Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001

84 918 2
Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hoá tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA LỊCH SỬ ********* NGUYỄN HỒNG HẠNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2001 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam Ngƣời hƣớng dẫn khoa học PGS. TS. VŨ QUANG VINH HÀ NỘI, 2014 LỜI CẢM ƠN Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến các thầy cô giáo trong khoa Lịch sử - những người đã cung cấp cho em những kiến thức bổ ích trong quá trình học tập tại trường, để em có kiến thức vận dụng trong quá trình thực hiện và hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp của mình. Tiếp theo, cho phép em gửi lời cảm ơn đến gia đình, người thân và bạn bè - những người đã động viên, giúp đỡ em trong quá trình làm khoa học, để em hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp này. Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới PGS.TS. Vũ Quang Vinh - người thầy đã tận tình giúp đỡ, nhiệt tình chỉ bảo, hướng dẫn và cung cấp cho em những tài liệu quý báu trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp của mình, giúp em có bước đi vững chắc hơn trong quá trình tập dượt nghiên cứu khoa học của bản thân. Đây là công trình nghiên cứu đầu tiên của em nên chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế, kính mong các thầy, cô giáo góp ý để khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em được hoàn thành dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Vũ Quang Vinh. Các số liệu, dữ liệu, kết quả trong khóa luận là hoàn toàn trung thực, các nguồn tài liệu trích dẫn có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng. Khóa luận được hoàn thành dựa trên sự kế thừa, bổ sung từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau. Em xin cam đoan những điều trên là đúng sự thật. Hà Nội, ngày 4 tháng 5 năm 2014 Tác giả khóa luận NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3 4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 3 5. Đóng góp của khóa luận 3 6. Về kết cấu khóa luận 4 Chƣơng 1: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996 5 1.1. QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VĂN HÓA TRƢỚC ĐỔI MỚI 5 1.2. TỪNG BƢỚC BỔ SUNG, PHÁT TRIỂN ĐƢỜNG LỐI VĂN HÓA 8 1.2.1. Những đổi mới bước đầu trong tư duy, đường lối văn hóa của Đảng và tình hình văn hóa đất nước những năm đầu đổi mới 8 1.2.2. Tiếp tục đổi mới tư duy và phát triển đường lối văn hóa 12 1.3. QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA TRONG NHỮNG NĂM 1991 - 1996 15 1.3.1. Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh 16 1.3.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 19 1.3.3. Từng bước đổi mới hoạt động văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng 23 1.3.4. Tăng cường xây dựng đời sống văn hóa cơ sở 27 Chƣơng 2: ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐÂT NƢỚC (1996 - 2001) 32 2.1. XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC VĂN HÓA TRONG THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐÂT NƢỚC 32 2.1.1. Đại Hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng và những định hướng xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước 32 2.1.2. Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII – bước phát triển trong đường lối văn hóa của Đảng 35 2.2. QUÁ TRÌNH ĐẢNG CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN NỀN VĂN HÓA THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƢỚC (1996-2001) 41 2.2.1. Xây dựng tư tưởng, đạo đức, lối sống lành mạnh 43 2.2.2. Gìn giữ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc 46 2.2.3. Xây dựng và phát triển văn học - nghệ thuật, thông tin đại chúng theo tiêu chí tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc 50 2.2.4. Đẩy mạnh phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 52 Chƣơng 3: MỘT SỐ THÀNH TỰU, HẠN CHẾ VÀ KINH NGHIỆM TRONG QUÁ TRÌNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA (1986 - 2001) 57 3.1. MỘT SỐ THÀNH TỰU VÀ HẠN CHẾ CƠ BẢN 57 3.1.1. Thành tựu 57 3.1.2. Hạn chế 60 3.2. MỘT SỐ KINH NGHIỆM CHỦ YẾU 64 3.2.1. Đổi mới nhận thức về vị trí, vai trò của văn hóa, kịp thời hoạch định đường lối văn hóa, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự nghiệp văn hóa phát triển 64 3.2.2. Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc đi đôi với không ngừng tiếp biến văn hóa toàn nhân loại là vấn đề cốt lõi để xây dựng và phát triển văn hóa trong thời kỳ đổi mới 65 3.2.3. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động văn hóa là động lực quan trọng thúc đẩy văn hóa phát triển mạnh mẽ và toàn diện 69 KẾT LUẬN 72 TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa, theo nghĩa rộng là bao quát mọi mặt của đời sống xã hội, bao gồm các lĩnh vực hoạt động sống của con người và các dạng thức hoạt động khác nhau của họ. Theo nghĩa hẹp, đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội và thường được biểu hiện là đời sống văn hóa tinh thần. Xuất phát từ các nhu cầu văn hóa của con người, đời sống văn hóa bao gồm toàn bộ những hoạt động sản xuất và tiêu thụ, sáng tạo và hưởng thụ những sản phẩm văn hóa, thông qua các thiết chế văn hóa và các thể chế văn hóa. Từ đó tạo nên lối sống, nếp sống, phong tục tập quán… Như vậy nói đến văn hóa là nói đến những quan hệ tương tác giữa các yếu tố nói trên. Xây dựng và phát triển văn hóa là công việc chung của cả xã hội, nhưng phải bắt đầu từ từng người, từng gia đình, từng địa phương, cơ sở thì mới có thể thành công. Nhận thức được vai trò quan trọng của văn hóa với sự phát triển của đất nước, Đảng ta đã hết sức chú trọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2001 và đạt được một số những thành tựu to lớn, tạo điều kiện thúc đẩy văn hóa – xã hội ngày càng phát triển, tăng thêm lòng tin của nhân dân đối với sự lãnh đạo của Đảng, góp phần vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Đi sâu tìm hiểu quá trình lãnh đạo của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1986 đến năm 2001, không những sẽ làm phong phú thêm những trang sử vẻ vang của Đảng trong công cuộc đổi mới, mà còn góp phần lý giải rõ hơn nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế trong quá trình xây dựng và phát triển văn hóa của thời kỳ này. Ngoài ra còn có thể đúc rút được những kinh nghiệm về xây dựng và phát triển văn hóa để phục vụ nhiệm vụ này của nước ta hiện nay. 2 Với ý nghĩa khoa học và thực tiễn nói trên, em chon đề tài: “Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Xây dựng văn hóa là nội dung quan trọng trong công cuộc đổi mới đất nước và đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đât nước hiện nay. Vì vậy vấn đề này đã được đề cập trong nhiều công trình với các góc độ khác nhau: Về sách có: Văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới (Hồ Sĩ Vịnh, 1999); Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc (Nguyễn Khoa Điềm chủ biên, 2001); Nhận diện văn hóa Việt Nam và sự biến đổi của nó trong thế kỷ XX (Đỗ Huy Công, 2002); Quá trình hình thành con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam (Đào Duy Tùng, 2004); Về phát triển văn hóa và xây dựng con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Phạm Minh Mạc, Nguyễn Khoa Điềm chủ biên, 2003); Văn hóa và đổi mới (Phạm Văn Đồng, 1994)… Về các bài trong tạp chí: “Giữ gìn bản sắc dân tộc – một vấn đề của toàn xã hội” (Nguyễn Khắc Khánh – Tạp chí Lịch sử Đảng số 9 – 2996); “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, những nhận thức mới về quan điểm chỉ đạo và giải pháp thực hiện (Hoàng Chí Bảo – Tạp chí Lịch sử Đảng số 9 – 2013);… Các tài liệu ít nhiều đề cập đến vấn đề xây dựng đời sống văn hóa nước ta trong thời kỳ 1986 – 2001, tuy nhiên cho đến nay vẫn chưa có công trình nào trình bày một cách có hệ thống sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về xây dựng văn hóa một cách toàn diện, cả những thành công và những tồn tại, cũng như các kinh nghiệm của Đảng trong quá trình lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ xây dựng văn hóa thời kỳ này. 3 3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Làm rõ quá trình lãnh đạo, xây dựng văn hóa của Đảng từ năm 1986 đến 2001. Trình bày các phong trào xây dựng đời sống văn hóa của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Nêu những thành tựu, hạn chế của việc xây dựng văn hóa trong thời kỳ này. Rút ra kinh nghiệm góp phần vào xây dựng văn hóa ở nước ta hiện nay. Phạm vi nghiên cứu Chủ trương, quan điểm của Đảng và Nhà nước về xây dựng, phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thực tiễn giai đoạn năm 1986 – 2001. Thời gian nghiên cứu từ năm 1986 khi đường lối đổi mới được chính thức thông qua tại Đại hội Đại biểu Toàn quốc lần thứ VI của Đảng tới năm 2001. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu Nguồn tài liệu: Các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc của Đảng Công sản Việt Nam lần thứ VI (12/1986), VII (6/1991), VIII (6/1996), IX (4/2001), nghị quyết của Hội nghị của Ban Tư Tưởng - Văn hóa Trung ương trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2011. Các sách chuyên khảo, các tạp chí,… Phương pháp nghiên cứu: Chủ yếu là phương pháp lịch sử, phương pháp logic, kết hợp với phân tích, tổng hợp, thống kê,… Các phương pháp được sử dựng phù hợp với từng nội dung của khóa luận. 5. Đóng góp của khóa luận Cung cấp những tư liệu cơ bản về quá trình lãnh đạo, xây dựng văn hóa của Đảng từ năm 1986 đến năm 2001. 4 Trình bầy một cách có hệ thống chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng về công tác xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kỳ 1986 – 2001. Nêu nên những thành tựu, hạn chế và kinh nghiệm lịch sử góp phần vào công tác xây dựng, phát triển văn hóa nước ta hiên nay. 6. Bố cục khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, khóa luận được chia làm ba chương: Chương 1: Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa từ năm 1986 đến năm 1996 Chương 2: Đảng lãnh đạo Xây dựng và phát triển văn hóa thời kỳ đầu đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước (1996 – 2001) Chương 3: Một số thành tựu, hạn chế và kinh nghiêm trong quá trình Đảng lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa trong thời kỳ đổi mới (1986 – 2001) [...]... độ thẩm mỹ của nhân dân [7, tr.91] Nghị quyết Đại hội VI của Đảng chỉ rõ nhiệm vụ của cách mạng văn hóa những năm đổi mới là: xây dựng một nền văn hóa, văn nghệ xã hội chủ nghĩa đậm đà bản sắc dân tộc Chủ trương tính đến hiệu quả xã hội trong mỗi hoạt động văn hóa và quan điểm xây dựng nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc là quá trình bổ sung và không ngừng phát triển đường lối văn hóa Đó là sự đổi... lĩnh vực văn hóa, văn nghệ Trên cơ sở phân tích sâu sắc thực trạng văn hóa văn nghệ của đất nước và lý giải nguyên nhân của những hạn chế trong lãnh đạo và quản lý văn hóa, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ cơ bản và lâu dài của nền văn hóa, văn nghệ dân 14 tộc, Hội nghị chỉ rõ: Phải xây dựng và phát triển nền văn hóa mới theo định hướng xã hội chủ nghĩa - một nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Đây... tinh thần của nhân dân Tổ chức, xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một trong những chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, là vấn đề chiến lược của sự nghiệp xây 27 dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc Quán triệt quan điểm chỉ đạo của Đảng, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, trong đó xác định, xây dựng đời sống văn hóa là việc... chiến lược văn hóa lâu dài, đồng bộ, có sách lược qua từng giai đoạn, có tri thức hiểu biết không chỉ văn hóa hiện nay mà còn hiểu biết về di sản văn hóa quá khứ và dự báo tiềm năng văn hóa tương lai 1.3.2 Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, Đảng và Nhà nước đã chú trọng gìn giữ, bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Đó... truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại Chủ trương xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc là kết quả của quá trình bổ sung và không ngừng hoàn chỉnh đường lối văn hóa của Đảng qua các kỳ Đại hội III, IV, V, VI Trong đường lối văn hóa, văn nghệ được xác định tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, vấn đề trung tâm của nền văn hóa mới là chú trọng phát... triển văn hóa; giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc kết hợp với tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại” Những định hướng về công tác tư tưởng là những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo công cuộc đổi mới theo đúng định hướng xã hội chủ nghĩa Cùng với việc chú trọng xây dựng tư tưởng, Đảng đặc biệt quan tâm đến xây dựng đạo đức, lối sống trong sáng, lành mạnh trong Đảng và trong xã 17 hội Việc chú trọng xây dựng. .. lệnh công bố Luật Xuất bản 1.3.4 Tăng cƣờng xây dựng đời sống văn hóa cơ sở Đời sống văn hóa là một bộ phận của đời sống xã hội Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là bước đi ban đầu của sự nghiệp xây dựng nền văn hóa mới ở Việt Nam Thông qua quá trình xây dựng đời sống văn hóa cơ sở để phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa, nghệ thuật, tạo dựng một lối sống lành... lối của Đảng thấu suốt trong cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân; tiến hành đấu tranh chống tư tưởng văn hóa phản động của chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, V của Đảng chỉ rõ, nhiệm vụ trung tâm của cách mạng văn hóa trong thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội trên phạm vi cả nước là xây dựng nền văn hóa có nội dung xã hội chủ nghĩa và tính dân tộc Nền văn hóa...Chƣơng 1 ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN VĂN HÓA TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 1996 1.1 QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VÀ ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM VỀ VĂN HÓA TRƢỚC ĐỔI MỚI Những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về văn hóa được hình thành trên cơ sở các quan điểm văn hóa mác-xít của chủ nghĩa Mác - Lênin Khởi nguồn quan niệm mác-xít về văn hóa là những quan điểm... văn hóa của từng khu vực, từng dân tộc có thể tìm thấy những quy luật phổ biến, những tiếng nói chung, nhưng cũng có những quy luật đặc thù, những tiếng nói riêng Trong quá trình giao lưu văn hóa, Đảng ta kiên quyết bài trừ những yếu tố phản văn hóa, ảnh hưởng đến sự phát triển của văn hóa dân tộc và nền an ninh quốc gia Trong quá trình lãnh đạo xây dựng và phát triển văn hóa, Đảng và Nhà nước đặc biệt . trên, em chon đề tài: Đảng lãnh đạo xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc từ năm 1986 đến năm 2001 làm đề tài khóa luận tốt nghiệp, chuyên ngành Lịch sử Đảng Cộng sản Việt. NGUYỄN HỒNG HẠNH ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NỀN VĂN HÓA TIÊN TIẾN ĐẬM ĐÀ BẢN SẮC DÂN TỘC TỪ NĂM 1986 ĐẾN NĂM 2001 KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam. quan trọng của văn hóa với sự phát triển của đất nước, Đảng ta đã hết sức chú trọng xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc trong thời kỳ đổi mới từ 1986 đến 2001 và đạt được

Ngày đăng: 16/07/2015, 08:18

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan