Tình hình thi hành và một số ví dụ vi phạm Luật Chứng khoán

29 372 0
Tình hình thi hành và một số ví dụ vi phạm Luật Chứng khoán

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Nội dung chính: Phần 1: Tổng quan về Luật chứng khoán 1/ Điều kiện ra đời của luật ck 2/ Quá trình hình thành và phát triển luật chứng khoán 3/ Vai trò của Luật Chứng khoán 4/ Nội dung cơ bản của Luật Chứng khoán các văn bản dưới luật có liên quan Phần 2: Tình hình thi hành và một số ví dụ vi phạm Luật Chứng khoán 1. Kết quả đạt được 2. Những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và một số nguyên nhân 3. Một số vụ vi phạm luật chứng khoán Phần 3: Một số giải pháp sửa đổi và hoàn thiện Luật chứng khoán 1. Sự cần thiết phải sửa đổi Luật chứng khoán 2. Nội dung dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung của Luật Chứng khoán. 3. Đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán. Phần 1: Tổng quan về Luật Chứng khoán 1/ Điều kiện ra đời của luật ck Có thể nói, TTCK không thể vận hành và phát triển mạnh nếu không có một khuôn khổ pháp lý cần thiết cho tổ chức và hoạt động của nó. Trong việc đánh giá tầm quan trọng của các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của TTCK thì yếu tố đầu tiên là môi trường pháp lý, yếu tố thứ hai là hàng hoá trên thị trường và tiếp theo là tình hình chính trị và sự hiểu biết của công chúng về chứng khoán. Ơ các quốc gia có TTCK mới nổi, pháp luật điều chỉnh thị trường còn lỏng lẻo, chưa hoàn thiện. Các hiện tượng tiêu cực dễ nảy sinh trên TTCK như mua bán nội gián, hành vi lũng đoạn thị trường, thao túng giá chứng khoán, thông tin sai sự thật, có thể gây thiệt hại cho nhà đầu tư, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể tham gia TTCK. Thêm vào đó, TTCK là một loại thị trường hàng hoá đặc biệt, hoạt động rất nhạy cảm, có sự tham gia của nhiều chủ thể khác nhau, đại diện cho những nhóm quyền lợi khác nhau (quyền lợi của nhà đầu tư, của chủ thể phát hành, niêm yết, chủ thể kinh doanh chứng khoán). Chính vì vậy, nhà nước phải ban hành hệ thống pháp luật đồng bộ để điều chỉnh các hoạt động trên TTCK, nhằm hạn chế các hiện tượng tiêu cực nảy sinh trên thị trường này và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Luật pháp là một công cụ hữu hiệu có thể quyết định tới sự phát triển của thị trường chứng khoán. 2 / Quá trình hình thành và phát triển luật chứng khoán Ở Việt Nam có một đặc thù là ngay từ năm 1996, khi chưa có TTCK chính thức tập trung ra đời, đã có Uỷ ban chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) thành lập theo Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996. Điều này khẳng định sự quan tâm tích cực từ phía nhà nước đối với loại thị trường hàng hoá đặc biệt này, đồng thời tạo cơ sở pháp lý cho sự ra đời của TTCK ở Việt Nam. Theo Nghị định này, UBCKNN là cơ quan đảm bảo cho TTCK hoạt động tuân thủ pháp luật, hiệu quả, công bằng, công khai, hạn chế tình trạng lừa đảo, các hành vi tiêu cực nảy sinh trên thị trường, bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư. Mặc dù chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBCKNN chỉ được thể hiện ở tầm Nghị định, song vị trí pháp lý của nó được khẳng định là một cơ quan thuộc Chính phủ, có nhiều thẩm quyền, trong đó có thẩm quyền ban hành văn bản qui phạm pháp luật. Tiếp theo Nghị định 75/CP là Nghị định 48/1998/NĐ – CP về chứng khoán và TTCK. Để TTCK Việt Nam đạt tiêu chuẩn của TTCK quốc tế, có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài, yêu cầu văn bản pháp luật điều chỉnh về tổ chức và hoạt động của TTCK phải được ban hành bởi đạo luật. Nghị định số 48/1998/NĐ-CP là văn bản pháp luật cao nhất cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam lúc bấy giờ. Do Nghị định 48/1998/NĐ- CP còn nhiều hạn chế và bất cập, nên đã được sửa đổi bổ sung sau Nghị định 144/2003/NĐ-CP ngày 28/11/2003 (Nghị định 144). So với Nghị định 48, Nghị định 144 có phạm vi điều chỉnh tương đối rộng (liên quan đến sự mở rộng phạm vi quản lý đối với hoạt động phát hành chứng khoán ra công chúng; qui định thủ tục đăng ký phát hành chứng khoán ra công chúng thay cho cơ chế cấp phép phát hành; phân định rõ điều kiện niêm yết và điều kiện phát hành chứng khoán; nới lỏng điều kiện niêm yết chứng khoán để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hoá có thể niêm yết chứng khoán ngay; qui định bổ sung đối tượng phải công bố thông tin là công ty chứng khoán (bên cạnh các đối tượng là tổ chức niêm yết, công ty quản lý quĩ, và TTGDCK); bổ sung thêm loại hình Quỹ đầu tư chứng khoán bằng vốn góp của các thành viên; cụ thể hoá các hành vi bị cấm trên thị trường chứng khoán). Việc ban hành Nghị định 144 đã đánh dấu một bước quan trọng trong quá trình hoàn thiện khung pháp lý cho hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam, là cơ sở pháp lý quan trọng bảo đảm cho thị trường hoạt động an toàn, công bằng, hiệu quả, bảo vệ quyền lợi nhà đầu tư. Tuy nhiên, do sự phát triển của nền kinh tế nói chung và thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng và để phù hợp với định hướng chiến lược phát triển thị trường chứng khoán đến năm 2010, thì việc ban hành Nghị định 144 và sau đó là hàng loạt các văn bản hướng dẫn thi hành cũng chưa tạo ra được môi trường pháp lý đầy đủ, đồng bộ và ổn định để điều chỉnh mọi hoạt động trên thị trường chứng khoánThực tiễn hoạt động của TTCK Trong điều kiện kinh tế phát triển cao, nhu cầu vốn cho đầu tư phát triển lớn, đòi hỏi phi phát triển thị trường chứng khoán trở thành kênh huy động vốn quan trọng cho nền kinh tế. Để đạt được mục tiêu phát triển quy mô thị trường chứng khoán từ 10 - 15% GDP vào năm 2010 (khoảng 10 - 15 tỷ USD), đồng thời tạo ra khuôn khổ pháp luật nhằm quản lý thị trường hoạt động có hiệu quả và lành mạnh, đáp ứng với điều kiện hội nhập đòi hỏi cần phải hoàn chỉnh thể chế về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó quan trọng nhất là ban hành Luật Chứng khoán. Từ thực trạng hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam nói trên, có thể thấy rằng việc Luật Chứng khoán được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/6/2006, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2007 mang tính cần thiết khách quan 3/ Các vai trò: 1. Luật Chứng khoán ra đời góp phần hoàn chỉnh thể chế về kinh tế thị trường ở nước ta, quán triệt tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước thể hiện trong Nghị quyết Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ IX và lần thứ X. 2. Luật Chứng khoán ra đời khắc phục những khiếm khuyết, bất cập trong khuôn khổ pháp luật chứng khoán và thị trường chứng khoán (Nghị định 144), đồng bộ hoá với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư mà Quốc hội đã thông qua. Điều này hết sức quan trọng vì tạo ra môi trường pháp luật ổn định cho các nhà đầu tư. 3. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện hình thành khuôn khổ pháp luật trong việc quản lý, giám sát thị trường, đảm bảo nguyên tắc hoạt động thị trường: công khai, công bằng, minh bạch và bảo vệ lợi ích hợp pháp của các nhà đầu tư. 4. Luật Chứng khoán ra đời tạo điều kiện cho thị trường chứng khoán phát triển nhanh và bền vững; tăng cường khả năng huy động vốn của Chính phủ, các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán cho đầu tư phát triển; tạo cơ hội đầu tư cho công chúng nhằm tăng nhanh luồng luân chuyển vốn đầu tư. Thị trường chứng khoán phát triển sẽ làm cho các doanh nghiệp minh bạch. Điều này góp phần làm cho nền kinh tế của chúng ta minh bạch. 5. Luật Chứng khoán tạo điều kiện thị trường chứng khoán Việt Nam hội nhập với thị trường chứng khoán khu vực và quốc tế. Thông qua hoạt động đầu tư gián tiếp có khả năng khơi thông nguồn vốn nước ngoài vào Việt Nam, đồng thời tạo cơ hội để các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư ra nước ngoài. Vậy luật chứng khoán ra đời là một điều tất yếu giúp thúc đẩy và kiểm soát TTCK Việt Nam phát triển đúng hướng. 4/ Nội dung cơ bản của Luật Chứng khoán các văn bản dưới luật có liên quan Về tổng thể, Luật Chứng khoán bao gồm 11 chương và 136 Điều với các nội dung cơ bản như sau: 1. Chương 1: Những quy định chung (9 điều – từ điều 1 đến điều 9) 2. Chương 2: Chào bán ck ra công chúng (15 điều – từ điều 10 đến điều 24) 3. Chương 3: Công ty đại chúng (8 điều – từ điều 25 đến điều 32) 4. Chương 4: Thị trường giao dịch chứng khoán (9 điều – từ điều 33 đến điều 41) 5. Chượng 5: Đăng ký lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán (17điều – từ điều 42 đến điều 58) 6. Chương 6: Công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán (23 điều – từ điều 59 đến điều 81) 7. Chương 7: Quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán và ngân hàng giám sát (18 điều – từ điều 82 đến điều 99) 8. Chương 8: Công bố thông tin (8 điều – từ điều 100 đến 107) 9. Chương 9: Thanh tra và xử lý vi phạm (23 điều – từ điều 108 đến điều 130) 10.Chương 10: Giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và bồi thường thiệt hại (3 điều – từ điều 131 đến điều 133) 11.Chương 11: Điều khoản thi hành (3 điều – từ điều 134 đến điều 136) 1. Về phạm vi và đối tượng điều chỉnh, Luật Chứng khoán có phạm vi điều chỉnh rộng, quy định về hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, niêm yết, giao dịch, kinh doanh, đầu tư chứng khoán và các dịch vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Riêng về hoạt động đầu tư chứng khoán, để thống nhất với Luật Đầu tư vừa được Quốc hội thông qua, Luật Chứng khoán thống nhất điều chỉnh đối với hoạt động đầu tư gián tiếp như mua, bán cổ phần, cổ phiếu, trái phiếu hoặc thông qua quỹ đầu tư chứng khoán của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Đối tượng áp dụng của Luật Chứng khoán là tổ chức, cá nhân Việt Nam và tổ chức, cá nhân nước ngoài tham gia đầu tư chứng khoán và hoạt động trên thị trường chứng khoán Việt Nam và các tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán. Tuy nhiên, Luật có quy định trường hợp Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác với quy định của Luật này thì áp dụng Điều ước quốc tế đó. 2. Về giải thích từ ngữ, Luật Chứng khoán đưa ra những khái niệm, thuật ngữ cơ bản về chứng khoán và thị trường chứng khoán, bao gồm: khái niệm về thị trường chứng khoán, thị trường giao dịch chứng khoán, chào bán chứng khoán ra công chúng, kinh doanh chứng khoán… Những khái niệm này được xây dựng để đảm bảo chuẩn hoá theo thông lệ quốc tế, đồng thời phù hợp với thực tiễn của Việt Nam. 3. Về quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Luật Chứng khoán thể hiện vai trò của Nhà nước trong việc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, cấp các loại giấy phép, thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về chứng khoán và thị trường chứng khoán, Bộ Tài chính chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện chức năng quản lý nhà nước về thị trường chứng khoán. Trong Luật quy định rõ Uỷ ban Chứng khoán nhà nước là cơ quan thuộc Bộ Tài chính nhưng được thực hiện một số chức năng và thẩm quyền nhất định như cấp các loại giấy phép, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm hành chính trong hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán… nhằm đảm bảo tính độc lập cần thiết và thực quyền của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước trong việc quản lý cũng như thực hiện các vấn đề nghiệp vụ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. Bộ Tài chính thực hiện chức năng ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo thẩm quyền và chỉ đạo Uỷ ban Chứng khoán nhà nước thực hiện chiến lược, kế hoạch, chính sách, chế độ về chứng khoán và thị trường chứng khoán. 4. Về chào bán chứng khoán ra công chúng, Luật Chứng khoán thống nhất điều chỉnh hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng của các đối tượng và theo hướng dẫn cụ thể của Chính phủ về điều kiện chào bán chứng khoán đối với doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chuyển đổi thành công ty cổ phần, doanh nghiệp mới thành lập thuộc lĩnh vực cơ sở hạ tầng hoặc công nghệ cao; về chào bán chứng khoán ra nước ngoài và các trường hợp cụ thể khác. Riêng đối với việc phát hành trái phiếu Chính phủ, hiện nay được điều chỉnh bởi Luật Ngân sách. Do vậy, tại Luật này không điều chỉnh việc phát hành trái phiếu Chính phủ. Tuy nhiên, việc niêm yết, giao dịch trái phiếu Chính phủ trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán phải tuân theo quy định của Luật Chứng khoán. 5. Về công ty đại chúng, đây là một nội dung mới trong Luật Chứng khoán, quy định về công ty đại chúng và các nghĩa vụ công ty đại chúng phải tuân thủ. Việc đặt ra các quy định về công ty đại chúng nhằm đảm bảo tất cả các doanh nghiệp có chứng khoán được công chúng sở hữu rộng rãi (kể cả các doanh nghiệp đã phát hành chứng khoán ra công chúng trước khi Luật Chứng khoán có hiệu lực hoặc phát hành riêng lẻ nhiều lần theo quy định của Luật Doanh nghiệp) phải tuân thủ nguyên tắc công khai, minh bạch, từ đó có thể bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của nhà đầu tư. Hoạt động chào mua công khai được quy định để đảm bảo tính công khai, minh bạch, tránh việc các công ty đại chúng bị “thâu tóm” không công bằng, không công khai và để bảo vệ các cổ đông thiểu số trong doanh nghiệp bị “thâu tóm”. Luật Chứng khoán quy định việc chào mua công khai chỉ được thực hiện sau khi Uỷ ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận và đã được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng trước thời điểm dự kiến thực hiện. 6. Về thị trường giao dịch chứng khoán, Luật quy định Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán là pháp nhân hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần. Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập, giải thể, chuyển đổi cơ cấu tổ chức và hình thức sở hữu. Mô hình tổ chức và hoạt động giữa Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán cơ bản là giống nhau, chỉ khác nhau về hàng hoá và phương thức giao dịch. Trong Luật quy định Sở Giao dịch chứng khoán có chức năng tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán theo phương thức khớp lệnh tập trung và phương thức giao dịch khác theo quy định tại Quy chế giao dịch chứng khoán của Sở Giao dịch chứng khoán; Trung tâm Giao dịch chứng khoán tổ chức thị trường giao dịch chứng khoán cho các chứng khoán không đủ điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán theo phương thức thoả thuận và các phương thức giao dịch khác quy định tại Quy chế Giao dịch chứng khoán của Trung tâm Giao dịch chứng khoán. Chứng khoán niêm yết tại Trung tâm Giao dịch chứng khoán được giao dịch tại công ty chứng khoán là thành viên của Trung tâm Giao dịch chứng khoán theo Quy chế của Trung tâm. Về điều kiện niêm yết tại Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán, trong Luật chỉ quy định những nguyên tắc cơ bản về điều kiện niêm yết; quy định cụ thể về mức vốn điều lệ, số năm có lãi, số lượng cổ đông nắm giữ… do Chính phủ hướng dẫn vì nhiều quốc gia, tiêu chuẩn niêm yết là so Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán quy định sau khi được Uỷ ban Chứng khoán nhà nước chấp thuận. Và, trong điều kiện của Việt Nam, tiêu chuẩn niêm yết trên Sở Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Giao dịch chứng khoán có thể thay đổi để linh hoạt điều chỉnh khi điều kiện thị trường thay đổi. 7. Đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán, tổ chức và hoạt động của Trung tâm lưu ký chứng khoán: Giống như Sở Giao dịch chứng khoán và Trung tâm Giao dịch chứng khoán, Trung tâm Lưu ký chứng khoán cũng được tổ chức theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ phần theo quy định của Luật Chứng khoán, có chức năng tổ chức, quản lý và giám sát hoạt động đăng ký, lưu ký, bù trừ và thanh toán chứng khoán. Thành viên lưu ký tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán là các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, công ty chứng khoán đáp ứng đủ các điều kiện như về trang thiết bị, về hoạt động kinh doanh… được Uỷ ban Chứng khoán nhà nước cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động lưu ký chứng khoán. Luật quy định chứng khoán của các công ty đại chúng phải được đăng ký, lưu ký tập trung tại Trung tâm lưu ký chứng khoán. Quy định như vậy là phù hợp với thông lệ quốc tế về đăng ký và lưu ký tập trung, khắc phục được tình trạng các nhà đầu tư nắm giữ trực tiếp chứng chỉ chứng khoán. Điều này sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi biến động sở hữu, cũng như thuận tiện cho việc giao dịch, thanh toán và tiến tới thực hiện chính sách phi vật chất chứng khoán như một số nước đã tiến hành. 8. Về công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán, Luật quy định công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán được tổ chức dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc công ty cổ [...]... biện pháp tiến hành thanh tra về hoạt động chứng khoán và thị trường chứng khoán, quyền và nghĩa vụ của đối tượng chịu sự thanh tra thị trường chứng khoán Về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán: Trong Luật quy định cụ thể về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và hình thức xử lý tương ứng với từng hành vi vi phạm Riêng về... nghiệp Vi t Nam chào bán và niêm yết chứng khoán ra nước ngoài - Một số quy định của Luật chứng khoán chưa phù hợp thực tế nên hiệu lực thi hành không cao Cụ thể như quy định về mức phạt tiền từ 1% đến 5% tổng số tiền đã huy động trái pháp luật, phạt 1 đến 5 lần khoản thu trái pháp luật đối với hành vi vi phạm quy định về chào bán chứng khoán ra công chúng 3/ Một số vụ vi phạm luật chứng khoán 3.1 Vi phạm. .. chào bán chứng khoán riêng lẻ Theo cách quy định trong Luật Chứng khoán 2006 của Vi t Nam, hoạt động chào bán chứng khoán được điều tiết theo hai luật khác nhau: Luật Chứng khoán điều chỉnh hành vi chứng khoán ra công chúng và Luật doanh nghiệp điều chỉnh hành vi chào bán chứng khoán riêng lẻ Một số nước như Ba Lan , Bungaria, Đài Loan cũng quy định tương tự như Luật chứng khoán 2006 của Vi t Nam Tuy... 11.Thanh tra và xử lý vi phạm, để đảm bảo thị trường chứng khoán hoạt động có hiệu quả, ngăn ngừa các hành vi vi phạm và hạn chế rủi ro trên thị trường chứng khoán, hạn chế đến mức thấp nhất vi c hình sự hoá các quan hệ kinh tế trong lĩnh vực chứng khoán, trong Luật quy định rõ quyền hạn của Uỷ ban Chứng khoán nhà nước trong vi c thực hiện các biện pháp thanh tra thị trường và xử lý các hành vi vi phạm, theo... pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng khoán và một số nguyên nhân 2.1 Những tồn tại, hạn chế Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian qua, công tác xây dựng và thực thi pháp luật về chứng khoán cũng đã bộc lộ một số bất cập, hạn chế Cụ thể: a/ Phạm vi điều chỉnh của Luật còn hẹp, chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế Luật chứng khoán hiện hành chỉ điều tiết hoạt động chào bán chứng khoán. .. khác Phần 2: Tình hình thi hành và một số ví dụ vi phạm Luật Chứng khoán Kết quả đạt được 1 Qua 3 năm thi hành, Luật Chứng khoán và các văn bản hướng dẫn đã đạt được những kết quả quan trọng, cụ thể như sau: - Tạo lập được khuôn khổ pháp lý cao, đồng bộ và thống nhất cho hoạt động của TTCK, loại bỏ những mâu thuân với các văn bản pháp luật khác có liên quan - Các quy định pháp lý hiện hành nhìn chung... quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và quản lý danh mục đầu tư chứng khoán Chứng chỉ hành nghề chứng khoán được cấp cho các cá nhân có đủ điều kiện Đây cũng là một điểm mới so với cơ chế hiện hành Chứng chỉ hành nghề không có thời hạn và chỉ có giá trị khi người có chứng chỉ hành nghề làm vi c tại một công ty chứng khoán hay công ty quản lý quỹ Luật quy định trách nhiệm của công ty chứng khoán, công ty quản... công ty niêm yết và chưa niêm yết) để cơ quan có thẩm quyền có cơ sở hướng dẫn cho phù hợp quy mô, tính đại chúng của doanh nghiệp - Xử lý vi phạm: chỉnh sửa một số quy định về hành vi vi phạm cho phù hợp với thực tế và nâng cao ý thức chấp hành pháp luật trên thị trường chứng khoán và hoạt động chứng khoán 3 Đánh giá tác động của dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chứng khoán Theo ban... dưới Luật cho phù hợp với tình hình thực tế trong từng thời kỳ và quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 12.Về giải quyết tranh chấp, khiếu nại tố cáo và bồi thường thi t hại, Luật Chứng khoán quy định nội dung và nguyên tắc giải quyết tranh chấp; vi c giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán, quy định cụ thể về trách nhiệm của Uỷ ban Chứng khoán. .. của VTV Do vậy, vi c bà Nguyễn Kim Phượng bán 557.800 cổ phiếu VTV nhưng không báo cáo UBCKNN, Sở GDCK Hà Nội trước khi thực hiện giao dịch là vi phạm Điểm 4.2 Khoản 4 Mục IV Thông tư số 09/2010/TT-BTC hướng dẫn về vi c công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Phần 3 : Một số giải pháp sửa đổi và hoàn thi n Luật chứng khoán 1 Sự cần thi t phải sửa đổi Luật chứng khoán Luật Chứng khoán được Quốc . trường chứng khoán và một số nguyên nhân 3. Một số vụ vi phạm luật chứng khoán Phần 3: Một số giải pháp sửa đổi và hoàn thi n Luật chứng khoán 1. Sự cần thi t phải sửa đổi Luật chứng khoán 2. Nội. dưới luật có liên quan Phần 2: Tình hình thi hành và một số ví dụ vi phạm Luật Chứng khoán 1. Kết quả đạt được 2. Những tồn tại, hạn chế của hệ thống pháp luật về chứng khoán và thị trường chứng. chứng khoán và thị trường chứng khoán: Trong Luật quy định cụ thể về các hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán và thị trường chứng khoán và hình thức xử lý tương ứng với từng hành vi vi phạm.

Ngày đăng: 19/07/2015, 10:37

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan