SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ MẮT

33 943 3
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM  PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI  MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ  MẮT

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ MẮT I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: Môn Vật lý nghiên cứu những sự vật và hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn. Mục tiêu giảng dạy Vật lý ở trường Trung học phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức Vật lý cơ bản và nguyên tắc của những ứng dụng Vật lý trong sản xuất và đời sống; tạo cho các em sự hứng thú và lòng yêu thích khoa học. Do thời gian trong mỗi tiết học lý thuyết có hạn nên học sinh cùng một lúc vừa quan sát hiện tượng vừa khái quát rồi ghi nhớ và vận dụng những kiến thức tiếp thu được để giải các bài tập. Thời gian làm bài tập trong tiết học chính khóa lại hơi ít nên đa phần các em chỉ tiếp thu được một phần lý thuyết mà không có điều kiện vận dụng luyện tập ngay tại lớp vì vậy khi gặp những bài tập đòi hỏi phải có suy luận thì các em lúng túng không biết giải thế nào. Thường thì các em nhớ công thức một cách máy móc khi áp dụng giải bài tập mà không hiểu được bản chất hiện tượng. Để khắc sâu kiến thức, tạo được hứng thú cho học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn, trạng thái thụ động trong giờ bài tập trên lớp cũng như khi làm bài tập ở nhà, người giáo viên sử dụng nhiều biện pháp phối hợp trong quá trình giảng dạy. Với tôi, một biện pháp không thể thiếu là hệ thống kiến thức lý thuyết, phân loại các dạng bài tập trong từng chương hoặc từng bài học đồng thời hướng dẫn cách giải cụ thể cho mỗi dạng bài. Trong phần Quang học của chương trình Vật lý 11 các em sẽ tìm hiểu những kiến thức về “Mắt và các dụng cụ quang”. Để giải được các bài tập về “Mắt và các dụng cụ quang” nói chung và bài tập về “Mắt” nói riêng, các em phải hiểu được sự tạo ảnh của vật qua thấu kính mắt và qua hệ mắt + kính đeo, phân biệt được khoảng cực cận, cực viễn của mắt với khoảng cực cận, cực viễn của mắt đeo kính; hiểu rõ được sự điều tiết của mắt khi quan sát vật...từ đó cần hiểu rõ đại lượng nào có vai trò là d hoặc d’ trong công thức thấu kính sẽ được vận dụng để xác định đại lượng cần tìm. Xuất phát từ thực tế trên, với một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và qua tham khảo một số tài liệu, tôi chọn đề tài “PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ MẮT” với mong muốn giúp các em học sinh có thể có được những kiến thức cơ bản để giải được các bài toán về “Mắt” nói riêng và giải được các bài toán về “Các dụng cụ quang: kính lúp, kính thiển vi và kính thiên văn” nói chung một cách chủ động nhất.

Sáng kiến kinh nghiệm Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 1- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh Mã số: (Do HĐKH Sở GD&ĐT ghi) SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ MẮT Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh Lĩnh vực nghiên cứu: - Quản lý giáo dục  - Phương pháp dạy học bộ môn: Vật lý  - Lĩnh vực khác: .  Có đính kèm: Các sản phẩm không thể hiện trong bản in SKKN  Mô hình  Đĩa CD (DVD)  Phim ảnh  Hiện vật khác (các phim, ảnh, sản phẩm phần mềm) Năm học: 2014 - 2015 Sáng kiến kinh nghiệm SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Phạm Ngọc Anh 2. Ngày tháng năm sinh: 11 / 08 / 1968 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: 28/20B – KP 6 – Tam Hiệp – Biên Hòa – Đồng Nai 5. Điện thoại: (CQ): 0613834289 ; ĐTDĐ: 01686780125 6. Fax: E-mail: ngocanh@nhc.edu.vn 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Nhiệm vụ được giao: - Dạy Vật lý lớp 12A1, lớp 12A3, lớp 11A2, lớp 11A9. - Chủ nhiệm lớp 11A9 9. Đơn vị công tác: Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân - Năm nhận bằng: 1990 - Chuyên ngành đào tạo: Vật lý III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy Số năm có kinh nghiệm: 15 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: + Cách giải bài toán về chuyển động của một vật trên mặt phẳng nghiêng – năm 2011 + Phân loại và cách giải một số bài toán về giao thoa ánh sáng với khe Young (I- âng) - năm 2012 + Phân loại và cách giải một số bài tập về thấu kính đơn – năm 2014 Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 2- Phân loại dạng bài tập: cách giải và ví dụ kèm theo cho mỗi dạng bài tập về mắt Một số bài tập luyện tập áp dụng các cách giải trên. Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ MẮT Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 3- TÓM TẮT NỘI DUNG Sáng kiến kinh nghiệm I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI : Môn Vật lý nghiên cứu những sự vật và hiện tượng xảy ra hàng ngày, có tính ứng dụng thực tiễn. Mục tiêu giảng dạy Vật lý ở trường Trung học phổ thông nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức Vật lý cơ bản và nguyên tắc của những ứng dụng Vật lý trong sản xuất và đời sống; tạo cho các em sự hứng thú và lòng yêu thích khoa học. Do thời gian trong mỗi tiết học lý thuyết có hạn nên học sinh cùng một lúc vừa quan sát hiện tượng vừa khái quát rồi ghi nhớ và vận dụng những kiến thức tiếp thu được để giải các bài tập. Thời gian làm bài tập trong tiết học chính khóa lại hơi ít nên đa phần các em chỉ tiếp thu được một phần lý thuyết mà không có điều kiện vận dụng luyện tập ngay tại lớp vì vậy khi gặp những bài tập đòi hỏi phải có suy luận thì các em lúng túng không biết giải thế nào. Thường thì các em nhớ công thức một cách máy móc khi áp dụng giải bài tập mà không hiểu được bản chất hiện tượng. Để khắc sâu kiến thức, tạo được hứng thú cho học sinh, giúp các em vượt qua những khó khăn, trạng thái thụ động trong giờ bài tập trên lớp cũng như khi làm bài tập ở nhà, người giáo viên sử dụng nhiều biện pháp phối hợp trong quá trình giảng dạy. Với tôi, một biện pháp không thể thiếu là hệ thống kiến thức lý thuyết, phân loại các dạng bài tập trong từng chương hoặc từng bài học đồng thời hướng dẫn cách giải cụ thể cho mỗi dạng bài. Trong phần Quang học của chương trình Vật lý 11 các em sẽ tìm hiểu những kiến thức về “Mắt và các dụng cụ quang”. Để giải được các bài tập về “Mắt và các dụng cụ quang” nói chung và bài tập về “Mắt” nói riêng, các em phải hiểu được sự tạo ảnh của vật qua thấu kính mắt và qua hệ mắt + kính đeo, phân biệt được khoảng cực cận, cực viễn của mắt với khoảng cực cận, cực viễn của mắt đeo kính; hiểu rõ được sự điều tiết của mắt khi quan sát vật từ đó cần hiểu rõ đại lượng nào có vai trò là d hoặc d’ trong công thức thấu kính sẽ được vận dụng để xác định đại lượng cần tìm. Xuất phát từ thực tế trên, với một số kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và qua tham khảo một số tài liệu, tôi chọn đề tài “PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ MẮT” với mong muốn giúp các em học sinh có thể có được những kiến thức cơ bản để giải được các bài toán về “Mắt” nói riêng và giải được các bài toán về “Các dụng cụ quang: kính lúp, kính thiển vi và kính thiên văn” nói chung một cách chủ động nhất. Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 4- Sáng kiến kinh nghiệm II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Bài tập về “Mắt” được đưa ra trong sách Bài tập Vật lý 12 (chương trình cải cách), sách giáo khoa Vật lý 11 ( bài 50 và 51 – chương trình nâng cao; bài 31 – chương trình chuẩn), sách Bài tập Vật lý 11 (chương trình chuẩn và nâng cao) và ở một số sách tham khảo. Một số tài liệu tham khảo đưa ra bài toán dạng này: - Một số phương pháp chọn lọc giải các bài toán vật lý sơ cấp – Vũ Thanh Khiết - Giải toán Vật lý 11 – Bùi Quang Hân - Ôn thi đại học môn vật lý – Trần Trọng Hưng Trong sách giáo và sách bài tập Vật lý 11 chương trình cơ bản và nâng cao cũng như trong các sách tham khảo, bài tập về “Mắt” không được phân theo dạng cụ thể và cũng không đa dạng, các bài tập chỉ được lược giải tóm tắt. thường là đi sâu vào một vài dạng bài, các ví dụ minh họa cho các dạng bài cụ thể chưa chi tiết. Trong bài viết này tôi đã hệ thống lại một số kiến thức lý thuyết cơ bản về mắt: sự điều tiết của mắt khi quan sát vật; điều kiện để mắt nhìn rõ một vật; đặc điểm của mắt bình thường, đặc điểm của mắt có tật và cách khắc phục tương ứng với từng tật , củng cố cho các em hiểu rõ sự tạo ảnh của vật qua thấu kính mắt và qua hệ mắt đeo kính , nhấn mạnh cho các em rõ vị trí hiện của ảnh tương ứng với các vị trí đặt vật khi nhìn vật qua kính, giúp các em xác định chính xác được d và d’ khi áp dụng công thức thấu kính để tìm đại lượng chưa biết theo yêu cầu đề bài. Các bài tập về “Mắt” trong bài viết này tôi phân ra các dạng cơ bản sau: Dạng 1: Bài tập về độ tụ và độ biến thiên độ tụ của mắt Dạng 2: Bài tập về mắt cận và cách khắc phục Dạng 3: Bài tập về mắt viễn và cách khắc phục Dạng 4: Bài tập về mắt lão và cách khắc phục Dạng bài tập về “Mắt” liên quan đến góc trông vật khi nhìn trực tiếp vật và góc trông ảnh khi mắt nhìn vật qua kính sẽ được trình bày trong phần bài tập về “Các dụng cụ quang: kính lúp, kính hiển vi và kính thiên văn” Nội dung những kinh nghiệm trình bày trong bài viết này tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy lớp 11 và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh trong năm học 2011 – 2012, 2012 – 2013 và 2014 – 2015 thấy chất lượng học tập của các em tăng rõ rệt. Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 5- Sáng kiến kinh nghiệm III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP Phần A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT: Về phương diện quang hình học, ta coi hệ thống bao gồm các bộ phận cho ánh sáng truyền qua của mắt tương đương với một thấu kính hội tụ, được gọi là thấu kính mắt. Tiêu cự của thấu kính mắt có thể thay đổi được. Khi mắt nhìn một rõ vật nào đó thì ảnh của vật cho bởi thấu kính mắt hiện rõ trên màng lưới (tại điểm vàng V), ảnh này là ảnh thật ngược chiều vật và nhỏ hơn vật. 1. Sự điều tiết của mắt. Điểm cực viễn. Điểm cực cận a. Sự điều tiết của mắt: là hoạt động của mắt làm thay đổi tiêu cự của mắt để ảnh của các vật ở cách mắt những khoảng cách khác nhau vẫn được tạo ra ở màng lưới (tại điểm vàng V). b. Điểm cực viễn. Điểm cực cận * Điểm cực viễn C v : là điểm xa nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật ở đó thì ảnh của vật nằm trên màng lưới khi mắt không điều tiết. Quan sát vật đặt ở điểm cực viễn C v , mắt không phải điều tiết cơ vòng ở trạng thái nghỉ nên mắt không mỏi. Trường hợp này thể thủy tinh dẹt nhất tức là tiêu cự của thấu kính mắt lớn nhất f max , độ tụ của thấu kính mắt nhỏ nhất D min . Khoảng cách OC v là khoảng cực viễn. * Điểm cực cận C c : là điểm gần nhất trên trục chính của mắt mà đặt vật ở đó thì ảnh của vật nằm trên màng lưới khi mắt điều tiết tối đa. Quan sát vật đặt ở điểm cực cận C c , thể thủy tinh căng phồng đến mức tối đa, tiêu cự của thấu kính mắt giảm đến mức nhỏ nhất f min , độ tụ của thấu kính mắt lớn nhất D max , vì vậy mắt rất chóng mỏi. Khoảng cách OC c là khoảng cực cận, ký hiệu bằng chữ Đ. Độ lớn của khoảng này phụ thuộc vào độ tuổi. Tuổi 10 20 30 40 50 60 Khoảng cực cận OC c 7cm 10cm 14cm 22cm 40cm 200cm Để có thể nhìn được lâu và rõ (khi đọc sách, viết, nhìn vật qua dụng cụ quang học ) thường đặt vật cách mắt cỡ 25cm * Khoảng nhìn rõ của mắt (hay giới hạn nhìn rõ của mắt): là khoảng cách từ điểm cực cận C c đến cực viễn C v 2. Điều kiện để mắt nhìn rõ vật nhỏ AB (phân biệt được hai điểm A và B) Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 6- Sáng kiến kinh nghiệm a. Góc trông vật AB đặt thẳng góc với trục chính của mắt: là góc α tao bởi hai tia sáng xuất phát từ hai điểm A và B tới mắt, với AB tanα = OA b. Để mắt nhìn rõ vật nhỏ AB thì ảnh A’B’ của vật phải hiện trên màng lưới, muốn vậy: * Vật phải đặt trong khoảng nhìn rõ của mắt. * Góc trông vật AB εα ≥ , với ε là năng suất phân ly của mắt. Năng suất phân ly ε là góc trông nhỏ nhất min α khi nhìn vật AB mà mắt còn phân biệt được hai điểm A, B), với mắt bình thường '1 min ≈= αε . 3. Mắt không có tật: - Khi không điều tiết, tiêu điểm của thấu kính mắt nằm trên màng lưới f max =OV. - Điểm cực viễn ở xa vô cực OC v = ∞. - Thường lấy khoảng cực cận OC c = 25cm. 4. Các tật của mắt và cách khắc phục: a. Cận thị * Đặc điểm của mắt cận: - Độ tụ của mắt cận thị lớn hơn độ tụ của mắt bình thường (D ct > D bt ). Khi không điều tiết, tiêu điểm của thấu kính mắt nằm trước màng lưới: f max < OV. - Khoảng OC v hữu hạn. - Điểm C c gần mắt hơn bình thường. * Cách khắc phục tật cận thị: - Đeo kính: + Dùng thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt để có thể nhìn rõ vật ở vô cực mà mắt không cần điều tiết. Nếu kính đeo sát mắt thì tiêu cự của kính được xác định bởi f k = - OC v . Khi đeo kính, điểm gần nhất mắt nhìn thấy rõ sẽ ở xa hơn điểm cực cận khi không đeo kính. + Dùng thấu kính phân kỳ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt để khoảng cực cận cỡ 25cm như mắt bình thường. Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 7- α A' B' Sáng kiến kinh nghiệm Nhưng trên thực tế, thường thì người cận thị đeo kính sửa tật để nhìn rõ vật ở xa còn để nhìn vật ở gần như mắt bình thường thì chỉ cần tháo kính ra là mắt cận vẫn nhìn được. - Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc để giảm độ tụ của mắt. b. Viễn thị * Đặc điểm của mắt viễn: - Độ tụ của mắt viễn thị nhỏ hơn độ tụ của mắt bình thường (D vt <D bt ). Khi không điều tiết, tiêu điểm của thấu kính mắt nằm sau màng lưới: f max >OV. - Mắt viễn thị nhìn vật ở xa vô cực đã phải điều tiết. - Điểm C c xa mắt hơn bình thường. * Cách khắc phục tật viễn thị: - Đeo kính: + Dùng thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt để có thể nhìn rõ vật ở gần như mắt bình thường. Cần chọn kính sao cho ảnh ảo của điểm gần nhất mà người viễn thị muốn quan sát được tạo ra ở điểm C c của mắt. + Dùng thấu kính hội tụ có độ tụ thích hợp đeo trước mắt để có thể nhìn vật ở xa vô cực không cần điều tiết. Nhưng trên thực tế thường thì người viễn thị đeo kính sửa tật để nhìn vật ở gần như mắt bình thường, điều tiết mắt để nhìn vật ở xa chứ không cần đeo kính. - Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc để tăng độ tụ của mắt. c. Lão thị: * Đặc điểm của mắt lão: - Với những người lớn tuổi cơ mắt yếu đi, điểm C c dời xa mắt hơn. - Mắt không tật, mắt cận hay mắt viễn khi lớn tuổi đều có thêm tật lão thị. * Cách khắc phục tật lão thị: - Dùng thấu kính hội tụ tương tự mắt viễn. - Phẫu thuật giác mạc làm thay đổi độ cong bề mặt giác mạc. Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 8- Sáng kiến kinh nghiệm Phần B. PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP CƠ BẢN VỀ MẮT ( CÓ BÀI TẬP VÍ DỤ KÈM THEO MỖI DẠNG ) * Các ký hiệu trong bài tập Khi mắt đeo kính nhìn vật AB thì sơ đồ tạo ảnh của vật AB qua hệ kính + mắt là: [ ] k k k O O c v d ; d ' AB A'B' C , C A''B'' V→ ∈ → ≡ Trong đó O là quang tâm của mắt; O k là quang tâm của kính; A’B’ là ảnh của vật AB qua kính, A’B’ hiện trong giới hạn nhìn rõ của mắt; A’’B’’ là ảnh cuối cùng qua hệ mắt đeo kính, A’’B’’ hiện ở điểm vàng V của mắt . l = O k O là khoảng cách từ kính đến mắt, k k d = O A , k d ' = O A' k , m d = OA , m d ' = OA' + Khi vật AB ở gần mắt nhất qua kính có ảnh hiện ở C c của mắt ta có: d k là ck k d = O A , d k ’ là ck d ' = O A' k , d m là cm d = OA + Khi vật AB ở xa mắt nhất qua kính có ảnh hiện ở C v của mắt ta có: d k là vk k d = O A , d k ’ là vk d ' = O A' k , d m là vm d = OA + D k là độ tụ và f k là tiêu cự của kính Dạng 1: Bài tập về độ tụ và độ biến thiên độ tụ của mắt Cách giải Độ tụ của mắt khi điều tiết tối đa: max c c c 1 1 1 D = D = = + f OC OV Độ tụ của mắt khi không điều tiết: min v v v 1 1 1 D = D = = + f OC OV Độ biến thiên độ tụ của mắt: c v c v c v 1 1 1 1 ΔD = D - D = - = - f f OC OC Ví dụ 1.1: Một người có mắt bình thường nhìn thấy được các vật ở rất xa mà không phải điều tiết. Khoảng cực cận của người này là 25 cm. Độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa tăng thêm bao nhiêu? Tóm tắt: OC c = 25cm OC v = ∞ Giải Độ tăng độ tụ của mắt người này khi điều tiết tối đa là: c v c v c v 1 1 1 1 1 1 ΔD = D - D = - = - = - = 4dp f f OC OC 0,25 ∞ Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 9- Sáng kiến kinh nghiệm c v ΔD = D - D =? Ví dụ 1.2: Một người có thể nhìn rõ vật ở xa vô cực không cần điều tiết và nhìn vật cách mắt 25cm khi điều tiết tối đa. Độ tụ của mắt có thể thay đổi trong khoảng nào, cho biết khoảng cách từ quang tâm của mắt đến võng mạc là 16 mm. Tóm tắt: OC c = 25cm OC v = ∞ OV = 16mm D min = D v ? D max = D c ? Giải Độ tụ của mắt khi điều tiết tối đa: max c c c 1 1 1 1 1 D = D = = + = + = 66,5dp f OC OV 0,25 0,016 Độ tụ của mắt khi không điều tiết: min v v v 1 1 1 1 1 D = D = = + = + = 62,5dp f OC OV 0,016∞ Vậy độ tụ của mắt biến thiên trong khoảng từ 66,5dp đến 62,5dp Ví dụ 1.3: “Bài 7.42”, [2, 89] Khoảng cách từ quang tâm thấu kính mắt đến màng lưới của một mắt bình thường là 1,5cm. a. Tính độ tụ của mắt ứng với khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực viễn. b. Khả năng điều tiết của mắt giảm theo độ tuổi. So với lúc không điều tiết thì khi mắt điều tiết tối đa, độ tụ của mắt tăng thêm một lượng ( ) ΔD = 16 - 0,3.n dp với n là số tuổi tính theo đơn vị là năm. Tính khoảng cực cận của mắt ở tuổi 17. Tóm tắt: OC v = ∞ OV = 1,5cm a. D v =? b. Cho ( ) ΔD = 16 - 0,3.n dp với n =17, OC c =? Giải a. Mắt bình thường có cực viễn ở vô cực nên: v v v 1 1 1 1 1 D = = + = + = 66,67dp f OC OV 0,015∞ b. - Độ tụ của mắt ở tuổi 17 ứng với khi mắt nhìn vật đặt ở điểm cực cận: c v D = D + ΔD = 66,67 + 16 - 0,3.17 = 77,57dp - Khoảng cực cận của mắt ở tuổi 17: c c c c c 1 1 1 1 1 D = = + 77,57 = + f OC OV OC 0,015 OC 0,0917m = 9,17cm ⇔ ⇒ ≈ Ví dụ 1.4: “ Bài 5”, [3, 89] Một mắt cận thị có khoảng thấy rõ dài nhất là 12cm. Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 10- [...]... XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG: + Phân loại và đưa ra cách giải một số bài tập cơ bản về Mắt đã giúp các em học sinh khắc sâu có hiểu quả một số kiến thức cơ bản về sự điều tiết của mắt, sự tạo ảnh của vật qua thấu kính mắt, các đặc điểm của mắt có tật và cách khắc phục các tật này Những kiến thức có được sẽ hỗ trợ cho các em trong việc giữ gìn và bảo vệ mắt, nhất là trong thời đại ngày nay thị... –––––––––––––––––––––––– Biên Hòa, ngày 26 tháng 5 năm 2015 PHIẾU NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Năm học: 2014 - 2015 ––––––––––––––––– Tên sáng kiến kinh nghiệm: PHÂN LOẠI VÀ CÁCH GIẢI MỘT SỐ BÀI TẬP VỀ MẮT Họ và tên tác giả: Phạm Ngọc Anh - Chức vụ: Giáo viên Đơn vị: THPT Nguyễn Hữu Cảnh Lĩnh vực: (Đánh dấu X vào các ô tương ứng, ghi rõ tên bộ môn hoặc lĩnh vực khác) - Quản lý giáo dục  -... mắt người này khi đeo kính là 101cm và 29,06cm Nhận xét: Bài toán cho khoảng cực cận và cực viễn của mắt bình thường về già, cho độ tụ của kính đeo Yêu cầu tính khoảng cực cận và cực viễn của mắt khi đeo kính Ở bài này xét trường hợp kính cách mắt một khoảng l = 1cm Phần C BÀI TẬP LUYỆN TẬP Bài 1 Bài tập 1”, [5, 191] Một người đứng tuổi khi nhìn các vật ở xa thì không đeo kính nhưng khi đeo kính số. .. dung một thấu kính phân kỳ có tiêu cự 15cm Để đọc thông báo trên mà không phải điều tiết thì phải đặt thấu kính phân kỳ cách mắt bao nhiêu? ĐS: a Phân kỳ; Dk = -5dp b l = 10cm Người thực hiện: Phạm Ngọc Anh – Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 27- Sáng kiến kinh nghiệm IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI: Sau khi áp dụng biện pháp đã trình bày trong bài viết: phân loại và nêu cách giải các dạng bài tập cơ bản về Mắt ... nhiều hơn về chuyên môn nghiệp vụ - Sáng kiến kinh nghiệm phải là hoạt động khoa học của tổ, thông qua sách kiến kinh nghiệm sẽ giúp nhau cùng trao đổi chuyên sâu về chuyên môn Mỗi sáng kiến kinh nghiệm hoàn thành là tài liệu dùng chung cho thầy, cô trong tổ và các em học sinh Do kinh nghiệm của bản thân còn hạn chế nên chắc chắn bài viết này vẫn còn có những thiếu sót nhất định, dạng bài tập đưa ra... ghép sát vào mắt để mắt nhìn thấy vật ở vô cực c Khi đeo kính mắt nhìn thấy điểm gấn nhất cách mắt bao nhiêu? Đáp số: a OCc ≈ 20,5cm và OCv = 114cm b fk = -114cm; Dk ≈ -0,88dp c dcm ≈ 25cm Bài 7: Bài 29.10”, [7, 373] Mắt một người cận thị có điểm Cv cách mắt 20cm a Để sửa tật này người đó phải đeo kính gì, tụ số bao nhiêu để nhìn rõ các vật xa vô cùng? b Người này muốn đọc một thông báo cách mắt 40cm... gần nhất cách mắt bao nhiêu? Kính luôn đeo sát mắt Đáp số: a Mắt bị cân thị Người này phải đeo sát mắt TKPK có tụ số D2= -4dp b Khi đeo kính D2 người đó nhìn được vật gần nhất cách mắt 16,7cm Bài 6: Bài 29.5”, [7, 371] Một mắt có quang tâm cách võng mạc khoảng OV = 1,52cm Tiêu cự thủy tinh thể thay đổi giữa hai giá trị f1 = 1,5cm và f2 = 1,415cm a Xác định giới hạn nhìn rõ b Tính tiêu cự và tụ số của... xét: Bài toán xét mắt thường về già, cho độ tăng độ tụ khi điều tiết tối đa: - Xác định OCv và OCc: sử dụng công thức độ biến thiên độ tụ để giải - Tìm độ tụ kính đeo để nhìn vật ở gần như mắt bình thường (cách sửa tật lão thị) Ở đây xét trường hợp kính cách mắt một khoảng l = 2cm Ví dụ 4.5 “ Bài 1”, [6, 198] Một người khi về già có thể nhìn thấy rõ vật cách mắt từ 40cm đến vô cực Khi đeo kính +1dp cách. .. xét: Bài toán xét trường hợp mắt thường về già, cho độ tụ kính đeo để đọc sách cách mắt 25cm Yêu cầu: - Xác định khoảng cực cận của mắt đó Xét trường hợp kính sát mắt - Xác định độ biến thiên độ tụ của mắt người ấy Ví dụ 4.4: Một mắt thường về già khi điều tiết tối đa thì tăng độ tụ của thủy tinh thể 1dp a Xác định điểm cực cận và cực viễn b Tính độ tụ của thấu kính phải mang để mắt thấy một vật cách mắt. .. Trường THPT Nguyễn Hữu Cảnh - 26- Sáng kiến kinh nghiệm Đáp số: a D1= -1,25dp; khi đeo kính L1 người đó nhìn được vật cách mắt từ 80cm đến ∞ b D2=2,75dp Bài 5 ( Đề thi Tuyển sinh CĐSP Bến Tre – năm 2003) Một người đeo kính tụ số D1 = +1dp có thể nhìn rõ các vật cách mắt từ 20cm đến 100 cm 11 a Mắt người ấy bị tật gì? Để sửa tật của mắt, người đó phải mang kính loại gì, tụ số D2 bao nhiêu? b Khi mang kính . trong khoảng nhìn rõ của mắt. * Góc trông vật AB εα ≥ , với ε là năng suất phân ly của mắt. Năng suất phân ly ε là góc trông nhỏ nhất min α khi nhìn vật AB mà mắt còn phân biệt được hai

Ngày đăng: 17/07/2015, 21:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan