SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH

40 743 4
SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ  BỆNH ĐỘNG KINH

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn co giật do phóng lực quá mức của các tế bào thần kinh ở não được thể hiện trên lâm sàng cũng như qua xét nghiệm.Tỷ lệ mắc động kinh chiếm 1% dân số ở mọi nơi. Hằng năm có chừng 20 25 trường hợp đối với 100.000 người và tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5% (S.D. Shorvon, 1984). Theo Mogens Dam và Erik Kirboe (1982), cứ 100.000 người dân có 690 người mắc động kinh. Tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên Hội Quốc tế Chống Động kinh (I.L.A.E) năm 2005 cho biết hiện nay trên thế giới ước tính có 50 triệu bệnh nhân động kinh và trong số đó 80% trường hợp thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện là 2453 đối với 100.000 người mỗi năm; còn ở các nước đang phát triển là 49,3 đến 190100.000 người.

CHƯƠNG 5: SỬ DỤNG THUỐC TRONG ĐIỀU TRỊ BỆNH ĐỘNG KINH MỤC TIÊU 1. Trình bày được nguyên nhân, phân loại, các biểu hiện lâm sngf và cận lâm sàng của bệnh động kinh (ĐK). 2. Trình bày được nguyên tắc điều trị và lựa chọn thuốc trong điều trị bệnh ĐK. 3. Trình bày được đặc tính dược lý một số thuốc chống động kinh: - Nhóm đầu hạng: Valproat, carbâmzepin - Nhóm thứ hạng: diazepam - Thuốc mới: oxcarbâmzepin, gabapentin. MỞ ĐẦU Động kinh là một hội chứng bệnh lý của não do nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra, có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn co giật do phóng lực quá mức của các tế bào thần kinh ở não được thể hiện trên lâm sàng cũng như qua xét nghiệm. Tỷ lệ mắc động kinh chiếm 1% dân số ở mọi nơi. Hằng năm có chừng 20 - 25 trường hợp đối với 100.000 người và tỷ lệ bệnh nhân có ít nhất một cơn động kinh trong cuộc đời là 5% (S.D. Shorvon, 1984). Theo Mogens Dam và Erik Kirboe (1982), cứ 100.000 người dân có 690 người mắc động kinh. Tài liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Liên Hội Quốc tế Chống Động kinh (I.L.A.E) năm 2005 cho biết hiện nay trên thế giới ước tính có 50 triệu bệnh nhân động kinh và trong số đó 80% trường hợp thuộc các nước đang phát triển. Ở các nước phát triển tỷ lệ mới phát hiện là 24-53 đối với 100.000 người mỗi năm; còn ở các nước đang phát triển là 49,3 đến 190/100.000 người. Tuy nhiên lịch sử tự nhiên của động kinh bắt đầu từ tuổi ấu thơ. Khoảng 2% trẻ em dưới 2 tuổi và 7% trẻ em dưới 5 tuổi mắc động kinh ; một nửa tổng số bệnh nhân nói chung có cơn đầu tiên vào lúc 15 tuổi. Theo R.J Porter (1989), hơn 75% bệnh nhân thấy xuất hiện động kinh trước 18 tuổi. Còn ở người trên 60 tuổi, tỷ lệ bệnh mới phát hiện hằng năm khoảng 100 đối với 100.000 người (P. Loiseau, 1990). 83 Trước một trường hợp động kinh, vấn đề đặt ra là tìm hiểu nguyên nhân và tìm cách ngăn ngừa cơn tái phát. Giải đáp câu hỏi thứ nhất liên quan đến chẩn đoán, còn đối với câu hỏi sau chính là thái độ xử trí. Phạm vi bài này chủ yếu đề cập đến vấn đề điều trị động kinh. 1. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân gây động kinh rất khác nhau và bao gồm nhiều yếu tố. Cơn động kinh là một biểu hiện của sinh lý thần kinh bị rối loạn và bất kỳ nguyên cớ nào ảnh hưởng tới sự cân bằng tinh vi của hoạt động tế bào thần kinh đều có thể thúc đẩy cơn xuất hiện. Do đó hầu hết các bệnh của chất xám, nhiều bệnh của chất trắng, phần lớn các bệnh rối loạn chuyển hoá và nhiều bệnh hệ thống khác đều có thể gây nên động kinh theo cách này hay cách khác. Ngoài ra còn có nhiều trường hợp rất khó xác định được nguyên nhân. 1.1. Liên quan đến lứa tuổi - Sơ sinh : Khoảng 1% trẻ sơ sinh có các cơn co giật và thường là động kinh triệu chứng. 90% các trường hợp là do : ngạt lúc lọt lòng, chấn thương sản khoa, chảy máu trong sọ, hạ đường huyết, hạ canxi-huyết, hạ magiê-huyết, hạ natri-huyết, vàng da nhân, thiếu hụt pyridoxin, ngộ độc nước, nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương hoặc các nhiễm khuẩn khác, dị dạng bẩm sinh do gien (ví dụ tam bội thể 13 hoặc 15 ) và các rối loạn chuyển hóa khác. - Trẻ em : Sau thời kỳ sơ sinh có rất nhiều nguyên nhân khác nhau có thể gây xuất hiện động kinh khởi phát trong lứa tuổi trẻ em. Các nguyên nhân thường gặp là : co giật do sốt cao, động kinh nguyên phát (không rõ nguyên nhân ), bại não (cerebral palsy), một số hội chứng đặc biệt (hội chứng West, hội chứng Lennox-Gastaut), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương (viêm não, viêm màng não), tổn thương cấu trúc trong sọ, bệnh chuyển hoá, ngộ độc (thuốc, chì), bệnh thoái hoá não, bệnh hệ thống (thận, gan, bạch huyết), bệnh di truyền, chấn thương v.v - Người lớn : Có rất nhiều nguyên nhân gây khởi phát động kinh ở người lớn lấn cả sang nhóm các nguyên nhân gặp ở trẻ em như : động kinh nguyên phát, chấn thương, tổn thương cấu trúc não (khối u, chảy máu, dị dạng mạch máu), bệnh mạch máu não (tăng huyết áp, nhồi máu), nhiễm khuẩn hệ thần kinh trung ương, bệnh thoái hóa não, bệnh hệ thống, bệnh bẩm sinh, nhiễm độc (rượu, thuốc tâm thần, lạm dụng thuốc), bệnh rối loạn chuyển hoá, sản giật, cai thuốc .v.v 84 - Người già : ở người già trên 60 tuổi, động kinh có thể do u não, ung thư di căn, rối loạn tuần hoàn não, xơ cứng mạch não, teo não. Đặc biệt cần quan tâm tới cơn thiếu máu não cấp tính : Weber (1987), Loiseau (1988), Delangre (1989) và cộng sự nhận thấy 13% trường hợp động kinh ở người ngoài 60 tuổi là do thiếu máu não cục bộ. 1.2. Một số thuốc có thể gây co giật Thuốc là một nguyên nhân đặc biệt phổ biến gây co giật. Phần lớn trường hợp co giật có liên quan đến liều lượng thuốc và đến tiền sử động kinh của bệnh nhân hoặc do khả năng cơ thể kém thải loại thuốc. Các nhóm thuốc có thể gây co giật bao gồm : - Thuốc gây tê và chống loạn nhịp : + Lidocain, Tocainid (Nhóm 1B) + Bupivicain, Cloprocain, Lidocain, Procain (Gây tê) + Esmolol, Metoprolol, Propanolol (Chẹn bêta) - Thuốc kháng khuẩn : + Nhóm Bêtalactam : Penicilin và các dẫn xuất, các Cephalosporin, Imipenem, + Nhóm Quinolon : Ciprofloxacin, Enoxacin, Acid nalidixic, Norfloxacin. + Isoniazid. - Thuốc an thần - gây ngủ (khi ngừng thuốc đột ngột) : + Barbiturat, Benzodiazepin, Ethchlorvynol, Glutethimid, Meprobamat, Methaqualon, Methyprylon. - Thuốc tâm thần : + Chống trầm cảm : Amitriptylin, Bupropion, Desipramin, Doxepin, Fluoxetin, Imipramin, Maprotilin, Nortriptylin, Protriptylin. + Chống loạn thần : Clopromazin, Haloperidol, Perphenazin, Promazin, Thioridazin, Trifluoperazin. + Lithium. 85 - Thuốc hô hấp : + Theophylin. - Thuốc cản quang : +- Meglumin diatrizoat, Meglumin metrizoat, Iohexol, Iopamidol, Natri Ioxaglat, Natri Iothalamat. - Thuốc “lạm dụng “: + Amphetamin, Cocain, Phencyclidin, Methylphenidat. 2. PHÂN LOẠI ĐỘNG KINH Năm 1989, Tiểu Ban Phân loại và Thuật ngữ của Liên hội Quốc tế Chống Động kinh đã sửa đối Bảng phân loại quốc tế ( 1981- 1985) về động kinh và các hội chứng động kinh, đề xuất ra bốn nhóm lớn như sau : 2.1. Động kinh cục bộ Nguyên phát: Động kinh lành tính ở trẻ em có nhọn trung tâm - thái dương. Động kinh ở trẻ em có kịch phát vùng chẩm. * Triệu chứng: Động kinh cục bộ liên tục tiến triển mạn tính ở trẻ em Hội chứng với phương thức thể hiện đặc hiệu Động kinh thuỳ thái dương Động kinh thuỳ trán Động kinh thùy đỉnh Động kinh thùy chẩm * Căn nguyên ẩn. 2.2. Động kinh toàn bộ • Nguyên phát : - Co giật sơ sinh lành tính gia đình - Co giật sơ sinh lành tính - Động kinh rung giật cơ lành tính tuổi thơ - Động kinh cơn vắng ở trẻ em - Động kinh cơn vắng thiếu niên 86 - Động kinh rung giật cơ thiếu niên - Động kinh có cơn lớn lúc tỉnh giấc - Động kinh toàn bộ nguyên phát khác - Động kinh với cơn xuất hiện theo cách kích thích • Căn nguyên ẩn hoặc triệu chứng : - Hội chứng West - Hội chứng Lennox-Gastaut - Động kinh với cơn rung giật cơ-mất trương lực - Động kinh với cơn vắng rung giật cơ • Triệu chứng : - Không có nguyên nhân đặc hiệu + Bệnh não rung giật cơ sớm + Bệnh não động kinh trẻ em + Các động kinh toàn bộ triệu chứng - Hội chứng đặc hiệu. 2.3. Động kinh không khẳng định được cục bộ hay toàn bộ • Kết hợp cơn cục bộ và toàn bộ : - Cơn động kinh sơ sinh - Động kinh rung giật cơ nặng tuổi thơ - Động kinh có nhọn-sóng liên tục khi ngủ - Động kinh thất ngôn ở trẻ em (hội chứng Landau-Kleffner) - Các động kinh khác không rõ cục bộ hay toàn bộ 2.4. Hội chứng đặc biệt - Cơn liên quan đến một trạng thái đặc biệt - Co giật do sốt cao - Cơn đơn độc hoặc động kinh liên tục đơn độc - Cơn liên quan đến một kích thích não cấp tính, trực tiếp hoặc gián tiếp, do chuyển hoá hoặc nhiễm độc. 3. BIỂU HIỆN LÂM SÀNG VÀ CHẨN ĐOÁN Cơn động kinh là một hiện tượng cấp tính xẩy ra nhất thời, thoáng qua. Bệnh động kinh là một bệnh mạn tính có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn động kinh trong nhiều năm. Một cơn động kinh duy nhất không tạo nên một 87 bệnh động kinh ; những cơn động kinh xảy ra bất chợt cũng không phải là bệnh động kinh. Có thể nói rằng không có loại động kinh nào mà không có cơn lâm sàng cũng như không có một bệnh động kinh mà có nhiều loại động kinh. 3.1. Lâm sàng Thông thường có thể gặp : • Cơn động kinh toàn bộ (Động kinh cơn lớn) Một cơn động kinh được gọi là toàn bộ khi các biểu hiện lâm sàng và trên điện não đồ chứng tỏ có liên quan tới một sự phóng lực quá mức và lan rộng của các tế bào thần kinh ở vỏ não hoặc ở vùng dưới vỏ não của hai bán cầu não. Các cơn động kinh toàn bộ thường có những đặc điểm sau : - Trên lâm sàng, ý thức của bệnh nhân bị mất hoặc rối loạn kèm với những triệu chứng thực vật (hô hấp, tuần hoàn, bài tiết. . .) đồng thời với những hiện tượng vận động cân đối hai bên cơ thể : co giật (co cứng và /hoặc co giật), mất động tác chủ động, mất trương lực cơ bình thường. - Trên bản ghi điện não thấy xuất hiện các phóng lực kịch phát toàn bộ hai bán cầu một cách đồng thì và cân xứng. Sự phóng lực của tế bào thần kinh gây nên các cơn động kinh nói trên có thể xuất xứ ngay lập tức từ hai bán cầu não hoặc cũng có thể khởi đầu từ một phần nào đó của một bên bán cầu rồi sau đó mới lan ra toàn bộ não. Vì vậy người ta phân biệt các cơn động kinh toàn bộ và các cơn động kinh cục bộ toàn bộ hoá thứ phát. • Cơn động kinh vắng ý thức (Động kinh cơn nhỏ) Đặc điểm chủ yếu của động kinh cơn nhỏ thuần tuý ở trẻ em là những cơn vắng ý thức. Đó là những cơn động kinh toàn bộ không có biểu hiện về mặt vận động, thời gian ngắn trong vài chục giây (thường không quá nửa phút) ; xẩy ra nhiều lần trong ngày (có thể tới hàng chục lần). Những cơn vắng ý thức đó có thể đơn thuần hoặc phức hợp. Cơn vắng ý thức đơn thuần có đặc điểm là trẻ đột ngột mất cảnh tỉnh và tiếp xúc, không bị ngã, mi mắt chớp với nhịp độ khoảng 3 lần/giây, không đều, mắt hơi đảo ngược ; cơn dứt cũng đột ngột : trẻ tiếp tục hoạt động bỏ dở lúc xảy ra cơn và không hề biết rằng bản thân vừa qua một cơn vắng ý thức. Cơn vắng ý thúc phức hợp, ngoài những nét mô tả trên, còn có thêm một số biểu hiện khác như : giật cơ ở mặt hoặc ở gốc các chi trên, có thể bị 88 ngả đầu ra sau hoặc mất trương lực cơ cục bộ ; có các động tác tự động như nhai, nuốt, gãi mũi, xoa tay, cởi khuy, cài khuy, nói líu ríu ; các hiện tượng thực vật có thể kèm theo các biểu hiện trên. Trên bản ghi điện não, cơn vắng ý thức của động kinh cơn nhỏ thường được thể hiện bằng nhịp 3 chu kỳ/giây, toàn bộ, hai bên, đối xứng, đều đặn và đồng thì với ưu thế vùng trán-trung tâm. Ngoài cơn, hình ảnh điện não có thể bình thường hoặc có kịch phát ngắn vùng đỉnh-chẩm không đều. Động kinh cơn nhỏ thường xảy ra ở trẻ em từ 3 đến 9 tuổi ; có thể giảm nhẹ sau lúc 10 đến 15 tuổi hoặc cũng có thể khỏi hoàn toàn. Một số trường hợp có thể tiếp diễn sau này thậm chí có khi diễn ra các cơn toàn bộ của động kinh cơn lớn. • Cơn động kinh cục bộ. Một cơn động kinh được gọi là cục bộ khi các biểu hiện lâm sàng và trên điện não đồ chứng tỏ có liên quan tới một sự phóng lực quá mức của một phần của các tế bào thần kinh ở vỏ não hoặc vùng dưới vỏ não tại một bên bán cầu não. Các cơn động kinh cục bộ thường có những đặc điểm sau : - Trên lâm sàng thấy các triệu chứng vận động, cảm giác, giác quan, thực vật và/hoặc tâm trí không có tính chất hai bên hoặc toàn thể của các cơn động kinh toàn bộ; các triệu chứng đó phản ánh sự phóng lực của động kinh ở đây là giới hạn ở một diện vỏ não nhất định có liên quan đến các chức năng thần kinh riêng biệt. - Trên bản ghi điện não thấy xuất hiện các hình ảnh bất thường cục bộ (thường không phải bao giờ cũng thấy qua ghi điện não ở bề mặt). Ngoài ra một cơn động kinh cục bộ có thể được tiếp nối sau một thời gian ngắn bằng một cơn động kinh toàn bộ (co giật kèm với mất ý thức) nhưng không phải vì cơn co giật thứ phát đó mà có thể thay đổi chẩn đoán ban đầu là cơn động kinh cục bộ. • Cơn động kinh liên tục (trạng thái động kinh). Cơn động kinh liên tục hoặc trạng thái động kinh là thuật ngữ chỉ cơn động kinh kéo dài hoặc xẩy ra liên tiếp trong những khoảng cách ngắn đưa đến tình trạng không dứt được động kinh. Về mặt triệu chứng học, có thể gặp động kinh liên tục đối với loại cơn toàn bộ cũng như đối với loại cơn cục bộ. Động kinh liên tục có thể xẩy ra khi ngừng thuốc điều trị động kinh một cách đột ngột. Một yếu tố rất quan trọng 89 cần chú ý đối với động kinh liên tục là tình trạng phù não ; trạng thái thiếu oxy não thứ phát cũng là nhân tố duy trì trạng thái động kinh. Động kinh liên tục yêu cầu phải được điều trị ngay, xử trí cấp cứu tại các cơ sở bệnh viện. Nguy cơ đối với bệnh nhân bị động kinh liên tục là sẽ bị các rối loạn thực vật như : quá tăng thân nhiệt (sốt quá cao), tim nhịp nhanh, khó thở, truỵ tim-mạch và có thể đẫn tới tử vong. Cách dự phòng tốt nhất không để xảy ra động kinh liên tục là kịp thời điều trị các cơn động kinh xuất hiện mau hoặc kéo dài. 3.2. Xét nghiệm - Bệnh nhân nghi mắc động kinh sau khi khám lâm sàng được kiểm tra qua các xét nghiệm cận lâm sàng về mặt huyết học, sinh hoá, vi sinh y học, X quang. Ngoài ra còn có thể tiến hành các phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại như chụp cắt lớp vi tính não, chụp cộng hưởng từ não, siêu âm Doppler xuyên sọ. Quan trọng nhất là ghi điện não. Cùng với ghi điện não có thể ghi cả điện tim. Một số trường hợp còn được ghi điện cơ, ghi lưu huyết não. Hiện nay với trang bị kỹ thuật hiện đại có thể kết hợp ghi điện não với thu băng hình (video) - Ghi điện não đuợc chỉ định khi nghi ngờ có động kinh vì điện não đồ chính là phương pháp thăm dò chức năng hoạt động điện sinh lý của tế bào não. Mỗi tế bào não đều có hoạt động điện sinh học với hiệu thế rất thấp. Những hoạt động điện đó thông qua máy ghi điện não với bộ phận khuếch đại lên hàng triệu lần, rồi qua hệ thống bút ghi (dao động kế) vẽ lên giấy thành các dạng sóng có thể quan sát được bằng mắt thường. Với điện cực ngoài da đầu, máy ghi điện não cho thấy hoạt động điện ở vỏ não. Hình ảnh điện não được phân tích dựa trên tần số, biên độ và hình dạng của các sóng điện não ghi được ; ngoài ra còn phải chú ý tới sự phân bố của các sóng theo vị trí và thời gian xuất hiện. Tần số được tính bằng chu kỳ/giây (c/s) hoặc Hertz (Hz). Theo qui ước, tần số được phân loại thành : delta : dưới 4 c/s thêta : từ 4 đến 7 c/s alpha : từ 8 đến 13 c/s bêta : trên 13 c/s 90 Ngoài ra còn một số dạng sóng đặc biệt như : nhọn-sóng, nhọn, phức hợp nhọn-sóng, phức hợp nhiều nhọn-sóng. Giá trị chủ yếu của ghi điện não trước hết là giúp cho thầy thuốc phân biệt được động kinh với các chứng bệnh khác và còn phát hiện được các tổn thương khu trú ở não. Mặt khác, trong quá trình theo rõi điều trị động kinh, ghi điện não có thể phản ánh kết quả của việc sử dụng thuốc. - Trong kiểm tra chức năng tâm lý thường sử dụng nhiều trắc nghiệm khác nhau ví dụ các trắc nghiệm Gille, Wechsler, Raven, Rorschach.v.v 3.3. Chẩn đoán Chẩn đoán động kinh chủ yếu là một chẩn đoán lâm sàng và như vậy phải dựa trên hỏi bệnh, thăm khám lâm sàng để có thể đặt chẩn đoán quyết định, chẩn đoán thể bệnh và chẩn đoán nguyên nhân. Xuất phát từ chẩn đoán lâm sàng sẽ đề ra các xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chẩn đoán khu trú và chẩn đoán nguyên nhân. Về lâm sàng cần phân biệt các cơn động kinh với : - Các cơn có biểu hiện thần kinh nhưng không phải do não, ví dụ như các cơn tê-ta-ni (hạ canxi - huyết) - Các cơn không phải là động kinh, ví dụ như cơn nhức đầu (kiểu nhức nửa đầu) hoặc các cơn thiếu oxy não ví dụ như cơn ngất hoặc cơn đột quỵ não - Các cơn loạn thần kinh chức năng do căn nguyên tâm lý, ví dụ như cơn hysteria. Điện não đồ của động kinh có một số đặc điểm bất thường. Trong cơn động kinh trên bản điện não thấy xuất hiện các phóng lực kịch phát, nhọn và nhọn-sóng rất điển hình. Ghi điện não ngoài cơn hoặc giữa các cơn thường thấy nhiều biến đổi : một phần là các cơn kịch phát , nhọn hoặc nhọn-sóng ; phần khác là một hoạt động nền không bình thường. Một điều đáng chú ý là bản ghi điện não ở bệnh nhân động kinh có thể vẫn bình thường. Tuy nhiên không bao giờ chỉ một mình việc ghi điện não có thể khẳng định được chẩn đoán. Ở các nước tiên tiến hiện nay chụp cắt lớp vi tính não đã được tiến hành một cách hệ thống trong thăm khám và chẩn đoán động kinh. Một số trường hợp cho thấy hình ảnh teo não, điểm vôi hoá, tổn thương mạch máu, tổn thương sau chấn thương và nhất là tổn thương choán chỗ. Phương pháp chẩn đoán hình ảnh này có thể giúp phát hiện nguyên nhân và chẩn đoán tiên lượng 91 trong ít nhất là 2/3 các trường hợp động kinh. Ngoài ra còn có thể chụp cộng hưởng từ não và chụp mạch máu não để tìm hiểu sâu thêm đối với các cấu trúc sâu ở não, phát hiện các dị dạng hoặc khuyết tật có khả năng gây động kinh. 4. ĐIỀU TRỊ. 4.1. Nguyên tắc điều trị Có một số nguyên tắc cần nắm vững : - Thầy thuốc điều trị sau khi đặt chẩn đoán sẽ chọn lựa loại thuốc kháng động kinh thích hợp cho tình trạng bệnh lý của bệnh nhân. - Liều lượng thuốc chỉ định phải căn cứ vào thể bệnh, loại cơn lâm sàng, thể trạng bệnh nhân. Phần lớn chỉ dùng một loại thuốc nhất định với điều kiện đạt được nồng độ điều trị trong máu sao cho đạt được hiệu quả lâm sàng. Thuốc dùng uống là chủ yếu. - Thuốc điều trị phải được dùng hàng ngày (có thể chia làm hai hoặc ba lần), đúng và đủ liều qui định, thường xuyên như cơm bữa ; bệnh nhân không được tự ý tăng, giảm hoặc ngừng thuốc đột ngột. - Theo dõi diễn biến lâm sàng của bệnh và các tác dụng không mong muốn của thuốc để kịp thời điều chỉnh liều lượng thuốc phù hợp với bệnh trạng của bệnh nhân. - Không bao giờ nên kết hợp hai thứ thuốc cùng loại với nhau (ví dụ Phenobarbital với Primidon, Seduxen với Mogadon,v.v ). - Có kế hoạch kiểm tra từng thời kỳ máu, các chức năng gan, thận của bệnh nhân. - Tuỳ theo từng trường hợp, ngoài thuốc bệnh nhân phải có chế độ ăn uống, sinh hoạt, học tập, lao động, nghỉ ngơi, giải trí thích hợp. 4.2. Nồng độ thuốc trong máu Khi kê đơn cho bệnh nhân thuốc kháng động kinh cần tính toán chặt chẽ liều lượng căn cứ vào phương thức điều trị (dùng một loại hay phối hợp), trọng lượng cơ thể của bệnh nhân, sự chuyển hoá thuốc của bệnh nhân (trẻ em khác người lớn, người cao tuổi khác người trẻ tuổi). Liều dùng hàng ngày là phải cắt được cơn lâm sàng cho bệnh nhân mà không gây tác dụng không mong muốn khó chịu, nói cách khác tức là đạt được nồng độ tối ưu trong máu của bệnh nhân. Ở nhiều nước, tại các Trung tâm điều trị động kinh, người ta 92 [...]... dùng trong điều trị động kinh từ năm 1938 Với liều điều trị, thuốc không gây ngủ nhưng có tác dụng kháng động kinh đối với động kinh toàn bộ và động kinh cục bộ nhưng không có tác dụng đối với động kinh cơn vắng và co giật do sốt cao Phenytoin ức chế dẫn truyền Ca và Na ở khớp thần kinh và dẫn truyền kích thích thần kinh qua trung gian Ca do đó có khả năng điều hoà tính kích thích của thần kinh trong điều. .. quả điều trị Nồng độ huyết tương cần đạt là 4-8mg/l (15-45µmol/l) Liều độc khi vượt qúa 15mg/l Carbamazepin được chỉ định trong các thể động kinh như động kinh cơn lớn, động kinh cục bộ (nhất là động kinh tâm thần-vận động thùy thái dương, rối loạn tính tình của bệnh nhân động kinh) trừ động kinh cơn vắng Ngoài ra có thể sử dụng điều trị đau thần kinh mặt nguyên phát, có hiệu lực tới 80% trường hợp Trong. .. là một thuốc kháng động kinh cổ điển được sử dụng từ năm 1912 để điều trị động kinh Thuốc có tác dụng đối với tất cả các thể lâm sàng của động kinh trừ các cơn vắng ý thức của động kinh cơn nhỏ Phenobarbital nâng cao ngưỡng kích thích và ngăn ngừa sự lan tỏa của hoạt động điện gây co giật Người ta chưa rõ cơ chế chính xác nhưng khả năng kháng động kinh của thuốc có thể liên quan đến tác động điều hoà... khi điều trị bằng các thuốc kháng động kinh đầu hạng chưa đạt hiệu quả mong muốn Riêng Diagepan và Clonazepam còn được sử dụng trong điều trị động kinh liên tục 106 - BENZODIAZEPIN Benzodiazepin là những thuốc tác động tâm trí nhưng đặc biệt lại có tác dụng chống co giật trong thực nghiệm cũng như trên lâm sàng Nói chung các thuốc này thường có hiệu lực đối với các cơn động kinh toàn bộ hơn là động kinh. .. nhân Bảng dưới đây chỉ dẫn các thuốc dùng cho một số loại động kinh thường gặp Bảng 5.1 Chỉ dẫn thuốc dùng điều trị một số loại động kinh Loại động kinh Động kinh cục bộ Thuốc ưu tiên Carbamazepin Phenytoin Valproat Carbamazepin Động kinh toàn bộ Phenytoin Ethosuximid Động kinh cơn vắng Valproat Động kinh rung giật Valproat cơ Diazepam Động kinh liên tục Clonazepam Có thể thay thế Có thể dùng Phenobarbital... tiên trong điều trị các thể động kinh từ trước tới nay Đối với các nước đang phát triển, Tổ chức Y tế Thế giới cũng khuyến cáo sử dụng các thuốc này trong danh mục các thuốc thiết yếu -VALPROAT Biệt dược: Convulex, Depaken, Depakin, Depakine, Deprakine, Epilim, Ergenyl, Logical, Orfiril, Acid valproic Valproat là thuốc kháng động kinh mạnh có tác dụng đối với động kinh toàn bộ, động kinh cục bộ hoặc động. .. (tác động yếu) 5.2 Phân loại Trong lâm sàng hiện nay người ta phân chia ra : 95 - Các thuốc kháng động kinh đầu hạng như Valproat, Carbamazepin, Phenytoin, Phenobarbital ; - Các thuốc kháng động kinh thứ hạng như Benzodiazepin, Ethosuximid, Primidon -Các thuốc kháng động kinh như Oxcarbazepin, Gabapentin, Levetiracetam 5.3 Thuốc cụ thể 5.3.1 Các thuốc kháng động kinh đầu hạng Các thuốc kháng động kinh. .. Zarlatin Là thuốc kháng động kinh thuộc họ suxinimid được coi là thuốc đặc hiệu điều trị các cơn vắng ý thức điển hình của động kinh cơn nhỏ Trong họ 110 này còn có Phensuximid (Lifène, Milontin, Célontin) và Methosuximid nhưng các thuốc này ít được sử dụng vì kém hiệu lực hơn Ethosuximid và lại có nhiều tác dụng không mong muốn hơn Cơ chế tác động đối với cơn động kinh chưa được rõ ; tuy nhiên thuốc có... barbiturat trong khi điều trị bằng primidon 113 Carbamazepin cũng làm tăng chuyển hoá của primidon 5.3.3 Các thuốc kháng động kinh mới Đây là những phần tử được tổng hợp trong nửa sau của thế kỷ XX và được sử dụng trong lâm sàng những năm gần đây Thuật ngữ "thuốc kháng động kinh mới" muốn nêu lên sự tương phản đối với các thuốc kháng động kinh cổ điển hoặc thường được phổ biến từ trước tới nay Nhưng điều. .. từ 1980 và được dùng kết hợp điều trị động kinh từ năm 1991 Thuốc có tác dụng bảo vệ mạnh đối với động kinh trong thực nghiệm Cơ chế tác động hiện chưa được rõ nhưng dường như không giống cơ chế tác động của các thuốc kháng động kinh thông dụng khác Sau khi uống, Levetiracetam được hấp thu nhanh chóng Nồng độ đỉnh đạt được khoảng 0,6 - 1,3 giờ và tính sinh khả dụng của thuốc uống vào đạt tới 100% Thức . định trong các thể động kinh như động kinh cơn lớn, động kinh cục bộ (nhất là động kinh tâm thần-vận động thùy thái dương, rối loạn tính tình của bệnh nhân động kinh) trừ động kinh cơn vắng. Ngoài. qua. Bệnh động kinh là một bệnh mạn tính có đặc điểm là sự tái diễn của các cơn động kinh trong nhiều năm. Một cơn động kinh duy nhất không tạo nên một 87 bệnh động kinh ; những cơn động kinh. chẩn đoán ban đầu là cơn động kinh cục bộ. • Cơn động kinh liên tục (trạng thái động kinh) . Cơn động kinh liên tục hoặc trạng thái động kinh là thuật ngữ chỉ cơn động kinh kéo dài hoặc xẩy ra

Ngày đăng: 17/07/2015, 00:21

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan