Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh

98 586 1
Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

B GIO DC V O TO TRNG I HC S PHM H NI THNH TRUNG QUảN Lý KIểM TRA, ĐáNH GIá KếT QUả HọC TậP CủA HọC SINH TRƯờNG TRUNG CấP KINH Tế Kỹ THUậT TÂY NINH Chuyờn ngnh: QUN Lí GIO DC Mó s: 60. 14. 01. 14 LUN VN THC S KHOA HC GIO DC Ngi hng dn khoa hc: PGS.TS. TRN NGC GIAO HÀ NỘI - 2014 2 LỜI CẢM ƠN Với những tình cảm chân thành và trân trọng nhất, chúng tôi xin trân trọng cám ơn Thầy giáo: PGS.TS.Trần Ngọc Giao, đã tận tình hướng dẫn trong suốt thời gian thực hiện đề tài để hoàn thành luận văn. Ban giám hiệu trường đại học sư phạm Hà nội, Phòng đào tạo sau đại học, khoa quản lý giáo dục và quý thầy cô Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong thời gian học và nghiên cứu. Lãnh đạo Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình đã động viên, giúp đỡ để tôi yên tâm học tập và hoàn thành luận văn này. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn chắc không tránh khỏi những hạn chế, thiếu sót, kính mong quý thầy cô, anh chị, bạn bè đồng nghiệp quan tâm góp ý để luận văn hoàn thiện tốt hơn. Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014 Tác giả Đỗ Thành Trung MỤC LỤC ĐỖ THÀNH TRUNG 1 HÀ NỘI - 2014 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập người học là khâu không thể thiếu trong quá trình giáo dục nói chung và quá trình dạy học nói riêng, nó tác động mạnh đến chất lượng dạy và học. Ngày nay khoa học phát triển bùng nổ thông tin, tạo ra xu thế hợp tác, hòa nhập toàn cầu hóa, nguồn nhân lực đào tạo phải đáp ứng yêu cầu phát triển xã hội mỗi nước, có khả năng tham gia thị trường lao động thế giới. Kiểm tra, đánh giá kết quả học tập cần tạo cho người học phẩm chất năng động, sáng tạo cả lý thuyết và thực hành. Những năm qua giáo dục chuyên nghiệp Việt Nam được đầu tư, phát triển để đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước, tuy nhiên, thành tựu giáo dục trong đào tạo nguồn nhân lực chưa vững chắc. Văn kiện Đại hội XI đã chỉ ra những hạn chế yếu kém về chất lượng giáo dục như “chất lượng giáo dục và đào tạo chưa đáp ứng yêu cầu phát triển nhất là đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao vẫn còn hạn chế. Chất lượng giáo dục toàn diện giảm sút, chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quản lý nhà nước còn nhiều bất cập. Xu hướng thương mại hóa và sa sút đạo đức trong giáo dục khắc phục còn chậm, hiệu quả thấp, đang trở thành nỗi bức xúc của xã hội” [15]. Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020 đã chỉ ra rằng “Công tác thi, kiểm tra, đánh giá chậm được đổi mới, bệnh thành tích vẫn chi phối việc dạy, học và thi, từ đó yêu cầu đổi mới thi, kiểm tra và đánh giá chất lượng giáo dục” [13]. Các tiêu cực nêu trên do nhiều nguyên nhân như: sự bất cập về cơ chế quản lý, sự xuống cấp của đạo đức… Tuy nhiên, không thể không đề cập đến nguyên nhân do công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập chưa được thực hiện tốt. Với vai trò tạo liên hệ thông tin ngược trong quá trình đào tạo, nếu kiểm tra, đánh giá làm kết quả học tập sai lệch với kết quả quá trình đào tạo, với thực chất người học sẽ gây lảng phí và nhiều hậu quả khó lường, tạo điều kiện cho tiêu cực phát triển, gây tác động xấu đến niềm tin giá trị đạo đức của xã hội. Trong bài viết “Tìm hiểu vấn đề chất lượng giáo dục” Tác giả Thái Duy Tuyên đưa ra nhiều giải pháp vi mô nâng cao chất lượng giáo dục trong đó có giải pháp “Lấy kiểm tra, đánh giá làm công cụ điều khiển toàn bộ quá trình dạy học - giáo dục. Đó là vấn đề rất nhạy cảm và có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục hiện nay” [42]. Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh trong thời gian qua tiến hành kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học sinh theo qui chế đào tạo Trung cấp chuyên nghiệp hệ chính quy ban hành kèm theo quyết định số 40/2007/QĐ-BGDĐT. Việc tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nghiêm túc, không xảy ra tiêu cực đáng kể nào, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường. Thực tế các năm qua khi tốt nghiệp, phần đông học sinh của trường được các cơ sở sản xuất: nông trường, trạm trại, doanh nghiệp… tuyển dụng. Hiện nay trường đang tiếp tục chiều hướng phát triển thành Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. Tuy nhiên công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh đã bộc lộ những bất cập, trên nhiều phương diện, chưa đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường trong giai đoạn mới. Do đó vấn đề nghiên cứu thực tiễn công tác 4 kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, xác định nguyên nhân các tồn tại đề ra biện pháp cải tiến công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập là yêu cầu thiết yếu. Nghị quyết hội nghị BCH TW lần thứ 8, khóa 11 về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ "Đổi mới căn bản hình thức và phương pháp kiểm tra, thi và đánh giá chất lượng giáo dục, bảo đảm trung thực, khách quan, chính xác, theo yêu cầu phát triển năng lực, phẩm chất người học" [16] Tôi chọn đề tài “Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh” nhằm tìm các biện pháp góp phần nâng cao chất lượng và hiệu quả đào tạo của nhà trường, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội cho địa phương trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng công tác quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh, đề tài đề xuất các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. 3. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 3.1. Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý đào tạo của Hiệu Trưởng 3.2 Đối tượng nghiên cứu: Các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. 4. GIẢ THUYẾT KHOA HỌC Công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh còn nhiều bất cập trên nhiều phương diện. chất lượng đào tạo của Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh có thể được nâng cao nếu xác lập được một hệ thống các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh khoa học, phù hợp với điều kiện thực tiễn của nhà trường. 5 5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI 5.1. Nghiên cứu những vấn đề lý luận Xác lập cơ sở lý luận về quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trường Trung cấp Chuyên nghiệp. 5.2. Nghiên cứu thực trạng Khảo sát đánh giá thực trạng quản lý công tác kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. 5.3. Xây dựng các biện pháp quản lý của hiệu trưởng Đề xuất các biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. 6. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 6.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa tư liệu, nghị quyết, chủ trương của Đảng, nhà nước, ngành giáo dục về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập. các tư liệu trên các phương tiện thông tin đại chúng, sách báo, tạp chí, các tài liệu liên quan rút ra những vấn đề cần thiết cho lý luận đề tài, xác lập cơ sở lý luận vấn đề nghiên cứu. 6.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Phương pháp quan sát: quan sát quá trình tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của giáo viên ở các khoa, kết hợp quan sát các sản phẩm là đề kiểm tra, đề thi. Phương pháp điều tra: sử dụng phiếu thu thập thông tin ý kiến giáo viên, cán bộ quản lý và ý kiến học sinh hệ chính quy về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập nhằm đánh giá thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phương pháp xin ý kiến chuyên gia: Phỏng vấn, dùng phiếu hỏi ý kiến cán bộ quản lý, khoa, phòng, trường và giáo viên nhằm khảo nghiệm 6 tính cấp thiết, tính khả thi của các biện pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Phương pháp thống kê toán học: dùng toán thống kê để xử lý số liệu điều tra. 7. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Nghiên cứu việc quản lý kiểm tra, đánh giá của Hiệu Trưởng về kiểm tra, đánh giá kết quả học tập học phần đối với học sinh chính qui ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN - Mở đầu - Nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh. Chương 2: Thực trạng quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. Chương 3: Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. - Kết luận và khuyến nghị - Tài liệu tham khảo - Phụ lục. 7 Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA QUẢN LÝ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 1.1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU KT, ĐG kết quả học tập xuất hiện từ lâu ở các quốc gia có nền giáo dục phát triển sớm như Trung Quốc, Ả Rập,… Trung Quốc đã tổ chức thi cử theo hình thức phong kiến từ thời nhà Hán. Tùy từng thời kỳ lịch sử, tùy từng nơi, việc kiểm tra, thi cử khác nhau về nội dung, phương pháp nhưng nhìn chung đều nhằm phân biệt năng lực và phẩm chất người học, đảm bảo chính xác và khách quan. Cuối thế kỷ XVIII, trên thế giới hình thức kiểm tra thi cử chủ yếu vẫn là quan sát, vấn đáp và viết, trong thi viết chủ yếu theo lối tự luận. Sản xuất, kinh tế, khoa học công nghệ, giáo dục ngày càng phát triển nhanh chóng, yêu cầu chất lượng ngày càng cao, KT, ĐG ngày càng đóng vai trò quan trọng để đánh giá đúng chất lượng sản phẩm giáo dục, từ đó xuất hiện KT, ĐG theo phương pháp trắc nghiệm khách quan (TNKQ), có thể nói khoa học về đo lường KT, ĐG kết quả học tập đã phát triển rất sớm trên thế giới. Ở nước ta KT, ĐG bằng thi cử có từ thời nhà Lý (thế kỷ XI-XII), nhưng khoa học về KT, ĐG kết quả học tập phát triển chậm, mãi đến những năm 70 của thế kỷ XX, xuất hiện các công trình nghiên cứu như: Trong giáo trình “ Tổ chức quá trình dạy học đại học” [3] của tác giả Lê Khánh Bằng năm 1993, đã nêu lên vai trò, ý nghĩa KT, ĐG kết quả học tập đối với quá trình dạy học, các hình thức kiểm tra, cách chuẩn bị và tiến hành KT, ĐG chấm bài và đề xuất các biện pháp đáp ứng yêu cầu điều chỉnh, kích thích học tập của công tác KT, ĐG. Năm 1995 tác giả Nguyễn Đình Chỉnh trong “Vấn đề đặt câu hỏi của giáo viên đứng lớp, KT, ĐG việc học tập của học sinh” 8 [14], đi sâu vào KT, ĐG tự luận và so sánh với trắc nghiệm khách quan, nêu lên các quy trình cụ thể thiết kế câu hỏi, bài kiểm tra. Nhìn chung nhiều tác giả đã nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng KT, ĐG kết quả học tập, tập trung nghiên cứu ở các trường Đại học, tìm ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp đổi mới KT, ĐG kết quả học tập theo hướng đa dạng hóa phương pháp kiểm tra và đánh giá cả quá trình. Trên thế giới, Trắc nghiệm khách quan (TNKQ) Được nghiên cứu ở Mỹ từ đầu thế kỷ XIX, sử dụng nó để đo kiến thức học sinh vào đầu thế kỷ XX và được phát triển cho đến nay. TNKQ còn được nghiên cứu ở Liên Xô từ 1926, ở Nhật Bản từ giữa thập niên 70. Ở nước ta nghiên cứu trắc nghiệm khách quan vào công tác KT, ĐG được nhiều tác giả quan tâm, từ năm 1960 ở miền nam có những tác giả sử dụng TNKQ trong tâm lý học. Năm 1969 tác giả Dương Thiệu Tống trong “Trắc nghiệm và đo lường thành tích học tập”[38], đưa ra nhận định soạn thảo đề KT, ĐG kết quả học tập phải dựa trên mục tiêu dạy học, đồng thời chỉ ra những điểm khác nhau giữa phương pháp luận đề và phương pháp TNKQ, cách sử dụng từng phương pháp phù hợp từng mục đích đánh giá. Vào năm 1974, kỳ thi tú tài IBM ở miền Nam là mô hình hoàn chỉnh áp dụng TNKQ vào thi cử. Tác giả Nguyễn Như An sử dụng TNKQ trong “ Bước đầu nghiên cứu nhận thức tâm lý của sinh viên đại học Sư phạm” vào năm 1976 và “vận dụng phương pháp test và phương pháp kiểm tra truyền thống trong tâm lý học” vào năm 1978. Đến năm 1993 được các chuyên gia nước ngoài giúp phổ biến khoa học đo lường và đánh giá thành tích học tập, các trường đại học đã thành lập nhiều nhóm nghiên cứu đổi mới phương pháp KT, ĐG kết quả học tập được công bố như: nhóm nghiên cứu Viện nghiên cứu phát triển giáo dục đưa ra những kết luận về tính ưu việt của TNKQ. Tác giả Nguyễn Phụng Hoàng trong “ Phương Pháp trắc nghiệm trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập”[20] đề cập cách sử dụng 9 [...]... đào tạo của Trường Theo cách tiếp cận các chức năng quản lý, nội dung quản lý KT, ĐG như sau: 1.3.3.1 Quản lý xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập Kế hoạch KT, ĐG kết quả học tập phải xác định rõ mục tiêu thu thập chính xác mức độ thu về nhận thức, kỹ năng, thái độ của học sinh trong quá trình dạy học, đánh giá kết quả học tập, điều chỉnh quá trình dạy và học, có biện pháp quản lý thích... nguyên tắc, các loại hình kiểm tra, đánh giá nói chung; ứng dụng trắc nghiệm khách quan vào KT, ĐG từng môn học cụ thể đã được chú ý và nghiên cứu tập trung về đổi mới công tác kiểm tra đánh giá quá trình dạy học ở đại học, phổ thông, địa phương đã và đang được triển khai Tuy nhiên đề tài “ Quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh “ chưa được nghiên... NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 1.2.1 Kết quả học tập và đánh giá 1.2.1.1 Khái niệm kết quả học tập Từ mục tiêu giáo dục, kết quả học tập là nhân cách mới mà người học hình thành được trong quá trình dạy và học Phạm trù nhân cách trừu tượng, nội hàm rộng, khó sử dụng trong đo đạt kết quả học tập 10 Theo Trần Thị Tuyết Oanh, lý luận dạy học hiện đại chỉ ra “quá trình dạy học gồm... Ngọc Khánh: đánh giá kết quả học tập là xác định độ nắm kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học so với yêu cầu của các chương trình đề ra Nội dung đánh giá là kết quả học tập hàng ngày, kết quả trong các kỳ kiểm tra định kỳ và kiểm tra tổng kết của từng môn học Yêu cầu đánh giá chú trọng xem xét mức độ thông hiểu kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo so với chuẩn của chương trình Kết quả được đánh giá được thể... Nguyễn Bân về Quản lý phương pháp TNKQ vào kiểm tra, đánh giá kết quả học tập môn vật lý của học sinh THPT Tỉnh Quảng Ngãi” luận văn thạc sỹ năm 2006 [4], tác giả Nguyễn Thị Kim Bông nghiên cứu về Quản Lý đổi mới kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của sinh viên đại học Huế” trong luận văn thạc sỹ năm 2006 [8] Nhìn chung các công trình nghiên cứu trên, tuy chưa liệt kê hết các kết quả nghiên cứu,... đích của chủ thể quản lý (người quản lý) đến đối tượng quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [10,tr1] Tóm lại quản lý là quá trình tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng bị quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt mục tiêu đề ra trong điều kiện biến động của môi trường - Quản lý giáo... hiệu quả hoạt động dạy và học, ngược lại đánh giá tốt sẽ cho những quyết định có hiệu quả từ kết quả kiểm tra làm tăng cường vai trò kiểm tra, trên thực tế kiểm tra và đánh giá gắn liền với nhau như một quá trình KT, ĐG Tóm lại KT, ĐG kết quả học tập là khâu cuối của các chu trình dạy học, các quyết định của quá trình KT, ĐG có ảnh hưởng lớn đến học sinh, giáo viên và nhà quản lý Kiểm tra kết quả học tập. .. chỉnh hoạt động dạy học và hoạt động học Đánh giá không thể bỏ qua kiểm tra, vì kiểm tra là khâu mở đầu của đánh giá 1.2.2 Kiểm tra và đánh giá kết quả học tập 1.2.2.1 Khái niệm kiểm tra và đánh giá kết quả học tập Thuật ngữ kiểm tra có nội hàm phong phú tùy cấp bậc của chủ thể kiểm tra (KT) và mục đích lĩnh vực KT được sử dụng theo từ điển Tiếng Việt, kiểm tra được hiểu là xem xét kỹ lưỡng một việc... GV tự bảo quản + Tổ chức thi hết học phần do phòng đào tạo lên kế hoạch, tổ chức thực hiện bài thi do phòng đào tạo bảo quản theo qui chế - Chấm thi và quản lý kết quả thi + Chấm thi và quản lý kết quả kiểm tra định kỳ do GV chủ động + Chấm thi và quản lý kết quả thi kết thúc học phần do phòng đào tạo tổ chức quản lý, khoa phân công GV chấm thi - Sử dụng thông tin đánh giá kết quả thi Mỗi học phần có... đúng đắn học tập - Chức năng điều chỉnh: thông qua KT, ĐG: người dạy, người học, nhà quản lý biết kết quả học tập của học sinh, do đó gián tiếp biết kết quả dạy học của giáo viên và hiệu quả quản lý có đáp ứng yêu cầu đề ra hay không, từ đó xây dựng kế hoạch điều chỉnh kịp thời - Đối với người học: KT, ĐG giúp học sinh thu được thông tin “ngược” trong, tự đánh giá, hình thành phương pháp tự học, thúc . trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. Chương 3: Biện pháp quản lý kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của học sinh trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. - Kết luận và khuyến nghị - Tài. kết quả học tập học phần đối với học sinh chính qui ở Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Tây Ninh. 8. CẤU TRÚC CỦA LUẬN VĂN - Mở đầu - Nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận của quản lý. hơn. Xin trân trọng cám ơn! Hà Nội, ngày tháng 10 năm 2014 Tác giả Đỗ Thành Trung MỤC LỤC ĐỖ THÀNH TRUNG 1 HÀ NỘI - 2014 2 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 3 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Kiểm tra, đánh giá

Ngày đăng: 17/07/2015, 14:14

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • ĐỖ THÀNH TRUNG

  • HÀ NỘI - 2014

  • 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan