Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan

95 558 5
Dấu ấn văn hóa nam bộ trong ký của lý lan

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

  *****    !"!" "#$%&  '()*+,   *****    !"!"  /0123456 7*))*+)+   "#$%& 89:2/9;.8<=.>/?5/01@A$B$B'C '()*+, " D5.8 EF +B"G<?1/0.HI4J2 +B+B Văn hóa vừa là sản phẩm sáng tạo của con người, vừa là môi trường nhân tạo để nuôi dưỡng đời sống vật chất và tinh thần của con người. Cùng với thiên nhiên thứ nhất do tạo hóa tạo nên, văn hóa trở thành môi trường sống của con người, văn hóa được nhìn nhận là động lực của sự tiến bộ xã hội… Văn học vừa là văn hóa, vừa biểu hiện văn hoá, cho nên văn học cũng là tấm gương của văn hoá. Trong tác phẩm văn học, ta tìm thấy hình ảnh của văn hóa qua sự tiếp nhận và tái hiện của nhà văn. Đó là những vẻ đẹp của văn hoá truyền thống dân tộc, văn hóa Hà Nội trong ký của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng…, là những vẻ đẹp của văn hoá người Việt qua tùy bút Quê hương tôi của Tràng Thiên, v.v Văn hoá tác động đến văn học không chỉ ở đề tài mà còn ở toàn bộ hoạt động sáng tạo của nhà văn và hoạt động tiếp nhận của bạn đọc. Việt Nam có một nền văn hóa phong phú và đa dạng bởi sự đóng góp của văn hóa nhiều vùng miền, phong phú đa dạng nhưng thống nhất, biểu hiện đặc tính dân tộc, cốt cách dân tộc, bản sắc dân tộc. Nền văn hóa ấy tạo nên sức mạnh cố kết, duy trì và phát triển đời sống của dân tộc, bao hàm các giá trị đặc trưng, tiêu biểu, phản ánh diện mạo, truyền thống, bản lĩnh, phẩm chất, tâm hồn, lối sống của dân tộc. Văn hóa dân tộc Việt Nam là sự tập hợp, kết tinh những giá trị bền vững, những tinh hoa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam ở nhiều vùng khác nhau, trải khắp ba miền Bắc – Trung – Nam (Bắc bộ, Trung bộ, Nam bộ). Đấy là những giá trị được vun đắp nên qua lịch sử hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Tuy đều là biểu hiện của văn hóa dân tộc, nhưng văn hóa mỗi vùng miền khác nhau lại có những đặc điểm độc đáo riêng… Có lẽ chỉ có nhà văn là người nói được những nét riêng độc đáo này của văn hóa vùng miền một cách tinh tế, hấp dẫn nhất. Dấu ấn văn hoá vùng miền trong các sáng tác văn học (bất cứ ở thể loại nào), nhất là của những tác giả có phong cách, là một vấn đề lớn, có ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Với những tác giả lấy văn hoá vùng miền làm đối tượng chiếm lĩnh, vấn đề này càng có ý nghĩa +B)B Trong văn xuôi Việt Nam hiện đại, ký là một thể loại có vai trò hết sức quan trọng, nhất là trong phản ánh, thể hiện các biểu hiện của văn hóa dân tộc, văn hóa các vùng miền trên đất nước. Rất nhiều tên tuổi lớn mà sự nghiệp sáng tác được khẳng định bằng thể ký ở nội dung này. Nhiều trang ký đặc sắc của Nguyễn Tuân, Thạch Lam, Vũ Bằng, Hoàng Phủ Ngọc Tường, Nguyễn Thi, Nguyễn Trung Thành, Bình Nguyên Lộc, Băng Sơn, Võ Phiến, Lý Lan không chỉ mang tới cho độc giả những tri thức, nhận thức mới mẻ, hấp dẫn về văn hóa vùng miền, mà còn góp phần vun đắp tâm hồn, tư tưởng tình cảm cho họ. Chẳng hạn, đọc Thương nhớ mười hai của Vũ Bằng, độc giả miền Nam có thêm hiểu biết tường tận về mảnh đất, văn hóa và tấm lòng của con người xứ Bắc. Tất cả là hồi quang của một thời quá khứ xa xưa, nhưng khi được biểu đạt bằng giọng văn đằm thắm nghĩa tình, 4 đau đáu nhớ thương, bỗng trở nên lung linh cao quý như những mảnh hồn thiêng dân tộc, từ đây người đọc càng yêu hơn quê hương, đất nước mình. +BKB Lý Lan - một nhà văn chuyên nghiệp, từng sống ở Sài Gòn, Nam Bộ, am hiểu văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ. Tất cả các bài ký, tập ký của bà đều tập trung về văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ, lấy đây làm đối tượng nhận thức, phản ánh và thể hiện Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945. Nam Bộ là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ). Văn hóa Nam Bộ, có thể chia thành ba tiểu vùng: tiểu vùng Đông Nam Bộ, tiểu vùng Tây Nam Bộ, và tiểu vùng Sài Gòn. Mảnh đất lành này là nơi có sự gặp gỡ trọn vẹn và diễn ra sự giao thoa văn hoá của 4 cộng đồng dân tộc Việt, Hoa, Chăm, Khơ-me tiêu biểu cho cả Nam bộ, trong đó người Việt là chủ thể chính. Hình thành trên một vùng đồng bằng sông nước và trên một vùng đất đa tộc người, văn hoá Nam Bộ có nhiều nét riêng độc đáo Từng được sống trong môi trường văn hóa Nam Bộ, am hiểu văn hóa Sài Gòn, Nam Bộ, Lý Lan ấp ủ khát vọng viết về nó với tất cả tấm lòng gắn bó yêu thương của mình, viết về nó với cảm nhận và cái nhìn riêng của mình. Chính vì vậy, Văn ho Nam B trong k ca L Lan là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc trên nhiều phương diện… )BL249M.8.8/2N.1OPQJ82;2/R.1S5HI4J2 )B+B Dấu ấn văn ho Nam B trong k ca L Lan )B)B Đề tài bao quát toàn bộ ký của Lý Lan, gồm bảy tập đã được xuất bản: Chân dung người Hoa (1994) Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi (1998) Khi nhà văn khóc (1999) Dặm đường lang thang (1999) 5 Miên man tùy bút (2007) Bày tỏ tình yêu (2009) Ở ngưỡng cửa cuc đời (2010) Và một số bài đăng trên (https://sites.google.com/site/lylanmutman): Ăn cho Tiều, Bông chùm bao, Chuyện làm ăn, Chùa Minh Hương, Du xuân, Đêm Sài Gòn nghe ếch nhi kêu, Múa lân, Người trong hẻm, Sài Gòn về sng, Sỏi và đ, Thư viết ở Sài Gòn. KB"T1/UVQW.HI.8/2N.1OP KB+B !! "# Lý Lan sáng tác bằng nhiều thể loại, với khá nhiều đề tài. Tuy nhiên, công trình nghiên cứu về thế sáng tác của bà còn ít. Trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, số 24, ngày 15 – 6 - 1985, Nguyễn Thị Thanh Xuân nhận định: “Lý Lan là cây bút sớm được dư luận chú ý. Với cách viết giản dị mà linh hoạt, đậm đà chất Nam Bộ, Lý Lan thể hiện phong cách của mình ngay từ những tác phẩm đầu tay”. Sau đó một thời gian, năm 1994, cũng trên báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh, ra ngày 18 - 8 - 1994, Nguyễn Thị Thanh Xuân giới thiệu tập truyện ngắn Cỏ ht của Lý Lan in chung Trần Thùy Mai. Theo tác giả, “Trong những trang viết của cây bút mới vào nghề như Lý Lan, chúng ta bắt gặp đây đó hình ảnh tác giả: Lý Lan đang trong giai đoạn tự ngắm mình”. Nhà văn Sơn Nam qua tập truyện ngắn Chiêm bao thấy núi của Lý Lan (Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh, 19910 nhận thấy ở Lý Lan “Cái tươi trẻ, cái bình dân và sự ranh mãnh của những cô gái trẻ Sài Gòn xưa và nay. Nhất là có phẩm cách” [40; 4] Khi Mt góc phố Tàu của Lý Lan (Nxb Hội Nhà văn, 2000) ra đời, Vương Trí Nhàn tuyển chọn và giới thiệu, ông khẳng định phong cách văn xuôi Lý Lan “chính là nằm trong cái mạch của văn xuôi Nam Bộ. Cây bút này đã tiếp nhận một cách hồn nhiên kinh nghiệm của người đi trước để rồi trong hoàn cảnh của mình, thêm vào đó những sắc thái mới, làm nên một giọng điệu mới…là một tiếng nói điềm đạm, không làm điệu, làm ồn, tự tin 6 ở sự tồn tại của mình, do đó là một tiếng nói dễ gần, dễ thông cảm. Chị đã viết được đều, viết nhanh, viết khỏe, có thể tin là trước mắt chúng ta một phong cách đã hình thành, một mạch văn đã khơi nguồn và đang chảy xiết chứ không phải là một sự “viết cho vui” hoặc ghé qua nghề nghiệp chốc lát rồi lại bỏ” “Riêng với Lý Lan, do hoàn cảnh riêng là lớn lên ở một miền đất mà người Hoa sinh sống tập trung, chị lại có dịp nói kỹ về sinh hoạt của cộng đồng này, từ chuyện làm ăn, một tiệm chạp pô, tiệm nước tới việc viết chữ ghi lại bút tích ngày xuân… với những con người bảo ban nhau làm ăn, những con người nghèo nghèo, tội tội, đang vật lộn kiếm sống và kiếm cách thích nghi với mảnh đất mới”[74; 12-15]. Vương Trí Nhàn đã đặt văn xuôi của Lý Lan trong mạch văn xuôi Nam bộ cùng với Hồ Biểu Chánh, Lý Văn Sâm, Vương Hồng Sển, Sơn Nam, Trang Thế Hy v.v Theo Vương Trí Nhàn, Lý Lan có “lối kể chuyện mộc mạc”; lối hành văn “tự nhiên mà không bao giờ mang tiếng trau chuốt, đẽo gọt”, “Qua những trang sách của chị, người ta thấy hiện lên một phần hình ảnh xã hội sau chiến tranh với những xáo trộn nghiệt ngã, và những đổi thay mà trước đây không ai ngờ tới. Song cái chính là qua những trang sách ấy, người ta cảm thấy như được gặp gỡ với một tâm hồn nhạy cảm, biết nhìn đời một cách nhân hậu để tìm ra những vẻ đẹp và bất chấp mọi sự oái oăm rắc rối, vẫn có được một thái độ phải chăng, hợp lý, giữ lấy niềm tin cho riêng mình”[74]. Khi đặt Lý Lan bên cạnh một nhà văn gốc Hoa là Hồ Dzếnh, Vương Trí Nhàn nhận ra nét đặc biệt trong tâm lý sáng tạo của cả hai nhà văn, đó là “cái cảm giác về một "thân phận kép" đã trở thành ám ảnh” [74] và hành động viết như một sự giãi bày những tình cảm sâu nặng trong lòng. Nhìn chung, bài viết của Vương Trí Nhàn đã thể hiện sự am hiểu sâu sắc về các sáng tác của Lý Lan [http://vuongdangbi.blogspot.com]. Các tác giả Ngô Thị Kim Cúc (“Những người đàn bà bị thất lạc”, báo Thanh niên, 3/2008), Trần Thuỳ Mai (“Lý Lan, người đi xuyên tường”, báo Phụ nữ Thành phố Hồ Chí Minh Ch nhật, tháng 6/2008), Hà Tùng Sơn 7 (giới thiệu Tiểu thuyết đàn bà, sachhay.com) có những cách nhìn khác nhau về Tiểu thuyết đàn bà. Ngoài ra, cũng cần kể đến một số bài phỏng vấn Lý Lan, như: “Người phụ nữ luôn mơ ước làm chủ cuộc sống” (Báo Người lao đng, website nld.com.vn), “Lý Lan: với văn chương tôi không có tuổi” (phongdiep.net), bài phỏng vấn của Ngô Thị Kim Cúc (thanhnien.com.vn) nói về hoạt động sáng tác văn học thiếu nhi của Lý Lan; bài phỏng vấn “Lý Lan, 16 năm cho Tiểu thuyết đàn bà” (tại buổi giao lưu với bạn đọc ngày 13/3/2008, đăng tải trên website:http://www.vtc.vn/). Trong Thơ văn nữ Nam B thế kỷ XX (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002), người biên soạn công trình này đã nhận xét về tạp văn Lý Lan: “viết nhiều về người Hoa, về con cháu của một dân tộc đã sinh sống, gắn bó, hòa nhập với mảnh đất này từ bao đời nay…nhưng không thấy hiển hiện nỗi niềm xa xứ, nỗi sầu xứ mênh mang của một người xa lạ, “thiếu quê hương” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) hay u trầm, huyền bí” mà chỉ thấy vẻ hiền lành, đơn sơ, mộc mạc của một cộng đồng người giàu đức tính chia sẻ và cảm thông” [1; 686] Tháng 2 năm 2007 trên website: http://evan.vnexpress.net, tác giả Anh Vân viết bài “Lý Lan - người đàn bà hồn nhiên với chữ”. Trong bài viết này, Anh Vân gọi Lý Lan là “người bạn ham chơi, chân thành của chữ nghĩa” và với chữ nghĩa, Lý Lan có “mối quan hệ quấn quýt như tình nhân”. Tác giả bài viết cũng nhận ra nét hồn nhiên không chỉ toát ra từ con người mà còn thể hiện rõ trong giọng văn, ngôn ngữ của Lý Lan” và khẳng định sự trong sáng, dễ thương đã trở thành một trong những nét riêng hấp dẫn ở giọng điệu của Lý Lan. Bài viết “Lý Lan: Tình yêu vẫn còn nguyên vẹn” của Tường Vy đăng trên báo Saigongiaiphongonline là bài viết ghi lại những hoạt động và đóng góp của Lý Lan tại buổi Tổ chức Hội sách Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ 5, nhân dịp đón tết Mậu Tý, 2008. Qua bài viết này tác giả cũng hé mở một 8 số chi tiết về cuộc đời của nhà văn thông qua câu trả lời của nhà văn với bạn đọc. Tác phẩm của Lý Lan trở thành đề tài nghiên cứu cho một số luận văn thạc sĩ, như Đặc điểm truyện ngắn L Lan của Lê Thị Huỳnh Lan (Cao học 15 Đại học Vinh), Cảm hứng nữ quyền trong văn xuôi tự sự ca L Lan của Nguyễn Thị Hà (Cao học 16 Đại học Vinh), Đặc điểm tạp văn ca L Lan của Lê Tiến Dũng (Cao học 16 Đại học Vinh). KB)B$"%!&'()*+,-%. Lịch sử nghiên cứu vấn đề văn hóa Nam Bộ trong ký Lý Lan thể nói còn trống vắng. Chỉ có một vài bài viết có đề cập một vài chi tiết về nội dung và cách viết ký của bà. Ký là một thể loại được Lý Lan viết nhiều, song thể loại này của bà chưa thu hút được sự quan tâm cần thiết, đúng mức của giới nghiên cứu. Những đánh giá chủ yếu dành cho truyện ngắn và đặc biệt cho cuốn tiểu thuyết mới xuất bản gần đây của bà: Tiểu thuyết đàn bà, còn ký thì mới chỉ có một vài bài viết lẻ tẻ in trên các báo. Tác giả Việt Bằng trong bài “Đọc Miên man tuỳ bút của Lý Lan” đăng trên vietbang.com đề cập đến hai nội dung: “Miên man tùy bút là tập hợp của 11 đoản văn (personal essays, nonfiction) không có đề tài mà chỉ được đánh số từ 1 đến 11. Tất cả đều liên quan tới tác giả từ thủa ấu thời mẹ mất sớm, theo cha về Chợ Lớn cho đến khi thành công trong sự nghiệp và thành danh trong cuộc đời” và: “Trong Miên man tùy bút, nhiều đoạn được diễn tả bằng những mẩu đối thoại thay vì miêu tả hay thuật truyện. Viết đối thoại cũng là một sở trường của Lý Lan”[8]. Trên đài Châu Á tự do, tác giả Mặc Lâm cho phát bài: “Nhà văn nữ Lý Lan, một cây viết có sức sáng tác đa dạng” trong đó chủ yếu tập trung phân tích, làm rõ cách viết, nghệ thuật kể chuyện của Lý Lan. Với cái nhìn có tính hiện thực, Mặc Lâm đã khái quát: “Qua nhiều tác phẩm, Lý Lan có khuynh hướng miêu tả đời thường dưới cái nhìn của một nhà báo hơn là một nhà 9 văn. Chị ghi nhận sự kiện và sắp xếp chúng bằng những trình tự mà sự kiện liên tục xảy ra và không hoa mỹ, hư cấu”[61]. Điều đáng chú ý của Lý Lan là tác giả luôn đưa hình ảnh cuộc sống sống động vào văn chương, làm cho văn chương giàu hơi thở. Mặc Lâm phát biểu: “Bằng trực giác của một người nữ, chị lặng lẽ quan sát những gánh hàng rong đang ngày ngày sinh hoạt mà chị gọi chung là những cái chợ hàng rong”[61]. Tháng 4 năm 2008, báo Thể thao & Văn ho, số 111 cho đăng bài “Lý Lan: Mẹ đưa con đến trường mãi là biểu tượng đẹp nhất” của tác giả Yên Khương. Đây là bài viết về tác phẩm được chọn giảng trong nhà trường (chương trình văn học lớp 7): Cổng trường mở ra của Lý Lan. Yên Khương đã giành những ưu ái cho nhà văn khi ngợi ca “những tâm sự rất dung dị nhưng lại vô cùng cảm động như chính giọng văn của bà”[38]. Nguyễn Long Khánh trong bài giới thiệu cuốn Miên man tùy bút trong tonvinhvanhoadoc.vn đã có những nhận xét sơ bộ về hình thức của cuốn tùy bút: “Một cuốn sách giản dị, mộc mạc chân thành: Người viết nhớ đến đâu, viết đến đó, không sắp đặt cũng không chú ý lắm đến hình thức, nghệ thuật thể hiện”[35]… Về mặt nội dung, Nguyễn Long Khánh khẳng định Miên man tùy bút là cuốn sách “ thật ấm áp tình đời, tình người, có sức quyến rũ dịu dàng lay động mỗi trái tim người đọc. Nó như một dòng suối mát trong róc rách giữa ngày nắng hạ mang đến niềm vui, hy vọng và sức mạnh tiềm ẩn để chúng ta ngẩng cao đầu đi trong cuộc sống”[35]. Các tác giả biên soạn công trình Thơ văn nữ Nam B thế kỷ XX (Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2002) nhận xét: Lý Lan “viết nhiều về người Hoa, về con cháu của một dân tộc đã sinh sống, gắn bó, hòa nhập với mảnh đất này từ bao đời nay…nhưng không thấy hiển hiện nỗi niềm xa xứ, nỗi sầu xứ mênh mang của một người xa lạ, “thiếu quê hương” (chữ dùng của Nguyễn Tuân) hay u trầm, huyền bí” mà chỉ thấy vẻ hiền lành, đơn sơ, mộc mạc của một cộng đồng người giàu đức tính chia sẻ và cảm thông” [1; 686] 10 [...]... giá của bà về văn hóa nơi đây 36 Chương 2 VĂN HOÁ SÀI GÒN, NAM BỘ TRONG NHẬN THỨC, PHẢN ÁNH CỦA KÝ LÝ LAN 2.1 Cơ sở hiện thực của văn hoá Sài Gòn - Nam Bộ trong ký Lý Lan 2.1.1 Vùng văn hoá Nam Bộ Nam Bộ là khu vực phía cực nam của Việt Nam và chính là Nam Kỳ từ khi Việt Nam giành được độc lập vào năm 1945 Nam Bộ là một trong ba vùng chính của lãnh thổ Việt Nam (gồm Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ) ... của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Thể loại ký trên hành trình nghệ thuật của Lý Lan Chương 2: Văn hoá Nam Bộ trong nhận thức của ký Lý Lan Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hoá Nam Bộ của ký Lý Lan Chương 1 THỂ LOẠI KÝ TRÊN HÀNH TRÌNH SÁNG TẠO NGHỆ THUẬT CỦA LÝ LAN 1.1 Hành trình sáng tạo nghệ thuật của nhà văn Lý Lan 1.1.1 Lý Lan – nữ nhà văn tiêu biểu của Nam Bộ và của văn học Việt Nam hiện... về ký và đặc biệt là vấn đề văn hóa Nam bộ trong ký của Lý Lan vẫn còn quá ít ỏi, sơ sài, nếu không muốn nói là chưa có 4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu Qua tìm hiểu, khảo sát dấu ấn văn hoá Nam Bộ trong ký của Lý Lan, luận văn nhằm xác định đây như là một thành tố quan trọng tạo nên thành công và nét riêng trong phong cách ký của Lý Lan, cũng từ đây, đề xuất một số vấn... trang văn ăm ắp hơi thở của đời thường, nhà văn bộc lộ những cảm nhận của mình về thân phận con người, về văn hóa lịch sử của dân tộc và sự hướng thiện của mỗi cá nhân Chính điều này tạo cho ký của bà sức sống lâu bền trong 34 lòng người đọc Nhìn chung, văn xuôi của Lý Lan đôn hậu, dung dị, tự nhiên và dễ đọc Có thể nói, ký là phần quan trọng làm nên bộ mặt phong cách văn chương Lý Lan Lý Lan viết ký, ... thời sự vào văn chương và góp tiếng nói mạnh mẽ cho phong trào nữ quyền trong văn học là những đóng góp xuất sắc của Lý Lan Cùng với Lê Minh Khuê, Y 17 Ban, Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài, Nguyễn Ngọc Tư, v.v , Lý Lan đã góp phần tạo nên một “dòng” văn học nữ khó lẫn trong văn học hiện đại Việt Nam Lý Lan còn đóng góp cho văn học Việt Nam một màu sắc Nam Bộ rất riêng và độc đáo Trong văn của Lý Lan, người ta... cha mình là “từng nấng” nhưng quê hương mình là Việt Nam [46, 200] Những mảnh vỡ của quá khứ với nỗi hoài niệm man mác buồn đã góp phần làm nên chất trữ tình đặc biệt trong tản văn, tạp văn, tùy bút – và nói chung là ký Lý Lan Cũng có thể gọi Lý Lan là nhà văn của đô thị Sài Gòn, Nam Bộ Ký Lý Lan cho ta thấy được tấm lòng và sự gắn bó sâu sắc của nhà văn với Sài Gòn nói riêng, Nam Bộ nói chung, và... 4.2.3 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định nghệ thuật thể hiện văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ của ký Lý Lan Cuối cùng rút ra một số kết luận về thành công của ký Lý Lan khi có sự tham gia của thành tố văn hoá văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ (gọi chung là văn hoá Nam Bộ) … 5 Phương pháp nghiên cứu Luận văn vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khác nhau, trong đó có các phương pháp chính: phương pháp liên ngành, phương... trúc của luận văn 6.1 Đóng góp - Luận văn là công trình đi sâu tìm hiểu sự phản ánh và thể hiện văn hoá Nam Bộ của ký Lý Lan với cái nhìn tập trung và hệ thống 12 - Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu ký Lý Lan nói riêng, ký Việt Nam đương đại nói chung… 6.2 Cấu trúc của luận văn Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của. .. xuất một số vấn đề về có ý nghĩa lý luận và thực tiễn về tiếp nhận và nghiên cứu dấu ấn văn hoá vùng miền, địa phương trong các sáng tác văn học… 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 4.2.1 Đưa ra một cái nhìn khái quát về Lý Lan và thể loại ký trên hành trình sáng tạo của nhà văn 4.2.2 Đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những biểu hiện của văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ trong ký của Lý Lan 4.2.3 Đi sâu khảo sát, phân... hẹp Theo nghĩa rộng, tản văn là văn xuôi, đối lập với vận văn (văn vần) Lưu Hiệp trong Văn tâm điêu long chia toàn bộ thư tịch thành "văn" và "bút", trong đó văn là "vận văn" , còn bút là tản văn Trong văn học cổ các áng văn xuôi không viết theo văn biền ngẫu như kinh, truyện, sử, tập, biểu, chiếu, cáo, hịch, phú, minh, luận đều là tản văn Theo nghĩa hẹp, tản văn là tác phẩm văn xuôi ngắn gọn, hàm xúc, . văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ của ký Lý Lan. Cuối cùng rút ra một số kết luận về thành công của ký Lý Lan khi có sự tham gia của thành tố văn hoá văn hoá Sài Gòn, Nam Bộ (gọi chung là văn hoá Nam Bộ) … ZBA/9[.8/].8/2N.1OP Luận. chương. Chương 1: Thể loại ký trên hành trình nghệ thuật của Lý Lan Chương 2: Văn hoá Nam Bộ trong nhận thức của ký Lý Lan Chương 3: Nghệ thuật thể hiện văn hoá Nam Bộ của ký Lý Lan /9[.8+ b". , Lý Lan đã góp phần tạo nên một “dòng” văn học nữ khó lẫn trong văn học hiện đại Việt Nam. Lý Lan còn đóng góp cho văn học Việt Nam một màu sắc Nam Bộ rất riêng và độc đáo. Trong văn của Lý Lan,

Ngày đăng: 19/07/2015, 19:44

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan