Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín

64 1.5K 18
Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Thẻ là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng dựa trên việc ứng dụng công nghệ tin học hiện đại đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Dịch vụ thẻ góp phần cải thiện văn minh thanh toán, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Phát triển thẻ tín dụng như một mũi nhọn chiến lược trong công cuộc hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên để có thể phát triển một cách có hiệu quả nhất, giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các NHTM đòi hỏi công tác phát triển thẻ tín dụng phải có một chiến lược rõ ràng, cụ thể, quy định chặt chẽ nếu quyết định vội vàng sẽ đem lại rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và gây thiệt hại cho nền kinh tế, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngân hàng Sài Gòn thương tín – với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất – đã nhanh chóng nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thẻ tín dụng, đây không những là một lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận, ít rủi ro mà còn là một bước đệm vững chắc để giúp ngân hàng tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Sacombank đang dần hoàn thiện công tác phát triển thẻ tín dụng nhằm giữ vững những thị phần hiện có và thu hút lượng khách hàng mới nhưng vẫn còn xuất hiện những hạn chế từ các nguyên nhân nội lực và ngoại lực. Là sinh viên được thực tập tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng Sài Gòn thương tín, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín”

Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỤC LỤC 1 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ Bảng biểu: Biểu Đồ: 2 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp MỞ ĐẦU Thẻ là một sản phẩm tài chính cá nhân đa chức năng dựa trên việc ứng dụng công nghệ tin học hiện đại đem lại nhiều tiện ích cho khách hàng. Dịch vụ thẻ góp phần cải thiện văn minh thanh toán, tăng tính cạnh tranh của ngân hàng. Phát triển thẻ tín dụng như một mũi nhọn chiến lược trong công cuộc hiện đại hóa, đa dạng hóa các loại hình dịch vụ ngân hàng. Tuy nhiên để có thể phát triển một cách có hiệu quả nhất, giành được lợi thế trong cuộc cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ giữa các NHTM đòi hỏi công tác phát triển thẻ tín dụng phải có một chiến lược rõ ràng, cụ thể, quy định chặt chẽ nếu quyết định vội vàng sẽ đem lại rủi ro cho hoạt động kinh doanh ngân hàng và gây thiệt hại cho nền kinh tế, tác động tiêu cực đến môi trường đầu tư, đến uy tín của Việt Nam trên thị trường quốc tế. Ngân hàng Sài Gòn thương tín – với mục tiêu trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại nhất – đã nhanh chóng nhận thức được tầm quan trọng của việc phát triển thẻ tín dụng, đây không những là một lĩnh vực kinh doanh siêu lợi nhuận, ít rủi ro mà còn là một bước đệm vững chắc để giúp ngân hàng tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Hiện nay, Sacombank đang dần hoàn thiện công tác phát triển thẻ tín dụng nhằm giữ vững những thị phần hiện có và thu hút lượng khách hàng mới nhưng vẫn còn xuất hiện những hạn chế từ các nguyên nhân nội lực và ngoại lực. Là sinh viên được thực tập tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng Sài Gòn thương tín, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín” làm chuyên đề thực tập. Bố cục chuyên đề gồm: Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của ngân hàng thương mại. Chương 2: Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín. Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín. 3 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ tín dụng 1.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thẻ tín dụng trên thế giới Thẻ tín dụng được xuất hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1949, khi mà nhà doanh nghiệp Frank X.McNamara sau khi ăn xong bữa tối ở một nhà hàng New York bỗng phát hiện ra mình quên không mang tiền mặt. Tình trạng khó xử đó đã khiến cho ông nghĩ ra loại thẻ “Dinners Club”, một loại thẻ đầu tiên trên thế giới. Với lệ phí hàng năm 5 đô-la, những người mang thẻ có thể ghi nợ khi đi ăn ở 27 nhà hàng nằm trong hoặc ven thành phố New York. Chính vì sự tiện lợi của Dinners Club cũng như sự ưa thích của cả chủ thẻ lẫn ĐVCNT nên đến năm 1955, hàng loạt các loại thẻ tương tự ra đời như : Trip Charge, Golden Key, Gourmet Guest Club, Esquire Club. Đến năm 1958, Carte Blanche ra đời kèm theo sản phẩm thẻ American Express và bắt đầu thống lĩnh thị trường này. Ban đầu các loại thẻ này chỉ được dùng cho giới doanh nhân giàu có, sau vì muốn khơi dậy tiêu dùng của những người nghèo, các ngân hàng đã phát hành loại thẻ dành cho giới bình dân.Loại thẻ bình dân đầu tiên trở nên phát đạt là Bank Americard của Bank of America. Tới năm 1977, thẻ của Bank of America thật sự được chấp nhận trên toàn cầu và thay vì tên BankAmericard, tên thẻ Visa ra đời với màu sắc đặc trưng vẫn là xanh lam, trắng và vàng. Song song với sư phát triển của thẻ Visa là thẻ Master Charge (nay còn gọi là Master card) do mạng lưới ngân hàng Wells Fargo cùng với 77 ngân hàng ( nay gọi là Inter Bank Card – ICA) thành lập. Trước khi IPO vào ngày 25/05/2006, trên thế giới đã có hơn 25,000 tổ chức tín dụng phát hành thẻ mang thương hiệu MasterCard. Thực tế đã chứng minh thẻ tín dụng là một phát triển tất yếu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng, đồng thời đã và đang phản ánh đầy đủ những tiến bộ của khoa học kỹ 4 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp thuật vào văn minh xã hội. Với doanh số giao dịch hàng trăm tỷ Đô la Mỹ mỗi năm, thẻ tín dụng đang cạnh tranh quyết liệt cùng tiền mặt và séc trong hệ thống thanh toán toàn cầu. Đây là thành công đáng kể với một ngành kinh doanh mới chỉ có vài thập kỷ hình thành và phát triển. 1.1.1.2 Sự hình thành và phát triển của thẻ tín dụng ở Việt Nam Năm 1990 khi Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam ký hợp đồng làm đại lý thanh toán thẻ tín dụng cho các ngân hàng nước ngoài. Giai đoạn đầu, Ngân hàng Ngoại thương Việt Namlà ngân hàng duy nhất cung cấp dịch vụ về thẻ tại Việt Nam. Song thế độc quyền không giữ được lâu, hứa hẹn về lợi nhuận kinh doanh và những lợi ích thiết thực từ hoạt động thẻ tín dụng đã nhanh chóng thu hút các ngân hàng thương mại Việt Nam tham gia kinh doanh loại hình dịch vụ mới lạ đầy triển vọng này. Tháng 4-1995, VCB, ACB, First Vinabank, Eximbank trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế MasterCard. Đến tháng 8-1996, VCB, ACB, ICB và Sacombank lần lượt trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thẻ quốc tế Visa. Song song với sự phát triển đó, các loại thẻ Master Card và Visa cũng lần lượt chính thức được phát hành. Cuối năm 1996, Hiệp hội các ngân hàng thanh toán thẻ ở Việt Nam được thành lập và đi vào hoạt động, đánh dấu một bước phát triển mới trong hoạt động kinh doanh thẻ ở ViệtNam. Hiện nay, thị trường thẻ tín dụng tại Việt Nam là một thị trường đầy tính cạnh tranh với sự tham gia của khoảng 24 ngân hàng Việt Nam và trên 25 chi nhánh ngân hàng nước ngoài, ngân hàng liên doanh như: UOB, ANZ, HSBC, ACB, Techcombank có bề dày kinh nghiệm phát hành và thanh toán thẻ tín dụng (thông qua tiếp thu công nghệ của ngân hàng mẹ). Sự chia sẻ thị trường thanh toán và phát hành đang là xu hướng không thể tránh khỏi. 1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ tín dụng 1.1.2.1 Khái niệm Thẻ tín dụng (credit card) là một hình thức thay thế cho việc thanh toán trực tiếp và phát triển gắn liền với sự ứng dụng công nghệ tin học trong lĩnh vực ngân 5 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp hàng. Hình thức thanh toán này được thực hiện dựa trên uy tín. Chủ thẻ không cần phải trả tiền mặt ngay khi mua hàng. Thay vào đó, ngân hàng sẽ ứng trước tiền cho người bán và Chủ thẻ sẽ thanh toán lại sau cho ngân hàng khoản giao dịch. Thẻ tín dụng cho phép khách hàng "trả dần" số tiền thanh toán trong tài khoản. Chủ thẻ không phải thanh toán toàn bộ số dư trên bảng sao kê giao dịch hàng tháng. Tuy nhiên, Chủ thẻ phải trả khoản thanh toán tối thiểu trước ngày đáo hạn đã ghi rõ trên bảng sao kê. Thẻ tín dụng khác với thẻ ghi nợ vì tiền không bị trừ trực tiếp vào tài khoản tiền gửi của chủ thẻ ngay sau mỗi lần mua hàng hoặc rút tiền mặt. Theo “ Quy chế phát hành, sử dụng và thanh toán thẻ ngân hàng” ban hành kèm theo quyết định số 20/2007-QĐ/NHNN ngày 15 tháng 5 năm 2007 thì “Là thẻ cho phép chủ thẻ thực hiện giao dịch thẻ trong phạm vi hạn mức tín dụng đã được cấp theo thoả thuận với tổ chức phát hành thẻ.”. Thẻ tín dụng được làm bằng Plastic theo kích cỡ tiêu chuẩn quốc tế và bao gồm các yếu tố: nhãn hiệu thương mại của thẻ, tên là logo của nhà phát hành thẻ, số thẻ, ngày hiệu lực và tên của chủ thẻ. Ngoài ra trên thẻ còn có thể có tên công ty phát hành thẻ hoặc thêm một số yếu tố khác theo tiêu chuẩn của Tổ chức hoặc tập đoàn thẻ quốc tế Việc sử dụng thẻ có thể tóm tắt như sau:  Khách hàng có quyền sử dụng thẻ để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ tại những nơi chấp nhận thẻ mà không phải sử dụng tiền mặt và khoản tiền này sẽ được miễn lãi trong một khoảng thời gian tùy theo quy định của mỗi ngân hàng. Nếu khách hàng rút tiền mặt từ thẻ tín dụng, khách hàng sẽ phải chịu phí rút tiền mặt (ngoại trừ thẻ tín dụng nội địa của Sacombank), ngoài ra số tiền mặt được rút sẽ bị tính lãi vay (gọi là phí tài chính) đối với giao dịch rút tiền mặt từ ngày hạch toán nợ đến ngày sao kê trong kỳ đó theo phương pháp dư nợ giảm dần.  Khách hàng có quyền sử dụng số tiền trong hạn mức để thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ… Nếu muốn sử dụng vượt hạn mức cho phép, khách hàng sẽ phải trả nộp thêm một số tiền vượt tương ứng vào thẻ tín dụng.  Vào cuối kỳ tín dụng, ngân hàng sẽ gửi bản sao kê (credit card statement) đến khách hàng yêu cầu trả nợ. Khách hàng có quyền chọn thanh toán toàn bộ hay một phần số tiền đã chi tiêu, tuy nhiên phải đáp ứng được số tiền thanh toán tối thiểu (minimum 6 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp payment) và trước hạn thanh toán (due date). Phần còn lại chưa thanh toán, khách hàng sẽ phải chịu phí tài chính đối với giao dịch thanh toán hàng hóa, dịch vụ.  Nếu đến hạn thanh toán mà khách hàng vẫn chưa thanh toán, hoặc thanh toán không đủ số tiền tối thiểu, thì sẽ phải chịu phí thanh toán trễ hạn, được tính dựa trên số tiền tối thiểu chưa thanh toán (tỉ lệ bao nhiêu còn tùy ngân hàng).  Ngoài ra khách hàng còn phải chịu một số loại phí khác như phí phát hành, phí thường niên, phí thay đổi hạn mức, phí chuyển đổi ngoại tệ (đối với loại thẻ quốc tế)… 1.1.2.2 Phân loại a, Theo phạm vi sử dụng thẻ, thẻ tín dụng chia làm 2 loại: thẻ nội địa và thẻ quốc tế  Thẻ tín dụng nội địa : là thẻ tín dụng được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam phát hành để giao dịch trong lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT, gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác theo thoả thuận với TCPHT trên lãnh thổ Việt Nam.  Thẻ tín dụng quốc tế: là thẻ được tổ chức phát hành thẻ tại Việt Nam hoặc tổ chức nước ngoài phát hành để giao dịch trong và ngoài lãnh thổ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Thẻ được sử dụng để thanh toán tiền hàng hoá, dịch vụ tại ĐVCNT, gửi, nạp, rút tiền mặt và sử dụng các dịch vụ khác bằng đồng Việt Nam trên lãnh thổ Việt Nam hoặc bằng đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi và các đồng tiền khác được TCTTT chấp nhận làm đồng tiền thanh toán ngoài lãnh thổ Việt Nam b, Theo đối tượng sử dụng: Thẻ tín dụng được chia làm 2 loại là thẻ cá nhân và thẻ doanh nghiệp.  Thẻ cá nhân: là thẻ được phát hành cho các cá nhân có nhu cầu và hội đủ điều kiện để ngân hàng phát hành thẻ. Chủ thẻ có trách nhiệm thanh toán cho các khoản chi tiêu phát sinh đối với thẻ của chính mình. Chủ thẻ chính có thể xin phát hành thêm thẻ phụ cho người khác sử dụng, nhưng chủ thẻ chính vẫn phải là người chịu trách nhiệm thanh toán toàn bộ cho cả thẻ chính và thẻ phụ cho ngân hàng.  Thẻ doanh nghiệp: là thẻ được phát hành cho các doanh nghiệp có nhu cầu thanh toán cho hoạt động kinh doanh của mình và có đủ các điều kiện để ngân hàng phát hành thẻ. Doanh nghiệp sẽ đứng tên ký hợp đồng sử dụng thẻ, đồng thời ủy quyền 7 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp cho người đứng tên sử dụng thẻ. Doanh nghiệp có trách nhiệm thanh toán cho ngân hàng bằng nguồn tiền của doanh nghiệp, người đứng tên sử dụng không có nghĩa vụ phải thanh toán. c, Theo hạn mức tín dụng: Các ngân hàng ở Việt Nam thường phân chia ra 03 loại thẻ vàng, thẻ chuẩn, thẻ platinum và thẻ Đen. Tùy mỗi ngân hàng mà quy định về hạn mức này khác nhau song nhìn chung thì quy định về hạn mức cho các loại thẻ này có điểm chung như sau:  Thẻ chuẩn : từ 10 triệu đến 50 triệu VND  Thẻ vàng: trên 50 triệu VND (mức cao nhất là bao nhiêu thì tùy ngân hàng mà khác nhau).  Thẻ Platinum và thẻ Đen (Black card): có hạn mức tín dụng cao hơn thẻ Vàng, là loại thẻ dành cho những khách hàng cao cấp với nhiều ưu dãi dịch vụ tiên ích. d, Phân loại theo công nghệ sản xuất: Thẻ tín dụng được chia làm 3 loại: thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ và thẻ vi mạch.  Thẻ khắc chữ nổi (Embossing Card): là loại thẻ được làm dựa trên kỹ thuật khắc nổi các thông tin cần thiết trên bề mặt thẻ. Hiện nay, người ta không còn sử dụng loại thẻ này nữa vì kỹ thuật sản xuất quá thô sơ, dễ bị lợi dụng làm giả.  Thẻ băng từ (Magnetic Stripe): là loại thẻ được sản xuất dựa trên kỹ thuật thư tín với hai băng từ chứa thông tin ở mặt sau của thẻ. Tuy nhiên, thẻ từ chỉ mang thông tín cố định, khu vực chứa tin hẹp, không áp dụng được các kỹ thuật mã đảm bảo an toàn nên những năm gần đây, thẻ từ đó bị lợi dụng lấy cắp tiền.  Thẻ vi mạch (Smart Card): là thế hệ thẻ mới nhất, được sản xuất dựa trên kỹ thuật vi xử lý tin học nhờ gắn vào thẻ mét “chip” điện tử có cấu trúc giống như một máy tính hoàn hảo. 1.1.3. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng Hoạt động kinh doanh thẻ ngân hàng có sự tham gia chặt chẽ của 4 thành phần cơ bản là: Tổ chức phát hành thẻ, Tổ chức thanh toán thẻ, Chủ thẻ và ĐVCNT. Đối với thẻ tín dụng còn có thêm một thành phần nữa là các tổ chức thẻ quốc tế (TCTQT). Mỗi chủ thể đóng vai trò quan trọng khác nhau trong việc phát huy tối đa tính năng phương tiện thanh toán hiện đại không dùng tiền mặt của thẻ ngân hàng. 8 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp  Chủ thẻ: những cá nhân hoặc người được ủy quyền (nếu là thẻ do công ty ủy quyền sủ dụng) được ngân hàng phát hành thẻ, có tên in nổi trên thẻ và sử dụng thẻ theo những điều khoản, điều kiện do ngân hàng phát hành quy định. Theo thông lệ, mỗi chủ thẻ chính có thể phát hành thêm một thẻ phụ. Như vậy phát sinh hai khái niệm chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ. Tuy nhiên, chủ thẻ chính và chủ thẻ phụ cùng chi tiêu trên một tài khoản. Chủ thẻ phụ cũng có trách nhiệm thanh toán các khoản phát sinh trong kỳ, nhưng chủ thẻ chính là người có trách nhiệm thanh toán cuối cùng cho ngân hàng. Chủ thẻ sử dụng thẻ của mình để thanh toán hàng hóa, dịch vụ tại các nơi cung ứng hàng hóa có chấp nhận thẻ, ứng tiền mặt tại các điểm ứng tiền mặt thuộc hệ thống ngân hàng hoặc sử dụng thẻ để thực hiện các giao dịch tại máy rút tiền tự động ATM. Đối với thẻ tín dụng, sau một khoảng thời gian nhất định tùy theo quy định của từng ngân hàng phát hành, chủ thẻ sẽ nhận được sao kê (statement). Sao kê là bản thông báo chi tiết toàn bộ các giao dịch chi tiêu sử dụng thẻ, số dư nợ cuối kỳ, ngày đến hạn thanh toán cũng như số tiền thanh toán tối thiểu bắt buộc, các khoản lãi và phí phát sinh và các thông báo liên quan đến việc sử dụng thẻ. Căn cứ vào thông tin trên sao kê, chủ thẻ sẽ thực hiện thanh toán khoản tín dụng đã sử dụng cho ngân hàng phát hành thẻ.  Tổ chức phát hành thẻ (viết tắt là TCPHT): Là ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng, tổ chức tín dụng hợp tác, tổ chức khác không phải là tổ chức tín dụng được phép phát hành thẻ theo quy định tại Điều 9, Quy chế“Phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng”. Tổ chức phát hành thẻ phát hành ra những tấm thẻ mang thương hiệu riêng hoặc được TCTQT, Công ty thẻ trao quyền phát hành thẻ mang thương hiệu của những tổ chức và công ty này. Tổ chức phát hành là tổ chức có tên in trên thẻ thể hiện đó là sản phẩm của mình. Ví dụ như thẻ: Sacombank Visa, Sacombank Mastercard và JCB Car card, JCB motor card, Union Pay của Sacombank. Tổ chức phát hành quy định các điều khoản, điều kiện sử dụng thẻ đối với khách hàng. Ngân hàng có quyền ký kết hợp đồng đại lý với bên thứ ba là một ngân hàng hoặc 9 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp một tổ chức tài chính tín dụng khác trong việc thanh toán và phát hành thẻ tín dụng. Trong trường hợp này, tổ chức phát hành tận dụng được ưu thế của bên thứ ba về kinh nghiệm, khả năng thâm nhập thị trường và những ưu thế về vị trí địa lý. Tuy nhiên, tổ chức cũng phải chịu chấp nhận rủi ro về tài chính bởi đứng ra bảo lãnh cho bên thứ ba làm đại lý của mình trong việc phát hành thẻ. Bên thứ ba khi ký kết hợp đồng đại lý với tổ chức phát hành thẻ được gọi là Ngân hàng đại lý phát hành. Nếu tên của Ngân hàng đại lý xuất hiện trên tấm thẻ của khách hàng thì nhất thiết Ngân hàng đại lý đó phải là thành viên chính thức của Tổ chức thẻ hoặc Công ty thẻ quốc tế.  Tổ chức thanh toán thẻ (viết tắt là TCTTT): Là ngân hàng, tổ chức khác không phải là ngân hàng được phép thực hiện dịch vụ thanh toán thẻ theo quy định tại Điều 14, Quy chế “Phát hành, thanh toán, sử dụng và cung cấp dịch vụ hỗ trợ hoạt động thẻ ngân hàng”. Tổ chức thanh toán chấp nhận các loại thẻ như một phương tiện thanh toán thông qua việc ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ với các điểm cung ứng hàng hoá dịch vụ trên địa bàn. Tổ chức thanh toán cung cấp các thiết bị phục vụ cho việc thanh toán thẻ và hướng dẫn các ĐVCNT cách thức vận hành, chấp nhận thanh toán thẻ cũng như quản lý và xử lý những giao dịch thẻ tại các đơn vị này. Thông thường tổ chức thanh toán sẽ thu từ các ĐVCNT một mức phí chiêt khấu cho việc chấp nhận thanh toán thẻ của đơn vị, nó có thể tính phần trăm trên giá trị mỗi giao dịch hoặc tính theo tổng giá trị giao dịch thẻ. Mức chiết khấu cao hay thấp phụ thuộc từng ngân hàng và vào mối quan hệ chiến lược của ngân hàng với ĐVCNT. Trên thực tế, rất nhiều tổ chức vừa là tổ chức phát hành vừa là tổ chức thanh toán thẻ. Với tư cách là tổ chức phát hành, khách hàng của họ là chủ thẻ còn với tư cách là tổ chức thanh toán, khách hàng là các đơn vị cung ứng hàng hoá dịch vụ có ký kết hợp đồng chấp nhận thẻ.  Đơn vị chấp nhận thẻ (viết tắt là ĐVCNT): Là tổ chức, cá nhân chấp nhận thanh toán hàng hoá và dịch vụ, cung cấp dịch vụ nạp, rút tiền mặt bằng thẻ. Các ngành kinh doanh của các ĐVCNT trải rộng từ những cửa hiệu bán lẻ đến các nhà hàng ăn uống, khách sạn, sân bay Tại nhiều nước trên thế giới, khi thẻ ngân hàng đã trở thành một phương thức thanh toán thông dụng, chúng ta có thể nhìn thấy những logo của thẻ xuất hiện rộng rãi tại hầu hết các cửa hàng. Ở Việt 10 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C [...]... lược của ngân hàng là trở thành ngân hàng bán lẻ hiện đại và đa năng hàng đầu khu vực 2.1.2 Giới thiệu về trung tâm thẻ của Sacombank khu vực phía Bắc Trung Tâm Thẻ là một phòng ban nghiệp vụ của hội sở ngân hàng Sacombank Tại đây xử lý những nghiệp vụ chuyên sâu liên quan đến mảng thẻ của ngân hàng Tổng số nhân viên tại Trung Tâm Thẻ là 181 người và chia ra làm 3 khu vực, theo đó, cơ cấu tổ chức của. .. giám đốc Phòng kinh doanh Phòng tín dụng Phòng quản lý hoạt động TTT khu vực miền Trung TTT khu vực miền Bắc thẻ Trung Tâm Thẻ khu vực phía Bắc – tên tiếng Anh là “ CARD CENTRE IN THE NORTH OF SACOMBANK” là một phòng ban chuyên quản lý mảng thẻ của toàn khu vực miền Bắc của Trung Tâm Thẻ trực thuộc hội sở chính ngân hàng Sacombank Văn phòng của Trung Tâm Thẻ khu vực phía Bắc nằm ở tầng 6, số 60A – Nguyễn... khuyếch trương sản phẩm mới Năm là, hoạt động quản lý rủi ro: Các tổ chức tội phạm quốc tế đã tận dụng công nghệ hiện đại, bằng mọi cách thu thập các dữ liệu về thẻ, tài khoản của khách hàng, từ đó thực hiện các hành vi giả mạo gây tổn thất cho ngân hàng và khách hàng CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG TẠI TRUNG TÂM THẺ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN SÀI GÒN THƯƠNG TÍN KHU VỰC PHÍA BẮC... tổng số, có thể do các điểm chấp nhận thẻ này ở miền Bắc Việt Nam còn khá ít và thủ tục làm cũng không đơn giản như thẻ visa và master Biểu 2.2: Tỷ trọng phát hành thẻ tín dụng của trung tâm thẻ (Nguồn: Báo cáo hoạt động dịch vụ thẻ tại trung tâm thẻ Sacombank) Số lượng thẻ tín dụng của trung tâm thẻ tăng dần qua các năm , nhưng thị phần thẻ tín dụng của trung tâm thẻ so với toàn bộ hệ thống giữ mức... lượng Theo đó phát triển thẻ tín dụng trong hoạt động ngân hàng cũng là sự tăng lên cả về chiều rộng và chiều sâu Phát triển thẻ tín dụng theo chiều rộng: là sự gia tăng vềdoanh số sử dụng thẻ trên cơ sở mở rộng thị phần phát hành thẻ, tiếp cận với nhiều khách hàng mới Phát triển thẻ tín dụng theo chiều sâu: là sự gia tăng các dịch vụ, tiện ích thẻ tín dụng, nâng cao chất lượng sử dụng thẻ tín dụng trên... tín dụng thẻ, giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh dịch vụ thẻ tín dụng 1.2.2 Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tín dụng 1.2.2.1 Phát triển doanh số phát hành và sử dụng thẻ dựa trên việc đảm bảo các quy trình, nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng  Cơ sở pháp lý Việc phát hành thẻ phải dựa trên cơ sở pháp luật của nước mà thẻ được phát hành và sự đồng ý của TCTQT thông qua hợp đồng ký kết giữa Ngân. .. chi trả của họ Sau cùng là đề xuất phương án giải quyết 2.2 Thực trạng phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc 2.2.1 Chính sách, quy trình và các hình thức phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại Sacombank 2.2.1.1 Chính sách, quy định mở thẻ tín dụng tại Sacombank a, Điều kiện cấp thẻ - Khách hàng có thu nhập tối thiểu 5,000,000 vnd/tháng (đối với các thành phố trực thuộc trung. .. VỰC PHÍA BẮC 25 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp 2.1 Tổng quan về trung tâm thẻ Sacombank khu vực phía Bắc 2.1.1 Sự gia đời và phát triển của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín Tên đầy đủ : Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín Tên tiếng anh : Sai Gon Thuong Tin Commercial Joint Stock Bank Tên viết tắt : Sacombank Trụ sở chính : 278... khoản chi tiêu của mình theo yêu cầu của ngân hàng thanh toán Tóm lại, quy trình phát hành và thanh toán thẻ tín dụng được minh họa tổng quát qua sơ đồ sau: 16 SV: Đỗ Thị Thu Hà Lớp: Tài chính doanh nghiệp 53C Chuyên đề thực tập tốt nghiệp Sơ đồ 1.1:Quy trình phát hành và sử dụng thẻ tín dụng 1.2 Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tín dụng Ngân hàng thương mại 1.2.1 Quan niệm về phát triển Phát triển là một... 1.1.5 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ tín dụng 1.1.5.1 Quy trình phát hành thẻ: Phát hành thẻ là nghiệp vụ phát sinh đầu tiên trong dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nghiệp vụ phát hành thẻ của ngân hàng bao gồm việc quản lý và triển khai toàn bộ quá trình phát hành thẻ, theo dõi chỉ tiêu và thu nợ từ khách hàng Đây không chỉ là khâu cung cấp cho khách hàng một chiếc thẻ mà nó còn bao gồm cả một quá trình . tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng Sài Gòn thương tín, tôi đã lựa chọn đề tài: “ Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần. vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc của ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn thương tín. Chương 3: Giải pháp nhằm phát triển dịch vụ thẻ tín dụng tại trung tâm thẻ khu vực phía Bắc. DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ tín dụng 1.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thẻ tín dụng trên thế giới Thẻ tín dụng

Ngày đăng: 16/07/2015, 14:59

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ THẺ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

    • 1.1 Tổng quan về thẻ tín dụng

      • 1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển thẻ tín dụng

        • 1.1.1.1 Sự hình thành và phát triển của thẻ tín dụng trên thế giới

        • 1.1.2. Khái niệm và phân loại thẻ tín dụng

          • 1.1.2.1 Khái niệm

          • 1.1.2.2 Phân loại

            • b, Theo đối tượng sử dụng: Thẻ tín dụng được chia làm 2 loại là thẻ cá nhân và thẻ doanh nghiệp.

            • c, Theo hạn mức tín dụng: Các ngân hàng ở Việt Nam thường phân chia ra 03 loại thẻ vàng, thẻ chuẩn, thẻ platinum và thẻ Đen. Tùy mỗi ngân hàng mà quy định về hạn mức này khác nhau song nhìn chung thì quy định về hạn mức cho các loại thẻ này có điểm chung như sau:

            • d, Phân loại theo công nghệ sản xuất: Thẻ tín dụng được chia làm 3 loại: thẻ khắc chữ nổi, thẻ băng từ và thẻ vi mạch.

            • 1.1.3. Các chủ thể tham gia hoạt động kinh doanh thẻ tín dụng

            • 1.1.4. Vai trò của thẻ tín dụng

              • 1.1.4.1. Đối với nền kinh tế - xã hội

              • 1.1.4.1 Đối với người chủ thẻ

              • 1.1.4.3. Đối với đơn vị chấp nhận thẻ

              • 1.1.4.4. Đối với tổ chức phát hành thẻ

              • 1.1.4.5. Đối với tổ chức thanh toán thẻ

              • 1.1.5 Quy trình phát hành và thanh toán thẻ tín dụng.

                • 1.1.5.1 Quy trình phát hành thẻ:

                • 1.1.5.2 Quy trình thanh toán thẻ tín dụng

                • 1.2 Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tín dụng Ngân hàng thương mại

                  • 1.2.1 Quan niệm về phát triển

                  • 1.2.2 Nội dung phát triển dịch vụ thẻ tín dụng

                    • 1.2.2.1 Phát triển doanh số phát hành và sử dụng thẻ dựa trên việc đảm bảo các quy trình, nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng.

                    • 1.2.2.2 Phát triển dịch vụ thẻ tín dụng dựa trên cơ sở giảm thiểu rủi ro trong quá trình kinh doanh thẻ

                    • 1.2.3 Chỉ tiêu đánh giá phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của NHTM.

                      • 1.2.2.1 Tiêu chí định tính

                      • 1.2.2.2 Tiêu chí định lượng

                      • 1.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển dịch vụ thẻ tín dụng của Ngân hàng thương mại.

                        • 1.2.4.1 Các nhân tố khách quan

                        • 1.2.4.2. Các nhân tố chủ quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan