Cảm quan hiện thực đời thường trong tác phẩm chuyện cũ hà nội của tô hoài

68 1K 5
Cảm quan hiện thực đời thường trong tác phẩm chuyện cũ hà nội của tô hoài

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ XUÂN CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG TRONG TÁC PHẨM CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam HÀ NỘI - 2014 TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA NGỮ VĂN NGUYỄN THỊ XUÂN CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG TRONG TÁC PHẨM CHUYỆN CŨ HÀ NỘI CỦA TÔ HOÀI KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Người hướng dẫn khoa học TH.S DƯƠNG THỊ THÚY HẰNG HÀ NỘI – 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô hướng dẫn khoa học Thạc sĩ Dương Thị Thúy Hằng, cô đã tận tình hướng dẫn chỉ bảo để em hoàn thành khóa luận này. Trong quá trình học tập trưởng thành và đặc biệt là giai đoạn thực hiện khóa luận, em nhận được sự dạy dỗ ân cần, những lời động viên chỉ bảo của các thầy cô. Qua đây cho phép em bày tỏ sự biết ơn chân thành tới các thầy cô trong tổ Văn học Việt Nam, khoa Ngữ văn, trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Xin chân thành cảm ơn các anh chị em, bạn bè và gia đình đã quan tâm giúp đỡ cùng em san sẻ kiến thức, động viên tinh thần trong quá trình thực hiện. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh Viên Nguyễn Thị Xuân LỜI CAM ĐOAN Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn khoa học Thạc sĩ Dương Thị Thúy Hằng. Các kết quả thu được trong luận văn này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kì công trình nào. Hà Nội, tháng 4 năm 2014 Sinh Viên Nguyễn Thị Xuân MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 5 5. Đối tượng nghiên cứu 5 6. Phương pháp nghiên cứu 5 7. Cấu trúc khóa luận 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT CHUNG 7 1.1. Cảm quan hiện thực – Cảm quan hiện thực đời thường 7 1.2. Tô Hoài - nhà văn của những cảm hứng đời thường 8 1.2.1. Quan niệm của nhà văn khi tiếp cận hiện thực 8 1.2.2. Sự thể hiện cảm quan hiện cảm quan hiện thực đời thường trong hành trình sáng tác của Tô Hoài. 9 1.3. Kí sự Chuyện cũ Hà Nội 13 CHƯƠNG II: CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG TRONG NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI 16 2.1 Cảm quan hiện thực đời thường trong dòng chảy tự nhiên dung dị 16 2.1.1 Hà Nội với những nét sinh hoạt văn hóa đời thường 16 2.1.2. Hà Nội của những con người đời thường 26 2.2 Cảm quan hiện thực đời thường trong cuộc sống lam lũ, khổ đau 31 CHƯƠNG III: CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG TRONG HÌNH THỨC BIỂU HIỆN CỦA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI 40 3.1. Ngôn ngữ 40 3.1.1. Ngôn ngữ đời thường dân dã 40 3.1.2. Ngôn ngữ giàu hình ảnh, hàm súc 44 3.2. Giọng điệu 45 3.2.1. Giọng hóm hỉnh, tinh nghịch 45 3.2.2. Giọng xót xa, thương cảm 47 3.2.3. Giọng mỉa mai, giễu cợt 48 3.3 Không gian nghệ thuật - Thời gian nghệ thuật 50 3.3.1 Không gian nghệ thuật 50 3.3.2 Thời gian nghệ thuật 54 KẾT LUẬN 59 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Tô Hoài là một nhà văn lớn trong văn học Việt Nam. Với khối lượng sáng tác đồ sộ và phong cách nghệ thuật độc đáo, Tô Hoài có vị trí xứng đáng trong văn đàn Việt Nam trải qua nhiều thời kì, trên nhiều phương diện. Trải qua một hành trình sáng tạo hơn nửa thế kỷ, nhà văn đã đóng góp cho văn học Việt Nam hiện đại tới trên 160 đầu sách, ở cả hai giai đoạn trước và sau 1945. Một trong những nét cuốn hút của văn chương Tô Hoài chính là ở chỗ ông đã tìm cho mình một giọng điệu, một phong cách rất riêng. Cái riêng đó, thâu tóm ở một chữ “thường” ngòi bút của ông thường hướng vào “Những chuyện trong làng và trong nhà, những cảnh và người của một vùng công nghệ đang sa sút, nghèo khổ” và ngay cả những truyện viết về loài vật cũng nằm trong khu vườn trước nhà. Con người trong tác phẩm của Tô Hoài là con người với những phẩm chất cá tính, thói tật vừa có cái dở vừa có cái hay. Con người trước hết là con người trong nghĩa tự nhiên vốn có, con người trong dòng chảy của nhân sinh, con người trong niềm vui nỗi buồn thường nhật. Cuộc sống sinh hoạt đời thường lâu nay đã trở thành chất liệu trong sáng tác của ông là những sự việc, chi tiết “vụn vặt”, bình dị đời thường xuất hiện với tần số dày đặc. Nhưng những sự việc “vụn vặt” ấy người đọc vẫn cảm nhận được cái lớn lao của lịch sử, sự chuyển động trong từng bước đi của đời sống. Trong mảng kí, Tô Hoài tạo ra cho mình một nét duyên riêng, với cách kể chuyện nhiều sắc thái giọng điệu khi thì dí dỏm hài hước, suồng sã tự nhiên, khi thì mỉa mai phê phán, khi thì xót xa thương cảm…Đến với kí của Tô Hoài, người ta như lạc vào những câu chuyện được nhẩn nha, chậm rãi như chính dòng chảy của cuộc sống đời thường. Chuyện cũ Hà Nội là một trong những tập kí sự đặc sắc của Tô Hoài. Tập kí sự này in đậm phong cách nghệ thuật của Tô Hoài, ghi dấu sự trở về “muôn chuyện đời thường”, thể hiện những hiểu biết phong phú, kĩ càng, thấu đáo về cuộc sống xung quanh 2 tác giả, trong cảm quan hiện thực đời thường. Chuyện cũ Hà Nội đã thể hiện rõ nét cái nhìn hiện thực rất đỗi dung dị của Tô Hoài về cuộc sống của con người Hà Nội trong dòng chảy văn hóa lịch sử với những đa đoan bộn bề ngổn ngang, với những số kiếp khổ đau và cả những nét tinh hoa văn hóa còn lưu giữa lại của thu đô ngàn năm văn hiến. Trên cơ sở đó, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài “Cảm quan hiện thực đời thường trong tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội – Tô Hoài”. 2. Lịch sử vấn đề Trong sự nghiệp sáng tác của Tô Hoài, tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội có vai trò quan trọng. Tác phẩm này đã được Uỷ ban Nhân dân thành phố Hà Nội tặng giải thưởng Thăng Long năm 1997-1998 và được coi là một tập kí sự đặc biệt có giá trị về Hà Nội trong khoảng chục năm trở lại đây. Nhắc đến những trang sách viết về Hà Nội, không thể thiếu Chuyện cũ Hà Nội của nhà văn Tô Hoài. Đúng là chuyện cũ, chuyện của những ngày tháng thuộc địa với cái đời sống mệt mỏi, song không nhạt hay lạc lõng đối với bạn đọc thế hệ hôm nay. Bởi nó không chỉ là một tập kí sự mà còn được đánh giá như một cuốn biên khảo về văn hóa, phong tục tập quán, hội hè đình đám và thậm chí như một công trình nghiên cứu về xã hội học. Cho đến nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu về tác giả Tô Hoài, nhưng nghiên cứu về cảm quan hiện thực đời thường tập truyện Chuyện cũ Hà Nội của ông lại rất ít, chỉ có một vài ý kiến của các nhà phê bình được nằm rải rác trong các công trình nghiên cứu mang tính khái quát, giới thiệu, mà chưa thực sự đi vào nghiên cứu chuyên biệt. Trong lời giới thiệu Chuyện cũ Hà Nội, nhà Hà Nội học Nguyễn Vinh Phúc khẳng định: “Có thể coi đó là một thứ Vũ trung tuỳ bút thời hiện đại, vì với những mẩu chuyện không dài, Tô Hoài với tư cách một chứng nhân đã ghi lại “muôn mặt đời thường” của cái Hà Nội thời thuộc Tây. Tuy mới qua sáu, 3 bảy chục năm mà dường như không mấy ai nhớ nữa, thậm chí đã trở thành chuyện đời xưa” Trong nhận định này, Nguyễn Vinh Phúc đã chỉ ra đặc trưng cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài khi viết về Hà Nội, đồng thời khẳng định giá trị của nó không chỉ ở phương diện văn học, mà còn ở phương diện văn hoá và lịch sử. Theo Vương Trí Nhàn thì “số tác giả của Thủ đô thật là nhiều. Song có lẽ chỉ có Tô Hoài là mang được cái chất riêng của vùng đất mà mình đã từ đó trưởng thành. Và giữ được cái chất đó, trong suốt cuộc đời cầm bút”. GS Nguyễn Đăng Mạnh trong bài viết Tô Hoài với quan niệm "con người là con người" đã khẳng định: "Tô Hoài quan niệm con người là con người, chỉ là con người, thế thôi". Vì thế, nhân vật của ông được khai thác "toàn chuyện đời tư, đời thường". Ngay cả nhân vật cách mạng, nhân vật anh hùng của ông thường ít được lý tưởng hoá. Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp nhấn mạnh: "Viết về cái của mình, quanh mình là định hướng nghệ thuật và cũng là kênh thẩm mỹ của Tô Hoài. Đúng hơn, đây là yếu tố cốt lõi làm nên quan niệm nghệ thuật của ông. Nó khiến cho văn Tô Hoài có được phong cách, giọng điệu riêng. Đó là một giọng kể nhẩn nha, hóm hỉnh và tinh quái". Khi giới thiệu cho Tuyển tập Tô Hoài, Giáo sư Hà Minh Đức cũng đưa ra nhận xét sâu sắc, khẳng định giá trị truyện lịch sử của Tô Hoài: “Ông muốn trở về với ngọn nguồn của những truyền thuyết, thần tích, những câu chuyện cổ để tìm hiểu sự sống của dân tộc trong thời kỳ xa xưa với những cảm nghĩ và hình thái tư duy, với những hành động sáng tạo của người lao động trong quá trình dựng nước và giữ nước”. Cùng với suy nghĩ đó, Vũ Quần Phương khẳng định: “Tô Hoài có lối đi riêng khi viết truyện lịch sử. Đọc truyện của ông, người ta được tắm mình vào không khí Việt Nam truyền thống. Ông là người lưu giữ được nhiều nét xưa, nhiều hương vị xưa mà không sa vào hoài cổ”. Cùng chia sẻ cảm hứng khẳng định giá trị đặc sắc truyện lịch sử của Tô Hoài, tác giả Lã Thị Bắc Lý trong 4 Truyện viết cho thiếu nhi sau năm 1975 đã viết: “Tô Hoài đã mở ra hướng khai thác mới, hướng khai thác lịch sử gắn với huyền thoại, phong tục và văn hóa”. Có một công trình công phu và toàn diện hơn cả đã khảo sát về phong cách nghệ thuật của Tô Hoài là chuyên luận của T.S Mai Thị Nhung, trong đó, cảm quan hiện thực của Tô Hoài đã được nghiên cứu công phu trên những phương diện cơ bản. Theo đó, tác giả của công trình đã chỉ ra hạt nhân của phong cách nghệ thuật Tô Hoài chính là cảm quan hiện thực đời thường, bao gồm: Cảm quan nhân bản đời thường về con người, cảm quan về xã hội trong dòng chảy tự nhiên của đời sống sinh hoạt và phong tục, cảm quan sinh hoạt phong tục về loài vật, cảm quan thiên nhiên bình dị mang màu sắc tự nhiên, khách quan. Đây là những kết quả nghiên cứu toàn diện và có ý nghĩa khoa học sâu sắc. Nhà phê bình Đặng Tiến cho rằng: Vào tuổi “thiều quang chín chục”, sau hơn 160 đầu sách, ngòi bút Tô Hoài vẫn dạt dào xuân sắc. Vẫn một dòng suy cảm, một khối u hoài. Duy niềm u hoài bên Xóm Giếng ngày nay nhẹ phần mơ mộng, thêm phần tư lự. Chuyện cũ Hà Nội là niềm hoài cựu miên man về một thành phố, đồng thời là khối trầm tư day dứt một đời người về thân phận làm người. Chuyện cũ Hà Nội nhưng thật ra là “Chuyện cũ Tô Hoài”, những mảnh đời cụ thể, những mảnh tình cảm, suy tư non một trăm năm dâu bể. Tư liệu và tư duy. Nhân chứng và tâm chứng. Nghiệm cho cùng, tác phẩm Tô Hoài là chuyện về con người trong tình đời không bao giờ cũ. Hầu hết ý kiến của các nhà nghiên cứu đều khẳng định: Cảm quan đời thường chính là nét đặc sắc trong phong cách nghệ thuật của Tô Hoài. Trong đó Chuyện cũ Hà Nội là một trong những tác phẩm thể hiện xuất sắc cảm quan đó. Như vậy, có thể thấy rằng, Chuyện cũ Hà Nội là một tác phẩm xứng đáng để nghiên cứu và đã bước đầu được quan tâm, khảo sát, tìm tòi. Tuy [...]... Chương II: Cảm quan hiện thực đời thường trong nội dung biểu hiện của Chuyện cũ Hà Nội Chương III: Cảm quan hiện thực đời thường qua hình thức biểu hiện của Chuyện cũ Hà Nội 6 NỘI DUNG CHƯƠNG I: GIỚI THUYẾT CHUNG 1.1 Cảm quan hiện thực – Cảm quan hiện thực đời thường Theo từ điển Tiếng Việt: cảm quan là nhận thức, cảm nhận trực tiếp bằng các giác quan, hiện thực là cái có thật, tồn tại trong thực tế... khoa học nào nghiên cứu về Chuyện cũ Hà Nội một cách công phu và toàn diện ở phương diện cảm quan hiện thực đời thường Vì lẽ đó, trên cơ sở kế thừa và phát huy những kết quả mà nhiều người đi trước đã đạt được, chúng tôi quyết định nghiên cứu Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài 3 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, nhằm hướng tới những... ra cảm quan hiện thực của Tô Hoài thể hiện trên nhiều phương diện, từ đó khẳng định cá tính sáng tạo của nhà văn Từ việc nghiên cứu cảm quan hiện thực của Tô Hoài, chúng tôi góp thêm cơ sở để khẳng định phong cách nghệ thuật của tác giả Đóng góp một tài liệu tham khảo cho những người nghiên cứu về tác giả Tô Hoài 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Làm nổi bật cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài trong Chuyện. .. cuộc sống ở Hà Nội Xét về thời gian lịch sử, ta thấy Hà Nội đã được Tô Hoài theo dõi liên tục, từ khi Pháp mới sang cho tới những năm 30, 40 và kết thúc bằng Cách mạng tháng Tám…”.Tất cả những điều này, sẽ được thể hiện trọn vẹn và sinh động trong kí sự Chuyện cũ Hà Nội 15 CHƯƠNG II: CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG TRONG NỘI DUNG BIỂU HIỆN CỦA CHUYỆN CŨ HÀ NỘI 2.1 Cảm quan hiện thực đời thường trong dòng... Chuyện cũ Hà Nội, qua các phương diện cơ bản và những nét độc đáo của Tô Hoài Từ đây, chúng tôi khẳng định vị trí và những đóng góp của nhà văn Tô Hoài đối với đề tài Hà Nội nói riêng và nền văn học dân tộc nói chung 5 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của khóa luận là cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài, thông qua tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội Chúng tôi đi tìm hiểu các phương diện thể hiện cảm. .. thoảng nước hoa và đẫm lệ trong thư tình không phải là sở trường của Tô Hoài, mà là “cuộc sống bình dị của mình, quanh mình mới là mảnh đất để nhà văn khai phá” 1.2.2 Sự thể hiện cảm quan hiện cảm quan hiện thực đời thường trong hành trình sáng tác của Tô Hoài Thực tế, trên các trang văn của mình, Tô Hoài rất nhạy cảm với những cảnh sinh hoạt, những tập tục, những lời ăn tiếng nói của từng vùng quê, từng... so với thể loại khác Mỗi kí sự của Tô Hoài đều có sắc thái riêng Ví dụ mảng hồi kí về thủ đô Hà Nội, từ Chuyện cũ Hà Nội (1986) đến Hà Nội và Hà Nội (1996) đã đem lại những chứng từ sống động về địa dư, lịch sử, phong tục, tiếng nói của thủ đô Hà Nội hiện lên trong từng trang văn của Tô Hoài với những đa đoan lắm chuyện và có cả một Hà Nội của những số kiếp lầm than, Hà Nội với những phong tục độc đáo... có 1.2 Tô Hoài - nhà văn của những cảm hứng đời thường 1.2.1 Quan niệm của nhà văn khi tiếp cận hiện thực Mặc dù quan niệm văn chương của Tô Hoài chưa được thể hiện một cách hệ thống như Nam Cao, Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu…Nhưng trong nhiều tác phẩm của mình, nhà văn đã bộc lộ một cách khá rạch ròi Ngay từ khi mới cầm bút, Tô Hoài đã nhận thấy: “Tôi chưa bao giờ bắt chước viết theo truyện của Khái... truyện này Bức tranh Hà Nội ấy đã làm nên một nét riêng rất giá trị cho Chuyện cũ Hà Nội để phân biệt với những tác phẩm viết về Hà Nội của Tô Hoài cũng như của nhiều người viết về Hà Nội khác nói chung Như vậy, sau cách mạng, viết về Hà Nội, Tô Hoài đã có cái nhìn trong chiều dài lịch sử của đất nước Không gian tác phẩm được tái hiện từ các vùng quê ven đô đến 36 phố phường, từ những câu ca dao bình... Quê nhà, Những ngõ phố, Người đường phố, và gần đây là Chuyện cũ Hà Nội Điều đó cho thấy vốn sống, nguồn tư liệu, cũng như nguồn cảm hứng sáng tác của Tô Hoài về Hà Nội vô cùng phong phú đa dạng Từ các tác phẩm viết về Hà Nội của ông, người đọc có điều kiện 12 hiểu hơn về phong tục, nếp sinh hoạt, tên gọi phố phường, con người Hà Nội trải dài suốt cả thế kỉ XX trong cuộc sống đời thường và cả trong . cận hiện thực 8 1.2.2. Sự thể hiện cảm quan hiện cảm quan hiện thực đời thường trong hành trình sáng tác của Tô Hoài. 9 1.3. Kí sự Chuyện cũ Hà Nội 13 CHƯƠNG II: CẢM QUAN HIỆN THỰC ĐỜI THƯỜNG. được, chúng tôi quyết định nghiên cứu Cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài . 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu cảm quan hiện thực trong Chuyện cũ Hà Nội của Tô Hoài, nhằm. nghiên cứu của khóa luận là cảm quan hiện thực đời thường của Tô Hoài, thông qua tác phẩm Chuyện cũ Hà Nội. Chúng tôi đi tìm hiểu các phương diện thể hiện cảm quan hiện thực đời thường và những

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:57

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan