Giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

135 589 4
Giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở thành phố vinh, tỉnh nghệ an trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 B GIO DC V O TO TRNG I HC VINH PHAN TH HOI GIO DC BèNH NG GII CHO V THNH NIấN THNH PH VINH, TNH NGH AN TRONG GIAI ON HIN NAY Chuyên ngành: LL V PPDH B MễN GIO DC CHNH TR Mã số: 60.14.10 Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục Ngời hớng dẫn khoa học: PGS. TS. GVCC. Đoàn Minh Duệ Ngh An, 2013 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành Luận văn thạc sỹ với đề tài "Giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay", ngoài sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tác giả còn nhận được sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình, chu đáo của PGS. TS. GVCC Đoàn Minh Duệ. Học viên xin tỏ lòng tri ân sâu sắc tới Thầy. Tác giả xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong Khoa Giáo dục Chính trị; Phòng Đào tạo Sau Đại học - Trường Đại học Vinh; cán bộ Phòng Bình đẳng giới - Sở Lao động, Thương binh và Xã hội Tỉnh Nghệ An; cán bộ Phòng Lao động, Thương binh và Xã hội Thành phố Vinh đã tạo điều kiện giúp đỡ và có những ý kiến đóng góp quý báu trong quá trình sưu tầm tài liệu, soạn thảo đề cương và hoàn thành luận văn. Ngoài ra, trong quá trình hoàn thiện luận văn, tác giả luôn nhận được sự quan tâm, giúp đỡ nhiệt tình và tạo điều kiện tốt nhất từ Ban giám hiệu Trường Truyền thông đa phương tiện VTC, anh, chị, em đồng nghiệp, đồng môn và những lời động viên từ gia đình, bạn bè, người thân để tác giả cố gắng tập trung hoàn thành luận văn. Xin được bày tỏ lòng cảm ơn chân thành từ những nguồn động viên quý báu đó. Tuy nhiên, do hạn chế về nguồn tài liệu và khả năng nghiên cứu của bản thân cho nên luận văn chắc chắn không thể tránh khỏi những thiếu sót cần được góp ý, sữa chữa. Kính mong nhận được sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và bạn đọc để đề tài luận văn được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Nghệ An, tháng 10 năm 2013 Tác giả Phan Thị Hoài 2 DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN 1 BCH Ban chấp hành 2 CLB Câu lạc bộ 3 CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa 4 GDBĐG Giáo dục bình đẳng giới 5 KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình 6 LĐ, TB&XH Lao động, Thương binh và Xã hội 7 SKSS Sức khỏe sinh sản 8 THCS Trung học cơ sở 9 THPT Trung học phổ thông 10 UBND Ủy ban nhân dân 11 VTN Vị thành niên 3 MỤC LỤC 4 A. MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Bình đẳng giới là mục tiêu vừa có ý nghĩa chiến lược lâu dài, vừa có tính cấp bách vì bất bình đẳng giới là một trong những nguyên nhân dẫn đến đói nghèo và là rào cản đối với sự phát triển bền vững của đất nước. Để xóa bỏ phân biệt đối xử về giới, tạo cơ hội cho nam và nữ trong phát triển kinh tế - xã hội và phát triển nguồn lực tiến tới bình đẳng thực chất giữa nam và nữ, thiết lập củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam và nữ trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình, việc giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên đóng vai trò hết sức quan trọng. Trong những năm qua, cùng với sự phát triển kinh tế và tiến bộ xã hội, vấn đề bình đẳng giới ngày càng được xã hội quan tâm nhiều hơn. Hội nghị các quốc gia tại NewYork (Mỹ) năm 2000 đã xác định: bình đẳng giới là một trong tám mục tiêu của thiên niên kỷ. Ở Việt Nam, Nhà nước cũng đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách thúc đẩy bình đẳng nam, nữ như Luật Chống bạo hành phụ nữ; Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; đặc biệt là Luật Bình đẳng giới được Quốc hội khóa XI thông qua tại kỳ họp lần thứ 10 ngày 29 tháng 11 năm 2006. Việc ban hành Luật Bình đẳng giới là sự kiện có ý nghĩa rất quan trọng trong đời sống chính trị, xã hội, góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật về bình đẳng giới ở Việt Nam và là sự tiếp tục khẳng định quyết tâm của Việt Nam trong thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, hội nhập khu vực và quốc tế. Với sự quan tâm sâu sắc của Đảng và Nhà nước, mục tiêu bình đẳng giới đã đạt được nhiều thành tựu đáng ghi nhận. Tại Hội nghị kiểm điểm thực hiện mục tiêu thiên niên kỷ của Liên hợp quốc năm 2005, Việt Nam được coi là điểm sáng về thực hiện mục tiêu bình đẳng giới, thuộc nhóm nước có thành tựu khá trong khu vực về chỉ số phát triển giới, xếp thứ 87/144 quốc gia trên thế giới [24; 7]. Ở Tỉnh Nghệ An, tính đến tháng 6 năm 2013, đã có 17/20 huyện, 5 thành, thị thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia về bình đẳng giới [35; 2]. Trong đó, Thành phố Vinh dẫn đầu toàn tỉnh về việc hoàn thành các chỉ tiêu, mục tiêu của Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Tỉnh Nghệ An năm 2012. Những thành tựu đạt được về bình đẳng giới là rất to lớn nhưng trong thực tế khoảng cách giới và sự phân biệt đối xử về giới vẫn còn tồn tại trong đời sống xã hội. Ở Thành phố Vinh hiện nay, định kiến giới và tư tưởng trọng nam khinh nữ vẫn ăn sâu vào nhận thức của đa số người dân, đặc biệt là vị thành niên, cơ hội tiếp cận giáo dục của trẻ em gái vị thành niên còn nhiều khó khăn, trở ngại hơn so với trẻ em trai vị thành niên, số ca nạo phá thai trong nữ vị thành niên còn cao Vì vậy, vấn đề giáo dục bình đẳng giới trong nhân dân, đặc biệt là cho vị thành niên cần được toàn xã hội quan tâm. Mặt khác, việc giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên sẽ góp phần cung cấp thông tin, kiến thức cho nam, nữ trong độ tuổi vị thành niên về các lĩnh vực bình đẳng giới, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến học tập, chăm sóc sức khỏe, quan hệ bạn bè, học nghề và hướng nghiệp. Góp phần thay đổi thói quen và hành vi gây bất bình đẳng giới và từng bước thu hẹp khoảng cách giới, tiến tới bình đẳng thực chất và thực hiện có kết quả mục tiêu của kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia về bình đẳng giới trên địa bàn Tỉnh Nghệ An giai đoạn 2011 - 2015. Với những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn cao học thạc sỹ. 2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài Có thể nói, trong những năm qua, vấn đề bình đẳng giới đã gây được sự chú ý, quan tâm của nhiều cấp, ngành, nhiều lĩnh vực và nhiều nhà khoa học. Chúng tôi xin tóm lược một số kết quả nghiên cứu chính sau đây: 6 Thứ nhất, đã có nhiều cuộc hội thảo khoa học như: Ngày 16/11/2009, tại Thành phố Hạ Long (Quảng Ninh), Tạp chí Cộng sản, Tổng cục dân số - Kế hoạch hóa gia đình và Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) phối hợp tổ chức Hội thảo khoa học về chủ đề " Tuyên truyền bình đẳng giới - phòng, chống bạo lực trên cơ sở giới trên các phương tiện truyền thông ở Việt Nam". Qua các bài tham dự Hội thảo, vấn đề bình đẳng giới được đánh giá là vấn đề phức tạp, muốn thực hiện được đòi hỏi quyết tâm cao của toàn xã hội. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh vai trò đặc biệt quan trọng của các phương tiện truyền thông trong việc đưa Luật Bình đẳng giới vào cuộc sống; Ngày 28/1/2010, Ban Dân vận Trung ương tổ chức Hội thảo trực tuyến “Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động thực hiện Luật Bình đẳng giới và Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, tại hai đầu cầu Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh. Mục tiêu của Hội thảo nhằm nâng cao nhận thức và hành động của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội về thực hiện Luật Bình đẳng giới và Nghị quyết 11-NQ/TW của Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; Hội thảo "Bình đẳng giới trong các xu hướng giới tính" diễn ra ngày 29/9/2012 tại Trung tâm tâm lý học ứng dụng Sông Phố (Đồng Nai). Tại Hội thảo, các nhà khoa học đã trình bày các báo cáo về vấn đề: Tổng quan các nghiên cứu tâm lý, Sức khỏe tâm thần về xu hướng giới tính, Tiếp cận y khoa về xu hướng giới tính, Quyền và các vấn đề xu hướng giới tính ở Việt Nam, Tác động của xã hội với xu hướng giới tính. Trên cơ sở những tham luận và ý kiến trao đổi tại hội thảo, Trung tâm đã tiến hành một loạt các buổi tọa đàm chuyên đề tại các trường trung học nhằm truyền thông đến vị thành niên những kiến thức về giới tính, qua đó giúp các em có lối sống lành mạnh, có nhận thức và thái độ đúng mực với vấn đề giới tính và tránh kỳ thị giới; Đặc biệt, ngày 28/11/2012, tại Thành phố Vinh, Nghệ An đã diễn ra hội thảo “Nâng cao nghiệp vụ công tác bình 7 đẳng giới”. Thành phần tham dự hội thảo có các cán bộ chuyên trách và kiêm nhiệm làm công tác bình đẳng giới ở tất cả 25 phường, xã và hiệu trưởng các trường Tiểu học, THCS, THPT đóng trên địa bàn. Trong hội thảo nhiều vấn đề được thảo luận như bình đẳng giới ở trẻ vị thành niên trong gia đình, nhà trường và ngoài xã hội Thứ hai, liên quan trực tiếp đến đề tài có nhiều bài viết như: Tác giả Nguyễn Thanh Bình (chủ biên) (2004) với công trình "Những điều cần biết để giáo dục giới tính cho con", Nxb Lao động; Tác giả Nguyễn Thị Hồng Hạnh (chủ biên) (2007) với công trình "Tư vấn sức khỏe giới tính tuổi VTN", Nxb Phụ nữ; Hoặc tác giả Sa Thị Hồng Hạnh (chủ biên) (2007) với công trình "Cẩm nang chăm sóc sức khỏe giới tính", Nxb Văn hóa phụ nữ. Nhìn chung các tác phẩm đã đi sâu phân tích, làm rõ thực trạng và nguyên nhân của bất bình đẳng giới, trong đó nhấn mạnh đến bất bình đẳng giới ở vị thành niên và định hướng giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên. Thứ ba, một số đề tài nghiên cứu khoa học tiêu biểu góp phần làm rõ cơ sở lý luận cho việc thực hiện và đánh giá quá trình thực hiện Luật bình đẳng giới ở nước ta. Chẳng hạn như đề tài: “Bất bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hải An. Trong đề tài này, tác giả đề cập đến hiện tượng bất bình đẳng giới trong đời sống xã hội Việt Nam và đi sâu vào nghiên cứu các nguyên nhân của hiện tượng này; hoặc đề tài “Bình đẳng giới trong lao động và việc làm ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Phan Trọng Tín. Với đề tài này, tác giả cũng đã nêu một số khái niệm về “giới”, “bình đẳng giới”, “vai trò giới”; nêu một số chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bình đẳng giới. Nội dung chính của đề tài nghiên cứu về thực trạng bình đẳng giới trong lao động và việc làm giai đoạn 2001 – 2006. Đề tài cũng đã đề xuất định hướng bình đẳng giới về lao động và việc làm trong giai đoạn 2006 – 2010. 8 Liên quan đến vấn đề này còn có Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục (chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị) của tác giả Cung Thị Quỳnh Trang (bảo vệ tại Trường Đại học Vinh năm 2010): "Nâng cao chất lượng giáo dục bình đẳng giới cho phụ nữ ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An hiện nay"; Luận văn thạc sỹ khoa học giáo dục (chuyên ngành Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Giáo dục chính trị) của tác giả Phạm Xuân Mai (bảo vệ tại Trường Đại học Đồng Tháp năm 2011): "Giáo dục nhận thức bình đẳng giới cho phụ nữ ở Thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai đoạn hiện nay". Các đề tài và luận văn cao học đã nêu trên là tài liệu rất quý giúp tác giả hiểu rõ hơn cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu. Như vậy, về mảng đề tài này đã có rất nhiều sách, báo, hội thảo, công trình nghiên cứu khoa học đề cập. Nhìn chung, các nghiên cứu đã nêu lên được cơ sở lý luận cũng như thực trạng bất bình đẳng giới, đồng thời đưa ra được một số kiến nghị, giải pháp nhằm hạn chế tình trạng này trong xã hội Việt Nam. Nhưng vấn đề giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên cho đến nay chưa có tài liệu nào đề cập sâu. Vì vậy, tác giả tập trung nghiên cứu về giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An là vấn đề đang được nhiều người quan tâm. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích Tập trung làm rõ thực trạng và đề xuất các giải pháp giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An nhằm làm cho công tác ngày càng tốt hơn. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ cơ sở lý luận của giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên; - Đánh giá, phân tích thực trạng về giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An; 9 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong thời gian tới. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về các giải pháp giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên trên địa bàn Thành phố Vinh; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Đề tài vận dụng phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời trong quá trình thu thập tư liệu để viết luận văn, chúng tôi còn tập trung sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp logic và lịch sử; - Phương pháp điều tra, khảo sát; - Phương pháp thống kê, so sánh; - Phương pháp phân tích, tổng hợp. 6. Giả thuyết khoa học Nếu đề tài đưa ra được hệ thống giải pháp khoa học sẽ giúp cho các phường, xã thuộc Thành phố Vinh triển khai thực hiện tốt hơn chủ trương, chính sách về bình đẳng giới cho vị thành niên trong giai đoạn hiện nay. 7. Đóng góp của luận văn - Đề tài đưa ra được một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 10 [...]... cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An Chương 3: Quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay 12 B NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO VỊ THÀNH NIÊN 1.1 Một số khái niệm cơ bản 1.1.1 Giới, bình đẳng giới 1.1.1.1 Giới và giới tính • Giới Trên thế giới, thuật... trình thúc đẩy bình đẳng giới, bảo đảm bình đẳng giới căn cứ cụ thể vào tình hình phát triển kinh tế - xã hội ở mỗi vùng miền Trong bối cảnh nước ta hiện nay, thực hiện giáo dục bình đẳng giới cho mọi người với một trong những mục tiêu là đến năm 2015 về cơ bản xóa bỏ bất bình đẳng giới và phân biệt đối xử đối với phụ nữ và trẻ em gái Công tác giáo dục bình đẳng giới là một nhiệm vụ quan trọng được... kiến giới, phân biệt đối xử về giới đối với các em VTN * Các chương trình hiện tại cho VTN chưa hướng tới đáp ứng đầy đủ các nhu cầu cho các em Thiếu thông tin và thông tin chậm trễ đang làm cho giới trẻ hiểu lệch lạc về giới, giới tính và bình đẳng giới 1.2 Mục tiêu và các nguyên tắc cơ bản về bình đẳng giới cho xã hội nói chung và vị thành niên nói riêng 1.2.1 Mục tiêu bình đẳng giới Bình đẳng giới. .. bình đẳng giới được thực hiện trong một thời gian nhất định và chấm dứt khi mục đích bình đẳng giới đã đạt được (Theo Điều 5 Khoản 6 Luật Bình đẳng giới) [30; 2] • Lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật là biện pháp nhằm thực hiện mục tiêu bình đẳng giới bằng cách xác định vấn đề giới, dự báo tác động giới của văn bản, trách nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới. .. nhiệm, nguồn lực để giải quyết vấn đề giới trong các quan hệ xã hội được văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh (Theo Khoản 7 Điều 5 Luật Bình đẳng giới) [30; 2] • Hoạt động bình đẳng giới là hoạt động do cơ quan, tổ chức, gia đình, cá nhân thực hiện nhằm đạt mục tiêu bình đẳng giới (Theo Khoản 8 Điều 5 Luật Bình đẳng giới) [30; 2] 1.1.2 Giáo dục bình đẳng giới Giáo dục là quá trình được tổ chức có ý thức,... quản lý, các ban, ngành và toàn xã hội không ngừng quan tâm Có thể nói rằng giáo dục bình đẳng giới có tầm quan trọng to lớn đối với sự phát triển của đất nước Vì vậy, có một nhà giáo dục đã viết: Giáo dục một người đàn ông, ta được một gia đình, giáo dục một người phụ nữ ta được cả một thế hệ Lợi ích trăm năm trồng người chính là xuất phát từ việc giáo dục bình đẳng giới 1.1.3 Vị thành niên 1.1.3.1... khía cạnh: giáo dục nhận thức (nội dung) và giáo dục kỹ năng (cách thức) Giải pháp giáo dục bình đẳng giới phải gắn liền với việc tuyên truyền, giáo dục pháp luật về bình đẳng giới, lồng ghép giới vào quá trình xây dựng chính sách, chương trình, thực hiện và đánh giá trong cả lĩnh vực văn hóa và giáo dục Chính phủ và ngành Giáo dục - Đào tạo cần xây dựng và hỗ trợ các chương trình có lợi cho trẻ em... có nội dung liên quan đến bình đẳng giới hoặc có vấn đề bất bình đẳng giới, phân biệt đối xử về giới được tập huấn kiến thức về giới, phân tích giới và lồng ghép giới - Chỉ tiêu 3: Đến năm 2015 và duy trì đến năm 2020 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương bố trí đủ cán bộ làm công tác bình đẳng giới; hình thành đội ngũ cộng tác viên, tình nguyện viên tham gia công tác bình đẳng giới và sự tiến bộ... bình đẳng để phát huy hết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng để tham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát triển; được hưởng tự do và chất lượng cuộc sống bình đẳng; được hưởng thành quả bình đẳng trong mọi lĩnh vực của xã hội Bình đẳng giới thể hiện ở nhiều mặt: - Nữ và nam có điều kiện ngang nhau để phát huy hết khả năng và thực hiện. .. hình thành nhân cách nên nảy sinh nhiều rối nhiễu về tâm lý nhất so với các lứa tuổi khác Trẻ vị thành niên là tương lai của xã hội Ở lứa tuổi này, các em được hưởng sự quan tâm, các chính sách ưu đãi dành cho người chưa thành niên trong mọi lĩnh vực Tuy vậy, hiện nay việc xác định trẻ trong độ tuổi nào được gọi là vị thành niên còn thiếu rõ ràng và chưa thống nhất Thực tế quy định độ tuổi vị thành niên . giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 11 B. NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC BÌNH ĐẲNG GIỚI CHO VỊ THÀNH NIÊN 1.1 cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An; 9 - Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong thời gian. dục bình đẳng giới cho vị thành niên ở Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ An trong giai đoạn hiện nay. 4.2. Phạm vi nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực trạng giáo dục bình đẳng giới cho

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:56

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan