Áp dụng án treo trong xét xử các vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên – Thực trạng và giải pháp

27 685 1
Áp dụng án treo trong xét xử các vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên – Thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI NÓI ĐẦU Trong Luật hình sự Việt Nam, án treo là một chế định vô cùng quan trọng, thể hiện tính nhân đạo xã hội chủ nghĩa, mang tính giáo dục cao, thể hiện tính khoan hồng của pháp luật đối với người phạm tội, góp phần đấu tranh phòng chống và trừng trị tội phạm một cách tương xứng với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội. Áp dụng chế định án treo một cách đúng đắn sẽ góp phần vào việc đảm bảo pháp chế xã hội chủ nghĩa, thể hiện tính nhân văn, khoan hồng của pháp luật, trừng trị tội phạm nhưng đồng thời tạo điều kiện cho người phạm tội hòa nhập cuộc sống, tạo điều kiện thuận lợi cho họ sớm trở thành người có ích cho xã hội. Ngược lại, nếu áp dụng chế định án treo sai, áp dụng một cách tùy tiện, không có cơ sở pháp luật thì chế định án treo mất đi ý nghĩa của nó, không góp phần vào đấu tranh phòng chống tội phạm, không khuyến khích và tạo điều kiện cho người phạm tội hòa nhập vào cuộc sống. Áp dụng án treo sai sẽ làm mất đi ý nghĩa trừng trị và giáo dục người phạm tội. Chế định án treo đã được Luật hình sự qui định từ lâu, nhưng trong thực tiễn áp dụng thì luôn có nhiều điều bất cập. Ở các Tòa án khác nhau và ở mỗi thẩm phán khác nhau, việc áp dụng án treo còn nhiều khác biệt. Có không ít trường hợp, do không hiểu cặn kẽ về án treo nên hội đồng xét xử áp dụng không đúng và cho người hưởng án treo một cách tùy tiện và không ít trường hợp lợi dụng qui định của pháp luật về án treo để vi phạm pháp luật. Cũng có những trường hợp đáng cho hưởng án treo nhưng hội đồng xét xử không áp dụng. Vì vậy, việc hiểu qui định của pháp luật về án treo cho đúng và việc áp dụng án treo vào thực tiễn xét xử như thế nào cho chính xác luôn là vấn đề thời sự và cần thiết. Chính lý do trên, tôi chọn đề tài: “Áp dụng án treo trong xét xử các vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên – Thực trạng và giải pháp” làm tiểu luận cuối khóa cho lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính. 2 CHƢƠNG 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁN TREO 1.1 Khái quát chung về án treo Án treo trong luật hình sự Việt Nam đã có từ rất lâu, qua nhiều lần thảo luận ở nhiều thời điểm khác nhau, có nhiều ý kiến đề nghị bỏ qui định này vì nó không khác mấy so với hình thức cải tạo không giam giữ, nhưng cuối cùng qui định về án treo cũng được giữ lại và ghi nhận trong Bộ luật hình sự năm 1999, đã được sửa đổi bổ sung năm 2009 (sau đây viết tắt BLHS). Trong hệ thống pháp luật hình sự nước ta từ năm 1945 đến nay, chưa có một định nghĩa cụ thể về án treo. Trong những thời điểm cụ thể, định nghĩa về án treo được qui định trong những văn bản dưới luật, trong các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo Nghị quyết số 02/HĐTP ngày 05/01/1986 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn xét xử trong việc áp dụng các qui định trong phần chung của BLHS năm 1985, thì án treo được coi là “một biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện”. 1.1.1 Án treo nhìn từ góc độ pháp luật Bộ luật hình sự không có định nghĩa cụ thể thế nào là án treo. Tại Điều 60 BLHS qui định về án treo như sau: “1. Khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm. 2. Trong thời gian thử thách, Tòa án giao người được hưởng án treo cho cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú để giám sát và giáo dục. Gia đình người bị kết án có trách nhiệm phối hợp với cơ quan, tổ chức, chính quyền địa phương trong việc giám sát, giáo dục người đó. 3 3. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này. 4. Người được hưởng án treo đã chấp hành được một phần hai thời gian thử thách và có nhiều tiến bộ thì theo đề nghị của cơ quan, tổ chức có trách nhiệm giám sát và giáo dục, Tòa án có thể rút ngắn thời gian thử thách. 5. Đối với người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo quy định tại Điều 51 của Bộ luật này”. Từ những qui định trên, dưới góc độ pháp luật ta có thể định nghĩa án treo như sau: Án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, kèm theo một thời gian thử thách nhất định, được áp dụng đối với người bị xử phạt hình phạt không quá ba năm tù, căn cứ vào nhân thân người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần áp dụng hình phạt tù đối với người phạm tội. 1.1.2 Án treo nhìn từ góc độ văn hóa: án treo là một nét đẹp trong cách ứng xử. Đó là sự tha thứ, nhưng có điều kiện. Nó thể hiện tính nhân đạo, nhân văn trong cách cư xử, trừng trị cái ác nhưng cũng biết tha thứ nếu họ thấy được lỗi lầm và biết ăn năn hối cải. Án treo thể hiện tính bao dung cao quí cả người Việt Nam, sẵn sàng dang rộng tay dìu dắt người lầm lỗi để hướng họ trở thành người lương thiện và có ích cho xã hội. 1.1.3 Án treo nhìn từ góc độ kinh tế: Án treo là biện pháp đem lại hiệu quả kinh tế cao vì nhà nước không phải tốn khoản kinh phí cho việc giam giữ người phạm tội và người phạm tội được ở ngoài xã hội sẽ có khả năng lao động để tạo ra của cải vật chất. 1.1.4 Án treo nhìn từ góc độ xã hội: Án treo thể hiện tính tích cực nhiều hơn tiêu cực. Người phạm tội được cho hưởng án treo, đa số đều có những hành vi xử sự đúng pháp luật và mang tính đạo đức trong thời gian thử thách, điều đó góp phần làm cho xã hội ngày càng tốt đẹp hơn. Cho người phạm tội hưởng án treo, nhà nước sẽ không giải quyết một số chính sách xã hội kèm theo như: ai sẽ chăm 4 sóc con chưa thành niên của người phạm tội, giải quyết việc làm khi người phạm tội chấp hành án xong, 1.2 Quan điểm của Đảng về thi hành pháp luật hình sự Trong những năm qua, thực hiện các nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết 08-NQ/TW, ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới” và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020. Công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy, tổ chức đảng lãnh đạo và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều kết quả. Nhận thức và sự quan tâm đối với công tác tư pháp có nhiều thay đổi theo hướng tích cực; chất lượng hoạt động tư pháp đã được nâng lên một bước, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đối với công tác tư pháp liên quan đến thi hành án hình sự, Đảng ta xác định tiếp tục cải cách tư pháp theo các hướng như: Kiện toàn các tổ chức thi hành án, bảo đảm thi hành đầy đủ, nhanh chóng các bản án và quyết định của Toà án; chấn chỉnh các trại giam để giáo dục, cải tạo tốt phạm nhân; Chuẩn bị các điều kiện để tiến tới giao cho một cơ quan quản lý tập trung thống nhất công tác thi hành án; Nghiên cứu việc thành lập cảnh sát tư pháp để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ phiên toà, phục vụ công tác thi hành án, dẫn giải bị can, bị cáo, quản lý các trại giam… 1.3. Những qui định của pháp luật về án treo Cho đến giai đoạn hiện nay, hầu như chế định về án treo chỉ được qui định tại Điều 60 BLHS và ở các văn bản dưới luật cụ thể Nghị quyết số 01/2007/NQ- HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt và Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ qui định về thi hành án treo. Để hiểu rõ hơn những qui định của pháp luật liên quan đến chế định án treo, chúng ta cùng nhau tìm hiểu một số nội dung cơ bản của pháp luật về án treo: 5 1.3.1 Bản chất pháp lý của chế định án treo Từ những qui định của pháp luật về án treo, qua định nghĩa về án treo, chúng ta có thể hiểu được bản chất pháp lý của án treo. Bản chất này có thể tóm gọn như sau: án treo là một chế định nhân đạo của luật hình sự Việt Nam và được thể hiện trong việc Tòa án miễn chấp hành hình phạt tù đối với người phạm tội đã được tuyên trong bản án với mức hình phạt tù có thời hạn không quá 03 năm và ấn định thời gian thử thách từ 01 đến 05 năm đối với người phạm tội khi có đầy đủ căn cứ và điều kiện do pháp luật hình sự qui định. 1.3.2 Những điều kiện để áp dụng án treo Việc áp dụng án treo và thực tế xét xử phải được Tòa án cân nhắc một cách kỹ lưỡng, tuân thủ nghiêm chỉnh vào các qui định trong luật hình sự, không được áp dụng tùy tiện theo cảm tính chủ quan. Muốn áp dụng chế định án treo thì phải căn cứ vào qui định tại Điều 60 BLHS. Chỉ khi nào có những căn cứ được qui định tại Điều 60, đồng thời cân nhắc vào từng thời điểm đấu tranh phòng chống tội phạm, yêu cầu chính trị tại địa phương, mà áp dụng chế định án treo cho chính xác. Theo qui định tại Khoản 1 Điều 60 BLHS thì muốn áp dụng án treo phải có các điều kiện sau: 1.3.2.1 Điều kiện về hình phạt Người bị kết án chỉ có thể được hưởng án treo nếu người đó bị phạt tù không quá 03 năm, không phân biệt người đó phạm tội ít nghiêm trọng, nghiêm trọng, rất nghiêm trọng hay đặc biệt nghiêm trọng. Tuy pháp luật không qui định, nhưng thực tiễn xét xử ở Tòa án các cấp thì đa số các trường hợp cho hưởng án treo là những trường hợp phạm tội ít nghiêm trọng, số ít còn lại là phạm tội nghiêm trọng. Luật chỉ giới hạn hình phạt tối đa, không giới hạn hình phạt tối thiểu để áp dụng án treo. Hình phạt tối đa, qua từng thời kì cũng có qui định khác nhau nhằm phục vụ công cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, tránh việc áp dụng án treo trong những trường hợp không cần thiết. Giới hạn tối đa để được áp dụng án treo, theo BLHS năm 1999 (có sửa đổi bổ sung năm 2009) là không quá 3 năm tù, giới hạn theo BLHS năm 1985 là không quá 05 năm tù. 6 1.3.2.2 Điều kiện về nhân thân người phạm tội Để cho một người được hưởng án treo thì trước hết người đó phải có nhân thân tốt, chấp hành tốt chính sách, pháp luật của nhà nước, thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, không tiền án, không tiền sự, lần đầu phạm tội ít nghiêm trọng (có thể nghiêm trọng), gây thiệt hại không lớn, sau khi phạm tội đã ăn năn hối cải, khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại cho người bị hại, tự nguyện sửa chữa thiệt hại, tích cực giúp đỡ cơ quan tiến hành tố tụng điều tra và phát hiện tội phạm. Không phải bắt buộc đủ tất cả các tình tiết trên thì mới cho được hưởng án treo. Các tình tiết trên là những tình tiết dự trù chung, tuy nhiên để cho hưởng án treo thì người phạm tội có càng nhiều tình tiết trên thì càng tốt. Có trường hợp người phạm tội chỉ cần có hai tình tiết ở trên là có thể cho hưởng án treo, nhưng cũng có nhiều trường hợp người phạm tội đã hội đủ nhiều tình tiết trên nhưng không thể cho họ được hưởng án treo. Bởi vì khi xem xét về nhân thân người phạm tội, Tòa án phải xem xét một cách toàn diện tất cả các yếu tố thuộc về nhân thân của người phạm tội, thái độ của người phạm tội sau khi phạm tội, kết hợp với yêu cầu phòng chống tội phạm, nhiệm vụ chính trị tại địa phương để xem xét có cần thiết áp dụng hình phạt tù giam hay cho họ hưởng án treo. 1.3.2.3 Điều kiện về các tình tiết giảm nhẹ Việc áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để cho hưởng án treo gần giống như áp dụng các tình tiết giảm nhẹ để xét xử dưới khung hình phạt hoặc chuyển sang tội danh khác với khung hình phạt nhẹ hơn. Các tình tiết giảm nhẹ là một căn cứ quan trọng để Tòa án cân nhắc trong quá trình xét xử xem có áp dụng hay không áp dụng án treo đối với người phạm tội. Nếu người phạm tội không có tình tiết giảm nhẹ, hoặc có nhưng không có ý nghĩa đáng kể thì Tòa án không thể cho người phạm tội được hưởng án treo. Các tình tiết giảm nhẹ để xem xét áp dụng án treo có thể là các tình tiết được qui định tại khoản 1 hoặc cũng có thể là các tình tiết được qui định tại khoản 2 Điều 46 BLHS. 7 1.3.2.4 Về mặt ảnh hưởng của người phạm tội đối với xã hội Tùy trường hợp, Hội đồng xét xử áp dụng tiểu mục 6.1 mục 6 tại Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của BLHS về thời hiệu thi hành bản án, miễn chấp hành hình phạt, giảm thời hạn chấp hành hình phạt (sau đây viết tắt Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007): xét thấy nếu không bắt người phạm tội đi chấp hành hình phạt tù thì người đó không gây nguy hiểm cho xã hội cũng như ảnh hưởng xấu đến cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm, đó có thể là trường hợp người phạm tội ít nghiêm trọng, lỗi vô ý, ăn năn hối cải 1.3.3 Thời gian thử thách của án treo 1.3.3.1 Khái quát chung về thời gian thử thách Án treo khác với các loại hình phạt khác là Tòa án ấn định một thời gian thử thách đối với người bị kết án, đó là qui định có tính bắt buộc nhằm ràng buộc người bị kết án phải tuân thủ và chấp hành nghiêm chỉnh bản án, tự răn đe mình. Thời gian thử thách của án treo là một khoảng thời gian mà Tòa án ấn định để thử thách người bị kết án được hưởng án treo, nếu hết thời gian đó mà người bị kết án không phạm tội mới, thì hình phạt tù mà Tòa án đã tuyên đối với người bị kết án sẽ không phải thi hành. Ngược lại, nếu trong thời gian thử thách mà người bị kết án lại phạm tội mới, thì ngoài việc chấp hành hình phạt đối với tội phạm mới, người bị kết án còn phải chấp hành hình phạt mà tòa án đã tuyên nhưng cho họ hưởng án treo Ví dụ: Nguyễn Văn A bị Tòa án xử phạt 06 tháng tù về tội trộm cắp tài sản nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 12 tháng. Nếu trong hạn 12 tháng kể từ ngày tuyên án mà A không phạm tội mới thì A không phải chấp hành hình phạt 06 tháng tù đã tuyên. Nếu A phạm tội mới trong thời gian 12 tháng thử thách từ ngày tuyên án, thì Tòa án xử tội phạm mới sẽ buộc A chấp hành hình phạt tội phạm mới đồng thời phải chấp hành hình phạt 06 tháng tù mà Tòa án trước đó đã tuyên. 8 Theo qui định tại khoản 1 Điều 60 BLHS và tại tiểu mục 6.4 mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 thì thời gian thử thách đối với người được hưởng án treo từ một năm đến năm năm. Điều đó có nghĩa là thời gian thử thách không được dưới một năm và không quá năm năm. 1.3.3.2 Cách tính thời gian thử thách Cách tính thời gian thử thách, BLHS không có qui định, mà được thể hiện trong văn bản hướng dẫn của Tòa án nhân dân tối cao. Cụ thể được qui định tại tiểu mục 6.5 mục 6 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 qui định: “Thời điểm bắt đầu tính thời gian thử thách là ngày tuyên án đầu tiên cho hưởng án treo” Hướng dẫn này là hướng dẫn đang có hiệu lực và đang được áp dụng vào thực tế xét xử ở Tòa án các cấp hiện nay. Hướng dẫn trên có nghĩa là: nếu Tòa án cấp sơ thẩm cho người bị kết án được hưởng án treo, thì thời gian thử thách được tính từ ngày tuyên bản án sơ thẩm; nếu Tòa án cấp sơ thẩm không cho hưởng án treo nhưng cấp phúc thẩm cho hưởng án treo thì thời gian thử thách tính từ ngày tuyên án phúc thẩm. 1.3.3.3 Những điều kiện người bị kết án phải tuân thủ trong thời gian thử thách Những điều kiện này là những đòi hỏi có tính chất bắt buộc về mặt pháp lý mà người được hưởng án treo phải chấp hành trong thời gian thử thách. Chỉ khi nào người được hưởng án treo đã thực hiện đầy đủ những đòi hỏi này, thì người được hưởng án treo mới được Tòa án miễn chấp hành hình phạt tù và được qui định cụ thể tại khoản 2 và 3 Điều 60 BLHS như: Phải chịu sự giám sát giáo dục của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc hoặc chính quyền địa phương nơi người đó thường trú. Người được hưởng án treo có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được quy định tại Điều 30 và Điều 36 của Bộ luật này. 9 1.3.4 Quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo Quyền và nghĩa vụ của người được hưởng án treo không được qui định trong Bộ luật hình sự 1985 và 1999, nhưng lại được qui định trong Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP ngày 02/10/2007 và Nghị định 61/2000/NĐ-CP ngày 30/10/2000 của Chính phủ qui định về thi hành án treo. Cụ thể như sau: Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật của Nhà nước; Ghi chép đầy đủ các nội dung quy định trong sổ theo dõi người được hưởng án treo và nộp lại cho người trực tiếp giám sát, giáo dục khi hết thời gian thử thách; Người được hưởng án treo được rút ngắn thời gian thử thách khi có đủ các điều kiện pháp luật qui định 1.3.5 Tổng hợp hình phạt trong trường hợp người được hưởng án treo phạm tội mới trong thời gian thử thách Theo qui định tại khoản 5 Điều 60 BLHS, nếu người được hưởng án treo mà phạm tội mới trong thời gian thử thách, thì Tòa án quyết định buộc phải chấp hành hình phạt của bản án trước và tổng hợp với hình phạt của bản án mới theo qui dịnh tại Điều 51 BLHS. Qui định này có khác so với qui định trước đây của BLHS 1985: người phạm tội mới chỉ bị tổng hợp hình phạt khi phạm tội mới do lỗi vô ý và bị phạt tù hoặc phạm tội mới do lỗi cố ý. BLHS 1999 (có sửa đổi, bổ sung năm 2009) qui định chỉ cần người được hưởng án treo mà phạm tội mới thì Tòa án sẽ tổng hợp hình phạt theo qui định Điều 51 BLHS mà không cần phân biệt lỗi vô ý hay cố ý, không phân biệt bị phạt tù hay không hình phạt tù. Qui định này có tính nghiêm khắc hơn so với BLHS 1985, sẽ có tác dụng hơn trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN 2.1 Đặc điểm kinh tế- xã hội của Thành phố Long Xuyên Thành phố Long Xuyên là trung tâm chính trị - kinh tế - văn hóa của tỉnh An Giang, có vị trí địa lý - kinh tế đặc biệt quan trọng đối với tỉnh An Giang và các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Mặt khác Long Xuyên là đô thị nằm trên trục hành lang kinh tế đô thị quốc gia và quốc tế, là đầu mối giao thương hàng hóa trong tỉnh và khu vực, có nhiều nhà máy chế biến xuất khẩu với nhiều mặt hàng như: gạo, cá, hàng may mặc, vật liệu xây dựng, rau quả đóng hộp…; có đường quốc lộ và đường sông thông suốt đến các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và nước bạn Campuchia. Với lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên, cùng với truyền thống đoàn kết, cần cù, năng động, sáng tạo, những năm qua Đảng bộ và nhân dân Long Xuyên đã đoàn kết nhất trí, phát huy nội lực, tranh thủ sự hỗ trợ của các ngành, các cấp, tập trung mọi nguồn lực để xây dựng, phát triển Thành phố xứng đáng với vai trò và vị trí là trung tâm kinh tế - chính trị của tỉnh An Giang và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, việc phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh An Giang nói chung và ở Thành phố Long Xuyên chưa đồng đều, đời sống bộ phận không nhỏ dân cư vẫn còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào Khơme, trình độ dân trí còn thấp, tỷ lệ thất nghiệp chiếm tỷ lệ cao, những tác động xấu của nền kinh tế thị trường đến người dân như tâm lý tham lam, hám lợi, nhu cầu vật chất ngày càng cao, muốn có nhiều tiền tiêu xài nhưng lười lao động hoặc nghề nghiệp không ổn định, muốn làm giàu bằng mọi cách kể cả bằng các việc làm phi pháp trong bộ phận dân cư. Đây chính là nhân tố thúc đẩy bộ phận dân cư tham gia vào con đường phạm tội làm cho tình hình vi phạm pháp luật, tội phạm hình sự, tệ nạn xã hội gia tăng. [...]... Nghiên cứu việc áp dụng án treo trong xét xử các vụ án hình sự, tìm hiểu những vấn đề lý luận về án treo, nêu ra những trường hợp vận dụng sai trong xét xử, chỉ ra nguyên nhân có những sai sót đó và đồng thời nêu lên vướng mắc trong thực tiễn áp dụng hiện nay những vấn đề lý luận về án treo, và từ đó đề ra những giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng áp dụng án treo trong xét xử án hình sự là rất cần... thẩm 92 vụ với 101 bị cáo, trong đó có 03 vụ xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo với 03 bị cáo; xét xử phúc thẩm 159 vụ với 161 bị cáo, trong đó có 8 vụ xử phạt tù cho hưởng án treo với 08 bị cáo - Tòa án nhân dân Tp .Long Xuyên trong năm 2012 xét xử sơ thẩm 107 vụ với 181 bị cáo, trong đó xử phạt tù cho hưởng án treo 15 vụ với 24 bị cáo, đã không có kháng cáo, kháng nghị các trường hợp cho hưởng án treo. .. chấp hành hình phạt của bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung…” Do vậy, để bảo đảm công bằng cũng cần có hướng dẫn thời gian chấp hành hình phạt án treo mà họ đã chấp hành ở bản án trước được trừ vào thời hạn chấp hành hình phạt chung 17 CHƢƠNG 3 PHƢƠNG HƢỚNG, GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG ÁP DỤNG ÁN TREO TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN ĐẾN... lượng giải quyết án hình sự, trong đó có áp dụng án treo của Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên trong thời gian tới 25 KIẾN NGHỊ Từ những vấn đề thực tiễn còn vướng mắc, áp dụng sai sót như nêu trên, để công tác xét xử án hình sự, trong đó có áp dụng án treo được chính xác hơn thời gian tới, tác giả xin đề xuất: - Thứ nhất, để khắc phục có hiệu quả những khuyết điểm trong việc cho hưởng án treo không... cá nhân thẩm phán khi xét xử án hình sự cần phải thường xuyên rèn luyện, học hỏi cập nhật văn bản hướng dẫn mới để áp dụng xét xử đúng pháp luật, trong đó có việc áp dụng án treo Cụ thể đòi hỏi ở người thẩm phán cần phải: Thứ nhất, nhận thức đúng về án treo Trước hết, phải khẳng định án treo không phải là một hình phạt Pháp luật hình sự của nước ta chưa bao giờ coi án treo là một loại hình phạt Trong. .. thiện chính sách hình sự và thủ tục tố tụng tư pháp; giảm hình phạt tù, mở rộng áp dụng hình phạt tiền, hình phạt cải tạo không giam giữ đối với một số loại tội phạm, để từ đó hạn chế việc cho hưởng án treo không đúng 3.2 Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lƣợng áp dụng án treo Để thực hiện được phương hướng trên, cũng như để hoạt động xét xử án hình sự, trong đó có việc áp dụng án treo ngày càng... cho hưởng án treo thể hiện: - Toàn ngành Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự quân khu, khu vực đã xét xử sơ thẩm tổng số 67.369 vụ với 122.960 bị cáo, trong đó xử phạt tù cho hưởng án treo 25.458 bị cáo (tỷ lệ 20,7%) Trong 25.458 bị cáo được cấp sơ thẩm cho hưởng án treo thì có 488 bị cáo có kháng cáo, kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm (tỷ lệ 1,91%) - Tòa án nhân dân tỉnh An Giang trong năm 2012 xét xử. .. chung, trong năm qua việc cho hưởng án treo đều được các Hội đồng xét xử xem xét, cân nhắc kỹ lưỡng, áp dụng đúng pháp luật Tỷ lệ án treo không đúng bị hủy, sửa giảm gần 50% so với năm 2011 và chỉ chiếm tỷ lệ 0,25% trên tổng số các bị cáo được Tòa án cho hưởng án treo 2.2.2 Những trường hợp cho hưởng án treo không đúng và nguyên nhân sai trong thời gian qua Tuy thời gian gần đây, lượng án hình sự được xét. ..2.2 Kết quả áp dụng án treo thời gian qua 2.2.1 Tình hình chung Theo số liệu báo cáo tổng kết công tác xét xử năm 2012 của Ngành tòa án nói chung và tỉnh An Giang cũng như tại Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên đã nêu cụ thể về kết quả đã đạt được trong công tác của Ngành, cũng như về công tác xét xử án hình sự, trong đó có việc cho hưởng án treo Ở đây, tác giả muốn đề cập đến số liệu án treo như sau:... phạt tù, có nhân thân tốt, đủ điều kiện được hưởng án treo, một số bị cáo có vai trò thấp hơn thì phạt cải tạo không giam giữ, cảnh cáo hoặc phạt tiền Như vậy, vừa phân hóa được tội phạm vừa áp dụng đúng pháp luật và tỷ lệ án treo sẽ không cao 2.3 Một số vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử án hình sự áp dụng án treo Nhìn chung Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn áp dụng qui định . là vấn đề thời sự và cần thiết. Chính lý do trên, tôi chọn đề tài: Áp dụng án treo trong xét xử các vụ án hình sự ở Tòa án nhân dân thành phố Long Xuyên – Thực trạng và giải pháp làm tiểu. tác dụng hơn trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm hiện nay. 10 CHƢƠNG 2 THỰC TIỄN ÁP DỤNG ÁN TREO TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ Ở TÒA ÁN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ LONG XUYÊN. đúng pháp luật và tỷ lệ án treo sẽ không cao. 2.3 Một số vƣớng mắc trong thực tiễn xét xử án hình sự áp dụng án treo Nhìn chung Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao đã có hướng dẫn áp dụng

Ngày đăng: 17/07/2015, 15:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan