt là họ rất thiếu các thông tin, cùng với đó là nhận thức về công tác hướng nghiệp trong các nhà trường chưa cao, năng lực các nhà quản lý, nhà tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp còn hạn chế, các hình thức hoạt động chưa thực sự đa dạng, chưa thu hút được các em tham gia, các tổ chức, đơn vị, các trường chuyên nghiệp, các doanh nghiệp ngoài nhà trường chưa có sự phối hợp nhiều với nhau để mang lại hiệu quả cho hoạt động, cơ sở vật chất, thiết bị phương tiện phục vụ hoạt động hướng nghiẹp còn hạn chế, công tác kiểm tra đánh giá chưa đầy đủ, chưa kịp thời. 10 [...]... chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An Chương 3: Các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Sơ lược... vì theo bạn bè” Từ những lý do trên tôi chọn đề tài nghiên cứu Một số giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An 2 Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực tiễn, đề xuất một số giải pháp nâng câo chất lượng hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 3 Khách thể và đối tượng... các trường THPT huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An - Đề xuất và khảo sát các giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả của công tác hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 5.2 Phạm vi nghiên cứu Chỉ nghiên cứu về hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn (Gồm 2 trường THPT 1-5 và THPT Cờ Đỏ) từ năm học. .. Khách thể nghiên cứu: Vấn đề quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 3.2 Đối tượng nghiên cứu Giải pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục hướng nghiệp tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 4 Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được các giải pháp đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận và thực tiễn, có tính... quả hoạt động hướng nghiệp, góp phần giải quyết các bất cập trong công tác chọn ngành, chọn nghề của học sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 5 Nhiệm vụ nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu 5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về QL hoạt động hướng nghiệp cho học sinh ở 12 các trường THPT - Đánh giá thực trạng về hoạt động hướng nghiệp, quản lý hoạt động hướng nghiệp. .. tạo ở trường Phổ thông Quá trình HN trong nhà trường không dừng lại ở sự giáo dục ý thức lao động nghề nghiệp mà còn hướng HS đi vào nghề cụ thể 1.2.4.3 Nhiệm vụ của hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường phổ thông Theo chỉ thị số 33/2003/CT-BGD&ĐT thì: Giáo dục hướng nghiệp (GDHN) cho HSPT có nhiệm vụ giáo dục thái độ lao động và ý thức đúng đắn với nghề nghiệp; cho HS làm quen với một số nghề phổ. .. tra: - Học sinh đã và đang học tại hai trường THPT 1-5 và THPT Cờ Đỏ - Các thầy giáo, cô giáo, các cán bộ phụ trách công tác hướng nghiệ, công tác tuyển sinh Các cán bộ quản lý phụ trách công tác hướng nghiệp, công tác tuyển sinh tại các trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An - Các phụ huynh học sinh có con, em đã và đang học tập tại trường THPT trên địa bàn huyện Nghĩa Đàn và một số đối... hiểu theo khía cạnh nội dung QL, là QL các yếu tố cấu thành quá trình giáo dục, bao gồm QL các yếu tố: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, phương pháp giáo dục, tổ chức giáo dục, người dạy, người học, trường sở, môi trường giáo dục và các lực lượng giáo dục Mục tiêu QLGD là chất lượng giáo dục của người học với các mặt: chính trị tư tưởng, đạo đức, văn hoá, khoa học kỹ thuật, phát triển trí tuệ, thể... Phương pháp hỗ trợ: sử dụng toán thống kê để xử lý số liệu 7 Những đóng góp của luận văn Đề tài góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động giáo dục hướng nghiệp trong trường THPT, từ đó đề xuất được các giải pháp quản lý 13 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này ở các trường THPT huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 8 Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, kiến nghị, đề tài nghiên cứu... hoạch HĐGDHN 1.3 Nội dung quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp trường trung học phổ thông 1.3.1 Quản lý việc thực hiện mục tiêu, chương trình, kế hoạch hoạt động giáo dục hướng nghiệp 32 HĐGDHN ở trường THPT nhằm mục đích đưa HS lựa chọn các ngành nghề mà xã hội và địa phương cần, giúp các em chọn được một nghề phù hợp để được làm việc, được cống hiến cho xã hội, để nuôi sống bản thân và giúp đỡ . giải pháp quản lý hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở các trường THPT huyện Nghĩa Đàn tỉnh Nghệ An Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 46 2.3. Thực trạng quản lý công tác giáo dục hướng nghiệp ở các trường trung học phổ thông huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An 54 2.4 HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHAN VĂN SƠN MỘT SỐ GIẢI PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN NGHĨA ĐÀN

Ngày đăng: 20/07/2015, 08:04

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Phụ lục 1

  • Phụ lục 2

  • Xin chân thành cảm ơn quí vị cha mẹ học sinh!

  • Phụ lục 3

  • Phụ lục 4

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan