Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung cấp xây dựng thành phố hồ chí minh

122 394 1
Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường trung cấp xây dựng thành phố hồ chí minh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HUỲNH NGUYỄN THÙY LOAN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Nghệ An, 2014 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH HUỲNH NGUYỄN THÙY LOAN MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP XÂY DỰNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHUYÊN NGÀNH: QUẢN LÝ GIÁO DỤC MÃ SỐ: 60.14.01.14 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. PHAN QUỐC LÂM Nghệ An, 2014 LỜI CẢM ƠN Với tình cảm chân thành, tôi bày tỏ lòng biết ơn đối với: Khoa sau Đại học trường Đại học Vinh, Hội đồng đào tạo cao học chuyên ngành Quản lý Giáo dục. Các thầy giáo, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và viết luận văn. Đặc biệt, xin cho tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Phan Quốc Lâm - người thầy đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý giáo dục. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới lãnh đạo, bạn bè đồng nghiệp, các thầy cô giáo và học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có những tài liệu để hoàn thành luận văn. Do thời gian nghiên cứu có hạn, kết quả nghiên cứu có thể còn nhiều hạn chế và thiếu xót. Tôi kính mong nhận được sự chỉ dẫn và góp ý thêm của các thầy giáo, cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn trở nên hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! 3 CÁC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BGH : Ban giám hiệu ĐHQG : Đại học quốc gia ĐHSP : Đại học sư phạm BCH : Ban chấp hành BP : Biện pháp CBVC : Cán bộ viên chức TC : Trung cấp CĐ : Cao đẳng NCKH : Nghiên cứu khoa học ĐNGV : Đội ngũ giáo viên GDĐT : Giáo dục đào tạo CBQL : Cán bộ quản lý CNH : Công nghiệp hóa HĐH : Hiện đại hóa TCCN : Trung cấp chuyên nghiệp CSVC : Cơ sở vật chất GD & ĐT : Giáo dục và đào tạo GV : Giáo viên GVCN : Giáo viên chủ nhiệm TP.HCM : Thành phố Hồ Chí Minh HS : Học sinh NXB : Nhà xuất bản TNCS : Thanh niên cộng sản UBND : Ủy ban nhân dân XHCN : Xã hội chủ nghĩa 4 MỤC LỤC Lời cảm ơn Mục lục Những từ, cụm từ viết tắt trong luận văn Trang PHẦN MỞ ĐẦU 5 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về lý luận Hiện nay hoạt động học tập của học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng và dạy nghề là một vấn đề đang được ngành giáo dục đại học, cao đẳng và dạy nghề quan tâm, vì các em là nguồn nhân lực quan trọng để phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ CNH, HĐH của Đảng ta, con người được coi vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Để có được thế hệ con người Việt nam mới đáp ứng những yêu cầu của sự nghiệp đổi mới trong bối cảnh toàn cầu hóa chúng ta cần có một chiến lược giáo dục vừa tiên tiến vừa kế thừa. Chất lượng giáo dục và đào tạo vừa phụ thuộc vào hoạt động dạy của thầy nhưng cũng vừa phụ thuộc vào hoạt động học của trò, trong đó hoạt động học của trò đóng vai trò rất quan trọng, vì chỉ khi các em tích cực chủ động tiến hành các hoạt động nhận thức dưới sự tổ chức, điều khiển của thầy thì hoạt động dạy học mới hoàn thành mục đích của mình. Điều 5 Luật giáo dục 2005 quy định: phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy, sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên. Như vậy có thể nói rằng trong hoạt động học tập của học sinh sinh viên thì khâu tự học là một vấn đề cốt lõi trong quá trình giảng dạy, giáo dục ở nhà trường, đại học, cao đẳng và dạy nghề. Vì thế tập thể sư phạm nhà trường cần phải chú ý đặc biệt tới việc tự học của học sinh sinh viên. Chúng ta đang bắt tay vào xây dựng một xã hội học tập, trong đó mỗi người chúng ta cần phải học tập và học tập suốt đời. Vì vậy, các em học sinh càng cần phải biết tự học, để có thể tiếp thu ngày càng sâu những kiến thức 6 học trong nhà trường và cả sau này khi ra trường các em còn phải thường xuyên tự học. Mặc khác, trường đại học và cao đẳng và dạy nghề là môi trường hoàn toàn khác so với trường phổ thông, cho nên việc học sinh sinh viên tự học, tự nghiên cứu dựa trên những kiến thức đã được thầy cô dạy và định hướng trên lớp là chủ yếu. Điều đó cũng có nghĩa là việc tự học, tự nghiên cứu của học sinh sinh viên sẽ giúp cho chuyên môn của các em càng sâu rộng, vững chắc hơn. Hiện nay, hầu hết các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề trên toàn quốc đang xây dựng mục tiêu chuyển hình thức đào tạo từ lấy nội dung làm trung tâm sang lấy học sinh sinh viên làm trung tâm. Do đó, việc tự học của học sinh sinh viên lại trở nên cần thiết hơn cả, giúp cho người học chủ động hơn, làm chủ được quá trình học cũng như thời gian học của mình. 1.2. Về thực tiễn Trải qua 35 năm xây dựng và trưởng thành, từ trường Nghiệp vụ kinh tế xây dựng (thành lập năm 1977), trường Công nhân kỹ thuật xây dựng (thành lập năm 1979); hợp nhất thành trường Công nhân và nghiệp vụ xây dựng (năm 1980), đổi tên thành trường Kỹ thuật nghiệp vụ xây dựng (năm 1989), nâng cấp lên trường Trung học Xây dựng (năm 2005) và đổi tên thành trường Trung cấp Xây dựng (từ năm 2009 đến nay). Mặc dù có bề dày hơn 35 năm phát triển, nhà trường đã hoàn thành chức năng đào tạo nguồn nhân lực ngành xây dựng, số lượng học sinh tốt nghiệp mỗi năm đã góp phần cung ứng lực lượng lao động cho thành phố Hồ Chí Minh và nhiều tỉnh thành trên cả nước. Nhưng trong thực tế kinh nghiệm dạy cho học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp là vấn đề rất mới. Việc hướng dẫn và quản lý hoạt động tự học, tự nghiên cứu cho học sinh đã được nhà trường đặt ra, song sự chuyển biến 7 trong cách học của học sinh còn chậm mặc dù nhà trường có nhiều sách tham khảo, sách hướng dẫn ôn tập và tự học nhưng học sinh vẫn chưa quan tâm đúng mức đến việc rèn luyện kỹ năng tự học, tự củng cố, trau dồi kiến thức, các em vẫn chưa tin vào khả năng tự học của bản thân, vẫn chưa tin vào kết quả tự học mà vẫn ỷ lại vào hoạt động giảng dạy của thầy cô. Nguyên nhân của tình trạng này một phần lớn là do công tác quản lý dạy - học ở nhà trường chưa được quan tâm đúng mức. Hiện nay lượng học sinh vào học các ngành: Xây dựng dân dụng và công nghiệp, Thiết kế kiến trúc ngày càng đông, năm sau tăng hơn năm trước. Nhà trường đã là một địa chỉ đáng tin cậy của thành phố và đất nước. Để nhà trường không ngừng phát triển và phấn đấu trở thành trường cao đẳng trong tương lai thì công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh cần phải được đổi mới triệt để nhằm tạo cho học sinh năng lực tự học tự nghiên cứu. Đó là những đòi hỏi bức bách từ thực tế của nhà trường nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục, đào tạo hiện nay và trong tương lai. Đó là lý do để chúng tôi chọn đề tài: “Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh”. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động học của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng. 3.2. Đối tượng nghiên cứu: Biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 8 4. Giả thuyết khoa học Nếu đề xuất được những biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi thì có thể nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh qua đó nâng cao chất lượng dạy học của trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của vấn đề quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 5.2. Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý việc học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 6. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu hoạt động học tập của học sinh hệ Trung cấp chuyên nghiệp chính quy thuộc khoa Xây dựng từ năm học 2012 - 2013 đến năm học 2013 - 2014. Các nghiên cứu điều tra thăm dò ý kiến giáo viên, cán bộ viên chức được thực hiện trong toàn trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nhưng điều tra về hoạt động học tập thì chỉ được thực hiện ở học sinh các khóa từ năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014 của khoa Xây dựng, ở những địa bàn nhất định (lớp học, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập), tùy theo nội dung giảng dạy (dạy lý thuyết, hướng dẫn thực hành, thực tập tay nghề). 7. Các phương pháp nghiên cứu 7.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa các tài liệu các văn bản có liên quan đến vấn đề nghiên cứu như: sách tài liệu về giáo dục, về quản lý giáo dục, về các quá trình dạy và học, tự học, tự nghiên cứu, các văn bản về chủ trương, 9 đường lối, nghị quyết, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, các văn bản của ngành về dạy và học, quản lý học tập của học sinh, sinh viên nhằm xây dựng cơ sở lý luận đề tài. 7.2. Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Điều tra bằng phiếu hỏi: Mục đích: Thu thập ý kiến về hoạt động tự học của học sinh và quản lý hoạt động học của nhà trường. Các phiếu điều tra qua phiếu hỏi dành cho cán bộ quản lý, giáo viên, các phòng, khoa chức năng liên quan, các em học sinh đang học thuộc khoa Xây dựng từ các năm học 2012 - 2013, 2013 - 2014 về hoạt động học và những biện pháp được đề xuất. - Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động học của học sinh hệ trung cấp chuyên nghiệp của nhà trường. 7.3. Phương pháp thống kê toán học Nhằm xử lý số liệu thu được về mặt định lượng, ngoài ra còn dùng để thăm dò tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất. 8. Đóng góp của luận văn 8.1. Về lý luận Góp phần hệ thống hóa các vấn đề lý luận về học tập và hoạt động học tập của học sinh bậc TCCN 8.2. Về thực tiển Khảo sát thực trạng hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó đề xuất các biện pháp có cơ sở khoa học và có tính khả thi để nâng cao nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động học tập của học sinh qua đó nâng cao chất lượng dạy học của trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 9. Cấu trúc của luận văn 10 [...]... sở lý luận về quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp Chương 2: Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP... trọng của hoạt động học tập, các kỹ năng tự học và một số biện pháp tổ chức hoạt động học tập cho học sinh Tuy nhiên về vấn đề học tập của các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề ít được các tác giả quan tâm Do vậy, việc đi sâu nghiên cứu cơ sở lý luận về học tập, biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh, sinh viên là rất thiết thực Đặc biệt trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh với... học, các nguồn lực đáp ứng yêu cầu hoạt động giáo dục của nhà trường Trong nhà trường, hoạt động quản lý được thực hiện theo chế độ thủ trưởng Hiệu trưởng là người phụ trách cao nhất và chịu trách nhiệm về các hoạt động trong nhà trường Quản lý hoạt động học tập của học sinh Quản lý hoạt động học tập của học sinh là một trong những nội dung chủ yếu của quản lý nhà trường Thực chất quản lý học tập của. .. tập của học sinh, sinh viên là hệ thống những tác động có ý thức của chủ thể quản lý trong nhà trường đến quá trình nhận thức của học sinh Theo PGS - TS Phạm Viết Vượng: Quản lý hoạt động học tập là quản lý học sinh thực hiện các nhiệm vụ học tập, là hệ thống những tác động có mục đích có kế hoạch giúp học sinh học tập tốt nhất, rèn luyện tu dưỡng tốt nhất Quản lý hoạt động học tập của học sinh bao... động học tập của mình - Tự phân tích các kết quả hoạt động nhận thức - học tập mà cải tiến hoạt động học tập của mình 1.2.2 Quản lý và quản lý hoạt động học tập 1.2.2.1 Quản lý Khoa học quản lý đã có một quá trình ra đời và phát triển, đến nay khoa học quản lý đã trở thành một ngành khoa học độc lập, có vai trò tác dụng to lớn đối với sự phát triển của xã hội loài người 18 Thuật ngữ quản lý đã trở... sinh chính là động cơ học tập 1.4 Một số vấn đề về quản lý hoạt động học tập học sinh trường trung cấp chuyên nghiệp 1.4.1 Nội dung quản lý hoạt động học tập của học sinh Quản lý hoạt động học tập trong nhà trường không chỉ trang bị cho người học những kiến thức kỹ xảo, kỹ năng mà loài người đã tích lũy được qua bài giảng của thầy mà còn tác động trực tiếp vào người học giúp họ tự làm giàu thêm hiểu... hoạt động nhận thức - học tập dưới tác động của giáo viên, từ đó cải tiến hoạt động học tập Trường hợp quá trình hoạt động học tập thiếu sự chỉ đạo trực tiếp của giáo viên hoạt động tự giác, tích cực, chủ động nhận thức học tập của học sinh, sinh viên được thể hiện như sau: - Tự lập kế hoạch, cụ thể hóa các nhiệm vụ học tập của mình - Tự kiểm tra, tự đánh giá và tự điều chỉnh tiến trình hoạt động học. .. cho ngành xây dựng góp phần vào sự nghiệp CNH, HĐH đất nước thì chưa có công trình nghiên cứu nào Chính vì vậy, chúng tôi chọn đề tài: Một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh nhằm không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo của nhà trường 1.1.2 Các nghiên cứu ở ngoài nước Trong lịch sử phát triển của giáo dục, học tập là vấn... phương pháp rèn luyện để hình thành 31 hệ thống kỹ năng thực hành và phát triển tư duy kỹ thuật, năng lực sáng tạo kỹ thuật - Hoạt động học tập của học sinh trong trường trung cấp chuyên nghiệp mang tính độc lập, trí tuệ, trong mối quan hệ chặt chẽ với hoạt động tập thể, hoạt động thực tiễn, hoạt động tự rèn luyện của học sinh trong đó yếu tố quyết định kết quả học tập của học sinh chính là động cơ học tập. .. triển của nhà trường và hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc thực hiện phương hướng phát triển đó + Tác động của những chủ thể quản lý bên trong nhà trường: Quản lý nhà trường do chủ thể quản lý bên trong nhà trường bao gồm các hoạt động: Quản lý giáo viên Quản lý HS Quản lý quá trình dạy học – giáo dục 23 Quản lý cơ sở vật chất, trang thiết bị nhà trường Quản lý tài chính trường học Quản lý mối quan . trạng quản lý việc học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh. 5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ. 3: Một số biện pháp quản lý hoạt động của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRƯỜNG TRUNG CẤP CHUYÊN. động học tập của học sinh trường Trung cấp chuyên nghiệp Chương 2: Thực trạng các biện pháp quản lý hoạt động học tập của học sinh trường Trung cấp Xây dựng Thành phố Hồ Chí Minh Chương 3: Một

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan