Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh

57 1.7K 4
Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết lạnh lùng của nhất linh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ơ ĐÀO THỊ THU THỦY NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Hà Nội 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN ĐÀO THỊ THU THỦY NGHỆ THUẬT MIÊU TẢ TÂM LÝ NHÂN VẬT TRONG TIỂU THUYẾT LẠNH LÙNG CỦA NHẤT LINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. GVC THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG Hà Nội 2014 Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này, em xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Ngữ Văn, đặc biệt là TS.GVC Thành Đức Bảo Thắng, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo, tận tình, chu đáo và động viên giúp đỡ em rất nhiều trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp. Em cũng xin chân thành cảm ơn những người thân và bạn bè đã giúp đỡ em về mọi mặt để em hoàn thành khóa luận này. Do điều kiện và khả năng có hạn nên nội dung của đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. Em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía các thầy cô để rút kinh nghiệm và bổ sung kiến thức cho bản thân. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2013 Sinh viên Đào Thị Thu Thủy Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan khóa luận là kết quả nghiên cứu của riêng tôi, có tham khảo ý kiến của những người đi trước, tham khảo các tài liệu có liên quan dưới sự hướng dẫn của TS.GVC Thành Đức Bảo Thắng. Khóa luận không sao chép từ một tài liệu, một công trình sẵn có. Kết quả khóa luận ít nhiều có đóng góp vào việc tìm hiểu và nghiên cứu tác giả Nhất Linh. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Đào Thị Thu Thủy Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN LỜI CAM ĐOAN MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 1 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2 4. Phương pháp nghiên cứu 2 5. Lịch sử vấn đề 2 6. Cấu trúc 5 7. Đóng góp đề tài 5 NỘI DUNG 6 CHƯƠNG 1. NHẤT LINH VÀ THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG 6 1.1 CUỘC ĐỜI VÀ SỰ NGHIỆP 6 1.1.1 Cuộc đời 6 1.1.2. Sự nghiệp văn chương 7 1.1.2.1. Hoạt động văn chương 7 1.1.2.2. Tác phẩm 9 1.2. THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG 9 1.2.1. Thế giới cảm giác mới mẻ trong Lạnh lùng 10 1.2.2. Thế giới tâm lí biến động, nhiều cung bậc 13 CHƯƠNG 2: MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU VÀ TÌNH HUỒNG 20 2.1 CỐT TRUYỆN, KẾT CẤU TÂM LÝ 20 2.1.1 Kết cấu cốt truyện 20 2.1.2 Kết cấu tâm lý 25 2.2 TÌNH HUỐNG KHƠI GỢI TÂM LÝ 29 CHƯƠNG 3 : MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN VÀ ĐỘC THOẠI NỘI TÂM 32 3.1. MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA NGOẠI HIỆN 32 Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn 3.1.1. Miêu tả tâm lí qua diện mạo, hành động 32 3.1.2. Miêu tả tâm lý qua đối thoại 39 3.2. MIÊU TẢ TÂM LÝ QUA ĐỘC THOẠI NỘI TÂM. 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Nói đến văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 không thể không nhắc đến nhóm Tự lực văn đoàn, nhóm đã cho ra đời những tiểu thuyết thật sự mới về nội dung tư tưởng và phong cách. Tự lực văn đoàn đã góp phần lớn đưa văn xuôi Việt Nam bước sang giai đoạn hiện đại với những cây bút nổi tiếng như Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo, Thạch Lam,… Đặc biệt là Nhất Linh, người có công đầu trong việc sáng lập nên Tự lực văn đoàn và đã để lại nhiều những tác phẩm có giá trị như: Đoạn tuyệt, Bướm trắng, Đời mưa gió (viết chung với Khái Hưng), Gánh hàng hoa (viết chung với Khái Hưng), Lạnh lùng… Trong các tác phẩm của Tự lực văn đoàn nói chung và các tác phẩm của Nhất Linh nói riêng đều thể hiện rõ sự đổi mới văn học và cách tân văn hóa. Phản ánh cuộc sống của con người cá nhân với chiều sâu nội tâm là nét đổi mới tiêu biểu, thể hiện những quan niệm mới về cuộc sống và con người của nhà văn. Đặc biệt, ông đã thành công trong việc thể hiện nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật, chú ý đi sâu vào phanh phui, mổ xẻ những khía cạnh tinh vi sâu kín trong tâm hồn con người. Tìm hiểu nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Nhất Linh chính là tìm hiểu đóng góp tiêu biểu của ông đối với quá trình hiện đại hóa văn học dân tộc. Là sinh viên năm cuối, thực hiện đề tài có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình giảng dạy và nghiên cứu khoa học sau này. Với những lí do như trên, chúng tôi chọn đề tài “Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm Lạnh lùng” 2. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nhất Linh qua việc phân tích và làm rõ những yếu tố tâm lý trong tiểu thuyết Lạnh lùng. - Luận văn hướng tới tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh qua phương diện nghệ thuật trong tác phẩm. Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn 2 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng, phạm vi Đối tượng nghiên cứu trong đề tài này là nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng – Nhất Linh. 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về phạm vi nghiên cứu, chúng tôi dừng lại ở cuốn tiểu thuyết tiêu biểu của nhà văn Nhất Linh - Lạnh lùng. 4. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp tiếp cận hệ thống : giúp chúng tôi tìm hiểu tiếp cận yếu tố nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trên từng cấp độ cụ thể. Phương pháp so sánh giúp chúng tôi tiến hành so sánh tư tưởng nghệ thuật giữa các tác giả, tác phẩm. Ngoài ra còn có phương pháp khảo sát, phương pháp phân tích tổng hợp. 5. Lịch sử vấn đề Sự xuất hiện của Nhất Linh gắn liền với sự ra đời của một tổ chức văn học có tên “Tự lực văn đoàn” dưới sự dẫn đạo của ông “đã làm mưa làm gió trên văn đoàn”, đã góp phần làm thay đổi diện mạo văn học Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Bởi vậy, số lượng bài viết và các công trình nghiên cứu về tác giả này khá phong phú, đề cập đến nhiều phương diện về con người và văn nghiệp. Trong khuôn khổ vấn đề nghiên cứu, chúng tôi chủ yếu dừng lại khảo sát các ý kiến trực tiếp liên quan tới nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh nói chung và tiểu thuyết Lạnh lùng nói riêng, sắp xếp chúng theo trình tự thời gian nhằm tái hiện một cách khách quan những quan điểm đánh giá ấy. Ngay từ khi xuất hiện trên văn đàn, tiểu thuyết của Nhất Linh đã thu hút được sự chú ý của bạn đọc và giới nghiên cứu, phê bình. Các nhà nghiên cứu phê bình văn học cùng thời với Nhất Linh, đã có nhiều bài viết đánh giá sâu sắc, phản ánh đúng vai trò đi tiên phong trong lĩnh vực đổi mới văn học, trong đó cũng đề cập đến phương diện nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết. Về Lạnh lùng (đăng trên báo Hữu Ích năm 1937) của Trương Tửu; Việt Nam văn học sử yếu(1941) của Dương Quảng Hàm; Nhà văn hiện đại (1942) Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn 3 của Vũ Ngọc Phan. Ở tiểu thuyết Lạnh lùng, ông tiếp tục khẳng định: “Không thể lọt qua trí quan sát của ông, những tư tưởng ta giấu kín tận đáy lòng như những con vật xấu xa. Người trong truyện vì thế mà linh động” [30;27]. Nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan cũng nêu lên những nhận định khái quát về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh như sau: “Nếu đọc Nhất Linh, từ Nho phong cho đến những tiểu thuyết gần đây nhất của ông, người ta thấy tiểu thuyết của ông biến đổi rất mau. Ông viết từ tiểu thuyết ái tình, tiểu thuyết tình cảm, qua tiểu thuyết luận đề, đến tiểu thuyết tâm lí; sự tiến hoá ấy chứng tỏ rằng mỗi ngày ông càng muốn đi sâu vào tâm hồn con người ta ” [30, 23]. Nhìn chung, các ý kiến đánh giá về nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh thời kì này chưa thật sự phong phú. Có ý kiến thì đề cao, có ý kiến thì nghiêm khắc nhìn nhận, nhưng nhìn một cách bao quát, tất cả các nhà nghiên cứu đều thừa nhận phương diện đổi mới trong nghệ thuật tiểu thuyết của Nhất Linh. Giai đoạn sau Cách mạng tháng Tám, trong thời đại lịch sử mới, những ý kiến đánh giá về nghệ thuật Tự lực văn đoàn nói chung và tiểu thuyết Nhất Linh nói riêng có nhiều ảnh hưởng sâu sắc. Lê Hữu Mục thì khẳng định: “Nhất Linh có những nhận xét tâm lý rất tinh luyện (…) Nhân vật Nhất Linh sống với những cảm xúc rất phức tạp” [29, 19], Thanh Lãng cho rằng trong việc xây dựng nhân vật của Nhất Linh càng về sau “càng bỏ sự động đạt để đi vào con đường phân tích tỉ mỉ, bình lặng, tình cảm” [30, 14], Phạm Thế Ngũ thì nhận xét về nghệ thuật xây dựng nhân vật Nhung trong tiểu thuyết Lạnh lùng là “tâm lí ái tình được ghi nhận và diễn đạt một cách khá vi diệu (…). Người ta thấy ảnh hưởng của Prust và Frend nữa trong cái bút pháp của tác giả mô tả ái tình, dục tình, trỗi dậy trong lòng Nhung” [30, 4]. Bạch Năng Thi trong cuốn Văn học Việt Nam 1930-1945 đã khẳng định: “Nhất Linh ngó sâu vào mâu thuẫn trong tâm hồn; tấn bi kịch âm ỉ, đôi lúc bùng ra, luôn luôn có sức hấp dẫn”. Bước vào giai đoạn sau Đại hội Đảng VI (1986); trong xu thế đổi mới, một số hiện tượng văn học quá khứ được nhìn nhận, đánh giá lại và được đánh giá toàn diện hơn, trong đó nổi bật lên là những tác phẩm của Nhất Linh. Các Đại học Sư phạm Hà Nội II Đào Thị Thu Thủy - K36B Ngữ văn 4 công trình nghiên cứu của các tác giả như: Phan Cự Đệ (Tự lực văn đoàn - con người và văn chương), Hà Minh Đức (Các bài giảng về Đoạn tuyệt, Đôi bạn trong tác phẩm văn học 1930 -1945); Trương Chính (Vấn đề đánh giá Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn; Nhìn lại vấn đề giải phóng phụ nữ trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn ); Nguyễn Hoành Khung (Văn học Việt Nam 1930 -1945; Lời giới thiệu bộ sách Văn xuôi lãng mạn trong văn học Việt Nam từ đầu những năm 1930 đến 1945), Trần Đình Hượu (Tự lực văn đoàn, nhìn từ góc độ tính liên tục của lịch sử qua bước ngoặt hiện đại hoá trong lịch sử văn học Phương Đông); Nguyễn Trác - Đái Xuân Linh (Về Tự lực văn đoàn), Lê Thị Đức Hạnh (Thêm mấy ý kiến đánh giá về tự Tự lực văn đoàn; Tự lực văn đoàn và Thơ mới ); Vu Gia (Nhất Linh trong tiến trình hiện đại hoá văn học), Lê Thị Dục Tú (Quan niệm về con người trong tiểu thuyết của Tự lực văn đoàn), Trịnh Hồ Khoa (Những đóng góp của Tự lực văn đoàn xây dựng cho một nền văn xuôi Việt Nam hiện đại), Vũ Thị Khánh Dần (Tiểu thuyết của Nhất Linh trước Cách mạng tháng Tám), Dương Thị Hương (Nghệ thuật miêu tả tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn)… đã thể hiện một sự đánh giá phong phú một cách nhìn toàn diện, đúng đắn và đa chiều về tiểu thuyết Tự lực văn đoàn cũng như tiểu thuyết Nhất Linh. Chúng tôi có thể dẫn ra đây một số ý kiến tiêu biểu. Chẳng hạn, Dương Thị Hương trong công trình nghiên cứu của mình về Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn đã khẳng định tiểu thuyết luận đề của Nhất Linh “thành công và chiếm được cảm tình của giới trẻ đương thời vì đã thể hiện được những luận đề phù hợp với chân lý đời sống, đem lại những khám phá chân thực về nhân vật, về tâm lý” [ 20, 15]. Nguyễn Hoành Khung thì nhận xét: “Với Lạnh lùng, Nhất Linh không còn gò cốt truyện, dàn nhân vật nhằm minh hoạ cho một luận đề nữa, mà đưa ngòi bút đi sâu hơn vào việc phân tích tâm lý, tình cảm, ở đây là tâm lý ái tình, và đạt tới một trình độ tiểu thuyết già dặn, thành thục” [30, 32]. Với Phan Cự Đệ đánh giá về nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Tự lực văn đoàn, đã khẳng định: “Ngòi bút của Nhất Linh rất có tài miêu tả những mối tình đầu trong sáng, đượm chút nhập ngừng, e thẹn, kín đáo và ý nhị ” [6, 4]. [...]... chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của tiểu thuyết Nhất Linh Chẳng hạn Vũ Thị Khánh Dần cho rằng: Tiểu thuyết của Nhất Linh còn một số hạn chế mang tính lịch sử, một số nhân vật thiếu sức sống lâu bền, do tính cách chưa sắc cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [4,11] Dương Thị Hương cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: Nhân vật được miêu. .. Thương chồng (1961) Tiểu luận: Viết và đọc tiểu thuyết (1952-1961) Dịch phẩm: Đỉnh gió hú của Emily Bronte (đăng báo 1960, xuất bản 1974) 1.2 THẾ GIỚI TÂM LÝ TRONG LẠNH LÙNG Nghệ thuật miêu tả diễn biến tâm lý nhân vật là một phương diện trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của nhà văn, gắn liền với miêu tả ngoại hình và miêu tả hành động của nhân vật Điều đó cũng có nghĩa là tính tất yếu trong hành động... Nhân vật được miêu tả trong thế giới cô lập, khép kín, vì vậy quá trình tâm lý hoặc các trạng thái tâm lý của nó được nhìn nhận bởi cái nhìn chủ quan của tác giả và nhân vật nhiều hơn bởi sự tác động của hoàn cảnh” [20,14] Ở trong những công trình nghiên cứu của mình, các nhà nghiên cứu cũng đã ít nhiều chỉ ra đặc điểm về nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh Tuy nhiên chúng... cấu và tình huống - Chương 3 Miêu tả tâm lí qua ngoại hiện và độc thoại nội tâm 7 Đóng góp đề tài Luận văn làm rõ nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh Trên cơ sở đó luận văn đã cho thấy rõ thành tựu của Nhất Linh trong việc phản ánh hiện thực đời sống xã hội Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo trong học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên Đào Thị Thu Thủy... với tính tất yếu trong hành động nội tâm của nhân vật Ở đây khái niệm “nội tâm chỉ toàn bộ cuộc sống bên trong của nhân vật Đó là những tâm trạng suy nghĩ, cảm xúc, cảm giác, những phản ứng tâm lý của bản thân nhân vật trước cảnh ngộ, tình huống mà nhân vật chứng kiến hoặc thể nghiệm trên bước đường đời của mình Nhà văn có thể trực tiếp biểu hiện nội tâm của nhân vật bằng ngôn ngữ của chính mình với... có nhân vật mới tự cảm nhận được Với cách miêu tả như vậy đã làm góp phần đi sâu hơn đời sống tâm lý của nhân vật trong tác phẩm của mình Các nhà văn đặc biệt thành công khi miêu tả tâm lý phụ nữ, các bà mẹ chồng phong kiến, nhất là thanh niên tiểu tư sản đang tuổi yêu đương mơ mộng Ngòi bút của Nhất Linh có tài miêu tả những mồi tình đầu trong sáng, đượm chút ngượng ngập, e thẹn, kín đáo và ý nhị Nhất. .. và tâm, những cảm giác hoàn toàn chủ quan và phát sinh dưới góc cạnh con mắt của người đang yêu Ở Lạnh lùng trình độ tiểu thuyết của Nhất Linh là “già dặn thành thục” (Nguyễn Hoàng Khung) luận đề hòa nhập với tiểu thuyết trong dòng tâm lý của nhân vật Mạch luận đề không lộ liễu, nó như chìm trong diễn biến cốt truyện, toát lên trong hành động suy nghĩ, lời nói của nhân vật một cách tự nhiên Ngay trong. .. sung sướng, những lo âu thấp thỏm, những ước mơ của nhân vật Tâm lí nhân vật trong tiểu thuyết của Nhất Linh không còn là những suy nghĩ đơn giản nữa mà luôn luôn có những trạng thái tâm lí đầy phong phú, biến động, và thể hiện ở nhiều mặt, nhiều cung bậc Trong Đoạn tuyệt Nhất Linh đã đi sâu vào miêu tả tâm lí nhân vật Loan, một cô gái mạnh mẽ, luôn sống trong những tình cảm hỗn độn với những lo âu,... tinh vi, sâu kín trong tâm hồn nhân vật Thành công lớn của Nhất Linh là đã chú ý miêu tả thế giới cảm giác của nhân vật khi miêu tả tâm lý Ông nhìn thế giới bên ngoài và thế giới tâm lý mình bằng cảm giác và tác phẩm của ông đầy ắp những cảm giác mới mẻ về màu sắc, âm thanh, về thế giới xung quanh, cũng như về bản thân con người Ngay từ đầu tác phẩm Nhất Linh đã đưa người đọc chìm ngập trong một thế... quan điểm, triết lý sống khác nhau của tác giả 2.1.2 Kết cấu tâm lý Kết cấu tâm lý là thuật ngữ xuất hiện trong quá trình tìm hiểu các tiểu thuyết tâm lý và ngày càng được sử dụng nhiều trong đời sống nghiên cứu văn học Song hiện tại ở ta vẫn chưa có một khái niệm về tiểu thuyết tâm lý cũng như kết cấu tâm lý trong các từ điển khoa học ( Từ điển văn học và từ điển thuật ngữ văn học) Trong một số công . tâm lý trong tiểu thuyết Lạnh lùng. - Luận văn hướng tới tìm hiểu và phân tích nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tiểu thuyết Lạnh lùng của Nhất Linh qua phương diện nghệ thuật trong. Nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật trong tác phẩm Lạnh lùng 2. Mục đích nghiên cứu - Chỉ ra nghệ thuật miêu tả tâm lý nhân vật của Nhất Linh qua việc phân tích và làm rõ những yếu tố tâm. cạnh, tâm lý nhân vật còn đơn giản” [4,11]. Dương Thị Hương cũng chỉ ra mặt hạn chế trong nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nhất Linh trong tiểu thuyết tâm lý: Nhân vật được miêu tả trong thế

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:27

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan