TÍCH hợp KIẾN THỨC các môn TOÁN, vật lý và TÍCH hợp GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG vào GIẢNG dạy bài áp SUẤTMÔN vật lý 8

7 599 5
TÍCH hợp KIẾN THỨC các môn TOÁN, vật lý và TÍCH hợp GIÁO dục bảo vệ môi TRƯỜNG vào GIẢNG dạy bài áp SUẤTMÔN vật lý 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

PHIẾU THÔNG TIN VỀ GIÁO VIÊN Họ và tên nhóm giáo viên nhóm Vật lý PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN TOÁN, VẬT LÝ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG DẠY BÀI “ÁP SUẤT” MÔN VẬT LÝ 8. 2.Mục tiêu dạy học. Trong thực tế sản xuất và hoạt động hàng ngày, chúng ta thường gặp rất nhiều bài toán liên quan đến kiến thức toán, vật lí và những vấn đề liên quan đến môi trường. Để giải quyết một số bài toán thực tế và bảo vệ môi trường sinh thái, học sinh cần có kiến thức về áp lực, áp suất … Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức các môn học toán, vật lý và giáo dục bảo vệ môi trường để giải quyết tốt các bài toán đặt ra trong cuộc sống. * Kiến thức. – Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. – Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. – Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất. – Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật, dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp. * Kỹ năng: - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy toán học, tư duy vật lý, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các đại lượng, liên quan đến bài toán thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. * Thái độ: - Giáo dục ý thức liên hệ giữa kiến thức toán học và thực tế. - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc giải quyết vấn đề. 3. Đối tượng dạy học của bài học. + Đối tượng dạy học là học sinh - Số lượng học sinh: 30 em - Số lớp thực hiện: 2 lớp - Khối lớp: 8 4. Ý nghĩa của bài học. Qua bài này học sinh nắm được mối quan hệ giữa áp lực, áp suất, diện tích bị ép. Nếu cùng chịu 1 áp lực nhưng diện tích bị ép khác nhau thì áp suất khác nhau. Học sinh biết được một số ứng dụng tích cực của áp suất và một số tiêu cực của áp lực gây ra. 5. Thiết bị dạy học, học liệu. - Máy chiếu. - Kiến thức về tin học để soạn bài giảng trình chiếu Powerpoint; - Kiến thức toán học về lập luận, suy luận, biến đổi công thức, tính toán; - Một số ví dụ thực tế về tác động tích cực – tiêu cực của áp suất. 6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học. I. MỤC TIÊU 1. Kiến thức – Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. – Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. – Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất. – Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật, dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp. 2. Kỹ năng - Giúp các em rèn tốt khả năng tư duy toán học, tư duy vật lý, thảo luận nhóm, thu thập thông tin, phân tích các đại lượng, liên quan đến bài toán thực tế. - Biết vận dụng kiến thức liên môn trong giải quyết vấn đề. - Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và 2 yếu tố là S và áp lực F. 3. Thái độ - Giáo dục ý thức liên hệ giữa kiến thức toán học và thực tế. - Nghiêm túc, hợp tác tốt, linh hoạt trong các hoạt động vận dụng kiến thức liên môn trong việc giải quyết vấn đề. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC 1. Giáo viên: - Máy chiếu. 2. Mỗi nhóm học sinh: Bảng nhóm, máy tính III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC. Việc dạy bài học này, giáo viên cần lưu ý một số vấn đề trong bài tập để giúp học sinh tích hợp tốt kiến thức của các môn Toán học, Vật lý học, hoạt động thực tế để hiểu sâu hơn, rõ hơn bài toán cần giải quyết. 7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Trong quá trình kiểm tra, đánh giá được thực hiện dưới dạng bài viết trong 5 phút. Mỗi học sinh làm một bài với nội dung câu hỏi sau. Bài 2: Trường hợp nào sau đây áp lực của người lên mặt sàn là lớn nhất ? A. Người đứng cả hai chân. B. Người đứng co một chân. C. Người đứng cả hai chân nhưng cúi gập xuống. D. Người đứng cả hai chân nhưng tay cầm quả tạ. Bài 3: Một áp lực 600N gây áp suất 3000N/m 2 lên diện tích bị ép có độ lớn A. 2000cm 2 B. 200 cm 2 C.20 cm 2 D. 0,2 cm 2 Bài 4: Một ngời tác dụng lên mặt sàn một áp suất 1,7.10 4 N/m 2 . Diện tích của bàn chân tiếp xúc với mặt sàn là 0,03m 2 . Hỏi trọng lợng và khối lợng của ngời đó? 8. Các sản phẩm của học sinh. Sau khi chấm bài kiểm tra chúng tôi thấy 84% học sinh đã biết giải bài tập này Kết quả đạt được như sau: Giỏi 30% Khá : 39% Trung bình 15% Từ kết quả học tập của các học sinh, chúng tôi nhận thấy việc tích hợp kiến thức liên môn vào một môn học là việc làm hết sức cần thiết, có hiệu quả rõ rệt đối với học sinh. Cụ thể chúng tôi đã thực hiện thử nghiệm đối với bộ môn Vật lý 8 với bài “Áp suất” với học sinh lớp 8 trong học kỳ I (2014- 2015) đã đạt kết quả rất khả quan. Chúng tôi sẽ thực hiện dự án này vào học kỳ II của năm học 2015 -2016 đối với học sinh các lớp và sẽ mở rộng hơn ở các khối lớp 6, 8, 9. Việc tích hợp kiến thức liên môn giúp các em học sinh không chỉ giỏi một môn mà cần biết kết hợp kiến thức các môn học lại với nhau để học sinh có kiến thức toàn diện, tổng hợp, đồng thời giúp giáo viên không ngừng trau dồi kiến thức các môn học khác để dạy bộ môn mình tốt hơn, đạt hiệu quả cao hơn. Trên đây là hồ sơ dạy học thử nghiệm của nhóm giáo viên Vật lý 8, rất mong được sự ủng hộ góp ý của các quý thầy cô để chúng tôi hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn! Tiết 8: ÁP SUẤT I - MỤC TIÊU Kiến thức : – Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. – Viết được công thức tính áp suất, nêu được tên và đơn vị các đại lượng có mặt trong công thức. – Vận dụng được công thức tính áp suất để giải các bài tập đơn giản về áp lực, áp suất. – Nêu được các cách làm tăng, giảm áp suất trong đời sống và kĩ thuật, dùng nó để giải thích được một số hiện tượng đơn giản thường gặp. Kĩ năng : Làm thí nghiệm xét mối quan hệ giữa áp suất và 2 yếu tố là S và áp lực F. II - CHUẨN BỊ – Cho HS : Mỗi nhóm 1 khay (hoặc chậu) đựng cát hoặc bột ; 3 miếng kim loại hình chữ nhật hoặc ba hòn gạch. III - HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC Hoạt động 1 : Kiểm tra bài cũ - Tạo tình huống học tập (5 phút) Kiểm tra bài cũ 1. Nêu các yếu tố của lực? Đơn vị của lực? 2. Chỉ rõ các yếu tố của trọng lực? 3. Nêu đơn vị tính diện tích? - Tại sao xe tăng nặng nề lại chạy bình thường trên nền đất mềm, còn ôtô nhẹ hơn nhiều lại có thể bị lún bánh và sa lầy trên chính quãng đường này ? Hoạt động 2 : Nghiên cứu áp lực là gì ? (10 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng - GV chiếu hình vẽ. ? Người, tủ, bàn ghế có tác dụng 1 lực nào lên nền nhà không? ? Trọng lực có phương như thế nào với nền nhà? - GV: Trọng lực trong trường hợp này gọi là áp lực. ? áp lực là gì? - có lực tác dụng, đó là trọng lực - phương vuông góc với nền nhà Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép. I. Áp lực là gì ? Định nghĩa (Sgk) - Cho HS làm C1. - Xác định áp lực - Trong trường hợp này P có phải là áp lực không? GV: yêu cầu HS lấy 1 vài ví dụ về áp lực C1. (làm cá nhân) a) F = P máy kéo b) F của ngón tay tác dụng lên đầu đinh. - F mũi đinh tác dụng lên bảng gỗ. P không ⊥ S bị ép → không gọi là áp lực. - HS thảo luận đúng hay sai. C1 Hoạt động 3 : Nghiên cứu áp suất (20 phút) - HS đọc C2 - GV giải thích: ( Chiếu hình vẽ ) + Khái niệm diện tích bị ép + Tác dụng của áp lực là độ lún xuống của vật. Nếu độ lún càng lớn, chứng tỏ tác dụng của áp lực càng lớn. Trong trường hợp này lực ép của khối KL có phải là áp lực không? Vì sao? - GV cho HS dự đoán: tác dụng của áp lực do khối KL gây ra trên mặt bột đá làm mặt bột đá bị lún xuống nhiều hay ít phụ thuộc vào yếu tố nào? - Xét kết quả tác dụng của áp lực vào 2 yếu tố là độ lớn của áp lực và S bị ép. + lực ép của khối KL có là áp lực vì phương của lực vuông góc với mặt bột đá + Phụ thuộc hai yếu tố là F và S + cho F thay đổi, S không đổi II. Áp suất 1. Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào yếu tố nào ? Tác dụng của áp lực phụ thuộc vào + áp lực (F) + diện tích bị ép (S) + Muốn biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào F ta làm TN như thế nào? + Muốn biết tác dụng của áp lực phụ thuộc vào S ta làm TN như thế nào? + cho S thay đổi, F không đổi - GV hướng dẫn HS làm thí nghiệm cho 2 trường hợp và chú ý bột phải được san bằng trước khi đặt khối kim loại. - HS làm thí nghiệm như hình 7.4 và ghi kết quả vào bảng 7.1 - Gọi đại diện nhóm đọc kết quả. - GV điền vào bảng phụ. - Đại diện các nhóm đọc kết quả. - GV: trong từng trường hợp thí nghiệm, GV yêu cầu HS rút ra nhận xét. + Độ lớn áp lực lớn → tác dụng của áp lực ? F lớn → tác dụng áp lực lớn. + S bị ép lớn → tác dụng áp lực như thế nào ? S lớn → tác dụng của áp lực nhỏ. - Yêu cầu HS rút ra kết luận ở câu C3. Kết luận : C3. Tác dụng của áp lực càng lớn khi áp lực càng lớn và diện tích bị ép càng nhỏ. Như vậy, tác dụng của áp lực phụ thuộc vào 2 yếu tố là độ lớn của áp lực và S bị ép. Để xác định tác dụng của áp lực lên mặt bị ép, người ta đưa ra khái niệm áp suất. - HS đọc tài liệu rút ra áp suất là gì ? - HS trả lời 2. Công thức tính áp suất - Áp suất là độ lớn của áp lực trên 1 đơn vị diện tích bị ép. - GV thông báo cho HS kí hiệu của áp suất là p. S F p = Áp suất kí hiệu là p. Áp lực kí hiệu là F (N) Diện tích bị ép là S (m 2 ) - Đơn vị áp suất là gì ? → Đơn vị áp suất là N/m 2 = Pa (paxcan). Đơn vị áp suất là N/m 2 = Pa (paxcan). - GV chiếu bài 1 và yêu cầu HS làm Áp lực (F) S bị ép Độ lún (h) F 2 > F 1 F 3 = F 1 S 2 = S 1 S 3 < S 1 h 2  h 1 h 3  h 1 bài. GV: cùng chịu 1 áp lực nhưng diện tích bị ép khác nhau thì áp suất khác nhau. GV yêu cầu HS làm C5 + HS tóm tắt, GV viết bảng + HS vận dụng công thức làm bài - HS làm C5 Tóm tắt F1=P1=340000N S1=1,5m 2 F2=P2=20000N S2=250cm 2 = 0,025m 2 1) p1=? p2=? 2) So sánh p1 với p2? KL: Trên cùng 1m 2 nhưng xe tăng tức dụng 1 lực nhỏ hơn ôtô nên ôtô bị lún nhiều hơn xe tăng. 3/Do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lợng của máy kéo nhỏ. Còn ôtô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ), nên áp suất gây ra bởi trọng lợng của ôtô lớn hơn. Giải 1/ áp suất của xe tăng tác dụng lên mặt đất là: áp suất của ôtô tác dụng lên mặt đất là: 2/Ta thấy p2>p1.Chứng tỏ ỏp suất của ụtụ lờn mặt đường lớn hơn. 3/ Hoạt động 4 : Vận dụng - Củng cố (8 phút) - Yêu cầu HS làm việc cá nhân C4 ? Nêu biện pháp tăng, giảm áp suất ? - GV đưa 1số ví dụ và yêu cầu HS giải thích. - HS làm C4 III. Vận dụng C4: - Dựa vào nguyên tắc p phụ thuộc vào áp lực và diện tích bị ép. F p = S Tăng F * Tăng p giảm S * Giảm áp suất → ngược lại * Đọc mục có thể em chưa biết : * Giới thiệu: + Ứng dụng của áp lực trong thực tế + - Áp suất do các vụ nổ gây ra có - HS làm bài trong PHT Bài 2, 3, 4 1 7,226666 5,1 340000 ≈== S F p (N/m 2 ) 1 1 2 (N/m 2 ) 800000 025,0 200000 === S F p 2 2 thể làm nứt, đổ vỡ các công trình xây dựng và ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và sức khỏe con người. Việc sử dụng chất nổ trong khai thác đá sẽ tạo ra các chất khí thải độc hại ảnh hưởng đến môi trường, ngoài ra còn gây ra các vụ sập, sạt lở đá ảnh hưởng đến tính mạng công nhân. - Biện pháp an toàn: Công nhân khai thác đá chỉ tham gia lao động khi được đảm bảo những điều kiện về an toàn lao động (khẩu trang,mũ cách âm) Chỉ cấp phép cho các doanh nghiệp khai thác đá ở các địa điểm xa khu dân cư và đảm bảo được các điều kiện an toàn về lao động. - GV phát PHT, HS làm bài tập - GV chữa * Hướng dẫn về nhà : - Học phần ghi nhớ. - Làm bài tập còn lại trong SBT. . VỀ GIÁO VIÊN Họ và tên nhóm giáo viên nhóm Vật lý PHIẾU MÔ TẢ HỒ SƠ DẠY HỌC DỰ THI 1. Tên hồ sơ dạy học: TÍCH HỢP KIẾN THỨC CÁC MÔN TOÁN, VẬT LÝ VÀ TÍCH HỢP GIÁO DỤC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀO GIẢNG. thức các môn học toán, vật lý và giáo dục bảo vệ môi trường để giải quyết tốt các bài toán đặt ra trong cuộc sống. * Kiến thức. – Phát biểu được định nghĩa áp lực và áp suất. – Viết được công thức. đến môi trường. Để giải quyết một số bài toán thực tế và bảo vệ môi trường sinh thái, học sinh cần có kiến thức về áp lực, áp suất … Nhóm giáo viên chúng tôi đã đề ra một số giải pháp vận kiến thức

Ngày đăng: 16/07/2015, 12:53

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan