Dạy học đại số 8 theo hướng phân hóa đối tượng học sinh

117 1.1K 3
Dạy học đại số 8 theo hướng phân hóa đối tượng học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH *** PHAN QUỐC TƯỜNG VY DẠY HỌC ĐẠI SỐ 8 THEO HƯỚNG PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGHỆ AN – 2013 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 2 TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH *** PHAN QUỐC TƯỜNG VY DẠY HỌC ĐẠI SỐ 8 THEO HƯỚNG PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Toán Mã số: 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ XUÂN TRƯỜNG NGHỆ AN – 2013 MỞ ĐẦU 3 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Định hướng đổi mới phương pháp dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay là tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Định hướng này có thể được diễn đạt theo nhiều cách khác nhau, nhưng bản chất của nó là tăng cường hoạt động của người học. Do vậy dạy học muốn đạt được hiệu quả cao thì giáo viên cần tổ chức cho học sinh được học tập trong hoạt động và bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo. 1.2. Hiện nay có nhiều xu hướng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học phân hóa Để vận dụng hiệu quả những xu hướng dạy học trên thì đòi hỏi phải bổ sung thêm các điều kiện đáp ứng so với các phương pháp dạy học truyền thống. Nhưng thực tế ở trường phổ thông hiện nay những điều kiện đáp ứng tối thiểu vẫn còn chưa theo kịp như: giáo viên chưa quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học, học sinh không có kĩ năng làm việc theo nhóm, còn nhiều giáo viên và học sinh chưa biết sử dụng các phương tiện thiết bị dạy học hiện đại, thời gian cho mỗi tiết học là cố định, bị ràng buộc bởi phân phối chương trình và tiến độ thực hiện chương trình , cùng với thực tế nhiều trường THCS có số học sinh trên lớp đông, phòng học và bàn ghế không đúng qui cách, thiếu phương tiện, thiết bị dạy học, nên việc đổi mới phương pháp dạy học vẫn còn chưa đạt hiệu quả. Như vậy sẽ có những phương pháp dạy học tích cực không khả thi trong điều kiện thực tế của các trường THCS hiện nay, cho nên cần phải lựa chọn phương pháp dạy học sao cho vừa phát huy được tính tích cực học tập của học sinh đồng thời phù hợp với điều kiện đáp ứng của nhà trường mà không bị lạc hậu trong thời gian tiếp theo. 4 1.3. Dạy học phân hóa đã được một số tác giả quan tâm nghiên cứu, các tác giả đã chỉ ra rằng nếu giáo viên biết thiết kế hệ thống câu hỏi, hệ thống bài tập thích hợp, bằng những biện pháp phân hóa nội tại hợp lý, phù hợp với nhận thức của học sinh. Cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền tản, bổ sung một số nội dung và biện pháp phân hóa để giúp học sinh khá giỏi đạt được những yêu cầu nâng cao trên cơ sở đã đạt được yêu cầu cơ bản. Sử dụng những biện pháp phân hóa đưa diện học sinh yếu kém lên trình độ chung. Áp dụng linh hoạt các phương pháp dạy học tiên tiến như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học chương trình hóa… đặc biệt là phương pháp dạy học phân hóa ngay trong giờ học sẽ giúp các đối tượng học sinh phát huy được hết khả năng của mình, tiếp thu kiến thức một cách chủ động, sáng tạo tùy theo mức độ nhận thức của từng đối tượng học sinh thì sẽ đem lại kết quả tốt hơn so với nhiều hình thức học tập khác. 1.4. Theo tác giả Trần Kiều thì lứa tuổi học sinh các lớp cuối cấp THCS là giai đoạn chuyển tiếp từ tuổi thiếu niên lên thanh niên, lứa tuổi có những bước phát triển về mặt tâm lí cũng như khả năng nhận thức, có nhu cầu tìm hiểu và giải thích các hiện tượng xung quanh một cách có cơ sở. Các em không thích ngồi nghe những lời giải thích tỉ mỉ của giáo viên như các lớp bậc Tiểu học mà ở đó tính tích cực, tính hoạt động (động não) của tư duy và tính tự lập của chúng được thực hiện, các khả năng trí tuệ được khêu gợi, yêu cầu tự suy ngẫm và tự khái quát tài liệu được đề cao. Thái độ nghiên cứu đã trở thành một đặc trưng cho học sinh THCS. (Trần Kiều 1995) Học sinh học lớp 8 THCS ở lứa tuổi 13 - 14, theo Tâm lí học thì ở độ tuổi này học sinh đã phân tách ra được nội dung và hình thức của sự vật, nhờ đó học sinh có thể suy luận, phán đoán đúng đắn bằng những mệnh đề có tính giả định đơn thuần. Chính điều này đã tạo ra sự khởi đầu của tư duy giả định diễn dịch hay tư duy hình thức, do vậy việc dạy học bằng việc sử dụng linh hoạt 5 hình thức dạy học phân hóa chắc chắn sẽ thực hiện được cho học sinh lớp 8 THCS. 1.5. Chương trình, SGK Toán THCS hiện hành nói chung và Đại số 8 nói riêng đã có nhiều thay đổi theo hướng giảm dần việc cung cấp tri thức kiểu có sẵn. Thay vào đó là việc cung cấp các thông tin và yêu cầu học sinh phải thông qua hoạt động để hình thành tri thức mới. Trong chương trình Đại số 8, thì có nhiều dạng bài tập có thể bồi dưỡng cho học sinh, trong đó có thể kể đến bài tập về giải phương trình và bất phương trình, phân tích đa thức thành nhân tử, là nội dung quan trọng, trọng tâm của chương trình Đại số 8, việc áp dụng của dạng toán này rất phong phú, đa dạng và phức tạp. Tuy nhiên, nếu cứ dạy học một cách đại trà, ít quan tâm đến từng đối tượng học sinh thì chất lượng dạy học có thể bị hạn chế. Vì vậy để giúp học sinh nắm được vững kiến thức Đại số 8 một cách vững chắc thì việc quan tâm phân hóa đến từng đối tượng học sinh là yêu cầu hết sức cần thiết đối với người giáo viên. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn và nghiên cứu đề tài: “Dạy học Đại số 8 theo hướng phân hóa đối tượng học sinh” 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về cách thức tổ chức dạy học Đại số 8 bằng dạy học phân hóa cho học sinh lớp 8 THCS. 3. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 3.1. Hệ thống hóa các cơ sở lý luận và thực tiễn của dạy học phân hóa. 3.2. Tìm hiểu về tổng quan chương trình môn Toán THCS nói chung và Đại số 8 nói riêng. 6 3.3. Điều tra lấy ý kiến của giáo viên Toán THCS về việc vận dụng dạy học phân hóa trong những năm qua. 3.4. Đề xuất các phương thức cần thực hiện trong quá trình dạy học Đại số 8 THCS trên cơ sở tổ chức dạy học phân hóa. 3.5. Thực nghiệm sư phạm để bước đầu đánh giá tính khả thi của các phương thức đã đề xuất. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Cần thiết và có thể tổ chức dạy học Đại số 8 ở bậc THCS bằng dạy học phân hóa để nâng cao hiệu quả dạy học và tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh. 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5.1. Nghiên cứu lý luận: Tìm hiểu, nghiên cứu các tài liệu về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận văn. 5.2. Điều tra, quan sát: Thực trạng về việc vận dụng dạy học phân hóa ở trường THCS. 5.3. Tổng kết kinh nghiệm: Tổng kết kinh nghiệm của đồng nghiệp và bản thân trong quá trình dạy học Toán, đặc biệt là các kinh nghiệm của những giáo viên am hiểu vấn đề nghiên cứu của đề tài. 5.4. Thực nghiệm sư phạm: Tổ chức thực nghiệm sư phạm để xem xét tính khả thi và hiệu quả của các phương thức đã đề xuất. 6. NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN 6.1. Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về dạy học phân hóa. 7 6.2. Đề xuất được một số phương thức trong dạy học Đại số 8 bằng việc tổ chức dạy học phân hóa. 6.3. Có thể sử dụng Luận văn để làm tài liệu tham khảo cho giáo viên Toán THCS nhằm góp phần nâng cao hiệu quả dạy học môn Toán ở trường THCS 7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN Luận văn, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được trình bày trong ba chương: Chương 1 : Cơ sở lý luận và thực tiễn Chương 2 : Tổ chức dạy học đại số 8 theo hướng phân hóa đối tượng học sinh Chương 3: Thực nghiệm sư phạm 8 Chương 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 1 Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học 1.1.1 Nhu cầu đổi mới phương pháp dạy học Đổi mới phương pháp dạy học là một trong số những vấn đề trọng tâm hiện nay. Chất lượng dạy học phụ thuộc vào nhiều thành tố trong một hệ thống bao gồm: Mục tiêu đào tạo, nội dung đào tạo, phương pháp dạy học, thầy và hoạt động của thầy, trò và hoạt động của trò, môi trường giáo dục… Trong đó phương pháp dạy học là thành tố trung tâm, giáo viên phải am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến với học sinh. Mặt khác học sinh là chủ thể trong học tập và tu dưỡng. Chủ thể phải tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo trong quá trình học tập. Phương pháp dạy học bao gồm soạn thảo, chế biến kiến thức và chuyển tải kiến thức đó đến với học sinh trên cơ sở tổ chức, tác động điều khiển hoạt động nhận thức của học sinh nhằm giúp cho học sinh lĩnh hội nội dung dạy học. Giảng dạy và học tập có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Kết quả học của người học quyết định việc lực chọn phương pháp dạy của người dạy. Sử dụng phương pháp nào là phụ thuộc vào đối tượng học, mục đích đào tạo, nội dung môn học, nội dung từng bài… Đổi mới phương pháp dạy học là nhu cầu tất yếu của giáo viên, bởi vì đổi mới là sự cải tiến, nâng cao chất lượng phương pháp dạy học đang sử dụng để đóng góp nâng cao chất lượng hiệu quả của việc dạy học, là sự bổ sung, phối hợp nhiều phương pháp dạy học để khắc phục mặt hạn chế của phương pháp đã và đang sử dụng nhằm đạt mục tiêu dạy học, là thay đổi 9 phương pháp đã và đang sử dụng bằng phương pháp ưu việt hơn, đem lại hiệu quả dạy học cao hơn. Vì thế, đổi mới phương pháp dạy học được xác định trong các văn kiện của Đảng, Nhà nước mà Bộ Giáo dục và Đào tạo đang chỉ đạo triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu của mục tiêu và nội dung giáo dục mới. Phương pháp dạy học hiện nay không thể tiếp tục truyền thụ từ việc áp đặt một chiều từ người dạy mà phải sử dụng phương pháp dạy tích cực, phát huy tính tích cực của học sinh. Đó là đổi mới phương pháp dạy học còn được gọi là “Dạy học hướng vào người học” hay “Dạy lấy người học làm trung tâm”. “Dạy học hướng vào người học” là cụm từ được dùng để xác định sự đổi mới của phương pháp dạy học hiện nay trong nhà trường. “Dạy học lấy người học làm trung tâm” bao gồm: - Tập trung phương pháp giảng dạy của giáo viên - Áp dụng các phương pháp dạy học theo từng đối tượng họcsinh - Học cách trở thành học sinh năng động thay vì là học sinh thụ động - Khuyến khích học sinh năng động trong việc giáo dục bản thân. - Dạy học sinh cách tư duy độc lập chứng tỏ được sự hữu hiệu của bài học. - Dạy học sinh kỹ năng vận dụng thông tin (kiến thức) vào thực tế thay vì chỉ thu nhận kiến thức. - Chú trọng giáo dục kỷ luật và đạo đức cho học sinh, vì nếu có tài mà không có đức thì cũng chỉ là người vô dụng mà thôi. 1.1.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học 10 Định hướng đổi mới PPDH đã được khẳng định trong Nghị quyết TW 4 khoá VII, Nghị quyết TW 2 khoá VIII và được pháp chế hoá trong Luật Giáo dục (sửa đổi). Nghị quyết TW 2 (khoá VIII) nêu rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào trong quá trình dạy học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học.” Điều 24.2. Luật Giáo dục quy định: “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.” Chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 (Ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ- TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ), ở mục 5.2 ghi rõ: “Đổi mới và hiện đại hoá phương pháp giáo dục. Chuyển từ việc truyền thụ tri thức thụ động, thầy giảng, trò ghi sang hướng dẫn người học chủ động tư duy trong quá trình tiếp cận tri thức; dạy cho ng- ười học phương pháp tự học, tự thu nhận thông tin một cách có hệ thống và có tư duy phân tích, tổng hợp; phát triển năng lực của mỗi cá nhân; tăng c- ường tính chủ động, tính tự chủ của học sinh, sinh viên trong quá trình học tập, ” Như vậy, việc đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông được diễn ra theo bốn hướng chủ yếu: [...]... pháp phân hoá nội tại trong quá trình dạy học dựa trên sự khác nhau trong phát triển nhân cách của mỗi học sinh Trên thực tế không có một lớp học mà tất cả học sinh đều như nhau về trình độ kiến thức, thái độ học tập,…Do đó giáo viên cần chú ý đến việc phân hóa học sinh ngay trong mỗi tiết dạy để có thể giúp đỡ học sinh yếu kém, phát hiện học sinh giỏi….Đây là cách dạy học phân hóa nội tại Dạy học phân. .. điều kiện rộng rãi cho dạy học theo hướng tích cực hoá hoạt động nhận thức của học sinh 5 Phối hợp các hình thức tổ chức dạy học một cách linh hoạt Trong dạy học ở trường phổ thông có nhiều hình thức tổ chức khác nhau, như: dạy học cá nhân, dạy học theo nhóm, dạy học theo lớp, dạy học ngoài trời, trò chơi học tập, tham quan, khảo sát địa phương, ngoại khóa Mỗi hình thức tổ chức dạy học có chức năng và... hành theo một trình tự gồm: đặt vấn đề và chuyển học sinh vào tình huống có vấn đề, giải quyết vấn đề, kết luận Sau khi giải quyết vấn đề, giáo viên phân hóa được đối tượng học sinh đã dạy và không chỉ sử dụng phân hóa đối với tiết bài mới trên lớp, mà còn được sử dụng để củng cố, ôn tập và học bài ở nhà của học sinh Dạy học phân hóa có thể thực hiện xen kẽ hay kết hợp với các phương pháp dạy học khác... làm như sau: - Học sinh này vận dụng phương pháp nào để làm? Cho học sinh cả lớp nhận xét 2 cách làm trên Với cách trên học sinh phải có kỹ năng nhận xét, phân tích, kết hợp các hạng tử Thông qua các cách làm của học sinh, giáo viên có thể phân bậc được đối tượng học sinh trong lớp 4 Sử dụng phương tiện dạy học theo hướng đề cao vai trò chủ thể nhận thức của học sinh Các phương tiện dạy học chứa trong... nâng cao yêu cầu phát triển 1.2.2 Dạy học phân hóa nội tại 1.2.2.1 Quan điểm chung của dạy học phân hoá nội tại Phân hoá trong dạy học là một nguyên tắc sư phạm trước hết dựa trên sự khác biệt của học sinh về đặc điểm tâm sinh lý, sở trường, hứng thú, điều kiện sống để đạt được hiệu quả đối với mỗi cá nhân Để tiến trình giảng dạy và học tập phù hợp với mục đích dạy học, một nguyên tắc không thể thiếu... những biện pháp phân hoá đưa diện học sinh yếu kém lên trình độ trên trung bình Đối tượng học sinh yếu kém là đối tượng học sinh chưa thật sự nắm và hiểu được kiến thức cơ bản khối học Chính vì thế, trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần phải làm sao để nhận ra những học sinh đó và cố gắng bằng mọi cách đưa những học sinh này đạt được những tiền đề cần thiết để học tập đồng loạt theo trình độ chung... viên đảm nhiệm một lớp đại trà có nhiều đối tượng học sinh cần truyền đạt kiến thức phù hợp với nội dung SGK, về nhận thức của học sinh sao cho đảm bảo rút ngắn sự chênh lệch về nhận thức và ý thức học tập 1.2.2.2 Những biện pháp dạy học phân hoá a/ Đối xử cá biệt ngay trong những pha dạy học đồng loạt Theo tưởng chủ đạo, trong dạy học cần lấy trình độ phát triển chung của học sinh trong lớp làm nền... trên lớp : Một lớp học bình thường có ba nhóm đối tượng học sinh : Yếu kém, trung bình, khá giỏi Chính vì thế, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phân hoá ba đối tượng này ở những 28 thời điểm nhất định Vào thời điểm thích hợp, giáo viên có thể thực hiện những pha phân hoá tạm thời, tổ chức cho học sinh hoạt động theo hướng phân hoá Biện pháp này được sử dụng khi trình độ học sinh có sự khác biệt... phương pháp dạy học theo quan điểm của Nguyễn Bá Kim làm cơ sở để bàn về cách thức dạy học môn toán 8 theo quan điểm hoạt động Trong dạy học môn toán có 5 dạng hoạt động sau đây cần đặc biệt chú ý: a) Nhận dạng và thể hiện: Cách nhận dạng và thể hiện đối với từng nhóm đối tượng học sinh khác nhau Học sinh yếu kém có thể nhận dạng nhưng để thể hiện kiến thức vừa lĩnh hội là một vấn đề Điểu mà học sinh khá... nhau đối với việc thực hiện các nhiệm vụ dạy học đòi hỏi phải phối hợp chúng một cách linh hoạt Học theo nhóm, học sinh trong cùng một nhóm suy luận với nhau, bình đẳng, không tự ti, mạnh dạn đưa ra ý kiến của mình Trò chơi trong học tập sẽ giúp khoảng cách giữa học sinh giỏi và học sinh yếu gần nhau hơn Học sinh yếu sẽ học tập được ở học sinh giỏi 6 Kết hợp nhiều loại hình kiểm tra, đánh giá trong dạy . cứu đề tài: Dạy học Đại số 8 theo hướng phân hóa đối tượng học sinh 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về cách thức tổ chức dạy học Đại số 8 bằng dạy học phân hóa cho học sinh lớp 8 THCS. 3 VY DẠY HỌC ĐẠI SỐ 8 THEO HƯỚNG PHÂN HÓA ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH Chuyên ngành: Lý luận và Phương pháp dạy học Bộ môn Toán Mã số: 60. 14. 10 LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS xu hướng dạy học phát huy tính tích cực của học sinh như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học kiến tạo, dạy học khám phá, dạy học phân hóa Để vận dụng hiệu quả những xu hướng dạy học

Ngày đăng: 19/07/2015, 20:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1.7. Kết luận chương 1

  • [1]. Nguyễn Ngọc Bảo (1995), Phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình dạy học, Vụ Giáo viên, Hà Nội.

  • [4]. Nguyễn Vĩnh Cận, Lê Thống Nhất, Phan Thanh Quang (2003), Sai lầm phổ biến khi giải Toán, NXB Giáo dục.

  • [7]. Nguyễn Hữu Điển (2002), Những phương pháp điển hình trong giải toán phổ thông, NXB Giáo dục .

  • [16]. Đào Tam, Trần Trung (2010), Tổ chức hoạt động nhận thức trong dạy học môn Toán ở trường Trung học phổ thông, NXB Đại học sư phạm.

  • [20]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2011), Kỷ yếu Hội thảo quốc gia về giáo dục toán học ở trường phổ thông, NXB Giáo dục .

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan