Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân

59 2.6K 19
Văn hoá truyền thống trong tác phẩm của nguyễn tuân

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN PHẠM THỊ NHÀI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN PHẠM THỊ NHÀI VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG TRONG TÁC PHẨM CỦA NGUYỄN TUÂN KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TS. THÀNH ĐỨC BẢO THẮNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Thành Đức Bảo Thắng - người trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo tận tình giúp tôi hoàn thành khóa luận này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tới tất cả các thầy, cô giáo khoa Ngữ văn, đặc biệt là các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam và các bạn sinh viên đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành khóa luận. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Phạm Thị Nhài LỜI CAM ĐOAN Khóa luận được hoàn thành dưới sự hướng dẫn trực tiếp của thầy giáo Thành Đức Bảo Thắng . Tôi xin cam đoan rằng: - Khóa luận là kết quả nghiên cứu, tìm tòi của riêng tôi. - Những tư liệu được trích dẫn trong khóa luận là trung thực. - Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình nghiên cứu nào từng công bố. Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, tháng 05 năm 2014 Người thực hiện Phạm Thị Nhài MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1: TÁC GIẢ NGUYỄN TUÂN 10 1.1 Tiểu sử 10 1.2. Sự nghiệp sáng tác 11 1.2.1. Tác phẩm tiêu biểu 11 1.2.2. Con đường đến với thể tùy bút 12 1.3. Phong cách nghệ thuật 16 1.3.1. Thâu tóm trong một chữ “ngông” 16 1.3.2. Mới lạ, không giống ai. 17 1.3.3. Tự do, linh hoạt trong ngôn ngữ, giọng điệu 18 CHƯƠNG 2: NGUYỄN TUÂN VỚI CÁI NHÌN VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 22 2.1. Văn hóa truyền thống - vẻ đẹp Vang bóng một thời. 22 2.1.1. Văn hóa truyền thống - tâm trạng nuối tiếc 22 2.1.2. Văn hóa truyền thống - vẻ đẹp cao cả, thiên lương 24 2.1.3. Văn hóa truyền thống - nghệ sĩ tài hoa 26 2.2. Văn hóa truyền thống - vẻ đẹp độc đáo, niềm tự hào dân tộc 30 2.2.1. Phở - Linh hồn đất nước 32 2.2.2. Giò lụa - Món ăn đậm hương vị Việt 34 2.2.3. Cốm - Món quà “thổ ngơi” dịu ngọt thơm thảo 36 CHƯƠNG 3: NGHỆ THUẬT TIẾP CẬN, MIÊU TẢ 42 3.1. Tiếp cận từ góc nhìn lịch sử, nghệ thuật 42 3.1.1. Tiếp cận văn hóa từ góc độ lịch sử 42 3.1.2. Tiếp cận văn hóa từ góc độ nghệ thuật 44 3.2. Ngôn ngữ nghệ thuật và sự so sánh, liên tưởng độc đáo 47 3.2.1. Ngôn ngữ tinh tế, cầu kì, sang trọng 47 3.2.2. So sánh, liên tưởng độc đáo 49 KẾT LUẬN 52 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Việt Nam là đất nước có nền văn hóa phong phú và đa dạng trên nhiều phương diện. Đồng hành cùng người Việt và các dân tộc anh em trong cuộc sống lao động, chiến đấu là những phong tục tốt đẹp từ ngàn đời, được thể hiện trong những lễ hội, trong tín ngưỡng, trong giao tiếp Những nét văn hóa truyền thống tốt đẹp ấy đã đi vào văn chương, được nhiều tác giả thể hiện thành công, in đậm trong tâm trí bạn đọc. Cùng với Thạch Lam, Vũ Bằng, Tô Hoài… Nguyễn Tuân là nhà văn thể hiện thành công vẻ đẹp và sự độc đáo của văn hóa truyền thống trong tác phẩm của mình. Với Nguyễn Tuân, hướng tới văn hóa truyền thống là hướng tới cái đẹp Vang bóng một thời, cái đẹp trong sự hội nhập giữa truyền thống và hiện đại, cái bất biến và phát triển, cái độc đáo, cao cả với ý thức tô đậm để lưu giữ cho đời sau. Đó còn là nguồn cảm hứng mãnh liệt để nhà văn thể hiện tình yêu quê hương tha thiết, thể hiện cái đẹp, cái riêng trong ngòi bút của mình. Tìm hiểu những nét truyền thống trong tác phẩm Nguyễn Tuân giúp chúng ta biết thêm về phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc để tiếp tục lưu giữ, bồi đắp cho đời sau… Đó cũng là cách chúng ta hướng về cội nguồn với niềm tự hào dân tộc: tự hào về nền văn hóa phong phú, đa dạng; tự hào vẻ đẹp tao nhã, thanh khiết và tài hoa của cha ông; về lối ứng xử hợp tình, hợp lí thấm đẫm tình người trong quá khứ, hiện tại và tương lai; về vẻ đẹp của những lễ hội lung linh, huyền ảo, những thú tiêu dao hưởng lạc lành mạnh, tao nhã mang đậm chất nhân văn. Những trang văn hướng tới vẻ đẹp của văn hóa truyền thống không chỉ toát lên niềm tự hào, tình yêu quê hương đất nước mà còn thể hiện được tài năng, phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân. Từ quan niệm nghệ thuật đến cách đặt câu, dùng từ hay lối so sánh ví von, độc đáo… luôn thể hiện cá tính sáng tạo trên cơ sở ý thức sâu sắc của nhà văn về tài năng và nhân cách của mình. Tìm hiểu các tác phẩm hướng về văn hóa truyền thống cũng là 2 cách giúp cho người viết hiểu thấu đáo hơn về “hồn cốt” trang văn Nguyễn Tuân. Là sinh viên năm cuối khoa Ngữ văn, nghiên cứu về Nguyễn Tuân sẽ trang bị cho tôi kiến thức sâu sắc hơn về tác phẩm, tác giả để giảng dạy ở trường phổ thông sau này. Đây cũng là công việc có ý nghĩa đối với một sinh viên bước đầu làm quen với hoạt động khoa học. Với tất cả lí do trên, chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài: Văn hóa truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. 2. Lịch sử vấn đề Ngay từ trước Cách mạng tháng Tám, khi những sáng tác đầu tay của Nguyễn Tuân được đăng trên Tiểu thuyết thứ bảy, Tao đàn… đã có những bài giới thiệu, đánh giá về ông. Đặc biệt là bài Đọc Vang bóng một thời của Thạch Lam và bài Nguyễn Tuân của Vũ Ngọc Phan có những nhận định khá chính xác, giúp bạn đọc có cái nhìn ban đầu về Nguyễn Tuân. Sau Cách mạng, các bài viết của ông vẫn được các nhà nghiên cứu quan tâm. 2.1. Trước Cách mạng tháng Tám Nhà văn Thạch Lam trong bài giới thiệu Vang bóng một thời đã nhận định: Nguyễn Tuân “Yêu mến và than tiếc những cái đã qua và cố làm sống lại cả một thời xưa cũ, một thời gần chúng ta quá, nhưng mà đối với chúng ta như đã xa lạ vì không ai gợi đến vẻ đẹp và những cao quý riêng. Nguyễn Tuân có lẽ là người đầu tiên làm việc ấy” [9, 7]. “Nguyễn Tuân đã làm hoạt động dưới mắt người đọc cả một cái dĩ vãng thắm màu đó, và đã tìm diễn được những đặc sắc và những triết lý cũ kia”. Giữa bao xô bồ và bon chen, đua đòi thời thượng, giữa bao kẻ vô tâm, Nguyễn Tuân là người “yêu mến dĩ vãng, (…) tiếc thương và muốn vớt lại những vẻ đẹp đã qua” [9, 7]. Thạch Lam cũng thực sự nhận ra một nét phong cách quan trọng của tác giả Vang bóng một thời. Đó là “Về mặt văn chương, chúng ta muốn tác giả Vang bóng một thời đến một sự giản dị, sáng sủa hơn nữa, cố tránh những 3 lối hành văn cầu kì - sự cầu kì trong cái tìm tòi, không phải cái tìm tòi trong cách điệu tả, tránh những chữ nhắc lại, những sự kiểu cách, những lối về âm điệu trong câu văn” [9, 8]. Vũ Ngọc Phan trong bài viết Nguyễn Tuân giới thiệu các sáng tác của Nguyễn trước Cách mạng tháng Tám, đã đánh giá Nguyễn “là một nhà văn đứng riêng hẳn một phái”. Ông cho rằng cái độc đáo, cái riêng của Nguyễn Tuân là lối hành văn đặc biệt và “Những ý kiến cùng tư tưởng phô diễn bằng những giọng tài hoa, sâu cay và khinh bạc, lúc thì đầy nghệ thuật, lúc thì bừa bãi, lôi thôi, như một bức phác họa nhưng bao giờ cũng cho người ta thấy một trạng thái của tâm hồn” [9, 8]. Vũ Ngọc Phan cho rằng sáng tác đầu tay của Nguyễn Tuân là “một bức cổ họa” quý giá, mà “cái quý giá ấy sẽ còn tăng lên nữa với thời gian như một thứ đồ cổ”. Vũ Ngọc Phan cũng thống nhất với Thạch Lam ở cách cảm nhận tư tưởng nghệ thuật của Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân viết về nhiều đề tài, nhưng đọng lại, làm say lòng người chính là những tác phẩm nói về vẻ đẹp còn vương sót lại của thời đã qua. “Tuy tự nhận mình là kẻ giang hồ, nhưng sự thật thì chỉ những khi viết về những cái xưa cũ, những cái thuộc về quê hương, đất nước hay những cái có thể tưởng nhớ quê hương, đất nước, ông mới viết tinh và sâu sắc” [9, 9]. 2.2. Sau năm 1954 Song Thai trong bài Nguyễn Tuân sau 30 năm cầm bút đã đánh giá cao giá trị gợi cảm của phê bình Nguyễn Tuân: Ta nghe lời văn của Nguyễn Tuân như phảng phất một nỗi u hoài man mác về những nét vàng son trong quá khứ đã bị cơn lốc của thời đại cuốn hút phôi pha, ta còn nghe trong giọng văn của họ Nguyễn một nỗi niềm tiếc nhớ cái “vang bóng yêu kiều của một thời phụng sự cái đẹp”. Tạ Tỵ đặt cho Nguyễn Tuân danh hiệu “một văn tài lỗi lạc”, “Nguyễn Tuân chỉ là một nghệ sĩ theo đúng nghĩa chữ, là cánh chim giang hồ, nơi nào đẹp, vừa ý, vội hạ cánh hót chơi” [9, 14]. 4 Trong bài viết Nguyễn Tuân và cái đẹp, Hà Văn Đức cũng nhận ra Nguyễn Tuân: “Không tìm thấy cái đẹp hiện hữu trong cuộc đời thực, Nguyễn Tuân quay trở về tìm kiếm nét đẹp xưa của một thời vang bóng. Ông ca ngợi cái lý tưởng hóa cuộc sống của những ông Nghè, ông Cử… hay miêu tả những thú vui uống trà, đánh thơ, thả thơ, chơi chữ với một cái nhìn thi vị, đượm chất thơ” [10, 181]. Đầu năm 1957, Nguyễn Tuân viết bài tùy bút “Phở” đăng trên tuần báo Văn. Bài viết đã gây ra nhiều phản ứng khác nhau trong giới cầm bút. Trong Tuần báo văn và con người thời đại in trong Tạp chí học tập thứ 7 (tháng 7/1957), Thế Toàn có cái nhìn hơi khắt khe khi cho rằng: “Con người trong thời đại chúng ta không phải là con người xa lánh cuộc sống, ngồi một góc phố nào đó để phân tích một món ăn, (Phở của Nguyễn Tuân) phát hiện ra nhiều vấn đề quá quan trọng như xương với xẩu, như mũ phở” [9, 18]. Để đáp lại bài viết ấy, trên tuần báo Văn số 15/1957, nhà văn Nguyên Hồng đã bác bỏ quan điểm của Thế Toàn:… số 1 và số 2 tuần báo Văn đăng bài Phở. Đó lại là tùy bút của Nguyễn Tuân. Một ngòi bút cách đây 15 năm với những Chiếc lư đồng mắt cua, Nguyễn đã làm người đọc rợn hết cả tâm trí lên vì những ê chề rã rượi, quằn quại dẫy đạp của một tâm trạng bế tắc trong lòng một chế độ ngột ngạt… giờ tha thiết tin yêu, hết lời ca ngợi một hương vị Tổ Quốc. Phở cũng là những sự việc, cũng là những suy nghĩ, cũng là kiểu nói của Nguyễn nhưng cả một sự say sưa và niềm tin lấp loáng trên trang giấy. “Hương vị phở… lành mạnh hơn vì tôi thấy Tổ Quốc tôi còn có phở nữa”. Tùy bút Phở - những dòng chữ để ca ngợi một phong vị của đất nước với một điệu suy nghĩ và thể hiện đặc biệt của mình, Nguyễn Tuân viết như thế có phải là “xa lánh cuộc sống không”? Viết như thế có phải là “ngồi một góc phố và phát hiện ra nhiều vấn đề quá quan trọng không? Chúng tôi xin trả lời thẳng ngay tạp chí Học tập nhận định như thế là không đúng (Tuần báo Văn số 20/1957, trang 5). 5 Nguyễn Văn Bổng cũng không tán thành cách đánh giá của Thế Toàn. Ông cho rằng cuộc sống mới không chỉ biết cống hiến mà con người cần phải biết hưởng thụ, thưởng thức cái ngon, cái hay; con người còn phải làm cho đời sống tâm hồn phong phú thêm: “Tùy bút Phở của Nguyễn Tuân không chỉ có xương với xẩu và mũ phở… Nhưng giá chỉ có chừng đó, chúng ta cũng không nên gạt ra khỏi con người thời đại những lúc họ nghe gió, ngắm trăng hay những lúc họ biết ngồi ăn phở một cách ngon lành. Trong đời sống chiến đấu lao động, chúng ta muốn mọi người đều có những giờ phút như thế” (Tuần báo Văn số 20/1957). Theo Nguyễn Văn Bổng, hạn chế của Phở là “chưa lồng được thực tế Phở vào trong muôn vàn thực tế phong phú của nhân dân Việt Nam, trong cái thực tế vĩ đại của dân tộc”. Tế Hanh với bài Cùng đặt một số vấn đề cũng đồng tình với Nguyên Hồng và Nguyễn Văn Bổng: “Phở là một cách ca ngợi hương vị của đất nước” (Tuần báo Văn số 26/1957). Dù nhiều ý kiến khen chê khác nhau nhưng tựu trung lại, các nhà phê bình vẫn đồng ý Phở là một tác phẩm phảng phất hương vị quê hương, mang đậm đà bản sắc dân tộc. Vì thế, không phải ngẫu nhiên mà một nhà phê bình nước ngoài M.I.Linxki khẳng định: Nguyễn Tuân là người “biết rõ phong tục tập quán, những phương ngôn tục ngữ và truyền thuyết của Việt Nam”. Ở miền Nam, đánh giá về Nguyễn Tuân ít hơn nhưng hầu hết đều thể hiện sự tri kỉ. Vũ Bằng trong hồi kí Bốn mươi năm nói láo, đã kể lại kỉ niệm của mình về Nguyễn Tuân những ngày trước Cách mạng tháng Tám. Qua đó, Vũ Bằng đã giúp người đọc nhận ra cái “ngông” độc đáo kiểu Nguyễn Tuân. 2.3. Từ sau năm 1975 Sau khi đất nước thống nhất, Nguyễn Tuân vẫn được các nhà nghiên cứu phê bình quan tâm. Phong Lê trong bài Nguyễn Tuân trong tùy bút (1977) thấy được trước Cách mạng Nguyễn Tuân có “tinh thần dân tộc nhất định”, sau Cách mạng tinh thần dân tộc có được phát huy. Điều này cũng được Phan Cự Đệ đồng ý trong tiểu luận Nguyễn Tuân (in trong Nhà văn Việt Nam 1945 [...]... nghiên cứu văn học phương pháp này được sử dụng rộng rãi 7 Đóng góp của khóa luận Khóa luận chỉ ra được những nét văn hóa truyền thống trong các sáng tác của Nguyễn Tuân trước và sau Cách mạng Thấy được phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân 8 Bố cục của khóa luận Phần 1: Mở đầu Phần 2: Nội dung 8 Chương 1: Tác giả Nguyễn Tuân Chương 2: Nguyễn Tuân với cái nhìn về văn hóa truyền thống Chương... 2: NGUYỄN TUÂN VỚI CÁI NHÌN VỀ VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG 2.1 Văn hóa truyền thống - vẻ đẹp Vang bóng một thời 2.1.1 Văn hóa truyền thống - tâm trạng nuối tiếc Vang bóng một thời là sáng tác mà Nguyễn viết về những thú chơi tao nhã của cha ông, về những nét đẹp của văn hóa cổ truyền nay chỉ còn vang bóng Cùng với tâm trạng tiếc nuối, Nguyễn đã đưa những nét đẹp ấy sống lại trong những trang văn của mình Ngay... đẹp - Nguyễn Thành, hay chuyên luận Quan niệm về cái đẹp của Nguyễn Tuân trong sáng tạo nghệ thuật của Nguyễn Thị Thanh Minh… Tất cả họ đều thống nhất cho rằng: Nguyễn Tuân là người đầu tiên đi tìm cái đẹp của quá khứ, cái đẹp của thời đã qua còn vương sót lại Nguyễn Tuân đã giữ gìn nó, làm cho nó sống lại và trường tồn” [9, 14] Các tác giả trên, dù viết về con người hay sáng tác của Nguyễn Tuân đều... của Nguyễn Tuân 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Khóa luận khảo sát những bài viết, công trình nghiên cứu về Nguyễn Tuân Phân tích những truyện ngắn và tùy bút của ông, nhằm phát hiện ra những nét đặc sắc trong cái nhìn của nhà văn về truyền thống, về nét văn hóa cổ truyền dân tộc 5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối tượng nghiên cứu Khóa luận tập trung nghiên cứu vấn đề: Văn hóa truyền thống trong tác phẩm. .. tập 2) Còn Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định: trước hay sau Cách mạng, Nguyễn Tuân vẫn “có thói quen nhìn sự vật ở mặt mỹ thuật của nó” Dường như có ý so sánh với những tác phẩm viết về miếng ăn của Nam Cao, Nguyễn Đăng Mạnh phát hiện ra nét độc đáo trong thú ẩm thực của Nguyễn Tuân: Nguyễn Tuân cũng viết rất hay về miếng ăn, nhưng lại có một cách tiếp cận riêng không lẫn với ai Đọc văn Nguyễn Tuân thấy... cao về nghề văn và về bản thân, một con người chỉ sống và viết về cái đẹp 6 3 Mục đích nghiên cứu Vận dụng những hiểu biết về văn hóa dân tộc vào việc nghiên cứu văn hóa truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Tuân, nhằm chỉ ra những nét độc đáo trên các phương diện: văn hóa truyền thống - vẻ đẹp Vang bóng một thời, vẻ đẹp độc đáo, niềm tự hào dân tộc; và nghệ thuật tiếp cận, miêu tả của nhà văn Từ kết... trong văn Nguyễn Tuân Tác giả bài viết cho rằng, Nguyễn Tuân đã “nâng chuyện ăn uống lên như một thú chơi nghệ thuật, một nét văn minh của tâm hồn dân tộc” [10, 218] Phải chăng nét đẹp của văn hóa ẩm thực Việt Nam đã bắt đầu từ những điều mộc mạc giản dị như thế Ngoài ra, có nhiều bài viết đề cao quan niệm thẩm mĩ của nhà văn: Nguyễn Tuân, nhà nghệ sĩ ngôn từ đưa cái đẹp thăng hoa - Hoài Anh; Nguyễn Tuân. .. tuổi lớn như Ngô Tất Tố, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng, Nam Cao… cho nên không dễ dàng đối với Nguyễn Tuân trong việc tìm một vị trí có hạng trên văn đàn Vả chăng, có lẽ hơn ai hết, Nguyễn Tuân sớm nhận ra thể loại truyện ngắn chưa phù hợp với sở trường của mình Nguyễn Tuân chỉ thực sự được công nhận như một phong cách văn chương độc đáo kể từ tác phẩm Một chuyến đi (1938) Tác phẩm là tập hợp những trang... có văn hóa, có thẩm mỹ hơn, có tâm hồn hơn” [5, 75] Cũng trong bài viết này, Nguyễn Đăng Mạnh khẳng định một cách chắc chắn bản lĩnh nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân: “Viết về phở, cốm, giò lụa… mà thấy có một linh hồn đất nước và bút ký văn xuôi trở thành trữ tình” [ ] Lê Quang Trang nhận xét khá chính xác văn minh ẩm thực” trong sáng tác của Nguyễn Tuân trong bài Cảnh sắc và hương vị đất nước trong. .. cho rằng Nguyễn Tuân vốn “lại là một người tài hoa”, “thích cái đẹp, đẹp hình thức, đẹp tâm hồn” Trên thực tế, Vang bóng một thời viết về nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc mà theo năm tháng đã dần mai một Nguyễn Tuân đã làm sống dậy trên trang viết những nét đẹp đáng tự hào đó 23 2.1.2 Văn hóa truyền thống - vẻ đẹp cao cả, thiên lương Nguyễn Tuân không chỉ quan tâm đến vẻ đẹp xưa trong những . cứu vấn đề: Văn hóa truyền thống trong tác phẩm của Nguyễn Tuân. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Nguyễn Tuân có nhiều tác phẩm hướng về văn hóa truyền thống, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của khóa. Bằng, Tô Hoài… Nguyễn Tuân là nhà văn thể hiện thành công vẻ đẹp và sự độc đáo của văn hóa truyền thống trong tác phẩm của mình. Với Nguyễn Tuân, hướng tới văn hóa truyền thống là hướng tới. nhận xét khá chính xác văn minh ẩm thực” trong sáng tác của Nguyễn Tuân trong bài Cảnh sắc và hương vị đất nước trong văn Nguyễn Tuân. Tác giả bài viết cho rằng, Nguyễn Tuân đã “nâng chuyện ăn

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:58

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan