Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

129 1.5K 10
Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ TƯỜNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ TƯỜNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: TS. ĐẶNG LƯU NGHỆ AN - 2014 4 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 9 1. Lí do chọn đề tài 9 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9 3. Đối tượng nghiên cứu 12 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 12 5. Mục đích nghiên cứu 12 6. Phương pháp nghiên cứu 12 7. Cấu trúc luận văn 13 Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 14 1.1. Cơ sở lý thuyết của đề tài 14 1.1.1. Vai trò của tri thức lý thuyết đối với việc học tiếng Việt và học ngoại ngữ của học sinh THPT 14 1.1.2. Vai trò của tri thức lý thuyết đối với việc rèn luyện tư duy trừu tượng, khái quát cho học sinh THPT 17 1.1.3. Đặc điểm tâm sinh lý của học sinh THPT và khả năng tiếp nhận các tri thức lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt 19 1.2. Cơ sở thực tiễn của đề tài 20 1.2.1. Hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT 20 1.2.2. Áp lực của việc đổi mới phương pháp dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt từ chương trình và sách giáo khoa 23 1.2.3. Thực trạng việc dạy học hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt ở trường THPT hiện nay 29 Tiểu kết chương 1 39 Chương 2 NGUYÊN TẮC, PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC LÝ THUYẾT 40 NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 40 2.1. Các nguyên tắc dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt 40 2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo mối quan hệ giữa phần lý thuyết và các hợp phần khác trong chương trình 40 2.1.2. Nguyên tắc gắn lý thuyết với thực hành 41 2.1.3. Nguyên tắc kế thừa và phát triển 43 2.2. Một số phương pháp dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt 45 2.2.1. Đọc sách giáo khoa và nêu vấn đề 47 2.2.2. Phối hợp diễn giảng và đàm thoại 56 2.2.3. Thảo luận nhóm 66 2.2.4. Phân tích ngôn ngữ 72 Tiểu kết chương 2 78 Chương 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 80 3.1. Mục đích, yêu cầu, nội dung và cách thức thực nghiệm 80 3.1.1. Mục đích thực nghiệm 80 3.1.2. Yêu cầu thực nghiệm 80 3.1.3. Nội dung thực nghiệm 80 3.1.4. Cách thức thực nghiệm 81 3.2. Tổ chức thực nghiệm 81 3.2.1. Chọn lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 81 3.2.2. Thiết kế giáo án thực nghiệm 82 3.2.3. Dạy thực nghiệm và dạy đối chứng 114 3.3. Đánh giá thực nghiệm 115 3.3.1. Nhận xét quá trình và kết quả học tập của lớp thực nghiệm 115 3.3.2. Xử lí số liệu thực nghiệm 116 3.4. Kết luận chung về thực nghiệm 118 KẾT LUẬN 122 TÀI LIỆU THAM KHẢO 125 6 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 1.1. Thống kê các bài thuộc hợp phần lý thuyết ngôn ngữ 21 và tiếng Việt trong chương trình THPT 21 Bảng 1.2. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT 32 Bảng 1.3. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về những khó khăn trong dạy học tiếng Việt 33 Bảng 1.4. Kết quả điều tra nhận thức của giáo viên về mục tiêu rèn luyện kĩ năng cho HS qua dạy học phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT 34 Bảng 1.5. Kết quả điều tra nhận xét của giáo viên về thực trạng học của HS đối với phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT 35 Bảng 1.6. Kết quả điều tra về thái độ của giáo viên đối với hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT 37 Bảng 1.7. Kết quả điều tra thực trạng áp dụng các phương pháp dạy học đối với hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT 38 Bảng 3.1. Thống kê kết quả kiểm tra nhóm lớp thực nghiệm 116 Bảng 3.2. Thống kê kết quả kiểm tra ở các lớp đối chứng4 117 Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả kiểm tra nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng 117 Bảng 3.4. So sánh kết quả kiểm tra giữa đối chứng và thực nghiệm 117 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt là một hợp phần có mặt từ lớp 10 đến lớp 12. Đây là những vấn đề hết sức cơ bản, không chỉ trang bị cho HS những tri thức khái quát về ngôn ngữ và Việt ngữ, mà còn có tác dụng soi sáng những vấn đề thuộc các hợp phần khác như Từ ngữ, Ngữ pháp, Phong cách học. Mặt khác, có tri thức lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt, HS sẽ học ngoại ngữ thuận lợi hơn. Bên cạnh trang bị tri thức, hình thành kỹ năng, việc rèn luyện tư duy là yêu cầu hàng đầu của giáo dục hiện đại. Ở lứa tuổi học THPT, HS cần được hình thành và nâng cao năng lực tư duy khái quát. Phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt có thể góp phần đảm trách nhiệm vụ này. 1.2. Tầm quan trọng của việc dạy học các bài lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt đòi hỏi phải được nhận thức một cách đúng đắn để tìm ra những phương pháp, thủ pháp dạy học phù hợp. Tuy nhiên, phải nói rằng, hợp phần này chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của giới nghiên cứu và các nhà sư phạm. Các bài viết, các công trình đề cập đến phương pháp dạy các bài lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt ít hơn hẳn so với phần Từ ngữ, Ngữ pháp, Phong cách học. Ngay những tài liệu hiện có, nội dung dạy học được bàn đến cũng đã xa lạ với chương trình và SGK Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông” để triển khai nghiên cứu, với mong muốn đề xuất một số cách thức nhằm nâng cao hiệu quả dạy học đối với hợp phần này. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9 Tiếng Việt là một phân môn quan trọng, cùng với Đọc - hiểu và Làm văn tích hợp thành một môn học lấy tên gọi là Ngữ văn. Cùng với sự phát triển giáo dục, phân môn Tiếng Việt ngày càng khẳng định vai trò quan trọng không thể thiếu trong nhà trường. Vì thế, phương pháp dạy học tiếng Việt trở thành bộ môn khoa học trong các trường sư phạm. Không riêng gì việc dạy học tiếng Việt, trên thế giới “lí luận dạy tiếng” là thuật ngữ quen thuộc của giới nghiên cứu và cũng là thuật ngữ có nhiều cách hiểu khác nhau. Trong dạy học ngôn ngữ cũng luôn có sự phân biệt giữa tiếng mẹ đẻ và ngoại ngữ - ngôn ngữ thứ hai. Nhiều lý thuyết về dạy học ngôn ngữ đã ra đời, luôn phát triển theo hướng ngày càng gần với chức năng chính của ngôn ngữ - chức năng giao tiếp, đó là kết quả của sự nỗ lực không ngừng của các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học. Dưới ánh sáng của các lý thuyết này, việc dạy học tiếng Việt nói riêng và dạy học ngôn ngữ nói chung, đã được mở rộng, phát triển từ việc dạy cách nói cách viết theo đúng “chuẩn mực” sang việc dạy ngôn ngữ theo quy tắc ngữ pháp đến dạy ngôn ngữ là dạy khả năng giao tiếp trong cuộc sống. Điều này được TS Nguyễn Thị Thanh Bình giới thiệu trong bài viết “Một số xu hướng lí thuyết của việc dạy tiếng mẹ đẻ trong nhà trường” [9], ở đó, tác giả đã nêu lên ba xu hướng của việc dạy tiếng trong nhà trường, đó là: xu hướng hành vi luận, xu hướng bẩn sinh luận và xu hướng ngôn ngữ học xã hội. Có rất nhiều công trình nghiên cứu về tiếng Việt cũng như môn Tiếng Việt trong nhà trường. Nhưng xét trên bình diện chung, có thể thấy, số lượng các bài viết, các công trình nghiên cứu về hợp phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt còn ít hơn các hợp phần khác. Cuốn Phương pháp dạy học tiếng Việt do Lê A chủ biên đã dành hẳn một chương để bàn về phương pháp dạy học phần lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt. Trước chương này, nhóm tác giả cũng đã chỉ ra vị trí, nhiệm vụ, chương 10 [...]... thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT (cơ bản và nâng cao) 4 Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng hợp một số vấn đề lý thuyết có liên quan đến đề tài - Điều tra, khảo sát thực tế dạy học các bài lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt ở một số trường trung học phổ thông - Đề xuất một số biện pháp nâng cao hiệu quả dạy học các bài lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt - Soạn giáo án và dạy một số bài... hướng tới nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học các bài lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt nói riêng, phần tiếng Việt nói chung trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông 6 Phương pháp nghiên cứu 13 Luận văn sử dụng phối hợp các phương pháp thuộc cả hai nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết và phương pháp nghiên cứu thực tiễn Cụ thể là: phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phương pháp mô hình... Ngữ văn THPT cơ bản và nâng cao được áp dụng đại trà Do đó, việc triển khai đề tài Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông theo chúng tôi vẫn là vấn đề cấp thiết 3 Đối tượng nghiên cứu - Nội dung các bài lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT (cơ bản và nâng cao) - Hoạt động dạy học các bài lý thuyết ngôn. .. đó, thông qua việc quan sát, điều tra, phỏng vấn sẽ cung cấp cho chúng tôi những căn cứ xác thực để triển khai đề tài 7 Cấu trúc luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn sẽ được triển khai trong ba chương: Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của đề tài Chương 2: Nguyên tắc, phương pháp dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn. .. trực tiếp thực hiện chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành, theo thầy/cô, phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay là: a) Phù hợp về dung lượng kiến thức và đảm bảo tính hệ thống, đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học b) Chưa phù hợp về dung lượng kiến thức và chưa đảm bảo tính hệ thống, chưa đảm bảo yêu cầu tích hợp đối với môn học c) Ý kiến khác Bảng... đề được Lê A bàn đến trong bài viết Dạy tiếng Việt là dạy một hoạt động và bằng hoạt động [2] Tác giả quan tâm đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, trình tự dạy học tiếng Việt cùng với một số thao tác cơ bản khi dạy học (thao tác phân tích phát hiện, phân tích - chứng minh, phân tích - phán đoán) Bài viết cũng giới thiệu về phương tiện dạy học Grap - sơ đồ mạng để trình bày những vấn đề... tiếng Việt của học sinh THPT Trong chương trình giáo dục phổ thông ở nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới, môn học về tiếng mẹ đẻ được quan tâm và đầu tư thích đáng bởi tầm quan trọng của nó Dạy học tiếng mẹ đẻ trong nhà trường đã có cơ sở từ tiềm năng ngôn ngữ của HS Do đó, chương trình dạy tiếng mẹ đẻ không lấy việc cung cấp kiến thức ngôn ngữ học làm mục đích chính, mà quan... điều: chương trình và SGK chưa nhận được sự tán đồng cao của đội ngũ GV trực tiếp đứng lớp Số người chưa 33 bằng lòng với chương trình còn chiếm tỉ lệ khá cao Đây cũng là một vấn đề cần lưu ý cho những nhà biên soạn chương trình và SGK sắp tới Phiếu 2: Dạy học các bài tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT hiện nay, theo thầy/cô, vấn đề khó khăn thường gặp phải là: a) Tri thức trong. .. thay Vì vậy, việc rà soát, chỉnh sửa và làm mới chương trình SGK là tất yếu Phiếu 3: Là người trực tiếp thực hiện chương trình và sách giáo khoa Ngữ văn trung học phổ thông, theo thầy/ cô, nội dung chương trình Tiếng Việt THPT hiện nay: a) Phù hợp với mục tiêu rèn luyện kỹ năng, phát triển khả năng giao tiếp cho HS b) Chưa phù hợp với mục tiêu vì chương trình nghiêng về cung cấp kiến... phần Tiếng Việt trong chương trình Ngữ văn THPT SỐ NGƯỜI TRẢ LỜI TRẢ LỜI TRẢ LỜI ĐƯỢC HỎI PHƯƠNG ÁN A PHƯƠNG ÁN B PHƯƠNG ÁN C 47 32 15 0 100% 68,1% 31,9% 0% Với phiếu thứ nhất, chúng tôi hướng tới mục đích là điều tra thái độ của GV về chương trình Tiếng Việt THPT Qua các số liệu có được ở bảng 1.2, chúng ta thấy rằng, trong 47 GV được hỏi, có tới 32 người nêu quan điểm: chương trình . DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ TƯỜNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Chuyên ngành: Lý luận và PPDH bộ môn Văn và Tiếng Việt Mã. Ngữ văn trung học phổ thông hiện hành. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Dạy học lý thuyết ngôn ngữ và tiếng việt trong chương trình ngữ văn trung học phổ thông . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHẠM THỊ TƯỜNG DẠY HỌC LÝ THUYẾT NGÔN NGỮ VÀ TIẾNG VIỆT TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2014 2 BỘ

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:12

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan