Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh

61 1.9K 18
Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật lan trì kiến văn lục của vũ trinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** NGUYỄN THỊ TRANG TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC CỦA VŨ TRINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học TS. NGUYỄN THỊ NHÀN HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu đề tài, đƣợc sự giúp đỡ tận tình của cô giáo – Tiến sĩ Nguyễn Thị Nhàn, tác giả khóa luận xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô ! Tác giả khóa luận cũng xin chân thành cảm ơn các thầy giáo, cô giáo trong khoa Ngữ Văn – Trƣờng ĐHSP Hà Nội 2 đã tạo điều kiện tốt nhất cho tác giả hoàn thành khóa luận này. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Trang LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của riêng tôi, kết quả này không trùng với kết quả của các tác giả khác. Nếu sai, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 15 tháng 5 năm 2014 Ngƣời thực hiện Nguyễn Thị Trang . MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 4 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 4 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 5 7. Đóng góp của khóa luận 5 8. Cấu trúc của khóa luận 5 NỘI DUNG 6 CHƢƠNG 1. KHÁI QUÁT CHUNG (TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC) 6 1.1.Tác giả Vũ Trinh 6 1.2. Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục 8 CHƢƠNG 2. LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG 12 2.1. Chủ đề tình yêu nam nữ 12 2.2. Chủ đề báo ứng 17 2.3. Chủ đề đền ơn trả nghĩa 20 2.4. Chủ đề giáo dục thi cử 22 2.5. Những chuyện kỳ quái khó tin 25 CHƢƠNG 3. LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ PHƢƠNG DIỆN 36 HÌNH THỨC NGHỆ THUẬT 36 3.1. Yếu tố thực và yếu tố kỳ ảo 36 3.2. Giọng điệu 43 3.3. Kết cấu 47 3.4. Thời gian, không gian nghệ thuật 49 KẾT LUẬN 53 TÀI LIỆU THAM KHẢO GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 1 SVTH: Nguyễn Thị Trang MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong dòng chảy truyền kỳ Việt Nam, Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh đã góp một tiếng nói riêng. Đó là “tác phẩm cuối cùng của loại hình truyền kỳ Việt Nam thời trung đại”. Tác phẩm xứng đáng góp mặt trong tủ sách “Cảo thơm trƣớc đèn”. Lan Trì kiến văn lục là tập truyện truyền kỳ nhƣng tái hiện những mảng đề tài khá phong phú. Tác phẩm đƣợc chấp bút trên cơ sở những truyền thuyết lƣu hành trong dân gian. Những thiên truyện của Vũ Trinh giúp ta hình dung đƣợc thực trạng xã hội đƣơng thời. Ở đó, số phận và hạnh phúc của con ngƣời đƣợc đặt ra nhƣ một vấn đề cấp thiết trong cuộc sống. Mƣợn hình thức kỳ ảo kết hợp miêu tả những điều “sở kiến, sở văn”, Lan Trì kiến văn lục để lại ấn tƣợng sâu sắc trong lòng ngƣời đọc. Tài dựng truyện, sự hấp dẫn kỳ thú của nghệ thuật lãng mạn, sự rung động chân thực từ những số phận con ngƣời cũng khiến tác phẩm của Vũ Trinh có vị trí trong đời sống văn chƣơng. 1.2. Xƣa nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lan Trì kiến văn lục mới chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát, gợi mở và mang tính chất lẻ tẻ, chƣa đƣợc hệ thống và toàn diện. Điều đó khuyến khích chúng tôi tiếp tục ý tƣởng khoa học để nghiên cứu tác phẩm sâu sắc hơn, hệ thống toàn diện hơn. 1.3. Đối với bản thân là sinh viên khoa Ngữ văn, việc tìm hiểu tác phẩm Lan Trì kiến văn lục sẽ giúp tăng thêm vốn tri thức về thể loại truyền kỳ nói riêng và văn học trung đại Việt Nam nói chung, sẽ hữu ích đối với công việc giảng dạy văn học sau này. Những lí do trên khuyến khích chúng tôi lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh” làm vấn đề nghiên cứu cho khóa luận của mình. GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 2 SVTH: Nguyễn Thị Trang 2. Lịch sử vấn đề Xƣa nay, việc nghiên cứu tác phẩm Lan Trì kiến văn lục đã có một số ý kiến mang tính chất gợi mở nhƣng còn lẻ tẻ chƣa đƣợc hệ thống toàn diện. Tác giả khóa luận xin trích dẫn một số nhận xét tiêu biểu nhƣ sau: Ngô Thì Hoàng trong “Lời tựa 1”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho biết: “… Lớn thì nhân vật quỷ thần, nhỏ thì cầm thú ngƣ trùng, những việc gì lạ mà mắt thấy, tai nghe, đều ghi lại… Có nói đến việc quái dị, nhƣng không thoát ly đạo thƣờng, có kể về điều biến hóa, nhƣng không mất đi lẽ chính, đại để là ngụ ý khuyên răn và cảnh cáo sâu xa, để ngƣời xem sau này thấy điều hay mà bắt chƣớc, thấy điều dở mà phòng ngừa, thật có ích rất nhiều cho thế giáo, làm sao có thể coi là loại dã sử của các vị quan xoàng” (Trích tiểu dẫn của Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục). Tín Nhƣ Thị trong “Lời tựa 2”, khi đọc Lan Trì kiến văn lục, tác giả lại lƣu ý tới nhân vật phụ nữ trong các truyện. Bà nhận định nhƣ sau: “Truyện Ca nữ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thƣơng giai nhân chẳng gặp thời, cũng là ngụ lời than tài tử số phận lạ lùng. Truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, biểu dƣơng tiết lớn của bậc quần thoa, cũng có thể gửi gắm nỗi đau bất hạnh của kẻ trung thần. Cá, hổ có nghĩa hiệp; gà, chó ấy thân ngƣời. Trong căn phòng nhỏ, cầm quyển sách lặng lẽ nghĩ suy, cảm thấy tâm thần khoan khoái nhƣ trong điện Phật, ngồi nghe bậc cao tăng thuyết pháp, sách bổ ích cho đời đâu phải là nhỏ? ( ) Ôi, không đến Trƣờng Giang, Hán Thủy, thì không biết là sông sâu, không lên núi Thái, non Hoa thì không thấy đƣợc núi cao. Không thấy tác phẩm này, thì sao biết đƣợc trong trời đất không gì là không có! Nên đem khắc in, công bố cho mọi ngƣời đƣợc đọc. Tôi không chỉ vui vì tác phẩm này đƣợc lƣu truyền mà còn vui hơn vì ngƣời đọc đƣợc thấy chuyện của ngƣời xƣa” (Trích tiểu dẫn của Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục). GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 3 SVTH: Nguyễn Thị Trang Trần Danh Lƣu trong “Lời tựa 3”, in ở đầu tập Lan Trì kiến văn lục cho biết: “Giữa vòng trời đất, vũ trụ bao la, vật gì mà chẳng có. Những việc tai không đƣợc nghe, mắt không đƣợc nhìn mà cứ khăng khăng cãi là có hoặc không thì có đƣợc không? Thế mà sách của Thầy lại là những điều tai mắt ngày nay đƣợc nghe, đƣợc thấy. Đƣờng đời nguy hiểm, trộm cƣớp đầy đƣờng, ma ác quỷ thiêng không phải là hƣ ảo. Mày râu chững chạc, thê thiếp yêu chiều, nữ biến thành nam không phải là lạ! Truyện Ca kĩ họ Nguyễn, truyện Liên Hồ quận công thì phấn hồng tơi tả, bụi vàng vùi thân, đọc truyện thấy ngƣời ta thƣơng xót thở than cho ngƣời bạc mệnh. Truyện Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, truyện Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu thì nêu gƣơng tiết nghĩa, bảo vệ cƣơng thƣờng, có thể trở thành lời dạy luân lý hàng ngày; đâu chỉ thêm thắt câu chuyện cho vui miệng ngƣời đời!” (Trích tiểu dẫn của Hoàng Văn Lâu ở đầu sách Lan Trì kiến văn lục). Nguyễn Đăng Na trong Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi tự sự (Nxb Giáo dục, 2003) đã đánh giá: “Kiến văn lục của Vũ Trinh là đại biểu cuối cùng của văn xuôi tự sự thuộc xu hƣớng thế tục” [11, tr. 38]. Tác giả Nguyễn Huệ Chi trong công trình Từ điển văn học (bộ mới) (NXB Thế giới, 2004, trong mục “Vũ Trinh”) cho rằng: “Chủ đề nổi rõ nhất của Kiến văn lục là trình bày hiện tƣợng phá vỡ “khuôn phép” của những con ngƣời thời đại. Sự phá vỡ này có thể theo chiều hƣớng thoái hóa, làm cho con ngƣời tàn bạo, mất hết nhân tính… nhƣng sự phá vỡ cũng theo chiều hƣớng tích cực, ở đó con ngƣời thƣờng bị đặt trong những tình huống căng thẳng, đầy bi kịch và chính là trong cuộc vật lộn cay đắng ấy, họ đã có dịp bộc lộ những phẩm chất cao quý, những tình cảm rất ngƣời”. Tác giả khẳng định: “Trên phƣơng diện này, ngòi bút Vũ Trinh tỏ ra rất trân trọng, yêu mến lạ thƣờng. Đặc biệt trong số những con ngƣời đƣợc tác giả dành trọn niềm yêu GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 4 SVTH: Nguyễn Thị Trang mến thì ngƣời phụ nữ chiếm phần lớn nên cũng có thể nói, đề tài chiếm ƣu thế trong tập truyện là nói về số phận, vẻ đẹp và sức sống của ngƣời phụ nữ” [5, tr. 2039]. Những ý kiến trên đã gợi mở một số những vấn đề giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật. Vì vậy, chúng tôi thấy, việc nhìn nhận giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật chƣa đƣợc hệ thống và toàn diện. Khóa luận của chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục nghiên cứu tác phẩm một cách đầy đặn hơn, sâu sắc hơn. 3. Mục đích nghiên cứu - Khóa luận khẳng định giá trị nội dung và nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục - Khóa luận thông qua tác phẩm muốn khẳng định vị trí tác phẩm và tác giả Vũ Trinh trong dòng truyền kỳ Việt Nam - Bản thân ngƣời làm khóa luận muốn tập dƣợt nghiên cứu khoa học và trau dồi thêm kiến thức để sau này phục vụ cho việc giảng dạy tốt hơn 4. Nhiệm vụ nghiên cứu - Khóa luận có nhiệm vụ tìm hiểu kiến thức cơ sở lí luận xoay quanh phƣơng diện nội dung và nghệ thuật - Tìm hiểu những đặc trƣng thể loại truyền kỳ - Tìm hiểu Lan Trì kiến văn lục nhìn từ góc độ nội dung và phƣơng diện hình thức nghệ thuật 5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu a. Đối tƣợng nghiên cứu Khóa luận khảo sát văn bản tác phẩm Lan Trì kiến văn lục (NXB Hồng Bàng, năm 2013 ) b. Phạm vi nghiên cứu Từ những gợi ý, những thành tựu của giới nghiên cứu đã có. Khóa luận tìm hiểu nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong Lan Trì kiến văn GVHD: TS. Nguyễn Thị Nhàn 5 SVTH: Nguyễn Thị Trang lục, để từ đó có đƣợc cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn đối với tác phẩm. 6. Phƣơng pháp nghiên cứu Để thực hiện đề tài chúng tôi thực hiện một số phƣơng pháp sau: - Phương pháp thống kê - Phương pháp hệ thống - Phương pháp so sánh Cùng với một số phƣơng pháp trên, khóa luận kết hợp các thao tác phân tích, miêu tả… để hoàn thành tốt hơn đề tài. 7. Đóng góp của khóa luận Thông qua triển khai đề tài khóa luận, chúng tôi hi vọng bạn đọc hiểu sâu sắc hơn một số phƣơng diện nội dung và hình thức nghệ thuật tiêu biểu trong Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh. Đồng thời qua đó giúp bạn đọc có cái nhìn thấu đáo hơn khi đánh giá tác phẩm, tìm hiểu về thể loại truyền kì, giúp ích cho công việc giảng dạy, cũng nhƣ nghiên cứu sau này. 8. Cấu trúc của khóa luận Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, phần Nội dung của khóa luận gồm 3 chƣơng nhƣ sau: - Chương 1.Tác giả Vũ Trinh và tác phẩm Lan Trì kiến văn lục - Chương 2. Lan Trì kiến văn lục nhìn từ góc độ nội dung - Chương 3. Lan Trì kiến văn lục nhìn từ phƣơng diện hình thức nghệ thuật [...]...NỘI DUNG CHƢƠNG 1 KHÁI QUÁT CHUNG (TÁC GIẢ VŨ TRINH VÀ TÁC PHẨM LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC) 1.1.Tác giả Vũ Trinh 1.1.1 Cuộc đời Nếu nhƣ Lê Thánh Tông và Nguyễn Dữ là hai tác giả tiêu biểu về thể loại truyền kỳ ở giai đoạn trƣớc của văn học trung đại Việt Nam thì Vũ Trinh lại là đại diện nổi bật ở giai đoạn sau với Lan Trì kiến văn lục Vũ Trinh (1759 - 1828) tự là Duy Chu, biệt hiệu là Lai Sơn, hiệu là Lan. .. quan trọng nhất là Lan Trì kiến văn lục, hay còn gọi là Kiến văn lục 1.2 Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục Lan Trì kiến văn lục là một tập truyện truyền kỳ có 45 truyện, viết bằng văn xuôi chữ Hán Tác phẩm viết về nhiều chủ đề khác nhau: Chuyện tình yêu nam nữ, chuyện báo ứng luân hồi, chuyện đền ơn trả nghĩa, chuyện giáo dục thi cử, chuyện kỳ quái khó tin,… Phần lớn những truyện đƣợc Vũ Trinh sáng tác trên... Nguyễn Thị Trang CHƢƠNG 2 LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC NHÌN TỪ GÓC ĐỘ NỘI DUNG 2.1 Chủ đề tình yêu nam nữ Nội dung Lan Trì kiến văn lục khá đa dạng phong phú Thông qua khảo sát, chúng tôi đã thống kê đƣợc 8/45 thiên truyện viết về tình yêu nam nữ Đó là những thiên truyện sau: Sống lại, Câu chuyện tình ở Thanh Trì, Phu nhân Lan quận công, Người con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Người đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán,... 1.1.2 Sự nghiệp Vũ Trinh là ngƣời học vấn uyên bác, văn chƣơng hàm súc, trau chuốt Những sách văn, chiếu văn hồi đầu thời Gia Long phần nhiều đều do ông soạn thảo Bộ hình luật do ông cùng với Nguyễn Văn Thành, Trần Hựu soạn thảo đã đƣợc khắc in Tác phẩm riêng, hiện đƣợc biết có: Sứ Yên thi tập, Ngô tộc truy viễn đàn ký, Cung oán thi và Lan Trì kiến văn lục Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm... vậy hẳn không là ngoại lệ Vũ Trinh đã thực sự đáp ứng đƣợc phần nào nhu cầu của ngƣời đọc về cái lạ, cái kỳ quái trong thế giới Cuộc sống vốn đa dạng phong phú, có những đổi thay bất tận Và nó càng sinh động hơn qua văn học nghệ thuật Văn học nghệ thuật chính là sự thoát ly cái đơn điệu Nó phản ánh cuộc sống con ngƣời một cách nghệ thuật thông qua các hình tƣợng Văn học nghệ thuật đòi hỏi sự sáng tạo... hóa, hoàn thiện con ngƣời Là tác giả văn học trung đại, một nhà nho, Vũ Trinh ý thức sâu sắc trách nhiệm trƣớc xã hội, lo lắng đến thế đạo nhân tâm Nho giáo rất đề cao chức năng giáo hóa của văn chƣơng Bởi vậy văn chƣơng của Vũ Trinh có hơi hƣớng của màu sắc giảng giải đạo lý nhằm nêu gƣơng hay thuyết phục răn đe Có lẽ vậy mà chủ đề báo ứng nhân quả đã đƣợc nhà văn quan tâm, biểu hiện khá thành công... rằng, Vũ Trinh đã hoán đổi cái chết của chàng trai lái đò trong truyện dân gian sang cái chết cho cô gái trong truyện của mình Cái tình yêu “đuổi bắt” nhau trong cốt truyện dân gian đã trở thành tình yêu “sóng đôi” cho hai nhân vật của ông Chàng trai của Vũ Trinh không còn phải mang gƣơng mặt xấu xí nhƣ kiểu truyện nhân vật xấu xí tài ba của cổ tích thần kì Vũ Trinh hƣớng tới sự toàn mĩ cho nhân vật của. .. tại của một thời kỳ thế đạo sa sút, danh phận không rõ, nhiều nhà nho đã lầm đƣờng lạc lối, Vũ Trinh xây dựng kiểu nhân vật “tha hóa” để phê phán thực trạng đó Trong Lan Trì kiến văn lục, chúng ta thấy ở tầng lớp nho sĩ này sa sút về nhân cách Ngƣời xƣa quan niệm nho sĩ - những ngƣời theo học đạo thánh hiền phải có đủ tài đủ đức Họ gồm đủ nhân - nghĩa - lễ - trí - tín Ấy vậy mà, trong xã hội của Vũ Trinh. .. “Ngƣời con gái trinh liệt ở Cổ Trâu, Ngƣời đàn bà trinh tiết ở Thạch Thán, một ngƣời chết đúng vào ngày chồng chết, một ngƣời sống tới hơn bốn mƣơi năm sau ngày chồng chết Trinh liệt tiết nghĩa của hai bà đều đáng khâm phục” Qua đó cho ta thấy, ngƣời phụ nữ trong xã hội phong kiến có sức chịu đựng phi thƣờng, có sức sống dẻo dai, mãnh liệt Tình yêu nam nữ là chủ đề nổi bật của Lan Trì kiến văn lục Đề cập... công trong sáng tác Bút pháp của Vũ Trinh tinh giản, truyện ông viết thƣờng vắn tắt và không phải truyện nào đọc cũng thích, nhƣng ở mỗi truyện thành công, mỗi chi tiết đƣợc kể vắn tắt đều đóng một vị trí quan trọng không thể thay thế đƣợc Phải chăng đó chính là bí quyết của một cây bút truyền kỳ truyện ngắn đầy tài năng Tóm lại Lan Trì kiến văn lục là tác phẩm cuối cùng của loại hình truyện truyền . Lan Trì kiến văn lục. Trong sự nghiệp sáng tác của Vũ Trinh, tác phẩm giữ vị trí quan trọng nhất là Lan Trì kiến văn lục, hay còn gọi là Kiến văn lục. 1.2. Tác phẩm Lan Trì kiến văn lục Lan. HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ************** NGUYỄN THỊ TRANG TÌM HIỂU GIÁ TRỊ NỘI DUNG, NGHỆ THUẬT LAN TRÌ KIẾN VĂN LỤC CỦA VŨ TRINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn. dạy văn học sau này. Những lí do trên khuyến khích chúng tôi lựa chọn đề tài: Tìm hiểu giá trị nội dung, nghệ thuật Lan Trì kiến văn lục của Vũ Trinh làm vấn đề nghiên cứu cho khóa luận của

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:29

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan