hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài dạy hình ảnh người lính cách mạng trong thơ văn kháng chiến và ý nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay

34 4.8K 42
hồ sơ dự thi dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn bài dạy hình ảnh người lính cách mạng trong thơ văn kháng chiến và ý nghĩa của thế hệ trẻ ngày nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

S GD & T H NI PHềNG GD & T GIA LM Hồ SƠ Dự THI DạY HọC THEO CHủ Đề TíCH HợP LIÊN MÔN. Tên đề tài : Một hớng dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn 9. Bài dạy : Hình ảnh ngời lính cách mạng trong thơ văn kháng chiến và ý thức của thế hệ trẻ ngày nay. Môn học chính : Ngữ văn Môn tích hợp : Lịch sử, GDCD, Mỹ Thuật, Âm nhạc. Giáo viên : Kiều Thị Thúy Hờng Năm học 2014 - 2015 Dy hc Ng vn theo hng tớch hp liờn mụn thc s vn l mt con ng nhiu th thỏch vi ngi giỏo viờn dy Ng vn khi cũn quỏ ớt bc chõn trờn con ng y. Nhng chỳng ta hóy tin vỡ nh L Tn núi: kỡ thc trờn trỏi t ny lm gỡ cú ng. Chỳng ta i mói thỡ thnh ng thụi. THễNG TIN V GIO VIấN D THI Sở GD-ĐT Hà Nội Phòng GD-ĐT Gia Lâm Trường THCS Đa Tốn Địa chỉ: Xã Đa Tốn Huyện Gia Lâm -Thành phố Hà Nội. Họ và tên giáo viên: Kiều Thị Thúy Hường. Ngày sinh: 15-3-1977 Điện thoại: 01677605274; Email: kieuhuong15377@gmail.com Tác giả : Kiều Thị Thúy Hường Giới thiệu ngắn gọn nội dung bài thi: M. Goor- ki từng nói: “Văn học là nhân học.” Chủ đề : Hình ảnh người lính cách mạng qua thơ ca kháng chiến và ý thức của thế hệ trẻ ngày nay” đã gói gọn 4 tiết học văn bản của chương trình Ngữ văn lớp 9 vào một giáo án mang tính tích hợp liên môn: Văn- Lịch sử- Giáo dục công dân. Qua chủ đề dạy học này, chúng ta sẽ không chỉ giúp học sinh hiểu vẻ đẹp của các tác phẩm văn thơ cách mạng viết về người lính mà còn giáo dục các em ý thức trân trọng lịch sử, tự hào trước những trang lịch sử vẻ vang của dân tộc. Từ đó, học sinh ý thức sâu sắc hơn về trách nhiệm của bản thân trong việc học tập và rèn luyện để tiếp nối những trang sử vẻ vang hào hùng của cha ông ngày trước. Qua chủ đề, giáo viên sẽ bồi đắp được tình yêu quê hương đất nước, ý thức dân tộc và lí tưởng hoài bão sống cho học sinh- lứa tuổi đang tìm hoài bão cho cuộc đời mình. PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC PHẦN I-TÊN HỒ SƠ: MỘT HƯỚNG DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG NGỮ VĂN 9. Bài dạy: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG TRONG THƠ VĂN KHÁNG CHIẾN VÀ Ý THỨC CỦA THẾ HỆ TRẺ NGÀY NAY. (Qua tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi.) PHẦN II - MỤC TIÊU DẠY HỌC CẦN ĐẠT: 1.Về kiến thức - kĩ năng – thái độ: * Kiến thức: Qua chủ đề, HS nắm được đặc điểm lịch sử của dân tộc ta trong giai đoạn hào hùng bi tráng: hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ cứu nước; Thấy được vẻ đẹp tâm hồn và phẩm chất của người lính cách mạng qua thơ văn kháng chiến; Bước đầu nắm được những đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ văn kháng chiến có chủ đề viết về người lính CM. * Kĩ năng: - Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức. - Kĩ năng phân tích cảm thụ thơ ca. - Kĩ năng tự làm việc, nghiên cứu và hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm. - Kĩ năng liên hệ kiến thức các môn học khoa học xã hội vào một vấn đề cụ thể: Văn- Sử - GDCD. - Kĩ năng vận dụng những kiến thức được học vào thực tiễn cuộc sống. - Kĩ năng thực hành giao tiếp, thảo luận. - Kĩ năng khái quát tổng hợp kiến thức. - Kĩ năng thuyết trình một vấn đề về tư tưởng, đạo lí.( Vận dụng trong bài tập luyện tập.) *Thái độ: - Từ những cảm nhận về vẻ đẹp của hình tượng người lính CM trong các tác phẩm văn chương, HS biết trân trọng và có ý thức tìm hiểu học tập tích cực hơn trong môn Ngữ văn GD ý thức học tập bộ môn và sự siêng năng chuyên cần trong học tập. - Thấy được sự hi sinh của lớp người đi trước, từ đó biết tự hào và trân trọng những trang lịch sử vẻ vang hào hùng của dân tộc-> Ý thức học tập và tìm hiểu lịch sử. - Nhận thức được vai trò của thế hệ trẻ hôm nay trong việc học tập và rèn luyện bản thân để tiếp nối những trang lịch sử rạng rỡ của ông cha -> giáo dục lí tưởng, hoài bão cho thế hệ trẻ. 2. Yêu cầu tích hợp, liên môn: - Trong chủ đề này, GV xác định những kiến thức liên môn sẽ được tích hợp vận dụng và giới thiệu như sau: 1. Bài 6- Môn GDCD lớp 6: Lòng biết ơn. 2. Bài 7- GDCD lớp 9: Kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc. 3. Bài 17-GDCD lớp 9: Nghĩa vụ bảo về Tổ quốc. 4. Bài 25- Lịch sử lớp 9: Những năm đầu của cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp(1946-1950) 5. Bài 29- Lịch sử 9: Cả nước trực tiếp chống Mĩ cứu nước (1965-1973) 6.Tiết 13- GDCD lớp 9: Hoạt động ngoại khóa theo chủ đề: Lý tưởng sống của thanh niên. 7. Tiết 6- Âm nhạc lớp 8: HS vận dụng kiến thức Âm nhạc đã học để thể hiện ca khúc “Hò kéo pháo”- nhạc sĩ Hoàng Vân- do HS thể hiện. 8. Mĩ thuật: T27-28 Mĩ thuật 8: Tập vẽ người : HS vận dụng kiến thức Mĩ thuật đã học để vẽ phác họa hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ thời chống Pháp hoặc anh giải phóng quân thời chống Mĩ. Phần tích hợp với bộ môn Mĩ thuật và Âm nhạc có thể thực hiện ngay trong tiết luyện tập của chủ đề hoặc trong tiết hoạt động ngoại khóa (Tích hợp với bộ môn GDCD.) - HS cần biết vận dụng tổng hợp những kiến thức về Lịch sử, Giáo dục công dân để giải quết những vấn đề bài học và kiến thức Mĩ thuật, Âm nhạc để đáp ứng các bài tập của GV trong chủ đề. PHẦN III- ĐỐI TƯỢNG DẠY HỌC: Căn cứ vào định hướng của việc dạy học tích hợp liên môn, từ thực trạng học Văn của HS còn nặng về học chay - học vẹt, khi tổ chức dạy học theo chủ đề tôi đã áp dụng với đối tượng học sinh khối 9 - lớp chọn. Các em đã bước đầu có khả năng tự học tập nghiên cứu, có ý thức học bộ môn Ngữ văn và một số em có năng lực cảm thụ văn chương tương đối tốt. Trong khi các giờ dạy học theo chủ đề còn rất mới mẻ, lựa chọn yếu tố HS tích cực là một trong những việc làm đầu tiên quyết định thành công của chuyên đề. IV- Ý NGHĨA BÀI HỌC: Quá trình đổi mới dạy và học đang khởi sắc với biết bao bỡ ngỡ, không chỉ đối với HS mà với cả GV- những người trực tiếp định hướng và chèo lái con thuyền tri thức. Việc chuẩn bị một giáo án dạy học theo hướng tích hợp liên môn của người GV không tránh khỏi những loay hoay, cản trở. Việc dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn thực sự là “ Vạn sự khởi đầu nan.” Sự bắt đầu bao giờ cũng không tránh khỏi khó khăn, ngần ngại. Dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn chẳng khác nào Thơ Mới ban đầu bước vào làng thơ Việt Nam bị kì thị và xa lánh, có lẽ vì “quá mới”. Nhưng tôi tin rằng, dạy học theo chủ đề sẽ trở thành một thành tựu của nền GD nước nhà cũng giống như Thơ Mới đã từng “bước những bước điềm nhiên vững vàng” vào thơ ca Việt Nam hiện đại vậy! Với giáo án dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn, qua quá trình giảng dạy, tôi nhận thấy bài học đã đạt được một số thành công và có ý nghĩa nhất định như sau: * Đối với thực tiễn dạy học: Trong tình hình dạy học Ngữ văn theo đơn vị bài đơn lẻ, theo hệ thống phân phối chương trình cũ thì việc nhóm một số tác phẩm văn học kháng chiến vào thành chủ đề như trên để dạy cho HS là một hướng đi mới dẫn đến những thay đổi đáng kể trong kết quả dạy học: + HS có những nhận thức khái quát tổng hợp về chủ đề người lính trong văn học kháng chiến- một chủ đề lớn tạo nên chất sử thi cho văn học Việt Nam 1945-1975. Thay vì cảm nhận được về hình tượng người lính CM trong từng bài là những nhận thức sâu sắc toàn diện về vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn của người lính CM trong cả một giai đoạn văn học, từ đó các em hiều đây là hình tượng văn học điển hình được phản ánh trong nhiều tác phẩm thơ văn kháng chiến. Cũng từ đó mà thấy được tính chất nhân dân, tính chất sử thi của cả một giai đoạn văn học; được sống lại với không khí lịch sử bi tráng, hào hùng của dân tộc ta trong quá khứ. Những nhận thức về trách nhiệm của thế hệ trẻ cũng vì thế mà được xuất phát từ trái tim, từ sự rung động thực sự về lịch sử ông cha chứ không phải là một bài học giáo huấn khô khan, gò ép, nặng về lí thuyết mà các em đã được học trong những tiết GDCD hay Lịch sử. Như vậy, dạy học theo chủ đề mang đến hiệu quả toàn diện cho các môn học: Từ Ngữ văn- môn học chính đến các môn học đang được tích hợp liên môn như: Lịch sử, GDCD hay thậm chí HS còn được rèn luyện, thể hiện năng lực của các môn học khác như: Mĩ thuật, Âm nhạc một cách sáng tạo. Hoặc khả năng thuyết trình, kĩ năng trao đổi thảo luận một vấn đề khoa học hay tư tưởng…Đồng thời, để thực hiện quá trình tự học, tự nghiên cứu, HS phải biết sử dụng tư duy Toán học để phát huy năng lực tổng hợp khái quát kiến thức, thực hiện những yêu cầu của GV trong việc chuẩn bị cho các tiết chủ đề. + Dạy học theo hướng mới cũng sẽ kích thích được năng lực chủ động sáng tạo, năng lực tự học của HS, thay đổi lối học chay, học vẹt mà từ tước đến nay dạy học nói chung và dạy học Văn nói riêng đang mắc phải. * Đối với thực tiễn đời sống: -Trong tình hình Giáo dục nước nhà đang bước vào quá trình đổi mới căn bản và toàn diện, trước hết ở đây là sự đổi mới về phương pháp và nội dung dạy học, việc dạy học các tiết văn bản trong môn Văn theo hướng dạy học theo chủ đề là một việc làm cần thiết và phù hợp. Cách dạy này đáp ứng được yêu cầu của quá trình đổi mới trong giáo dục, là tiền đề cho sự đổi mới toàn diện về giáo dục trong thời kì quá độ. Khi dạy học theo các chủ đề, người GV phải linh hoạt hơn trong xây dựng giáo án và tổ chức các hoạt động dạy học cho HS sao cho hiệu quả. Có nghĩa là người GV phải tự làm mới mình thông qua việc tìm hiểu tri thức liên môn, xây dựng giáo án mới, sáng tạo trong việc tổ chức định hướng HS học tập. Vì vậy phần nào khắc phục được căn bệnh trì trệ cố hữu của một số GV, tránh việc GV chỉ truyền thụ cho HS những tri thức “CHẾT” vì đã bị mài mòn, lặp đi lặp lại từ năm này sang năm khác. Đặc biệt, HS phải tích cực học thật để tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức dưới sự định hướng của người GV. Học Văn theo chủ đề, các em được thể hiện năng lực tư duy, sáng tạo của mình, phát huy tính tích cực của các em trong học tập. Từ đó, hình thành trong HS ý thức tự học, tự nghiên cứu, khả năng tự tin làm chủ quá trình chiếm lĩnh tri thức. Đó là một kĩ năng cần thiết mà ở HS Việt Nam ngày nay còn hạn chế. -Hiện nay, giới trẻ từ sự thiếu hiểu biết về lịch sử dân tộc dẫn đến việc các em không trân trọng lịch sử, không xác định được hướng đi đúng đắn và trách nhiệm của bản thân trước đất nước, một bộ phận không nhỏ HS sa vào lối sống hưởng thụ tầm gửi, không xác định được mục đích lí tưởng của cuộc đời. Mặt khác, do ảnh hưởng của mạng In-tơ-nét và các xu hướng không lành mạnh trong văn hóa xã hội, ở các em khó tìm thấy quan niệm đúng đắn sâu sắc về cái đẹp, khả năng thưởng thức cái đẹp, năng lực cảm thụ thẩm mĩ hạn chế. Khi học các chuyên đề môn Ngữ văn, được tự tìm hiểu xây dựng bài học một cách tích cực, các em sẽ trân trọng hơn vẻ đẹp văn chương của các tác phẩm, năng lực thẩm mĩ được bồi dưỡng nâng cao. Biết thế nào là tốt, xấu từ đó xây dựng cho mình một lối sống đẹp. Bên cạnh đó, từ những nhận thức sâu sắc về sự hi sinh của thế hệ cha anh, các em sẽ thấy được mình phải sống và học tập sao cho xứng đáng với lớp người đi trước. Có thể nói, đối với thực tiễn dạy học và cả với thực tiễn đời sống, việc tổ chức dạy học theo chủ đề tích hợp liên môn những ưu điểm vượt trội và đem lại hiệu quả giáo dục cao hơn so với dạy học thông thường. Việc tổ chức dạy học Văn theo các chuyên đề càng cần được tiến hành thương xuyên, đều đặn để giúp HS có sự chuần bị tích cực cho phương pháp và chương trình học tập mới ở các cấp học tiếp theo. PHẦN V. THIẾT BỊ DẠY HỌC, HỌC LIỆU: - Thiết bị truyền thống: Bảng, bảng phụ, phấn màu, tranh ảnh minh họa. - Thiết bị hiện đại: Máy chiếu Projecto, video, giáo án Powerpoin. - Học liệu :Tập “Thơ ca cách mạng”, Truyện ngắn Lê Minh Khuê, Nhật kí Đặng Thùy Trâm, “Mãi mãi tuổi hai mươi” của liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc; Sách giáo khoa Lịch sử 9- Bài 25, 29. PHẦN VI. HOẠT ĐỘNG VÀ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC HOẠT ĐỘNG 1: HS chuẩn bị trước 2 tuần: -Đọc kĩ, tìm hiểu 3 tác phẩm thơ văn thời kháng chiến: Đồng chí (Chính Hữu), Bài thơ về tiểu đội xe không kính (Phạm Tiến Duật), Những ngôi sao xa xôi(Lê Minh Khuê), soạn ba bài trong SGK, suy nghĩ về chủ đề chung của ba tác phẩm. -Tìm đọc thêm một số bài thơ của Chính Hữu, Phạm Tiến Duật và một số bài thơ khác cùng viết về chủ đề người lính trong văn học kháng chiến; Suy nghĩ về những phẩm chất của người lính cách mạnh thời kháng chiến. Đọc thêm tác phẩm của Lê Minh Khuê, Nguyễn Minh Châu về chủ đề người lính cách mạng. Trước đó, trong các tiết tăng cường từ đầu năm, GV có thể giới thiệu cho HS cuốn nhật kí của liệt sĩ – bác sĩ Đặng Thùy Trâm và nhật kí liệt sĩ Nguyễn Văn Thạc. -Tìm hiểu về giai đoạn lịch sử thời kháng chiến. - Chuẩn bị vẽ tranh hoặc hát về đề tài người lính, làm thơ về đề tài lịch sử cha ông, bài thuyết trình về ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với tương lai đất nước. GV chuẩn bị: Giáo án, giáo án Povverpoin. Các đoạn phim tư liệu; Chuẩn bị xây dựng các hoạt động cho tiết ngoại khóa. HOẠT ĐỘNG 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG KẾT CẤU, THỜI GIAN DẠY HỌC: * Kết cấu: Chủ đề gồm 4 tiết: -Tiết 1:Tìm hiểu chung về 3 tác phẩm: Đồng chí- Chính Hữu; Bài thơ về tiểu đội xe không kính- Phạm Tiến Duật; Những ngôi sao xa xôi- Lê Minh Khuê. Tìm hiều lịch sử Việt Nam thời kháng chiến (1945-1975) -Tiết 2-3: Vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất của người lính cách mạng. Đặc sắc nghệ thuật của các tác phẩm thơ văn về đề tài người lính thời kháng chiến -Tiết 4: Ý thức của thế hệ trẻ ngày nay. Tổng kết - Luyện tập chung. Hoạt động ngoại khóa: Tổ chức buổi sinh hoạt: Vang mãi khúc quân hành. Tìm hiểu truyền thống CM địa phương qua hoạt động viếng nghĩa trang liệt sĩ. *Thời gian dạy chủ đề: Học kì I, trước đợt kỉ niệm 22-12.( Tiết ngoại khóa có thể tích hợp thêm trong lễ kỉ niệm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam.) HOẠT ĐỘNG 3: CÁCH TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: -Tổ chức dạy học tại lớp trên cơ sở HS đã chuẩn bị bài kĩ theo sự hướng dẫn yêu cầu của GV, đi từ các kiến thức khái quát đến cụ thể. -Tổ chức học tập, tìm hiểu thêm về người lính cách mạng, về truyền thống yêu nước của thế hệ đi trước qua buổi thăm viếng nghĩa trang liệt sĩ tại xã Đa Tốn. -Tổ chức học tập theo hướng vận dụng kiến thức vào thực tiễn qua hoạt động ngoại khóa:Vẽ tranh, làm thơ hoặc hát và sáng tác nhạc về chủ đề người lính trong kháng chiến; Thi vẽ về người lính. -Thi hùng biện với chủ đề: Người lính- Lịch sử và Tôi. Lí tưởng sống của tuổi trẻ ngày nay. PHƯƠNG PHÁP: Thuyết trình, gợi mở, phát vấn, liên hệ so sánh… TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Tiết 1: TÌM HIỂU CHUNG Yêu cầu: - Qua tiết học đầu tiên của chủ đề, HS thể hiện được sự chuẩn bị của mình về ba tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi; các tổ nhóm giới thiệu được những nét cơ bản về tác giả và tác phẩm. - Tìm hiểu xong phần I: Lịch sử dân tộc trong kháng chiến và hình ảnh những con người yêu nước. * GV giới thiệu vào bài: Các em ạ! Sinh thời, Bác Hồ từng căn dặn: “Dân ta phải biết sử ta Cho tường gốc tích nước nhà vẻ vang”. Những trang lịch sử hào hùng thấm bao máu đào của những thế hệ cha anh đã ngã xuống sẽ là điểm tựa, là động lực để chúng ta có thêm sức mạnh vượt qua mọi thử thách khó khăn trong sự nghiệp xây dựng và bảo về Tổ quốc hôm nay. Những trang sử rực rỡ và bi tráng ấy không chỉ tìm được trong những bài học lịch mà còn hiện hữu chân thực và xúc động trên những trang văn, những áng thơ ca. Chắc hẳn các em chưa quên lịch sử chống giặc ngoại xâm hào hùng oanh liệt đời Trần với hai tác phẩm: Tụng giá hoàn kinh sư và Hịch tướng sĩ; Chưa quên áng thiên cổ hùng văn “Bình Ngô đại cáo” với lời khẳng định dõng dạc về nền độc lập chủ quyền đất nước thời Lê… Biết bao vẻ đẹp rực rỡ đáng tự hào của truyền thống cha ông được ghi lại trong những tác phẩm văn chương giá trị. Hôm nay cô cùng các em đi tìm hiểu về hình ảnh những người lính trong hai cuộc kháng chiến vẻ vang của dân tộc trong thế kỉ XX qua ba tác phẩm thơ văn thời kháng chiến mà các em đã chuẩn bị: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Những ngôi sao xa xôi. HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC NỘI DUNG CẦN ĐẠT. - Tổ 1 cử HS đại diện lên giới thiệu về tác giả Chính Hữu và bài thơ “Đổng chí” trên cơ sở đã tìm hiểu ở nhà; Đọc diễn cảm bài thơ. HS tổ khác nhận xét phần thuyết minh của bạn. - Giới thiệu thêm về bố cục của bài thơ? GV nhận xét, bổ sung, cho điểm. - Tổ 2 cử đại diện lên giới thiệu tác phẩm: “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” và đọc thuộc diễn cảm một số câu, khổ thơ hay. HS khác lên nhận xét phần thuyết trình và phần đọc của bạn. GV nhận xét, cho điểm. - Kể tên một số ca khúc cách mạng được phổ từ lời thơ của Phạm Tiến Duật và hát một trong số các ca khúc ấy? I. Tìm hiểu chung (25 phút): 1. Bài thơ “ Đồng chí”: a. Tác giả: Chính Hữu Sinh năm 1926)- Nhà thơ chiến sĩ với phong cách thơ lắng đọng, cảm xúc dồn nén. b. Hoàn cảnh ra đời: Bài thơ ra đời sau khi Chính Hữu cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc Thu đông 1947, in trong tập “Đầu súng trăng treo.” c. Bố cục và chủ đề: - Bố cục: 3 phần. - Chủ đề: Khắc họa chân thực và cảm động tình đồng chí của những người lính trong thời kì kháng chiến chống Pháp; Từ đó nổi bật hình ảnh anh bộ đội cụ Hồ với những phẩm chất cao đẹp. 2. “Bài thơ về tiểu đội xe không kính”: a. Tác giả: Phạm Tiến Duật (1941- 2007) - Nhà thơ trưởng thành trong thời kì kháng chiến chống Mĩ với các bài thơ viết về người lính cách mạng mang phong cách thơ sôi nổi, trẻ trung mà sâu sắc. b. Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ ra đời trong thời kì ác liệt của cuộc kháng chiến chông Mĩ cứu nước, trích trong tập “Vầng trăng quầng lửa.” c. Chủ đề: Khai thác hình ảnh những [...]... trong văn học kháng chiến; Nhắc nhở giáo dục về ý thức của thế hệ trẻ hôm nay trong sự nghiệp tiếp bước cha anh, bảo vệ và dựng xây đất nước - HS được luyện tập củng cố qua hệ thống bài tập HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC -Qua chủ đề đã học, em hiểu gì về hình ảnh những người lính trong kháng chiến qua các tác phẩm thơ NỘI DUNG CẦN ĐẠT V Tổng kết (5 phút): 1 Nội dung: Hình ảnh người lính cách mạng thời kháng chiến. .. chất chung của những người lính trong kháng chiến) Yêu cầu: Qua 2 tiết học, HS cảm nhận được vẻ đẹp tâm hồn, phẩm chất cách mạng của những người lính thời kháng chiến Nắm được những đặc sắc nghệ thuật của ba tác phẩm HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC *GV dẫn dắt sang phần III NỘI DUNG CẦN ĐẠT III Hình ảnh những người lính cách mạng trong hai cuộc kháng -Theo em, người lính trong bài thơ “Đồng chí” hiện lên trong nét... hùng biện của HS về người lính và lí tưởng của thanh niên sôi nổi, đặc sắc; nhiều bài thể hiện suy nghĩ sâu sắc, liên hệ tốt với nhiệm vụ học tập và rèn luện của bản thân Các sản phẩm của HS qua tiết dạy học theo chủ đề trong môn Ngữ văn tuy chưa thật phong phú nhưng phần nào khẳng định hiệu quả của bài học, cũng là những kết quả đáng khích lệ của hướng dạy học tích hợp liên môn trong môn Ngữ văn ... cảm thụ phân tích thơ - Môn GDCD, Lịch sử, Mĩ thuật, Âm nhạc B Chuẩn bị: *GV: Soạn bài theo hướng: Dạy học theo chủ đề, tích hợp, liên môn. Giao cho HS chuẩn bị bài soạn ( SGK) *HS: Soạn bài Tìm hiểu thêm về đề tài tình cảm nguồn cội, tình yêu quê hương đất nước qua một số bài thơ Hiện đại, đặc biệt là thơ ca Kháng chiến Viết bài suy ngẫm, liên hệ về trách nhiệm của thế hệ trẻ ngày nay trong việc giữ... động dạy- học của giáo viên, học sinh tương đối phù hợp Phương pháp dạy học tích cực và hiệu quả, HS được phát huy sự chủ động sáng tạo trong học tập; các tiết học sôi nổi, có ý nghĩa giáo dục thực tiễn Mục đích tích hợp liên môn trong bài học khá hiệu quả, thành công PHẦN VIII: CÁC SẢN PHẨM CỦA HỌC SINH Trong tiết 4 luyện tập của chủ đề, HS đã chuẩn bị được một số bài thơ với cảm xúc chân thành, lời thơ. .. - Chủ đề: Ca ngợi vẻ đẹp phẩm chất, tâm hồn của những nữ thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn thời chống Mĩ- Hình ảnh -Qua sự giới thi u của các bạn, em hãy rút ra đặc điểm chung về đề tài, chủ đề của các tác phẩm trên? * GV giảng, bình chốt ý đại diện cho thế hệ trẻ Việt Nam thời kháng chiến  Ba tác phẩm đều phản ánh chủ đề người lính cách mạng trong kháng chiến II Lịch sử dân tộc trong. .. chung của người lính cách mạng, nắm được nét đặc sắc của hình ảnh người lính trong từng tác phẩm -Cảm thụ, phân tích được những câu thơ hay trong hai bài thơ, nghệ thuật miêu tả tâm lí đặc sắc trong truyện của Lê Minh Khuê -Chuẩn bị cho tiết Luyện tập TIẾT 4: TỔNG KẾT- LUYỆN TẬP Yêu cầu: -Tổng kết về nội dung và nghệ thuật của ba tác phẩm, củng cố khắc sâu vẻ đẹp của hình tượng người lính cách mạng trong. .. chí Một hình ảnh thơ chân thực, giản dị đến bất ngờ mà lại sáng ngời nét đẹp tâm hồn *GV giảng, bình của người lính CM và gợi bao liên tưởng thú vị, sâu xa Sự gắn bó giữa các hình tượng súng và trăng gợi tâm hồn thi sĩ và tình đồng chí sâu nặng của anh bộ đội Câu thơ gọn mà sáng như một nhãn tự của toàn bài thơ b Người lính lái xe trong: Bài thơ về…”(10 phút): -Bài thơ khai thác đề tài người lính -Nhận... hệ giáo dục, làm thơ ) các em đều thực hiện tương đối tốt Đặc biệt có những bài kiểm tra và hùng biện trong tiết hoạt động ngoại khóa cảm xúc chân thành, liên hệ sâu sắc, thấu đáo Đối với HS TB-Y nắm được kiến thức cơ bản, liên hệ được tuy còn vụng về trong diễn đạt Qua kết quả trên có thể thấy, chủ đề: Hình ảnh người lính trong kháng chiến và ý thức của thế hệ trẻ ngày nay là một chủ đề được thực hiện... về đề tài người lính cũng là các tác phẩm kết tinh từ cảm hứng hiện thực và cảm hứng lãng mạn cách mạng, mang đậm tính chất sử thi của cả một giai đoạn văn học VI Luyện tập(40 phút): Bài tập 1(5 phút) Điền cụm từ thích hợp và chỗ trống: 1 Hình ảnh người lính cách mạng trong kháng chiến hiện lên với tâm hồn……………………… , phẩm chất……………………… và lí tưởng chiến đấu………………… 2 Tình đồng chí của những người lính . LM Hồ SƠ Dự THI DạY HọC THEO CHủ Đề TíCH HợP LIÊN MÔN. Tên đề tài : Một hớng dạy học tích hợp liên môn trong Ngữ văn 9. Bài dạy : Hình ảnh ngời lính cách mạng trong thơ văn kháng chiến và ý thức. Hường Giới thi u ngắn gọn nội dung bài thi: M. Goor- ki từng nói: Văn học là nhân học. ” Chủ đề : Hình ảnh người lính cách mạng qua thơ ca kháng chiến và ý thức của thế hệ trẻ ngày nay đã gói. HỢP LIÊN MÔN TRONG NGỮ VĂN 9. Bài dạy: HÌNH ẢNH NGƯỜI LÍNH CÁCH MẠNG TRONG THƠ VĂN KHÁNG CHIẾN VÀ Ý THỨC CỦA THẾ HỆ TRẺ NGÀY NAY. (Qua tác phẩm: Đồng chí, Bài thơ về tiểu đội xe không kính,

Ngày đăng: 19/07/2015, 10:03

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan