Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

64 437 0
Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ ******** BÙI THẾ ANH THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Người hướng dẫn khoa học : Th.S TRẦN THỊ HOA LÝ HÀ NỘI - 2011 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 2 MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………… 4 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….5 2. Tình hình nghiên cứu ………………………………………………… 6 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu …………………………………… 6 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu …………………………………… 6 5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….6 6. Kết cấu của khoá luận ………………………………………………….7 PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………….8 CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………….8 1.1. Thành phần kinh tế tư nhân …………………………………………… 8 1.1.1 Khái niệm kinh tế tư nhân ………………………………………8 1.1.2. Kết cấu của kinh tế tư nhân ……………………………………11 1.2. Sự cần thiết thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay ………………………………………………… 13 1.2.1. Khái niệm công nghiệp, hoá hiện đại hoá …………………….13 1.2.2 Tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay ………………………………………… 14 1.3. Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay …………………………………………………… 16 1.3.1. Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động …………… 17 1.3.2. Huy động nguồn vốn trong xã hội, thúc đẩy sản xuất phát triển, đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương góp phần vào xây dựng sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ………………19 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 3 1.3.3. Tạo nên sự phù hợp giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất, thực hiện dân chủ hoá kinh tế ………………………21 1.3.4. Kinh tế tư nhân thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hợp lý, hiệu quả và hiện đại ……………………………21 1.3.5. Kinh tế tư nhân góp phần mở rộng quạn hệ kinh tế đối ngoại, hiện đại hoá sản xuất ………………………………………… 23 1.3.6. Kinh tế tư nhân góp phần quan trọng vào việc phát triển xã hội ………………………………………24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY………………………………………25 2.1. Quá trình phát triển kinh tế tư nhân ở Việt Nam ……………………….25 2.1.1 Kinh tế tư nhân thời kì trước 1986 …………………………… 25 2.1.2 Kinh tế tư nhân thời kì sau 1986 ……………………………….27 2.2. Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay …………………………………… 30 2.2.1. Thành tựu ………………………………………………………30 2.2.2 Một số hạn chế yếu kém ……………………………………….36 2.2.3. Nguyên nhân của những hạn chế trên …………………………40 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY…………… 44 3.1. Quan điểm chỉ đạo và phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đảng và nhà nước ta ………………………………………………………….44 3.1.1 Quan điểm chỉ đạo của đảng và nhà nước …………………… 44 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 4 3.1.2 Phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay ………… 46 3.2. Một số giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển ………………48 PHẦN KẾT LUẬN ……………………………………………………… 61 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………………62 Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 5 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Khu vực kinh tế tư nhân là một bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân, trong sự phát triển nền kinh tế nhiều thành định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta hiện nay. Kinh tế tư nhân phát triển sẽ góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trung tâm là phát triển kinh tế, công nghiệp hoá, hiện đại hoá, nâng cao nội lực của đất nước. Vì vậy, phát triển kinh tế tư nhân là một xu hướng tất yếu, một chủ trương đúng đắn của Đảng và Nhà nước ta bởi vi: - Thứ nhất: với trình độ phát triển như hiện nay của lực lượng sản xuất ở nước ta, sự tồn tại của kinh tế tư nhân vẫn là một nhu cầu khách quan. - Thứ hai: kinh tế tư nhân đã và đang chứng tỏ được vai trò động lực của nó đối với sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. - Thứ ba: sự phát triển của kinh tế tư nhân trong thời gian vừa qua đã đóng góp không nhỏ vào việc giải quyết các vấn đề kinh tế và xã hội của đất nước như: huy động nguồn lực vào sản xuất kinh doanh, tạo thêm nhiều việc làm, cải thiện đời sống nhân dân, tăng tích luỹ, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh – quốc phòng. Cùng với chủ trương chuyển nền kinh tế Việt Nam từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp sang cơ chế kinh tế thị trường, Đảng và Nhà nước ta đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để khuyến khích sự phát triển của các thành phần kinh tế trong đó có kinh tế tư nhân. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân ở nước ta vẫn còn nhiều hạn chế, yếu kém: phần lớn có quy mô nhỏ, vốn ít, công nghệ sản xuất còn lạc hậu, trình độ quản lí còn yếu kém, hiệu quả sức cạnh tranh còn thấp…chưa đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 6 hoá, hiện đại hoá. Để kinh tế tư nhân phát huy được vai trò trong phát triển kinh tế đòi hỏi Đảng và Nhà nước ta phải có chính sách biện pháp quản lí phù hợp, không làm mất vai trò của nó nhưng cũng không để nó vận động một cách tự phát. Vì thế, tôi đã chọn đề tài: “ Thực trạng và giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay” làm khoá luận tốt nghiệp. 2. Tình hình nghiên cứu. Phát triển kinh tế tư nhân là một vấn đề nổi bật trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế ở Việt Nam. Trước kia kinh tế tư nhân không được coi trọng phát triển, thậm chí còn bị xoá bỏ, vì thế nền kinh tế của nước ta đã lâm vào cuộc khủng hoảng. Vì vậy, khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì kinh tế tư nhân được đặc biệt quan tâm, đã có rất nhiều nhưng bài báo, những công trình khoa học… nghiên cứu về kinh tế tư nhân như: Nguyễn Anh Dũng: “phát triển khu vực kinh tế tư nhân – thực trạng nguyên nhân và giải pháp”. PGS. TS Trịnh Thị Mai Hoa: “kinh tế tư nhân việt nam trong tiến trình hội nhập” Nguyễn Thanh Tuyền: “thành phần kinh tế tư nhân và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá”. Tuy nhiên các bài viết trên vẫn chưa phân tích một cách đầy đủ thực trạng và giải pháp để kinh tế tư nhân phát triển. Do đây luôn là một vấn đề mang tính cấp bách và luôn mang tính thời đại đối với sự phát triển kinh tế Việt Nam hiện nay. Vì vậy, em đi sâu tìm hiểu, phân tích đầy đủ thực trạng và đưa ra các giải pháp cần thiết, thiết thực để thúc đẩy kinh tế tư nhân nói riêng và kinh tế đất nước nói chung phát triển theo định hướng XHCN. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 7 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu. a, Mục đích Đề tài nghiên cứu một số vấn đề lí luận và quan điểm về kinh tế tư nhân, thực trạng và xu hướng phát triển của kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. Từ đó đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở nước ta hiện nay. b. Nhiệm vụ - Làm rõ một số vấn đề về lí luận và quan điểm về kinh tế tư nhân, vai trò của kinh tế tư nhân đối với sự phát triển kinh tế và xã hội của nước ta. - Chỉ ra thực trạng (thành tựu, hạn chế, nguyên nhân của những tồn tại) - Đưa ra một số giải pháp để thúc đẩy kinh tế tư nhân ở Việt Nam phát triển. 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu. a. Đối tượng nghiên cứu. Nghiên cứu khu vực kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. b. Phạm vi nghiên cứu. Do khuân khổ có hạn của đề tài nên phạm vi nghiên cứu sẽ tập trung vào thực trạng của khu vực kinh tế tư nhân, đặc biệt là doanh nghệp tư nhân. 5. Phương pháp nghiên cứu. Khoá luận vận dụng các phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử và các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: tổng hợp, phân tích, thống kê, so sánh…dựa trên các nguồn tài liệu thu thập được về kinh tế tư nhân. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 8 6. Kết cấu của khoá luận. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận gồm có ba chương: Chương 1: Lý luận chung về kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 9 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1. Thành phần kinh tế tư nhân 1.1.1. Khái niệm kinh tế tư nhân Ngay sau khi cách mạng tháng 8 – 1945 thành công, nhận định về vai trò của kinh tế tư nhân ở Việt Nam lúc bấy giờ. Chủ tịch HỒ CHÍ MINH đã tuyên bố “… để giành lấy nền độc lập của nước nhà thì giới công thương phải hoạt động và xây dựng một nền kinh tế và tài chính vững vàng, thịnh vượng. Chính phủ nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới công thương trong cuộc kiến thiết này…”. Vì vậy, từ khi nước Việt Nam dân chủ cộng hòa ra đời cho tới nay, đã có nhiều cách hiểu khác nhau về thuật ngữ “kinh tế tư nhân”, tùy theo từng quan điểm và cách nhìn nhận về sở hữu nên trên thực tế, khái niệm kinh tế tư nhân thuờng mang tính chất tương đối và không thống nhất. - Kinh tế tư nhân là hình thức kinh tế dựa trên sở hữu toàn bộ hay đại bộ phận tư liệu sản xuất thuộc sở hữu tư nhân và lao động làm thuê, người chủ chiếm đoạt giá trị thặng dư do công nhân sáng tạo ra. Với cách hiểu này, kinh tế tư nhân bao gồm doanh nghiệp tư nhân, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần (do tư nhân nắm tỷ lệ cổ phiếu khống chế) quan niệm kinh tế tư nhân như vậy đã không bao gồm các cơ sở kinh tế cá thể. - Kinh tế tư nhân gồm các đơn vị kinh tế mà phần lớn vốn do một hoặc một số tư nhân góp lại, huy động cổ phần (nhưng do một hoặc một nhóm tư nhân nắm cổ phần chi phối), thuê lao động sản xuất kinh doanh. Khóa luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT Trường ĐHSP Hà Nội 2 10 - Kinh tế tư nhân bao gồm các công ty doanh nghiệp tư nhân và các cơ sở kinh tế cá thể. Nó còn bao gồm cả các hợp tác xã do tư nhân đội lốt, các doanh nghiệp có vốn nước ngoài hoặc bao gồm các hộ kinh tế gia đình, tiểu chủ và tiểu tư nhân có phân biệt theo giá trị tài sản và số lao động làm thuê. Nghĩa là, kinh tế tư nhân bao gồm tất cả các cơ sở kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất. - Kinh tế tư nhân bao gồm các cơ sở kinh tế ngoài kinh tế nhà nước (kể cả kinh tế hợp tác xã và kinh tế gia đình). Kinh tế tư nhân cũng có thể được hiểu là khu vực kinh tế ngoài quốc doanh. Cách nhìn này dựa trên việc chia nền kinh tế thành ba khu vực kinh tế: khu vực kinh tế quốc doanh, khu vực kinh tế ngoài quốc doanh và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Thực tế cho thấy việc đưa khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài ra khỏi khu vực kinh tế tư nhân trong nước sẽ không đánh giá đúng tiềm năng, cũng như vai trò của khu vực kinh tế này cho sự phát triển kinh tế Việt Nam, đặc biệt trong nền kinh tế mở, từng bước tiến tới hội nhập kinh tế quốc tế như hiện nay. Trong các văn kiện của Đảng ta, kinh tế tư nhân thường được hiểu là một thành phần kinh tế. Nghị quyết 16 Bộ chính trị và nghị quyết hội nghị TW lần thứ 6 (khóa VI) nêu quan niệm: kinh tế tư nhân là đơn vị kinh tế do người có vốn, tài sản lập ra, sản xuất, kinh doanh theo pháp luật, bao gồm các hình thức xí nghiệp kinh doanh, công ty tư doanh, công ty cổ phần… Trong văn kiện lần thứ VII của Đảng, kinh tế tư nhân được hiểu là các cơ sở kinh tế cá thể, tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân. Trong văn kiện có đoạn viết: “kinh tế tư nhân được phát triển, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất theo sự hướng dẫn quản lý của nhà nước; trong đó kinh tế cá thể và tiểu chủ có phạm vi hoạt động tương đối rộng ở những đơn vị chưa có điều kiện tổ chức kinh tế [...]... việc thực hiện tốt sự phân công và hợp tác quốc tế về kinh tế, khoa học, công nghệ văn hoá xã hội v.v 1.3 Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta hiện nay Trong xu thế hội nhập quốc tế hóa, toàn cầu hóa như hiện nay, sự tăng trưởng và phát triển của khu vực kinh tế tư nhân và sự phát triển của cộng đồng là gắn liền với nhau.Cùng với các thành phần kinh tế khác,... kinh tế tư nhân gồm kinh tế cá thể tiểu chủ và kinh tế tư bản tư nhân hoạt động dưới hình thức kinh doanh cá thể và các loại hình doanh nghiệp tư nhân Trong văn kiện lần thứ X của Đảng khẳng định: nền kinh tế nước ta có 5 thành phần kinh tế là: kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể, kinh tế tư nhân( cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) , kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong đó kinh. .. lý kinh tế của nhà nước nâng cao khả năng tích luỹ mở rộng sản xuất - Công nghiệp hoá, hiện đại hoá không ngừng nâng cao vai trò của nhân tố con người trong nền sản xuất và đặc biệt trong nền sản xuất lớn hiện đại, kỹ thuật cao Chỉ trên cơ sở thực hiện tốt công nghiệp hoá, hiện đại hoá mới có khả năng thực hiện và quan tâm đầy đủ đến sự phát triển tự do và toàn diện nhân tố con người - Công nghiệp hoá, . .. luận tốt nghiệp Bùi Thế Anh – K33 GDCT tập thể, hướng kinh tế tư bản tư nhân phát triển theo con đường tư bản nhà nước dưới nhiều hình thức” Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX (2001) khẳng định nền kinh tế ở nước ta hiện nay có 6 thành phần kinh tế: kinh tế nhà nước; kinh tế tập thể; kinh tế cá thể, tiểu chủ; kinh tế tư bản tư nhân; kinh tế tư bản nhà nước và kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Trong nghị... thành phần có thể hiểu: kinh tế tư nhân là một khu vực kinh tế dựa trên sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (hoặc vốn) với các hình thức tổ chức doanh nghiệp, công ty tư nhân và các cơ sở kinh tế cá thể Để hiểu rõ hơn về bản chất của kinh tế tư nhân, ta cần xem xét nó trên các quan hệ kinh tế cơ bản sau: Thứ nhất, về quan hệ sở hữu: kinh tế tư nhân thể hiện quan hệ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất (hoặc... kinh tế tư nhân được thừa nhận và tạo điều kiện phát triển, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế của đất nước đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Trong công nghiệp, tư nhân đã dầu tư thêm vốn để mở rộng các cơ sở hiện có, xây dựng thêm các cơ sở mới Năm 1988 khu vực này đầu tư thêm 80 tỷ đồng, thành lập thêm 17 nghìn cơ sở, trong đó có 60 xí nghiệp tư nhân; 1100 cơ sở tiểu chủ công. .. Anh – K33 GDCT triển vượt bậc, góp phần quan trọng vào phát triển kinh tế của đất nước, cải thiện đời sống của người lao động 2.2 Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay 2.2.1 Thành tựu Thứ nhất: về cơ cấu vốn và tài sản cố định Trong giai đoạn từ năm 2000 đến năm 2006, cơ cấu vốn của doanh nghiệp theo thành phần kinh tế có sự thay đổi rõ... ngoài vào Việt Nam, nhập về máy móc thiết bị công nghệ hiện đại để qua đó vận dụng và phát huy mọi nguồn lực cho sự phát triển kinh tế trong nước Việt Nam đang trong quá trình mở rộng kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, tham gia ngày càng sâu rộng và đầy đủ vào các tổ chức kinh tế thế giới như: AFTA, APEC và WTO, nên không thể thiếu được vai trò của khu vực kinh tế tư nhân Với sự linh... sức lao động bằng thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến hiện đại dựa trên sự phát triển của công nghệ và tiến bộ của khoa học công nghệ nhằm tạo ra năng suất lao động cao 1.2.2 Tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là xu hướng phát triển của các nước trên... tiếp thu công nghệ mới cho tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở nước ta Thực tế có nhiều công ty của người Việt Nam ở nước ngoài đang muốn đầu tư về quê hương, theo ước tính của ủy ban người Việt Nam ở nước ngoài thì hiện nay đang có trên 4 triệu người Việt Nam đang sinh sống và làm ăn tại 103 quốc gia và vùng lãnh thổ Do đó, nếu nhà nước có chính sách cởi mở về phát triển kinh tế tư nhân và tạo . nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Chương 2: Thực trạng phát triển kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp phát. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ TƯ NHÂN TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ………… 44 3.1. Quan điểm chỉ đạo và phương hướng phát triển kinh tế tư nhân trong sự. yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay ………………………………………… 14 1.3. Vai trò của kinh tế tư nhân trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay ……………………………………………………

Ngày đăng: 17/07/2015, 06:00

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • LỜI CẢM ƠN

  • PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………..4

  • 1. Lý do chọn đề tài ……………………………………………………….5

  • 2. Tình hình nghiên cứu …………………………………………………...6

  • 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ……………………………………...6

  • 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ……………………………………...6

  • 5. Phương pháp nghiên cứu ……………………………………………….6

  • 6. Kết cấu của khoá luận ………………………………………………….7

  • PHẦN NỘI DUNG ………………………………………………………….8

  • CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ KINH TẾ TƯ NHÂN

  • TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ

  • Ở VIỆT NAM HIỆN NAY……………………………………………….8

  • 1.1. Thành phần kinh tế tư nhân ……………………………………………...8

  • 1.1.1 Khái niệm kinh tế tư nhân ………………………………………8

  • 1.1.2. Kết cấu của kinh tế tư nhân ……………………………………11

  • 1.2. Sự cần thiết thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

  • ở Việt Nam hiện nay …………………………………………………..13

  • 1.2.1. Khái niệm công nghiệp, hoá hiện đại hoá …………………….13

  • 1.2.2 Tính tất yếu phải thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan