Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa

146 277 0
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện lang chánh, tỉnh thanh hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH _____________________ PHẠM THỊ HỒNG THANH MỘT SỐ GIẢI PHÁPNÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC HUYỆN LONG CHÁNH, TỈNH THNAH HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC NGHỆ AN - 2014 2 Lời cảm ơn Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn đến lãnh đạo trờng Đại học Vinh, Khoa sau đại học và các cơ quan liên quan đã phối hợp tổ chức lớp học để chúng tôi có điều kiện tham gia học tập, nghiên cứu nhằm nâng cao trình độ, đáp ứng ngày càng tốt hơn yêu cầu nhiệm vụ. Xin chân thành cảm ơn các nhà giáo, các nhà khoa học đã tận tình giảng dạy, giúp đỡ chúng tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu vừa qua. Đặc biệt tôi xin chân thành cảm ơn PGS - TS Thỏi vn Th nh đã tận tình h ớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn này. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới Phòng Giáo dục - Đào tạo huyện Lang Chánh, Ban giám hiệu các trờng Tiu hc trong huyện và các đồng nghiệp đã động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho tụi trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn. Dù đã cố gắng, luận văn này không tránh khỏi thiếu sót, kính mong nhận đợc những ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp gần xa. ` MC LC 3 2.1.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục tiểu học huyện Lang Chánh 43 DANH MỤC SƠ ĐỒ Sơ đồ 1.2: Hệ thống đối tượng quản lí của Hiệu trưởng 24 4 Sơ đồ 1.3 : Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lí của hiệu trưởng 30 SƠ ĐỒ 1.4: Các yếu tố ảnh hưởng đến QL của Hiệu trưởng trường tiểu học 37 5 DANH MỤC BẢNG BIỂU Bảng 2.1: Thống kê trường lớp, học sinh mầm non, tiểu học, trung học cơ sở 41 Bảng 2.2: Tỉ lệ huy động học sinh qua các năm 42 Bảng 2.3: Thống kê số lượng đội ngũ cán bộ giáo viên mầm non, tiểu học, trung học cơ sở 42 Bảng 2.4: Thống kê cơ sở vật chất mầm non, tiểu học, trung học cơ sở huyện Lang Chánh năm học 2013 – 2014 43 Bảng 2.5: Quy mô phát triển giáo dục tiểu học 43 Bảng 2.6: Đội ngũ cán bộ giáo viên các trường tiểu học huyện Lang Chánh 44 Bảng 2.7: Bảng tổng hợp tỉ lệ hạnh kiểm học sinh 45 Bảng 2.8: Bảng tổng hợp tỉ lệ học lực học sinh 45 Bảng 2.9: Thống kê cơ sở vật chất các trường tiểu học 46 Bảng 2.10 : Độ tuổi và thâm niên quản lý 47 Bảng 2.11 : Trình độ chuyên môn 48 Bảng 2.12 : Trình độ nghiệp vụ quản lý 48 Bảng 2.13: Trình độ chính trị 48 Bảng 2.14: Trình độ tin học, ngoại ngữ của CBQL 49 Bảng 2.15: Chất lượng đội ngũ hiệu trưởng các trường tiểu học 49 Bảng 2.16: Xếp loại hạnh kiểm, khen thưởng 50 Bảng 2.17 : Xếp loại học lực 50 Bảng 2.18: Kết quả Hoàn thành chương trình TH 50 Bảng 2.19: Tỉ lệ lên lớp, lưu ban, bỏ học 51 Bảng 2.20: Đánh giá giáo viên theo Chuẩn nghề nghiệp 51 Bảng 2.21: Danh hiệu Nhà trường 52 Bảng 2.22: Danh hiệu công đoàn 53 Bảng 2.23: Danh hiệu liên đội 53 Bảng 2.26: Năng lực quản lý trường tiểu học 63 Bảng 2.27: Năng lực tổ chức phối hợp với gia đình học sinh, cộng đồng và xã hội 71 Bảng 2.28: Tổng hợp điểm trung bình: 73 6 PHẦN MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Nhân loại đang bước vào thập niên thứ hai của thế kỷ XXI. Toàn cầu hoá và cách mạng khoa học - công nghệ phát triển mạnh mẽ, thúc đẩy quá trình hình thành xã hội thông tin và kinh tế tri thức. Xu thế toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế tạo ra quá trình hợp tác để phát triển đồng thời là quá trình cạnh tranh gay gắt. Trong bối cảnh đó, con người và tri thức trở thành nhân tố quyết định sự phát triển của mỗi quốc gia. Giáo dục trở thành chìa khoá của mọi sự thành công. Vì vậy, Đảng và Nhà nước ta luôn chăm lo cho sự nghiệp giáo dục, thực sự xem giáo dục là quốc sách hàng đầu với việc xây dựng các Nghị quyết, Chiến lược, Chỉ thị, Đề án về đổi mới và phát triển giáo dục. Thời gian qua, sự nghiệp giáo dục đã đạt những kết quả đáng khích lệ trong việc huy động các nguồn lực xã hội, tiếp tục phát triển quy mô, tăng cơ hội tiếp cận giáo dục cho mọi người và cung cấp nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Tuy vậy, giáo dục vẫn còn nhiều bất cập: “Chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển, nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế; chưa chuyển mạnh sang đào tạo theo nhu cầu của xã hội. Chưa giải quyết tốt mối quan hệ giữa tăng số lượng, quy mô với nâng cao chất lượng, giữa dạy chữ và dạy người. Chương trình, nội dung, phương pháp dạy và học lạc hậu, đổi mới chậm, cơ cấu giáo dục không hợp lí giữa các lĩnh vực, ngành nghề đào tạo; chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá. Quản lý nhà nước về giáo dục còn bất cập. Xu hướng thương mại hoá và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [2] 7 Từ những tồn tại trên, Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng đã định hướng chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020: “ Phát triển giáo dục phải thực sự là quốc sách hàng đầu. Tập trung nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, coi trọng giáo dục đạo đức, lối sống, năng lực sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng lập nghiệp. Đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục Việt Nam theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá và hội nhập quốc tế, trong đó, đổi mới cơ chế quản lý giáo dục, phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý là khâu then chốt.” [2] Huyện Lang Chánh là một huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Thời gian qua, giáo dục tiểu học của huyện đã có bước phát triển đáng kể về quy mô, chất lượng từng bước nâng lên, đa dạng hóa các hình thức dạy học, các môn học tự chọn, dạy học 2 buổi/ ngày …Ngoài những thuận lợi và khó khăn chung, huyện Lang Chánh còn có những khó khăn đặc thù. Trong quá trình phát triển và hội nhập, cơ chế quản lý giáo dục tiếp tục được đổi mới trên tinh thần tăng cường tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các cơ sở giáo dục, đào tạo. Việc tăng cường phân cấp nhiệm vụ và quyền hạn nhiều hơn cho cơ sở đòi hỏi người Hiệu trưởng phải có năng lực chuyên môn, có trình độ quản lý, năng động, chủ động, sáng tạo để điều hành hoạt động nhà trường một cách có hiệu quả nhất. Hiện nay, Hiệu trưởng các trường tiểu học của huyện đang đứng trước những khó khăn về cơ sở vật chất trường học, phương tiện dạy học, một bộ phận giáo viên chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới giáo dục, tự chủ về tổ chức bộ máy và tài chính; giải quyết chưa hiệu quả những mâu thuẫn mới nảy sinh đối với yêu cầu tiếp cận và đổi mới theo phương thức quản lý trường học hiện đại. Chính vì những lí do trên, tôi chọn đề tài nghiên cứu “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa”. 8 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tiểu học của huyện. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu Công tác quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học . 3.2. Đối tượng nghiên cứu Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Nếu xây dựng được một số giải pháp có tính khoa học, phù hợp với thực tiễn và có tính khả thi thì sẽ góp phần nâng cao được hiệu quả quản lý cho hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học. 5.2. Đánh giá thực trạng hiệu quả quản lý của hiệu trưởng ở các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 5.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Các phương pháp nghiên cứu lý luận Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin lý luận để xây dựng cơ sở lý luận của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp phân tích - tổng hợp tài liệu. 9 - Phương pháp khái quát hoá các nhận định độc lập. 6.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nhóm phương pháp này nhằm thu thập các thông tin thực tiễn để xây dựng cơ sở thực tiễn của đề tài. Thuộc nhóm này có các phương pháp cụ thể sau đây: - Phương pháp điều tra - Phương pháp tổng kết kinh nghiệm giáo dục - Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động - Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia - Phương pháp khảo nghiệm, thử nghiệm 6.3. Phương pháp thống kê toán học để xử lý số liệu 7. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 7.1. Về mặt lý luận Hệ thống hóa những lý luận về khoa học quản lý giáo dục, giúp Hiệu trưởng có cái nhìn tổng quan về công tác quản lý nhà trường, từ đó thực hiện công tác quản lý hiệu quả hơn. 7.2. Về mặt thực tiễn - Đánh giá được thực trạng công tác quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa; Phát hiện những khó khăn, tồn tại và rút ra những nguyên nhân hạn chế hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng. - Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. - Đưa ra những kiến nghị cần thiết đối các cơ quan, ban ngành trong việc nâng cao hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng. 10 8. CẤU TRÚC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục nghiên cứu, luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. [...]... cứu về Quản lí Giáo dục tiểu học: Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đội ngũ CBQL trường tiểu học huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa của ThS Đào Hồng Quang; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp của ThS Lê Minh Phú; Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý trường tiểu học ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An” của ThS Nguyễn Văn Thông;... đổi về hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường TH 1.3 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TIỂU HỌC 1.3.1 Ý nghĩa của việc nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học Hiệu trưởng là người lãnh đạo cao nhất trong nhà trường, có tính chất quyết định đến chất lượng tổ chức giảng dạy, học tập, QL và thúc đẩy sự phát triển toàn diện của nhà trường Vai trò của Hiệu trưởng. .. khác nhau của công tác QL trường TH và đã được ứng dụng vào thực tiễn mang lại hiệu quả nhất định Tuy nhiên, việc nghiên cứu chuyên sâu về thực trạng công tác QL để đề xuất các giải pháp nâng hiệu quả quản lí của hiệu trưởng trường tiểu học ở huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa thì chưa có tài liệu nào đề cập tới 1.2 CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN CỦA ĐỀ TÀI 1.2.1 Quản lý, Quản lý trường học 1.2.1.1 Quản lý 13 Khi... năng sống, văn hóa truyền thống, các hoạt động văn hóa, thể thao ngoại khóa và công tác y tế trường học Để quản lý các hoạt động giáo dục trong trường tiểu học có hiệu quả, người hiệu trưởng cần phải thực hiện tốt một số cộng việc cụ thể sau: + Xây dựng kế hoạch quản lý quản lý hoạt động giáo dục học sinh + Quản lý hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp + Quản lý giáo dục kỹ năng sống cho học sinh + Quản. .. trương của cấp trên - Văn hoá sư phạm trong trường - Chất lượng giáo viên - Chất lượng môi trường giáo dục - Chất lượng hoạt động hội cha mẹ HS - Nền nếp hành chính… Sơ đồ 1.3 : Các nhóm nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả công tác quản lý của hiệu trưởng 1.2.4 Giải pháp, giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học + Giải pháp: Theo từ điển Tiếng Việt: Giải pháp là phương pháp giải. .. thì hiệu quả quản lý là làm đúng việc phải làm và đạt được hiệu suất, điều đó có nghĩa là phải làm đúng cách để đạt được mục tiêu đã đề ra trong hoàn cảnh, điều kiện thực tế” 1.2.3.3 Hiệu quả quản lý của Hiệu trưởng trường Tiểu học Hiệu quả công tác quản lý của hiệu trưởng là một khái niệm được hiểu theo nhiều khía cạnh Song, có thể tạm nêu lên quan niệm chủ yếu sau đây: Hiệu quả quản lý là kết quả. .. định của pháp luật’’ [5] *) Nội dung quản lý của trường Tiểu học Nhằm tổ chức thực hiện có hiệu quả các hoạt động của nhà trường, trước hết, Hiệu trưởng cần phải xác định đầy đủ và nắm vững nội dung QL trường TH Nội dung QL của Hiệu trưởng bao gồm : - Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục; 23 - Quản lý việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện kế hoạch; - Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên; - Quản lý học. .. học sinh; - Quản lý hoạt động dạy học; - Quản lý hoạt động giáo dục; - Quản lý cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học; - Quản lý công tác hành chính; - Quản lý công tác tài chính; - Quản lý mối quan hệ các tổ chức trong nhà trường; - Quản lý việc thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở địa phương Sơ đồ 1.2: Hệ thống đối tượng quản lý của Hiệu trưởng - Mục tiêu (MT) - Thầy, trò (T,Tr) Môi trường xã... biện pháp sáng tạo phù hợp với khả năng điều kiện cho phép 1.3.2.3 Quản lý hoạt động dạy học Quản lý HĐDH là nhiệm vụ trọng tâm trong QLGD nói chung và QL nhà trường nói riêng Quản lý HĐDH trong nhà trường là QL trực tiếp các HĐGD diễn ra ở trường nhằm thực hiện mục tiêu đào tạo và nguyên lý giáo dục Hiệu trưởng quản lý HĐDH là quản lý việc dạy của giáo viên và quản lý việc học của tập thể GV và học. .. và CBCNV của nhà trường) 1.3.2 Nội dung quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học HT trường tiểu học cần phải quản lý các nội dung sau: 1.3.2.1 Quản lý việc thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo của nhà trường Muốn tổ chức thực hiện có kết quả mục tiêu giáo dục - đào tạo của nhà trường, trước hết, Hiệu trưởng phải nắm vững mục tiêu giáo dục và những nhiệm vụ chính của mình "Mục tiêu giáo dục tiểu học nhằm . hiệu trưởng trường tiểu học Chương 2: Thực trạng hiệu quả quản lý của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của. “ Một số giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý của hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa . 8 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Đề ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý. các trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 5.3. Đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý cho hiệu trưởng trường tiểu học huyện Lang Chánh, tỉnh Thanh Hóa. 6. PHƯƠNG PHÁP

Ngày đăng: 19/07/2015, 22:34

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 2.1.1. Về chất lượng giáo dục và đào tạo

  • 2.1.2. Thực trạng về chất lượng giáo dục tiểu học huyện Lang Chánh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan