Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật ở phường Mỹ Phước đến năm 2015

29 2.6K 32
Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật ở phường Mỹ Phước đến năm 2015

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 1 MỞ ĐẦU Trong giai đoạn hiện nay khi Đảng và Nhà nước ta đang tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện mọi mặt của đời sống xã hội với chủ trương công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng Nhà nước Việt Nam pháp quyền xã hội chủ nghĩa, thì công tác phổ biến giáo dục pháp luật càng phải được đòi hỏi tăng cường hơn nữa để đưa hệ thống pháp luật đã được đổi mới đi vào cuộc sống, làm nền tảng hình thành, nâng cao ý thức pháp luật và thói quen sống, làm theo pháp luật của mỗi công dân trong xã hội. Chính vì vậy mà trong nhiều văn kiện, Đảng ta đã khẳng định: công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là một bộ phận quan trọng trong công tác giáo dục chính trị, tư tưởng của Đảng; là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặc biệt của sự tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Trên cơ sở nhận thức đó, thực hiện Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân; Quyết định số 37/2008/QĐ-TTg ngày 12/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012; Quyết định số 417/2013/QĐ-BTP ngày 07/02/2013 của Bô Tư pháp về ban hành kế hoạch công tác phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2013; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 14/07/2004 của Tỉnh uỷ An Giang về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và Quyết định số 740/QĐ-UBND ngày 21/4/2008 của UBND tỉnh An Giang về việc ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình phổ biến, giáo dục pháp luật từ năm 2008 đến năm 2012 của Chính phủ trên địa bàn tỉnh An Giang. Do đó công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục và pháp luật cho toàn xã hội là một trong những vấn đề được Đảng, Nhà nước và địa phương quan tâm coi trọng. Qua thực tế ở địa phương chúng ta thấy trong điều kiện hiện nay, nhất là trong điều kiện nền kinh tế thị trường, muốn phát triển xã hội mà không gắn liền với việc Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 2 nâng cao trình độ hiểu biết pháp luật cho người dân một cách đầy đủ, để họ phát huy vai trò của mình trong việc tham gia quản lý Nhà nước, quản lý xã hội và trên cơ sở đó mà thực hiện tốt các quyền và nghĩa vụ của mình. Để nâng cao hiệu quả về hiểu biết pháp luật thì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật phải được xác định là một trong những công việc trọng tâm của cơ quan hành pháp và tư pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Càng khẳng định hơn vai trò và tầm quan trọng của công tác này trong việc đưa pháp luật về địa bàn dân cư, đời sống xã hội trong công cuộc đổi mới hiện nay. Vì vậy tôi chọn đề tài “Công tác tuyên truyền, phố biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015” làm nội dung nghiên cứu. Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 3 CHƢƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 1.1. Những vấn đề chung về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: 1.1.1. Các khái niệm: 1.1.1.1. Khái niệm về tuyên truyền: “Tuyên truyền” theo nghĩa rộng là hoạt động có mục đích của chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những kiến thức, giá trị tinh thần đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm của đối tượng, thôi thúc đối tượng hành động theo những định hướng, những mục tiêu do chủ thể tuyên truyền đặt ra. Chủ Tịch Hồ Chí Minh nói: “Tuyên truyền là đem một việc gì đó nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm. Nếu không đạt mục đích đó, là tuyên truyền thất bại”. 1.1.1.2. Khái niệm về tuyên truyền giáo dục: - Tuyên truyền giáo dục là một hoạt động có mục đích của một chủ thể nhằm truyền bá những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đến đối tượng, biến những tri thức, giá trị tinh thần, tư tưởng đó thành nhận thức, niềm tin, tình cảm, cổ vũ đối tượng hành động theo những định hướng do chủ thể tuyên truyền đặt ra. - Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tuyên truyền, giáo dục là đem một việc gì nói cho dân hiểu, dân nhớ, dân theo, dân làm”. Nếu không đạt được mục đích đó là tuyên truyền thất bại. 1.1.1.3. Khái niệm về pháp luật: Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự, là công cụ điều chỉnh các quan hệ xã hội do Nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp cầm quyền và được thực hiện bằng các biện pháp cưỡng chế của Nhà nước. Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 4 1.1.1.4. Khái niệm về tuyên truyền pháp luật: Tuyên truyền pháp luật là việc công bố, giới thiệu rộng rãi nội dung của pháp luật để mọi người biết, động viên, thuyết phục để mọi người tin tưởng và thực hiện đúng pháp luật. 1.1.1.5. Khái niệm về giáo dục pháp luật: Giáo dục pháp luật là hoạt động có định hướng, có tổ chức, có chủ định của chủ thể giáo dục tác động lên đối tượng giáo dục một cách có hệ thống và thường xuyên nhằm mục đích hình thành ở họ tri thức pháp luật, tình cảm pháp lý và hành vi phù hợp với các đòi hỏi của pháp luật hiện hành. 1.1.1.6. Khái niệm về phổ biến pháp luật: Phổ biến pháp luật là làm cho đông đảo mọi người biết đến một vấn đề, một tri thức bằng cách truyền đạt trực tiếp hay thông qua hình thức nào đó hoặc làm cho mọi người đều biết đến. 1.1.2. Mục đích yêu cầu của công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật: - Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật kịp thời và đầy đủ những nội dung pháp luật liên quan đến đời sống các tầng lớp nhân dân. Qua đó nâng cao hiểu biết cho cán bộ, công chức và nhân dân về nội dung các văn bản pháp luật nhằm giúp mọi người nâng cao ý thức, nhận thức rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong việc chấp hành pháp luật, góp phần ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa, góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu kinh tế - xã hội. Đồng thời tạo điều kiện để công dân sử dụng pháp luật làm phương tiện, công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp của mình, của Nhà nước và xã hội. - Tiếp tục xây dựng và thực hiện cơ chế phối hợp để nâng cao vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của các cấp, các ngành và các tổ chức đoàn thể trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật làm cho hoạt động này càng đi vào nề nếp, có hiệu quả. Tiếp tục thực hiện một cách đồng bộ, thường xuyên, liên tục, rộng khắp việc phổ biến, giáo dục pháp luật cho các đối tượng. Đổi mới nội dung, Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 5 hình thức tuyên truyền pháp luật cho phù hợp với từng đối tượng, địa bàn, chú trọng phổ biến các quy định pháp luật cụ thể, thiết thực để các tầng lớp nhân dân dễ nắm bắt và thực hiện. - Gắn công tác phổ biến, giáo dục pháp luật với giáo dục chính trị, tư tưởng, đặc biệt là lồng ghép với việc triển khai cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật bằng các hoạt động thiết thực, cụ thể nhằm động viên, khơi dậy ý thức trách nhiệm tự nghiên cứu, tìm hiểu và chấp hành pháp luật trong cán bộ, nhân dân trên địa bàn phường Mỹ Phước. 1.1.3. Vị trí của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là khâu đầu tiên của họat động thực thi pháp luật, là cầu nối để chuyển tải pháp luật vào cuộc sống. Quá trình đưa pháp luật vào cuộc sống được bắt đầt bằng họat động phổ biến, giáo dục pháp luật, bởi vì thực hiện pháp luật dù bằng hình thức nào- tuân theo pháp luật, thi hành (chấp hành) pháp luật, sử dụng (vận dụng) pháp luật hay áp dụng pháp luật, trước hết đều có hiểu biết về pháp luật. Nếu không nhận thức đầy đủ vị trí quan trọng và không thực hiện tốt công tác truyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật thì dù công tác xây dựng pháp luật (công tác lập pháp) có làm tốt đến mấy cũng không đạt hiệu quả thực thi pháp luật. Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật còn là một trong những mắt xích quan trọng có ý nghĩa đặt biệt của sự tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa. Bởi vì giáo dục pháp luật là nhằm hình thành ý thức tôn trọng, tuân thủ pháp luật cho mọi công dân, là nhằm phát huy vai trò hiệu lực của pháp luật trong công tác xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Với vị trí quan trọng như vậy, công tác phổ biến giáo dục pháp luật phải được xác định là một trong những công tác trọng tâm của họat động hành pháp và tư pháp. Chúng ta đã coi trọng việc xây dựng pháp luật, đã đến lúc phải cần đầu tư tương xứng cho việc thực hiện pháp luật mà trước hết là tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật. Đó là trách nhiệm của tất cả cơ quan Nhà nước, các tổ chức xã Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 6 hội và mọi công dân mà trước hết là các cơ quan hành pháp và tư pháp. Do đó Đảng và Nhà nước ta ban hành nhiều văn bản trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nằm đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. 1.1.4. Vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. + Vai trò quan trọng này của giáo dục pháp luật chính là bắt nguồn từ vai trò và giá trị xã hội của pháp luật – phương tiện hàng đầu để quản lý Nhà nước, quản lý xã hội. Phổ biến, giáo dục pháp luật giúp cho mọi người có tri thức pháp lý, hiểu biết pháp luật đúng đắn và hành vi hợp pháp, là tiền đề cho việc sử dụng quyền lực Nhà nước, tăng cường pháp chế, phát huy dân chủ mở rộng quyền tự do của mỗi người. + Phổ biến, giáo dục pháp luật còn tạo khả năng đổi mới cho các quan hệ xã hội trong môi trường quản lý Nhà nước, tạo ra khả năng hình thành các điều kiện và nhân tố thuận lợi cho quá trình quản lý Nhà nước, quản lý xã hội, tạo ra khả năng phát hiện và kiên quyết loại trừ những hiện tượng tiêu cực chống đối pháp luật diễn ra trong quá trình quản lý. - Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật góp phần nâng cao ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân. Vai trò thứ hai không kém phần quan trọng này của tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là xuất phát từ bản chất của nó. Giáo dục pháp luật là quá trình tác động nhằm hình thành tri thức pháp lý, hiểu biết và thực hiện các hành vi phù hợp với hệ thống pháp luật hiện hành. Vì vậy, kết quả đạt được các mục đích do sự tác động định hướng và góp phần xây dựng ý thức pháp luật và văn hóa pháp lý của công dân. Giáo dục pháp luật chính là đòi hỏi khách quan bắt nguồn từ lợi ích của Nhà nước, của xã hội, của mọi công dân. Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 7 1.1.5. Hình thức tuyên truyền , phổ biến, giáo dục pháp luật: Theo Luật phổ biến, giáo dục pháp luật năm 2012 (từ Điều 11 đến Điều 16) thì có nhiều hình thức tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật truyền thống tiếp tục được phát huy cùng với sự kết hợp vận dụng linh hoạt, sáng tạo một số hình thức mới. Tuyên truyền miệng là hình thức tuyên truyền được sử dụng khá linh hoạt: thông qua hội nghị tập huấn, tọa đàm, bồi dưỡng kiến thức pháp luật; thông qua sóng truyền thanh, tư vấn trực tiếp, trợ giúp pháp lý lưu động, Cùng với việc sử dụng hình thức tuyên truyền miệng, phương tiện hỗ trợ bằng ampli, được sử dụng đã góp phần nâng cao hiệu quả của hình thức tuyên truyền miệng. Thi tìm hiểu pháp luật trong những năm qua cũng là hình thức phổ biến, giáo dục pháp luật được chú trọng sử dụng một cách phù hợp ở địa phương, như: thi viết, thi hái hoa dân chủ, đã thu hút được sự tham gia của nhiều tầng lớp nhân dân và cán bộ. Bên cạnh đó việc biên soạn tờ gấp, đề cương tuyên truyền cũng được sử dụng dành cho nhiều nhóm đối tượng phù hợp, chú trọng nhân rộng và phát huy hiệu quả các mô hình điểm trên thực tế;chủ động, sáng tạo, linh hoạt áo dụng các mô hình, biện pháp phổ biến, giáo dục pháp luật mới, phù hợp; kết hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và theo dõi thi hành pháp luật; tăng cường áp dụng công nghệ thông tin trong phổ biến, giáo dục pháp luật; 1.1.6. Nội dung tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật: Tập trung tuyền truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật được Quốc hội thông qua tại kỳ họp thứ 5, thứ 6 năm 2013 như: Luật hộ tịch; Luật hoà giải ở cơ sở; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật cư trú; Luật đất đai (sửa đổi); Luật tiếp công dân; Luật khoa học và công nghệ; Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Hiến pháp năm 1992, Nhưng để đem lại hiệu quả thiết thực cho công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật cần chú ý lựa chọn các lĩnh vực có liên quan trực tiếp đến đời sống, hoạt động nghề nghiệp của người dân như: Luật Đất đai, Luật hôn nhân và gia đình, Luật khiếu nại, Luật tố cáo, Luật giao thông đường bộ, Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 8 Chú ý lựa chọn nội dung phù hợp để tuyên truyền, phổ biến cho các đối tượng đặc thù, gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận thông tin, tìm hiểu, học tập pháp luật. Tiếp tục hướng dẫn, chỉ đạo việc quán triệt, triển khai sâu rộng nội dung Kết luận số 04-KL/TW của Ban Bí thư; gắn việc triển khai thực hiện Kết luận với việc thực hiện các nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp và Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI; kết hợp việc triển khai toàn diện các hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật với việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại các Bộ, ngành, địa phương; Hoàn thiện chính sách, thể chế về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, tạo cơ sở pháp lý ổn định, thống nhất, đồng bộ để triển khai hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật; xây dựng và ban hành kịp thời các văn bản chi tiết thi hành Luật phổ biến, giáo dục pháp luật sau khi được Quốc hội thông qua; tổ chức thi hành tốt các văn bản pháp luật về lĩnh vực này; Nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác phối hợp thực hiện phổ biến, giáo dục pháp luật của các cơ quan, tổ chức, địa phương; tiếp tục củng cố, kiện toàn và nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật và thành viên Hội đồng ở các cấp; có chính sách hợp lý đối với thành viên Hội đồng phối hợp công tác phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp; 1.2. Các quan điểm của Đảng về công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật (Đại hội XI): Xuất phát từ vai trò của pháp luật, yêu cầu của pháp chế và mục đích, ý nghĩa của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, trong quá trình đổi mới, Đảng ta luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên liên tục của cả hệ thống chính trị. Nội dung tư tưởng chỉ đạo của Đảng ta về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật luôn được đề cập trong các Nghị quyết của Đảng, cụ thể: Trong các văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đã chỉ rõ: cần coi trọng công tác gíao dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 9 thống trong tất cả các trường học từ đó nâng cao trình độ về dân trí, trình độ hiểu biết pháp luật, ý thức tuân thủ pháp luật của mọi tầng lớp công dân. Vì vậy việc xây dựng Nhà nước ta là Nhà nước pháp quyền Việt Nam, một trong những tư tưởng chỉ đạo quan trọng đó là: ”tăng cường pháp chế, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Quản lý xã hội bằng pháp luật, đồng thời coi trọng giáo dục, nâng cao đạo đức”. Từ những quan điểm trên Đảng ủy cũng quan tâm chỉ đạo Ủy ban nhân dân xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện chương trình tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ phường đến khóm, từ cán bộ đến nhân dân. Vì vậy Đảng ta luôn coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật cho cán bộ và nhân dân. 1.3. Cơ sở pháp lý về công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật: Nhằm cụ thể hóa những tư tưởng chỉ đạo của Đảng, để đáp ứng kịp thời với xu thế phát triển của thời đại, nhất là rong thời kỳ đổi mới của đất nước ta hiện nay. Quốc hội và Chính phủ đã ban hành nhiều văn bản luật và dưới luật để nhằm từng bước hoàn chỉnh hệ thống pháp luật. Đó là mặt tích cực trong thời gian dài nghiên cứu và ứng dụng thực tiển của Đảng, Nhà nước ta, để hoàn chỉnh nhiệm vụ mà đất nước và nhân dân giao cho. Song với việc hoàn chỉnh hệ thống pháp luật, thì công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật là nhiệm vụ vô cùng quan trọng, thường xuyên, liên tục đối với các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương. Tại khoản 2, Điều 122, Hiến pháp năm 1992 của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ trong công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật như sau: “ Bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trong các cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang và công dân, tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật trong nhân dân”. Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên HV: Võ Thanh Giang 10 Tại khoản 2, Điều 18 của Luật Tổ chức Chính phủ, Quốc hội cũng đã quy định Chính phủ phải: “tổ chức và lãnh đạo công tác tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp và pháp luật”. Thực hiện chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Chính phủ ban hành Nghị quyết số 61/2007/NQ-CP ngày 07/12/2007 của Chính phủ về việc tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 32-CT/TW ngày 09/12/2003 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, nhân dân. Tại khoản 2, Điều 43 của Luật tổ chức và họat động của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân có nêu: “Tuyên truyền, giáo dục Hiến pháp, Luật, các văn bản của cơ quan Nhà nước cấp trên và Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cùng cấp trong cơ quan Nhà nước, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân và công dân ở địa phương. Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Quyết định số 409/2012/QĐ-TTg ngày 09/04/2012 của Thủ tướng Chính ban hành chương trình hành động thực hiện Kết luận số 04-KL/TW ngày 19-04-2011 của Ban Bí thư trung ương Đảng (khoá XI) Thực hiện các văn bản pháp luật trên Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang đã ban hành Chỉ thị số 21/2006/CT-UBND về việc tăng cường vai trò lãnh đạo của Thủ trưởng các Sở, Ban ngành, đoàn thể cấp tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp đối với công tác phổ biến giáo, dục pháp luật; Chỉ thị số 25-CT/TU ngày 14/07/2004 của Tỉnh uỷ An Giang về việc tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật; Quyết định số 46/QĐ-UBND ngày 18/10/2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang về việc ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Thủ tướng Chính phủ và kế hoạch của Ban Thường vụ tỉnh uỷ về thực hiện kết luận số 04-KL/TW ngày 19-04-2011 của Ban Bí thư trung ương Đảng (khoá XI) về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, [...]... hướng nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật ở phường Mỹ Phước đến năm 2015: 19 3.2 Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật ở phường Mỹ Phước đến năm 2015: 20 3.2.1 Tham mưu văn bản chỉ đạo về công tác phổ biến, giáo dục pháp luật: 21 3.2.2 Về công tác tổ chức: 21 3.2.3 Về hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật: ... VÀ KIẾN NGHỊ NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở PHƢỜNG MỸ PHƢỚC ĐẾN NĂM 2015 3.1 Phƣơng hƣớng nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015: Để công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đạt hiệu quả ngày càng cao, góp phần tích cực vào việc ngăn ngừa phòng chống các lọai tội phạm, hành vi phạm pháp trong thời gian tới... biến, giáo dục pháp luật: 7 1.2 Các quan điểm của Đảng về công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật (Đại hội XI): 8 1.3 Cơ sở pháp lý về công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật: 9 CHƢƠNG II: ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở PHƢỜNG MỸ PHƢỚC THỜI GIAN QUA 12 2.1 Đặc điểm tình hình của phường Mỹ Phước: ... thức phổ biến, giáo dục pháp luật: 23 3.2.5 Thành lập tổ kiểm tra kết quả và xử lý vi phạm pháp luật: 24 3.3 Kiến nghị về nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật ở phường Mỹ Phước đến năm 2015: 25 KẾT LUẬN 27 Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên 28 HV: Võ Thanh Giang Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp... phổ biến, giáo dục pháp luật: 3 1.1.1 Các khái niệm: 3 1.1.2 Mục đích yêu cầu của công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục 4 1.1.3 Vị trí của công tác tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật: 5 1.1.4 Vai trò của công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật: 6 1.1.5 Hình thức tuyên truyền , phổ biến, giáo dục pháp luật: 7 1.1.6 Nội dung tuyên truyền phổ biến,. .. hội có pháp luật làm kỷ cương, để cho mọi người sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên 27 HV: Võ Thanh Giang Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƢƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT 3 1.1 Những vấn đề chung về công tác tuyên truyền,. .. pháp cho bản thân và cộng đồng 3.2 Giải pháp nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015: Trong những năm gần đây Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều biện pháp tăng cường công tác giáo dục pháp luật Các bộ, các Ngành, các cấp, toàn thể nhân dân Lớp TCLLTC-HC.B64 Long Xuyên 20 HV: Võ Thanh Giang Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở. .. lập Hội đồng phối hợp công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật, nhằm thực hiện tốt công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật từ tỉnh đến cơ sở Những căn cứ trên là sự kiện pháp lý có ý nghĩa quan trọng khẳng định quyết tâm của Đảng, Nhà nước trong việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm góp phần quản lý đất nước, quản lý xã hội bằng pháp luật, tích... Đảng và Ủy ban nhân dân đối với công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật Đây là một trong những giải pháp cơ bản, bao trùm, xuyên suốt trong quá trình thực hiện công tác phổ biến, giáo dục pháp luật ở cơ sở Phải quán triệt cho toàn thể cán bộ, đảng viên trong toàn phường về ý nghĩa và tầm quan trọng của pháp luật về công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức... tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 CHƢƠNG II ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở PHƢỜNG MỸ PHƢỚC THỜI GIAN QUA 2.1 Đặc điểm tình hình của phƣờng Mỹ Phƣớc: Mỹ Phước là một phường nội ô của thành phố Long Xuyên Địa giới hành chính phía đông tiếp giáp xã Hòa Bình, huyên Chợ Mới; phía tây giáp phường . CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỔ BIẾN, GIÁO DỤC PHÁP LUẬT Ở PHƢỜNG MỸ PHƢỚC ĐẾN NĂM 2015 3.1. Phƣơng hƣớng nâng cao công tác tuyên truyền, phổ biên, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm. trọng công tác gíao dục, tuyên truyền, giải thích pháp luật. Đưa việc giáo dục pháp luật vào hệ Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp. Đảng trong công tác phổ biến, giáo dục pháp luật, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của cán bộ, Đề tài: Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở phƣờng Mỹ Phƣớc đến năm 2015 Lớp

Ngày đăng: 17/07/2015, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan