Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phường nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang

40 393 0
Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phường nông tiến, thành phố tuyên quang, tỉnh tuyên quang

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA SINH - KTNN NGUYỄN VĂN PHÚC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP LAI TRỒNG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI PHƢỜNG NÔNG TIẾN, THÀNH PHỐ TUYÊN QUANG, TỈNH TUYÊN QUANG KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Kỹ thuật nông nghiệp Người hướng dẫn khoa học TS. DƢƠNG TIẾN VIỆN Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN! Trong quá trình hoàn thành bản luận văn này ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi có nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo, bạn bè và người thân. Người đầu tiên tôi muốn nói đó là thầy giáo tiến sỹ Dương Tiến Viện người đã dành nhiều thời gian chỉ dẫn tận tình giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. Qua đây tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn tới thầy. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô giáo trong khoa Sinh - KTNN trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 cùng tất cả bạn bè người thân, những người luôn giúp đỡ động viên và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành bản luận văn này. Bản luận văn này không thể tránh khỏi những thiếu xót, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo, bạn bè và những người quan tâm tới vấn đề này. Tôi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Phúc LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đề tài “Nghiên cứu khả năng sinh trưởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy Dương Tiến Viện. Các số liệu, kết quả là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kì công trình nào khác. Hà Nội,ngày 10 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Nguyễn Văn Phúc MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Đặt vấn đề 1 2. Mục đích yêu cầu của đề tài 3 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 4 1.1. Tình hình sản suất ngô trên thế giới 4 1.2. Tình hình nghiên cứu và sản suất ngô nếp trên thế giới 4 1.3. Tình hình sản suất ngô ở Việt Nam 8 1.4. Tình hình sản suất ngô nếp ở Việt Nam 8 1.5. Tình hình sản suất ngô ở tỉnh Tuyên Quang 12 CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14 2.1. Đối tượng nghiên cứu 14 2.2. Thời gian, địa điểm nghiên cứu 15 2.2.1 Thời gian nghiên cứu 15 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu 15 2.3. Nội dung nghiên cứu 15 2.4. Phương pháp nghiên cứu 15 2.4.1. Bố trí thí nghiệm 15 2.4.2. Quy trình kỹ thuật 15 2.4.3. Chỉ tiêu và phương pháp theo dõi 16 2.4.4. Phương pháp xử lý số liệu 18 CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 19 3.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Tuyên Quang 19 3.2. Các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của giống ngô nếp lai 20 3.2.1 Giai đoạn từ khi gieo đến khi mọc 22 3.2.2 Giai đoạn từ gieo đến trỗ cờ 22 3.2.3 Giai đoạn từ trổ cờ tới khi phun râu 22 3.2.4 Giai đoạn từ phun râu tới chín 22 3.2.5 Thời gian sinh trưởng 23 3.3. Đặc điểm hình thái của các giống ngô nếp lai 23 3.3.1 Chiều cao cây 24 3.3.2 Chiều cao đóng bắp 25 3.4. Mức độ nhiễm sâu bệnh và khả năng chống đổ gẫy của các giống ngô nếp lai trồng vụ đông 25 3.4.1. Mức độ nhiễm sâu bệnh của các giống ngô nếp lai 25 3.4.2 Khả năng chống đổ gẫy của các giống ngô nếp lai 27 3.5 Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô nếp lai 27 3.5.1 Số bắp hữu hiệu trên cây 28 3.5.2 Chiều dài bắp 28 3.5.3 Đường kính bắp 28 3.5.4 Số hàng hạt trên bắp 28 3.5.5 Số hạt trên hàng 28 3.5.6 Năng suất bắp tơi 29 CHƢƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 30 1. Kết luận 30 2. Đề nghị 30 TÀI LIỆU THAM KHẢO 31 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Diện tích, năng suất và sản lượng ngô của một số quốc gia trên thế giới từ năm 2010 đến 2012 5 Bảng 1.2. Diện tích, sản lượng và năng suất ngô của Việt Nam các năm 2009 – 2012 10 Bảng 3.1. Các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô nếp trồng vụ đông 2013 tại phường Nông Tiến thành phố Tuyên Quang 21 Bảng 3.2. Động thái tăng trưởng chiều cao cây, số lá trên cây của các giống ngô nếp lai 23 Bảng 3.3. Một số đặc trưng hình thái của các giống ngô thí nghiệm 24 Bảng 3.4. Mức độ sâu bệnh hại và khả năng chống đổ của các giống ngô nếp lai 26 Bảng 3.5. Các yếu tố cấu thành năng suất của các giống ngô nếp lai 28 1 MỞ ĐẦU 1. Đặt vấn đề Cùng với lúa mỳ và lúa gạo, ngô là một trong ba cây lương thực chính, phổ biến nhất, có năng suất cao và giá trị kinh tế lớn của loài người. Năm 1995 sản lượng ngô toàn thế giới đạt 517 triệu tấn, lúa mỳ 542,7 triệu tấn, lúa nước 547,2 triệu tấn. Năm 2009 diện tích ngô đạt 159,5 triệu ha, năng suất trung bình 5,12 tấn/ha, sản lượng đạt 817,1 triệu tấn. Năm 2012 diện tích ngô đã đạt 177,4 triệu ha, năng xuất trung bình 4,92 tấn/ha, sản lượng đạt 872,1 triệu tấn. Theo dự báo mới nhất của tổ chức Lương thực thế giới sản lượng ngô trên thế giới năm 2013 đạt khoảng 963 triệu tấn FAOSTAT, 2012 [18]. Ngô được sử dụng làm nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, tạo ra cồn, rượu, bia, tinh bột, bánh kẹo. Người ta đã sản xuất ra khoảng trên 670 loại sản phẩm từ ngô bằng công nghiệp lương thực, thực phẩm, công nghiệp nhẹ và dược phẩm. Trong những năm gần đây, khi mà đời sống con người ngày một nâng cao thì nhu cầu sử dụng ngô làm thực phẩm ngày càng lớn. Người ta sử dụng bắp ngô bao tử làm rau cao cấp, các loại ngô nếp, ngô đường (ngô ngọt) được dùng để làm quà ăn tươi (luộc, nướng), chế biến thành các món ăn được nhiều người ưa chuộng như ngô chiên, súp ngô, snack ngô hoặc đóng hộp làm thực phẩm xuất khẩu, việc xuất khẩu các loại ngô thực phẩm mang lại hiệu quả kinh tế đáng kể cho một số nước như Thái lan, Đài Loan… Ngoài sản phẩm chính, thân cây ngô còn là nguồn thức ăn xanh đáng kể cho gia súc. Ở Việt Nam, trong khoảng thời gian 15 năm gần đây tỷ lệ diện tích trồng ngô lai tăng lên hơn 80%, một tốc độ phát triển rất nhanh trong lịch sử ngô lai thế giới. Ngô lai đã làm thay đổi những tập quán canh tác lạc hậu, góp phần đưa nghề trồng ngô nước ta đứng trong hàng ngũ những nước tiên tiến về sản xuất ngô ở Châu Á (Trần Hồng Uy, 2001) [15]. Năm 2005, diện tích trồng ngô ở nước ta đạt 1.039.000 ha, năng suất 35,5 tạ/ha và sản lượng 3,69 triệu 2 tấn (Nguyễn Sinh Cúc, 2006), thì đến năm 2012 diện tích trồng ngô đạt 1.118.221 ha, năng suất 42,9 tạ/ha, sản lượng 4,80 triệu tấn FAOSTAT, 2012 [18]. Hiện nay phần lớn ngô được sử dụng làm thức ăn cho chăn nuôi, chiếm khoảng 80% sản lượng ngô, một phần ngô được dùng làm lương thực chính cho một số đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, đặc biệt những vùng khó khăn, vùng không có điều kiện trồng lúa nước. Nhu cầu sử dụng ngô ở nước ta rất lớn và ngày càng tăng. Do vậy Nhà nước ta đã có chiến lược phát triển ngô trên phạm vi cả nước. Tuyên Quang là một tỉnh miền núi phía Bắc, nơi ngô được coi là cây trồng chính thúc đẩy phát triển ngành chăn nuôi và là cây lương thực quan trọng đối với đồng bào các dân tộc ở các huyện: Na Hang, Chiêm Hoá, Hàm Yên, Yên Sơn và Sơn Dương. Diện tích ngô toàn tỉnh biến động 14 - 15,5 ngàn ha, năng suất trung bình 36 - 40 tạ/ha, sản lượng 50 - 59 ngàn tấn. Để nâng cao hơn nữa về năng suất, sản lượng ngô của tỉnh, cần phải chú trọng phát triển ngô lai. Tuy nhiên mỗi giống muốn phát huy được tiềm năng năng suất, còn phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh của địa phương. Tuyên Quang có đặc điểm địa hình không bằng phẳng, điều kiện ngoại cảnh đặc trưng của vùng núi Đông Bắc, nên cũng ảnh hưởng đến cơ cấu thời vụ. Ở Tuyên Quang, thời vụ trồng ngô chủ yếu là vụ Xuân, diện tích vụ Xuân gấp đôi so với vụ Hè thu và vụ Đông. Vụ Xuân thường sử dụng trên đất một vụ lúa, đất soi bãi, đất trồng màu. Do vậy việc lựa chọn giống cũng là khâu rất quan trọng, nếu lựa chọn được cơ cấu giống thích hợp sẽ thuận lợi cho việc luân canh cây trồng, không ảnh hưởng đến cơ cấu vụ sau và nâng cao hệ số sử dụng đất, nâng cao năng suất, hiệu quả trên đơn vị diện tích. Trong thâm canh do ưu thế của ngô lai có năng suất cao, nên việc sử dụng giống lai đang trở thành tập quán của nhiều vùng và nhu cầu về ngô lai rất lớn. Vì vậy việc nghiên cứu lựa chọn giống ngô lai có thời gian sinh trưởng ngắn, năng suất 3 cao, thích ứng với điều kiện địa phương là công việc cần thiết. Vì vậy, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phƣờng Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang” . Để chọn được những giống ngô nếp năng xuất cao phù hợp với điều kiện thời tiết khí hậu tại tỉnh Tuyên Quang. 2. Mục đích yêu cầu của đề tài 2.1. Mục đích - Chọn được những giống ngô năng suất cao, phù hợp với điều kiện thời tiết, khí hậu thành phố Tuyên Quang. 2.2. Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các đặc điểm nông học, đánh giá khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu bệnh của các giống ngô nếp lai NL1, NL19, NL555. - Theo dõi các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống. - So sánh các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất của các giống ngô nếp lai từ đó làm cơ sở chọn ra những giống ngô tốt, thích hợp để trồng tại địa phương. 4 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình sản xuất ngô trên thế giới Ngành sản xuất ngô thế giới tăng liên tục từ đầu thế kỷ 20 đến nay, nhất là trong hơn 45 năm gần đây, ngô là cây trồng có tốc độ tăng trưởng về năng suất cao nhất trong các cây lương thực chủ yếu. Vào năm 1961, năng suất ngô trung bình của thế giới chỉ chưa đến 20 tạ/ha, năm 2004 đã đạt 49,9 tạ/ha… Năm 2007, theo USDA, diện tích ngô đã vượt qua lúa nước, với 157 triệu ha, năng suất 49,0 tạ/ha, sản lượng đạt 766,2 triệu tấn. Với lúa nước năm 1961 có diện tích là 115,26 triệu ha, năng suất 18,7 tạ/ha và sản lượng là 215,27 triệu tấn ; năm 2007 diện tích là 153,7 triệu ha, năng suất 41 tạ/ha, sản lượng 626,7 triệu tấn. Còn lúa mỳ, năm 1961 có diện tích là 200,88 triệu ha, năng suất 10,9 tạ/ha, sản lượng 219,22 triệu tấn và năm 2007 diện tích là 217,2 triệu ha, năng suất đạt 28,0 tạ/ha, sản lượng 603,6 triệu tấn (Phan Xuân Hào, 2008)[4]. Năm 2012 theo FAOSTAT, 2012 [18], diện tích ngô đã đạt 177,4 triệu ha, năng xuất trung bình 4,92 tấn/ha, sản lượng đạt 872,1 triệu tấn. Kết quả trên có được, trước hết là nhờ ứng dụng rộng rãi lý thuyết ưu thế lai trong công tác chọn tạo giống mà ngô là đối tượng thành công điển hình trong số các cây trồng lương thực, đồng thời không ngừng cải thiện biện pháp kỹ thuật canh tác (Phan Xuân Hào, 2008)[4]. Mỹ là nước có diện tích và sản lượng ngô lớn nhất thế giới và 100% diện tích được trồng bằng giống ngô lai. Năm 2004, năng suất ngô trung bình của Mỹ là 100,7 tạ/ha, trên diện tích là 29,8 triệu ha. Năm 2009, diện tích trồng ngô của Mỹ đạt 32,2 triệu ha, năng suất trung bình 103,4 tạ/ha và là nước có năng suất xếp vào hàng cao nhất trên thế giới. Năm 2012, diện tích trồng ngô của Mỹ đạt 67,6 triệu ha, năng xuất trung bình 61,8 tạ/ha FAOSTAT, [...]... đầu nghiên cứu ở vụ đông từ tháng 9 năm 2013 đến tháng 12 năm 2013 2.2.2 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu tại vùng đất phù sa không được bồi hằng năm thuộc Phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang 2.3 Nội dung nghiên cứu - Nghiên cứu các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển và năng suất của các giống ngô nếp lai (NL1, NL19, NL555) - Nghiên cứu khả năng chống chịu điều kiện bất thuận và sâu... sự sinh trưởng, phát triển và các yếu tố cấu thành năng suất của 4 giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang tôi thấy - Tất cả các giống thí nhiệm đều sinh trưởng và phát triển tốt với điều kiện khí hậu ở vùng thí nghiệm Thời gian sinh trưởng của các giống ngô nếp lai dao động trong khoảng 82 đến 86 ngày, thời gian sinh trưởng của các giống. .. phun râu đến khi ngô chín sinh lý Theo dõi các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của cây ngô để làm cơ sở cho việc bố trí thời vụ và cơ cấu thâm canh cây trồng hợp lý Thới gian các giai đoạn sinh trưởng của các giống ngô nếp trồng vụ đông 2013 được thể hiện qua bảng 3.1 Bảng 3.1 Các giai đoạn sinh trƣởng của các giống ngô nếp trồng vụ đông 2013 tại phƣờng Nông Tiến thành phố Tuyên Quang Chỉ tiêu Từ... tích trồng ngô ở phường Nông Tiến hàng năm vào khoảng 110-115 ha, trong đó chủ yếu tập trung ở vụ ngô xuân và ngô hè thu (mỗi vụ khoảng 55 ha), vụ ngô đông chiếm diện tích nhỏ (3-5 ha) Diện tích ngô trồng ở phường Nông Tiến thành phổ Tuyên Quang chủ yếu trên chân đất soi bãi vào vụ ngô xuân và ngô hè thu Trên chân đất ruộng 2 lúa, 1 vụ ngô là rất ít 3.2 Các giai đoạn sinh trƣởng, phát triển của giống ngô. .. so với giống ngô đối chứng (2,0%) Về bệnh khô vằn và bệnh đốm lá thì các giống ngô nếp lai theo dõi bị nhiễm nhẹ hơn so với giống đối chứng (0-1%) 26 3.4.2 Khả năng chống đổ gẫy của các giống ngô nếp lai Giống ngô nếp lai NL1, NL19 có bộ rễ chân kiềng phát triển mạnh nên khả năng chống đổ tốt hơn giống đối chứng Giống ngô nếp lai NL555 cũng có bộ rễ chân kiềng khá phát triển tuy nhiên giống ngô này... DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu gồm 4 giống ngô nếp lai có triển vọng Giống NL1, NL19, NL555 của Viện nghiên cứu ngô cung cấp Giống đối chứng là giống ngô nếp Wax44 của Cty Syngenta Việt Nam Giống ngô nếp lai số 1 (NL1): Giống nếp lai số 1 có thời gian sinh trưởng 90-102 ngày, tùy vụ, thu tươi 65-75 ngày, cây cao, thân và bắp màu tía, bắp to dài, độ đồng đều... Chiêm Hóa, nông dân cũng đã bắt đầu trồng các giống ngô nếp mới phục vụ nhu cầu tiêu dùng tại địa phương Trong các năm 2010, 2011 và 2012, thành phố Tuyên Quang với diện tích trồng ngô tương đối ổn định vào khoảng 560-570 ha, trong đó ngô vụ xuân 335 ha và ngô vụ đông 225 ha So với các tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Kạn, Thái Nguyên thì ở Tuyên Quang diện tích trồng ngô nếp, ngô đường làm quà và dùng... trồng ngô ở phường Nông Tiến hàng năm vào khoảng 110-115 ha, trong đó chủ yếu tập trung ở vụ ngô xuân và ngô hè thu (mỗi vụ khoảng 55 ha), vụ ngô đông chiếm diện tích nhỏ (3-5 ha) Diện tích ngô trồng ở phường Nông Tiến thành phổ Tuyên Quang chủ yếu trên chân đất soi bãi vào vụ ngô xuân và ngô hè thu Trên chân đất ruộng 2 lúa, 1 vụ ngô là rất ít 13 CHƢƠNG 2 ĐỐI TƢỢNG, NỘI DUNG PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1... cây trồng ở thành phố Tuyên Quang hiện nay - Các giống ngô nếp lai thí nghiệm có khả năng chống chịu sâu bệnh và chống đổ gãy ở mức từ khá đến tốt, trong đó các giống ngô nếp lai NL1, NL19 có khả năng chống chịu sâu bệnh cao hơn và có khả chống đổ gãy tốt hơn các giống thí nghiệm - Các giống NL1, NL19 có chiều dài bắp và đường kính bắp lớn hơn giống đối chứng Wax 44 - Năng suất bắp của các giống ngô. .. lúa Giống nếp lai Wax44 có thời gian sinh trưởng ngắn nên có thể trồng được 4 vụ ngô /năm (Báo điện tử Tuyên Quang, 29/5/2011) Phường Nông Tiến với diện tích là 12,7 km2, dân số gần 7000 người, có khu công nghiệp tập trung Điểm du lịch sinh thái Núi Dùm rộng 400 ha tại xã Tràng Đà và phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang là một trong những dự án đang mời gọi đầu tư của tỉnh Việc chuyển đổi cây trồng . chọn nghiên cứu đề tài: Nghiên cứu khả năng sinh trƣởng, phát triển và năng suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phƣờng Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang . KHOA SINH - KTNN NGUYỄN VĂN PHÚC NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG SINH TRƢỞNG, PHÁT TRIỂN VÀ NĂNG SUẤT CỦA MỘT SỐ GIỐNG NGÔ NẾP LAI TRỒNG VỤ ĐÔNG NĂM 2013 TẠI PHƢỜNG NÔNG TIẾN, THÀNH PHỐ TUYÊN. suất của một số giống ngô nếp lai trồng vụ đông năm 2013 tại phường Nông Tiến, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang là công trình nghiên cứu của riêng em, dưới sự giúp đỡ tận tình của thầy

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan