Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử việt nam ở trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa (chương trình chuẩn)

138 3.5K 19
Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử việt nam ở trường trung học phổ thông tỉnh khánh hòa (chương trình chuẩn)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THANH QUYẾT GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGHỆ AN - 2014 2 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THANH QUYẾT GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA (CHƯƠNG TRÌNH CHUẨN) Chuyên ngành: Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử Mã số: 60.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. TRỊNH ĐÌNH TÙNG NGHỆ AN - 2014 4 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận văn này tôi xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành nhất đến: - Thầy giáo PGS. TS. Trịnh Đình Tùng, cô TS. Nguyễn Thị Kim Hoa những người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình chỉ bảo và động viên tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn. - Các thầy, cô: GS. TS Nguyễn Thị Côi (Đại học sư phạm Hà Nội) PGS. TS Trần Viết Thụ (Trường Đại học Vinh); PGS. TS Lê Thanh Hải (Đại học Hồng Đức) đã trực tiếp giảng dạy và đóng góp nhiều ý kiến quý báu trong qúa trình tôi thực hiện luận văn. - Các giáo viên và các em học sinh của một số trường THPT trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa cùng gia đình, bạn bè đã giúp đỡ, động viên và tạo mọi điều kiện cho tôi hoàn thành luận văn. Luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, kính mong sự chỉ dẫn và đóng góp ý kiến của các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp để công trình nghiên cứu của tôi được hoàn thiện hơn. Vinh, tháng 10 năm 2014 Tác giả Trần Thanh Quyết MỤC LỤC Trang DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH 6 Trang 6 MỞ ĐẦU 7 1. Tính cấp thiết của đề tài 7 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 9 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 16 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 17 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 18 6. Giả thuyết khoa học 19 7. Đóng góp của luận văn 19 8. Ý nghĩa của luận văn 19 9. Cấu trúc luận văn 20 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KHÁNH HÒA 21 1.1. Cơ sở lí luận 21 1.1.1. Một số khái niệm 21 1.1.2. Mục tiêu của bộ môn Lịch sử ở trường THPT 25 1.1.3. Nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học Lịch sử dân tộc ở trường phổ thông 27 1.1.4. Môn Lịch sử với việc giáo dục thế hệ trẻ về chủ quyền biển, đảo trong bối cảnh quốc tế hiện nay 34 1.1.5. Đặc điểm tâm lí học sinh và việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 35 1.1.6. Vai trò, ý nghĩa của việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 37 1.2. Cơ sở thực tiễn 39 1.2.1. Thực trạng của việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 39 1.2.2. Những vấn đề đặt ra cần giải quyết 44 CHƯƠNG 2 CÁC BIỆN PHÁP GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT TỈNH KHÁNH HÒA 47 2.1. Vị trí, mục tiêu của chương trình Lịch sử Việt Nam (Khối THPT - Chương trình chuẩn) 47 2.1.1. Vị trí 47 2.1.2. Mục tiêu 47 2.2. Những nội dung cần khai thác trong chương trình Lịch sử Việt Nam (từ thế kỉ XVI đến năm 2000) để giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho HS THPT tỉnh Khánh Hòa. 49 2.3. Những yêu cầu cơ bản khi xác định biện pháp giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học LSVN ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 54 2.3.1. Phải xác định đúng kiến thức cơ bản cần giáo dục 54 2.3.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác về nội dung và tính tư tưởng 55 2.3.3. Đảm bảo tính cụ thể, trực quan sinh động, giàu biểu tượng lịch sử 56 2.3.4. Cần đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với tâm lí, lứa tuổi HS 57 2.3.5. Cần định hướng thường xuyên và cập nhật 57 2.4. Các biện pháp giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học LSVN ( từ thế kỷ XVI đến năm 2000) ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 58 2.4.1. Giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong giờ học nội khóa 58 2.4.2. Giáo dục chủ quyền biển, đảo qua các bài Lịch sử địa phương ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 77 2.4.3. Giáo dục về chủ quyền biển, đảo cho HS thông qua hoạt động ngoại khóa 84 2.5. Thực nghiệm sư phạm 88 2.5.1. Mục đích thực nghiệm 88 2.5.2. Đối tượng thực nghiệm 89 3 2.5.3. Nội dung và phương pháp thực nghiệm 90 2.5.4. Kết quả thực nghiệm 90 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 96 1. Kết luận 96 2. Khuyến nghị 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 98 PHỤ LỤC 4 DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN BTNT Bài tập nhận thức CHNT Câu hỏi nhận thức Cb Chủ biên CNH Công nghiệp hóa GS. TS Giáo sư. Tiến sĩ GV Giáo viên HĐH Hiện đại hóa HS Học sinh LSDT Lịch sử dân tộc LSĐP Lịch sử địa phương LSTG Lịch sử thế giới LSVN Lịch sử Việt Nam Nxb Nhà xuất bản PTTH Phổ thông trung học SGK Sách giáo khoa THPT Trung học phổ thông DANH MỤC CÁC BẢNG, HÌNH Trang Bảng: Bảng 2.1: Đối tượng thực nghiệm của đề tài 89 Bảng 2.2: Kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 91 Bảng 2.3: Bảng điểm kiểm tra đã xử lí kết quả thực nghiệm của HS lớp 12 và lớp 10 91 Bảng 2.4: Tổng hợp kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 12 92 Hình 2.1: Biểu đồ tổng hợp kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 12 92 Bảng 2.5: Tổng hợp kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 10 92 Hình 2.2: Biểu đồ tổng hợp kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 10 93 Bảng 2.6: Tổng hợp kết quả kiểm tra của HS lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, lớp 10, lớp 12 93 Hình 2.3: Biểu đồ tổng hợp kết quả kiểm tra của các lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 94 [...]... được trình bày trong 2 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa Chương 2: Các biện pháp giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa (Chương trình chuẩn) 21 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ... sưu tầm, khai thác tài liệu để thực hiện đề tài khoa học sư phạm Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Quá trình giáo dục cho HS về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường THPT tỉnh Khánh Hòa (Chương trình chuẩn) 3.2 Phạm vi nghiên cứu - Với đối tượng nghiên... pháp để đề xuất cho việc dạy học bộ môn Lịch sử ở các trường THPT tỉnh Khánh Hòa 17 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu về đề tài Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa nhằm đạt các mục tiêu sau: - Góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn thể hiện trên các mặt: giáo dục, giáo dưỡng và... của Trung ương, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của Ủy ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa về chỉ đạo dạy học giáo dục chủ quyền biển, đảo cho HS - Nghiên cứu các tài liệu về tâm lý học, lý luận dạy học, giáo trình phương pháp dạy học Lịch sử - Nghiên cứu chương trình SGK phần LSVN và nội dung giáo dục chủ quyền biển, đảo 5.2.2 Nghiên cứu thực tiễn: - Tiến hành điều tra thu thập thông tin về giáo dục chủ quyền biển,. .. hiệu quả của những biện pháp dạy học mới) 6 Giả thuyết khoa học Trong dạy học Lịch sử ở trường THPT, nếu vận dụng các biện pháp giáo dục cho HS về vấn đề chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường PTTH tỉnh Khánh Hòa (Chương trình chuẩn) theo những yêu cầu mà luận văn đưa ra sẽ góp phần nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn nói chung và giáo dục tư tưởng, đạo đức cho HS nói riêng 7 Đóng góp... Thị Hiền với đề tài: "Tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông" , năm 2014; Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Thị Trang với đề tài: "Sử dụng tài liệu về chủ quyền biển, đảo để giáo dục ý thức bảo vệ Tổ quốc cho học sinh trong dạy học Lịch sử ở trường THPT", năm 2014… tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình thực hiện đề tài Tóm lại, tất cả những tài... giảng dạy phải gắn với nhiệm vụ chiến lược chung của đất nước Người GV 9 vừa phải nâng cao trình độ kiến thức vừa nâng cao năng lực sư phạm nhằm tạo ra những bài giảng về giáo dục chủ quyền biển, đảo ngày càng hiệu quả Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa (Chương. .. dạy học về vấn đề chủ quyền biển, đảo đối với việc nâng cao chất lượng bộ môn - Phản ánh được thực trạng giáo dục những nội dung về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc ở các trường THPT tỉnh Khánh Hòa - Xác định những nội dung cần được giảng dạy về vấn đề chủ quyền biển, đảo qua một số bài học nội khóa phần LSVN, LSĐP và ngoại khóa ở trường THPT tỉnh Khánh Hoà để làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp dạy. .. đặc biệt là thế hệ trẻ trong việc tiếp nối cha anh giữ vững chủ quyền biển, đảo Tổ quốc - Cuối năm 2013, Tài liệu giảng dạy và học tập Lịch sử Khánh Hòa ở trường THCS, THPT ở Khánh Hòa do TS Nguyễn Thị Kim Hoa chủ biên đã được Sở GD&ĐT xuất bản, trong đó, nhiều bài học phản ánh tiềm năng thế mạnh của biển, đảo Khánh Hòa Tài liệu có bài ngoại khóa về lịch sử chủ quyền biển, đảo - Trường Sa, Hoàng Sa ... trên, đề tài không nghiên cứu sâu về những chứng cứ lịch sử về chủ quyền biển, đảo của Việt Nam mà chủ yếu nghiên cứu và đề ra các biện pháp giáo dục nhằm nâng cao hiểu biết một cách sâu sắc về vấn đề chủ quyền biển, đảo trong dạy học LSDT và LSĐP (từ thế kỷ XVI đến năm 2000) cho HS THPT tỉnh Khánh Hòa - Tiến hành thực nghiệm sư phạm ở trường THPT Tô Văn Ơn, tỉnh Khánh Hòa Qua đó rút ra những kết luận . BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐẢO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THANH QUYẾT GIÁO DỤC CHO HỌC SINH VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ VIỆT NAM Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TỈNH KHÁNH HÒA (CHƯƠNG TRÌNH. đề Giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử Việt Nam ở trường trung học phổ thông tỉnh Khánh Hòa (Chương trình chuẩn) làm đề tài luận văn Thạc sĩ sư phạm Lịch sử. việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy học Lịch sử ở trường THPT 37 1.2. Cơ sở thực tiễn 39 1.2.1. Thực trạng của việc giáo dục cho học sinh về chủ quyền biển, đảo trong dạy

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • + Diễn biến trận đánh đảo Song Tử Tây đêm 13 rạng ngày 14-4-1975:

  • Sau 2 ngày đêm hành trình, đến chiều ngày 13-4, phân đội tàu chở các chiến sĩ đặc công nước đã tiếp cận được đảo Song Tử Tây. Không để chậm trễ, Đoàn C75 quyết định thực hành đổ bộ đánh chiếm đảo Song Tử Tây ngay trong đêm 13- 4.

  • Kế hoạch cụ thể được vạch ra: tàu 673 tiếp cận đảo, hai tàu 674 và 675 vòng ra án ngữ hai bên sườn bắc và nam đảo yểm trợ khi cần thiết. Lực lượng chia làm 3 mũi tấn công, các phân đội dùng xuồng cao su vận chuyển, khi cách đảo khoảng 2 hải lý, các chiến sĩ bơi vào bờ, đổ bộ lên đảo.

  • Đúng 4 giờ 30, sau phát súng DKZ hiệu lệnh, các mũi đồng loạt nổ súng. Bị đánh bất ngờ, đối phương triển khai đội hình chống trả bằng súng 12,7mm, cối 82mm, ĐKZ. Cuộc chiễn diễn ra hết sức quyết liệt và giằng co vì địch không còn đường lui, chúng quyết tâm “hất” các chiến sĩ đặc công trở lại biển. Với lòng quả cảm, chiến thuật tác chiến hợp lý, lực lượng Phân đội 1 đã đánh chia cắt đội hình, chúng chống trả yếu dần, sau 30 phút chiến đấu địch tháo chạy. Thừa thắng, ta vừa truy lùng vừa kêu gọi đầu hàng. Hơn 5 giờ sáng trận chiến đấu kết thúc. Lá cờ Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam được kéo lên cột cờ phía đông đảo Song Tử Tây, khẳng định chủ quyền của Tổ Quốc trên hòn đảo phía bắc của quần đảo Trường Sa.

  • Chiến thắng Song Tử Tây có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đã tiếp thêm sức mạnh và ý chí quyết tâm cho cán bộ chiến sĩ ta nhanh chóng thu hồi các đảo còn lại.

  • + Diễn biến trận đánh giải phóng đảo Sơn Ca, Nam Yết, Sinh Tồn và Trường Sa từ ngày 21 đến ngày 29-4-1975:

  • Ngày 21-4, hai tàu “không số” 673 và 641 chở 3 phân đội thuộc Trung đoàn 126 đặc công hải quân lại xuất phát từ Đà Nẵng tiến ra quần đảo Trường Sa. Vào đêm 24- 4, tàu 641 đến đảo Sơn Ca, 1 giờ 30 phút rạng ngày 25-4, phân đội 2 đổ bộ được lên đảo. Sau khi chỉ huy phát lệnh nổ súng, lực lượng bộ đội đặc công đồng loạt tấn công địch. Chỉ sau 30 phút chiến đấu, trận đánh kết thúc thắng lợi, ta kéo cờ làm chủ đảo Sơn Ca.

  • Ngày 27-4, tàu 673 được lệnh nhổ neo, tăng tốc đến Nam Yết. Lúc này các tàu địch đang hối hả cho các đơn vị còn lại rút quân. Phát hiện tàu ta đến, chúng vội vàng nổ máy tháo chạy. Quân ta nhanh chóng đổ bộ lên đảo. 11giờ 30 phút ngày 27-4, ta hoàn toàn làm chủ đảo Nam Yết.

  • Làm chủ Nam Yết xong, tàu 673 lại tiếp tục đưa một bộ phận Đội 1 hành quân đánh đảo Sinh Tồn. Cũng như Nam Yết, quân địch ở đây đã rút chạy. Lúc 10giờ 30 phút ngày 28-4 ta làm chủ Sinh Tồn.

  • Vào lúc 9 giờ ngày 29-4, lực lượng ta đổ bộ lên đảo Trường Sa trong điều kiện thuận lợi nên chỉ 30 phút sau cờ Tổ quốc ta đã bay phấp phới trên cột cờ. Cả 3 đảo Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa... ta không tốn một viên đạn.

  • Ngày 29-4-1975, mốc son đánh dấu chiến dịch giải phóng Trường Sa hoàn toàn thắng lợi.

  • 3. Kết quả và ý nghĩa lịch sử

  • + Kết quả:

  • Với cách đánh táo bạo, bất ngờ và sáng tạo, chỉ trong vòng 20 ngày vừa hành quân vừa chiến đấu (từ 9-4 đến 29-4), lực lượng Hải quân nhân dân Việt Nam đã lần lượt giải phóng các đảo trọng yếu mà quân đội Sài Gòn đồn trú: Song Tử Tây (14-4); Sơn Ca (25-4); Nam Yết (27-4); Sinh Tồn (28-4) và Trường Sa lớn (29-4)... Chiến dịch giải phóng Trường Sa đã hoàn toàn thắng lợi.

  • Cùng đồng thời với các chiến dịch lớn, các đảo ven biển nước ta: Cù Lao Xanh, Hòn Tre, Cù Lao Thu, Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré, Côn Đảo, Phú Quốc... cũng được giải phóng.

  • + Ý nghĩa:

  • Chiến dịch giải phóng Trường Sa và làm chủ biển, đảo trong Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975 đã để lại nhiều bài học kinh nghiệm quí giá. Đó là phải nắm bắt tốt tình hình và có phương án tác chiến hợp lý, cùng với sự mưu trí, sáng tạo trong việc chọn mục tiêu và hướng đánh cho từng đảo; là giải phóng và bảo vệ biển, đảo phải bằng sức mạnh của toàn dân, trực tiếp là lực lượng trên biển, trên đảo, ven bờ, trên bờ; là nghệ thuật quân sự “lấy nhỏ thắng lớn”, lấy vũ khí thô sơ để đánh lại vũ khí mạnh và hiện đại hơn của đối phương...

  • - Nhờ nắm bắt tốt tình hình và có phương án tác chiến hợp lý, cùng với sự mưu trí, sáng tạo trong việc chọn mục tiêu và hướng đánh cho từng đảo nên trong vòng 20 ngày vừa hành quân vừa chiến đấu (từ 9-4 đến 29-4), bộ đội đặc công đã lần lượt giải phóng các đảo, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đặc biệt quan trọng mà Đảng và nhân dân giao phó: Song Tử Tây (14/4); Sơn Ca (25/4); đảo Nam Yết (27/4); Sinh Tồn (28/4) và Trường Sa lớn (29/4). Như vậy, trước giải phóng Sài Gòn một ngày, 5 đảo trọng yếu mà quân đội Sài Gòn đồn trú ở quần đảo Trường Sa đã được giải phóng.

  • - Cùng với cuộc Tổng tiến công và nổi dậy trên đất liền, trên quần đảo Trường Sa thì các đảo gần bờ trên Biển Đông cũng đồng thời được giải phóng: Cù Lao Xanh(1/4); Hòn Tre (10/4); Cù Lao Thu (27/4); Cù Lao Chàm, Cù Lao Ré (30/4); Côn Đảo(1/5). Hành động triển khai tác chiến hiệu quả, nhanh gọn của Hải quân nhân dân Việt Nam trên biển đã làm thất bại âm mưu lợi dụng sự suy yếu của chính quyền Sài Gòn để đánh chiếm các đảo của nhiều nước.

  • - GV cho HS xem một đoạn phim tư liệu về sự kiện quân đội Việt Nam giải phóng quần đảo Trường Sa.

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan