Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001- 2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai - thực trạng và giải pháp

60 935 8
Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001- 2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai - thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay vấn đề đảm bảo năng lực công tác, cải tiến và đổi mới quản lý chất lượng không chỉ được thực hiện ở các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh sản phẩm, hàng hóa, vật chất mà ngày càng được thể hiện rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau. Trong số các lĩnh vực đó có cả lĩnh vực dịch vụ quản lý hành chính nhà nước - vốn là một loại hình dịch vụ phi lợi nhuận nhưng đóng một vai trò rất quan trọng trong việc ổn định và thúc đẩy nền kinh tế phát triển. Chính vì thế, việc cải cách các thủ tục hành chính là rất cần thiết nhất là trong nền kinh tế hội nhập hiện nay ở Việt Nam. Tiêu chuẩn quốc tế tiêu chuẩn ISO 9001:2008 về hệ thống quản lý chất lượng được tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành được chấp nhận rộng rãi trên thế giới và được xem là mô hình quản lý chất lượng cho mọi tổ chức kể cả các đơn vị quản lý hành chính nhà nước. Áp dụng ISO 9001:2008 vào quản lý hành chính là công cụ hữu hiệu nhằm thực hiện cải cách hành chính một cách sâu rộng và hiệu quả nhất, bởi tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 giúp cơ quan hành chính thực hiện quy trình giải quyết nhanh chóng, hiệu quả công việc, trong đó trách nhiệm và thời gian giải quyết công việc của mỗi công chức ở mỗi công đoạn được xác định rõ ràng, cụ thể. Qua đó đảm bảo được tính công khai, minh bạch đối với các thủ tục hành chính, tạo lòng tin cho các tổ chức, công dân và đặc biệt là các nhà đầu tư. Tại Việt Nam, mô hình này đã được áp dụng cho các cơ quan hành chính nhà nước ở 63 tỉnh thành. Tính đến thời điểm này đã có trên 5.000 giấy chứng nhận đã được cấp cho các cơ quan hành chính nhà nước do Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường - Chất lượng thực hiện trên cơ sở đánh giá của các tổ chức chứng nhận. 2 Nằm trong khu vực miền Đông Nam Bộ, những năm qua, tỉnh Đồng Nai là một trong những địa phương đi đầu trong cả nước về việc triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước. Mỗi năm Đồng Nai đã chi ra gần 1 tỷ đồng để triển khai việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 cho các cơ quan, tuy nhiên vấn đề hiện nay là hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn này ở các cơ quan như thế nào và việc áp dụng có mang tính hình thức không. Vì vậy, việc đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 sẽ có ý nghĩa thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả và đáp ứng tốt công cuộc cải cách hành chính tại tỉnh Đồng Nai và cả nước. Do đó để có cơ sở thực hiện đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 và đảm bảo kết quả đánh giá mang tính khách quan, xác thực với hiện trạng áp dụng tại các cơ quan, học viên đã chọn đề tài “Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai - thực trạng và giải pháp” làm luận văn tốt nghiệp Cao cấp lý luận chính trị - hành chính. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua việc khảo sát, tìm hiểu và phân tích hiện trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 ở các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai, đề xuất các tiêu chí để đánh giá tính hiệu quả về mặt cải cách thủ tục hành chính của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, luận văn giải quyết các nhiệm vụ sau: - Trình bày các vấn đề lý luận và pháp lý cơ bản về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước; 3 - Nêu và phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai hiện nay; - Trình bày những giải pháp, kiến nghị trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu của luận văn là việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước. - Phạm vi nghiên cứu của luận văn, tập trung nghiên cứu áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai trong giai đoạn 2008 - 2013; 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin; tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng Sản Việt Nam. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu điển hình như phân tích, tổng hợp, lịch sử cụ thể, kết hợp với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như: thống kê, so sánh. Đồng thời, học viên còn sử dụng phương pháp khảo sát thực tế, lập phiếu khảo sát và gửi đến các cơ quan đã được chứng nhận tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 để tìm hiểu và xác định tính hiệu lực, hiệu quả hệ thống (bao gồm: chuyên viên, trưởng, phó phòng, đại diện lãnh đạo về chất lượng) qua đó thu thập và xử lý thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu. 4 5. Ý nghĩa nghiên cứu Việc nghiên cứu luận văn này có ý nghĩa như sau: - Hệ thống các vấn đề lý luận và pháp lý liên quan đến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước; - Đánh giá những thành tựu và hạn chế của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai; - Xây dựng các giải pháp hoàn thiện hoạt động áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính trên địa bàn tỉnh Đồng Nai hiện nay. 6. Kết cấu luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn gồm 3 chương sau: Chương I: Cơ sở lý luận và pháp lý về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước; Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai hiện nay; Chương III: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai hiện nay. 5 CHƯƠNG I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008 TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC 1.1. Khái niệm và mục đích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước 1.1.1. Khái quát về các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam Bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước; Bộ máy hành chính nhà nước có đặc điểm là hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, chuyên thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên mọc lĩnh vực. Các cơ quan chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nước do các cơ quan dân cử tương ứng thành lập nên chịu sự giám sát, lãnh đạo của cơ quan đó. Có tính trực thuộc, tính thứ bậc chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất. Nhiều về số lượng cơ quan và có một hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc. Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp); 1.1.2. Khái niệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước ISO là thuật ngữ viết tắt của các từ tiếng Anh: International Organization for Standardization - Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (sau đây gọi tắt là Tổ chức ISO). ISO hiện được sử dụng với các cách hiểu: thứ nhất, là tên gọi của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế; thứ hai, là tên gọi của các Bộ tiêu chuẩn quốc tế do Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ban hành. 6 Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 là một trong số các tiêu chuẩn ISO trong Bộ tiêu chuẩn ISO 9000, quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng đối với một tổ chức. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 thuộc hệ thống các tiêu chuẩn quốc tế, được ban hành bởi Tổ chức ISO. Tổ chức ISO chịu trách nhiệm ban hành các tiêu chuẩn quốc tế (ISO) khuyến nghị áp dụng nhằm thuận lợi hóa thương mại tòan cầu và bảo vệ an toàn, sức khỏe và môi trường cho cộng đồng. Tổ chức này được thành lập từ năm 1947, có trụ sở đặt tại Geneva - Thụy Sĩ. Tổ chức ISO là một hội đoàn toàn cầu của hơn 150 các các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia, mỗi thành viên của ISO là đại diện cho mỗi quốc gia của mình. Đối với Việt Nam, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng là thành viên chính thức của ISO từ năm 1977. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 là bộ tiêu chuẩn về hệ thống quản lý chất lượng do Tổ chức ISO ban hành, bộ tiêu chuẩn này có thể áp dụng cho mọi đối tượng từ doanh nghiệp sản xuất, doanh nghiệp dịch vụ đến các cơ quan hành chính, các bệnh viện… việc áp dụng ISO 9000 vào cơ quan hành chính đã tạo được cách làm việc khoa học, loại bỏ được nhiều thủ tục rườm rà, rút ngắn thời gian và giảm chi phí, đồng thời làm cho năng lực trách nhiệm cũng như ý thức của cán bộ, công chức nâng lên rõ rệt. Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được Việt Nam ban hành gồm các tiêu chuẩn sau: - Tiêu chuẩn ISO 9000:2007 mô tả cơ sở của hệ thống quản lý chất lượng và giải thích các thuật ngữ; - Tiêu chuẩn ISO 9001:2008 (TCVN ISO 9001:2008) quy định những yêu cầu cơ bản của hệ thống quản lý chất lượng đối với một tổ chức; - Tiêu chuẩn ISO 9004:2000 hướng dẫn cải tiến việc thực hiện hệ thống quản lý chất lượng; - Tiêu chuẩn ISO 19011:2003 hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và hệ thống quản lý môi trường; 7 Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 là tiêu chuẩn quan trọng nhất trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000, là phương pháp làm việc khoa học, được coi như là một quy trình công nghệ quản lý mới, giúp các tổ chức chủ động, sáng tạo, đạt hiệu quả cao trong hoạt động của mình. Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 có nội dung cụ thể như sau: Tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 bao gồm 9 điều khoản từ điều khoản 0 đến 8. Tuy nhiên đối với các tổ chức khi áp dụng tiêu chuẩn này chỉ cần thực hiện theo 05 điều khoản từ điều khoản 4 đến 8. 05 điều khoản này tương ứng với 05 nhóm yêu cầu đối với hệ thống quản lý chất lượng của một tổ chức, bao hàm tất cả mọi hoạt động của tổ chức nhằm kiểm soát hoạt động của một tổ chức trong quá trình tạo sản phẩm, dịch vụ. Nhóm yêu cầu 1: Yêu cầu về hệ thống quản lý chất lượng Nhóm này tương ứng với điều khoản số 4 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, bao gồm các điều khoản nhỏ sau đây: - Điều khoản 4.1 - Yêu cầu chung - Điều khoản 4.2 - Yêu cầu về hệ thống tài liệu Các điều khoản trong nhóm này chủ yếu yêu cầu tổ chức khi áp dụng phải xác định các quá trình cần thiết trong hệ thống và mối tương tác giữa các quá trình, các nguồn lực được sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống. Đồng thời, cũng quy định các cấp độ tài liệu được sử dụng trong quá trình vận hành hệ thống, cách thức kiểm soát các loại tài liệu, hồ sơ trong hệ thống. Nhóm yêu cầu 2: Trách nhiệm của lãnh đạo Nhóm này tương ứng với điều khoản số 5 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, bao gồm các điều khoản nhỏ sau đây: - Điều khoản 5.1 - Cam kết của lãnh đạo; - Điều khoản 5.2 - Hướng vào khách hàng; - Điều khoản 5.3 - Chính sách chất lượng; 8 - Điều khoản 5.4 - Hoạch định; - Điều khoản 5.5 - Trách nhiệm, quyền hạn và trao đổi thông tin; - Điều khoản 5.6 - Xem xét của lãnh đạo. Các điều khoản trong nhóm này chủ yếu tập trung vào trách nhiệm của lãnh đạo trong quá trình quản lý hệ thống quản lý chất lượng nhằm đảm bảo các quá trình của hệ thống quản lý chất lượng được thực hiện có hiệu lực, từ đó đem lại hiệu quả hoạt động cho tổ chức. Thông qua các chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng được lãnh đạo thiết lập nhằm đạt được các định hướng của tổ chức. Nhóm yêu cầu 3: Quản lý nguồn lực Nhóm này tương ứng với điều khoản số 6 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, bao gồm các điều khoản nhỏ sau đây: - Điều khoản 6.1 - Cung cấp nguồn lực; - Điều khoản 6.2 - Nguồn nhân lực; - Điều khoản 6.3 - Cơ sở hạ tầng; - Điều khoản 6.4 - Môi trường làm việc. Các điều khoản trong nhóm này quy định các yêu cầu trong quản lý nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng và môi trường làm việc cần thiết, đảm bảo tính phù hợp để thực hiện các quá trình công việc được hoạch định. Nhóm yêu cầu 4: Tạo sản phẩm Nhóm này tương ứng với điều khoản số 7 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, bao gồm các điều khoản nhỏ sau đây: - Điều khoản 7.1 - Hoạch định việc tạo sản phẩm; - Điều khoản 7.2 - Các quá trình liên quan đến khách hàng; - Điều khoản 7.3 - Thiết kế và phát triển; - Điều khoản 7.4 - Mua hàng; - Điều khoản 7.5 - Sản xuất và cung cấp dịch vụ; - Điều khoản 7.6 - Kiểm soát thiết bị theo dõi và đo lường 9 Các điều khoản trong nhóm này quy định các yêu cầu đối với quá trình liên quan đến việc tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ từ việc tiếp nhận yêu cầu khách hàng đến việc thiết kế sản phẩm, đến quá trình sản xuất ra sản phẩm và chuyển giao sản phẩm cho khách hàng. Nhóm yêu cầu 5: Yêu cầu về đo lường, phân tích và cải tiến Nhóm này tương ứng với điều khoản số 8 của tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008, bao gồm các điều khoản sau: - Điều khoản 8.1 - Khái quát; - Điều khoản 8.2 - Theo dõi và đo lường; - Điều khoản 8.3 - Kiểm soát sản phẩm không phù hợp; - Điều khoản 8.4 - Phân tích dữ liệu; - Điều khoản 8.5 - Cải tiến Các điều khoản trong nhóm này quy định về hoạt động theo dõi và đo lường đối với hệ thống quản lý chất lượng nhằm xem xét tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống của tổ chức thông qua các hoạt động như theo dõi sự thỏa mãn của khách hàng, đánh giá nội bộ, phân tích dữ liệu… qua đó xác định những điểm yếu, những điểm chưa phù hợp của hệ thống để làm cơ sở cho việc cải tiến. Nhóm yêu cầu này được vận hành trong một hệ thống với mô hình sau: Hình 1.1: Mô hình hệ thống quản lý chất lượng CẢI TIẾN LIÊN TỤC HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG K H Á C H H À N G Y Ê U C Ầ U Trách nhiệm quản lý Quản lý nguồn lực Thực hiện sản phẩm Đo, phân tích và cải tiến Sản phẩm K H Á C H H À N G T H Ỏ A M Ã N Đầu vào Đầu ra 10 Áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 nhằm để: - Chứng tỏ khả năng cung cấp sản phẩm đồng nhất đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các yêu cầu pháp lý khác; - Nâng cao sự thoả mãn khách hàng qua việc áp dụng có hiệu lực hệ thống này, xây dựng các quá trình để cải tiến thường xuyên và phòng ngừa các sai lỗi. Từ những phân tích về ISO, tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 như trên, khái niệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính được hiểu là việc các cơ quan hành chính nhà nước thực hiện việc quản lý chất lượng hoạt động của cơ quan mình dựa vào các tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008. 1.1.3. Mục đích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước Việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 có thể do nhiều mục đích khác nhau tùy theo yêu cầu của mổi tổ chức, tuy nhiên qua kết quả khảo sát việc áp dụng thí điểm tiêu chuẩn này trong một số các cơ quan hành chính trong nước đã áp dụng thành công và kinh nghiệm của các nước như Malaysia, Singapore, Ấn Độ… chúng ta có thể nhận thấy một số tác dụng cơ bản cho tổ chức như sau: - Quy trình xử lý công việc trong các cơ quan hành chính nhà nước được tiêu chuẩn hóa theo cách khoa học, hợp lý, đúng luật và theo cơ chế một cửa; - Minh bạch và công khai hóa quy trình và thủ tục xử lý công việc cho tổ chức và công dân để tạo cho dân cơ hội kiểm tra; - Người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công việc trong nội bộ của cơ quan để có chỉ đạo kịp thời; - Nâng cao hiệu lực và hiệu quả của công tác quản lý và cung cấp dịch vụ công theo mục tiêu cải tiến thường xuyên theo yêu cầu của tiêu chuẩn; - Củng cố được lòng tin, cải thiện mối quan hệ và hình ảnh của cơ quan hành chính nhà nước các cấp đối với tổ chức và công dân phù hợp bản chất của nhà nước ta là do dân và vì dân. [...]... lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước 1.3.1 Các bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước Mục tiêu của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 nhằm tạo điều kiện để người đứng đầu cơ quan hành chính nhà nước kiểm soát được quá trình giải quyết công... 1.2 Nội dung của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước Nội dung quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: 1.2.1 Thực trạng, quy trình hệ thống quản lý chất lượng Một tổ chức muốn vận hành hệ thống đảm bảo duy trì liên tục được hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng và đạt được hiệu... ban hành Quyết định số 144/2006/QĐ-TTg ngày 20/06/2006 về việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2000 vào họat động của các cơ quan hành chính theo đó các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai đã tiếp tục xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 vào hoạt động của các đơn vị Tính đến thời điểm năm 2013, số lượng cơ quan hành chính. .. nhà nước tỉnh Đồng Nai Hoạt động áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước, đã được Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai triển khai từ năm 2000 Trong giai đoạn 2000 - 2010, tỉnh Đồng Nai có 19 cơ quan hành chính nhà nước áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 và tới thời điểm hiện nay toàn tỉnh có 23 đơn vị áp dụng Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ... ISO 9001 :2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai Để tìm hiểu về thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại các cơ quan của tỉnh Đồng Nai đã được cấp giấy chứng nhận, tác giả tiến hành khảo sát về hiện trạng áp dụng tại 19 cơ quan Tổng số phiếu phát ra là 38 phiếu (mỗi cơ quan 02 phiếu) được phát cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ và xử lý hồ sơ giải quyết... được các tổ chức chuyên trách đánh giá và chứng nhận góp ý cho việc cải tiến để đảm bảo việc áp dụng hiệu quả cao hơn 2.3.2 Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại cơ quan công tác của học viên (Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai) 2.3.2.1 Phạm vi và kết quả áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai áp dụng hệ thống quản. .. về tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008; - Về số lượng phòng ban áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008: tổng bình quân có 80,2% số phòng ban áp dụng; Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Đồng Nai các đơn vị đang trong quá trình mở rộng hệ thống theo Đề án 30 và thực hiện chuyển đổi hệ thống theo mô hình khung của Bộ Khoa học và Công nghệ 28 2.3 Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO. .. nhận hệ thống quản lý chất lượng Muốn được cấp giấy chứng nhận, tổ chức nộp đơn đến một tổ chức được Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng chỉ định đánh giá hệ thống quản lý chất lượng trong lĩnh vực hành chính công 1.3.2 Các bước đánh giá hiệu quả áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại cơ quan hành chính nhà nước Để cho dịch vụ hành chính có chất lượng cần có các. .. phạm vi áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 theo Đề án 30 Năm 2011 Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai đã ban hành Quyết định số 455/QĐ-UBND ngày 28/02/2011 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện chương trình hỗ trợ xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý công tác theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 cho các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai giai đoạn 201 1-2 013... xử lý các thủ tục hành chính để làm cơ sở cho việc đề xuất tiêu chí đánh giá hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 về mặt cải tiến các thủ tục hành chính Về kết quả đạt được của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Đồng Nai sau đây ngoài phần kết quả chung . Cơ sở lý luận và pháp lý về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 trong các cơ quan hành chính nhà nước; Chương II: Thực trạng áp dụng hệ thống quản lý chất lượng. bước áp dụng và đánh giá hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước 1.3.1. Các bước áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu. tại các cơ quan hành chính nhà nước Nội dung quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001 :2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước bao gồm: 1.2.1. Thực trạng, quy trình hệ thống quản lý chất

Ngày đăng: 16/07/2015, 16:55

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

    • - Trình bày những giải pháp, kiến nghị trong việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO trong các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai hiện nay.

    • 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    • 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

    • 6. Kết cấu luận văn

    • MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ÁP DỤNG HỆ THỐNG QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN TCVN ISO 9001:2008

    • TẠI CÁC CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

      • 1.1. Khái niệm và mục đích của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước

        • 1.1.1. Khái quát về các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam

        • Bộ máy hành chính nhà nước ở Việt Nam là hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương được tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung nhất định nhằm thực hiện chức năng quản lý hành chính nhà nước;

        • Bộ máy hành chính nhà nước có đặc điểm là hệ thống cơ quan nhà nước có chức năng quản lý hành chính nhà nước, chuyên thực hiện hoạt động chấp hành - điều hành trên mọc lĩnh vực. Các cơ quan chủ yếu của bộ máy hành chính nhà nước do các cơ quan dân cử tương ứng thành lập nên chịu sự giám sát, lãnh đạo của cơ quan đó. Có tính trực thuộc, tính thứ bậc chặt chẽ, tạo thành một hệ thống thống nhất. Nhiều về số lượng cơ quan và có một hệ thống các đơn vị cơ sở trực thuộc.

        • Hệ thống các cơ quan hành chính nhà nước ở Việt Nam bao gồm: Chính phủ và hệ thống các cơ quan quản lý nhà nước ở trung ương, địa phương (các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân các cấp);

        • 1.1.2. Khái niệm áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước

        • 1.2. Nội dung của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước

        • 2.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và bộ máy hành chính nhà nước có sự ảnh hưởng tới việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại tỉnh Đồng Nai

          • 2.1.1. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Đồng Nai

          • 2.1.2. Bộ máy hành chính nhà nước của tỉnh Đồng Nai

          • 2.1.3. Sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và bộ máy hành chính nhà nước tới việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại tỉnh Đồng Nai

          • 2.2. Tình hình triển khai thực hiện việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai

            • 2.3. Thực trạng áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai

            • 2.3.2.2. Đánh giá về tính hiệu quả của việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 của Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Đồng Nai

            • 2.3.4. Một số hạn chế trong quá trình áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai

            • 3.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện hệ thống tiêu chí đánh giá tính hiệu quả của việc áp dụng tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2008 tại các cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Đồng Nai

              • 3.2.2. Giải pháp cải tiến quy trình đánh giá nội bộ của các cơ quan hành chính nhà nước

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan