Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

62 2.7K 9
Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn nguyễn huy thiệp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 KHOA: NGỮ VĂN ******** TRẦN THỊ NGA CÁCH ĐẶT NHAN ĐỀ TRONG TRUYỆN NGẮN NGUYỄN HUY THIỆP KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Người hướng dẫn khoa học Th.S LÊ KIM NHUNG HÀ NỘI - 2014 LỜI CẢM ƠN Em xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trong suốt thời gian thực hiện khóa luận tốt nghiệp này. Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô Lê Kim Nhung đã tận tình hướng dẫn em trong suốt thời gian vừa qua. Do thời gian có hạn và bước đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học nên đề tài của em không tránh khỏi những hạn chế và thiếu sót. Vì vậy rất mong nhận được ý kiến đóng góp, bổ sung của thầy cô và bạn bè để đề tài được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Nga LỜI CAM ĐOAN Khóa luận tốt nghiệp với đề tài nghiên cứu “Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” được hoàn thành do sự cố gắng của bản thân, dưới sự hướng dẫn tận tình của cô giáo Lê Kim Nhung. Tôi xin cam đoan đề tài này là kết quả nghiên cứu của tôi và không trùng với kết quả nghiên cứu của tác giả nào khác. Nếu sai, tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Hà Nội, ngày 28 tháng 5 năm 2014 Sinh viên Trần Thị Nga MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Lịch sử vấn đề 2 3. Mục đích nghiên cứu 7 4. Nhiệm vụ nghiên cứu 8 5. Phương pháp nghiên cứu. 8 6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu. 8 7. Bố cục của khóa luận 9 NỘI DUNG 10 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN 10 1.1. Khái quát về phong cách học văn bản 10 1.1.1. Khái niệm 10 1.1.2. Đối tượng - nhiệm vụ nghiên cứu 10 1.2. Nhan đề văn bản 11 1.2.1. Khái niệm 11 1.2.2. Đặc điểm nhan đề tác phẩm 11 1.3. Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề văn bản 12 1.3.1. Tính định hướng trong giao tiếp của văn bản 12 1.3.2. Những chỉ dẫn của nhan đề của tác phẩm 13 1.4. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp 17 1.4.1. Cuộc đời 17 1.4.2. Sự nghiệp 17 1.4.3. Phong cách Nguyễn Huy Thiệp 18 CHƯƠNG 2. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ KHẢO SÁT, THỐNG KÊ 21 2.1. Kết quả thống kê, phân loại 21 2.2. Nhận xét chung 21 2.3. Phân tích kết quả thống kê 23 2.3.1. Nhan đề là tên nhân vật trung tâm, nhân vật chính 23 2.3.2. Nhan đề là chi tiết, sự việc tiêu biểu trong tác phẩm 36 2.3.3. Nhan đề một từ ngữ thể hiệnthái độ, cách đánh giá của tác giả 42 2.3.4. Nhan đề là một từ ngữ, hình ảnh có ý nghĩa biểu trưng 45 2.3.5. Nhan đề kết hợp nhiều yếu tố 50 KẾT LUẬN 55 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Văn học phản ánh cuộc sống qua lăng kính chủ quan của nhà văn. Đó là cách cảm nhận về thế giới hiện thực của mỗi tác giả với những quan niệm và thái độ khác nhau. Cho nên, khi nghiên cứu bất kì một tác phẩm văn học nào, người nghiên cứu cũng không thể thoát ly khỏi yếu tố ngôn ngữ. Tiếp cận tác phẩm từ góc độ ngôn ngữ do đó là một điều tất yếu. Khi sáng tác, nhà văn bao giờ cũng đặt tên cho tác phẩm tinh thần của mình. Vì thế, nhan đề chính là điểm tiếp xúc đầu tiên giữa độc giả và tác phẩm văn học. Nhan đề có thể được đặt ngẫu nhiên nhưng phần lớn là có chủ ý, nhằm thể hiện một dụng ý nghệ thuật nào đó của nhà văn. Tên tác phẩm tạo ấn tượng ban đầu, tạo sự hấp dẫn, thu hút sự chú ý của bạn đọc. Nó gợi sự bí ẩn, kích thích trí tò mò để đọc giả tìm hiểu tác phẩm nhằm lí giải được những băn khoăn với nhan đề mà mình vừa đọc, từ đó suy ngẫm về nội dung tác phẩm. Không chỉ tạo sự hấp dẫn, ấn tượng ban đầu, nhan đề còn làm nổi lên chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Nói khác đi, giữa nhan đề và nội dung có mối quan hệ, chi phối nhau. Do đó, nhan đề cũng chính là căn cứ xác định sự thống nhất, hoàn chỉnh của văn bản. Nó không chỉ nhằm nhận diện văn bản, mà còn là một yếu tố giữ vai trò định hướng giao tiếp cho độc giả khi tiếp nhận tác phẩm văn học. 1.2. Từ những năm 80, cái tên Nguyễn Huy Thiệp đã được biết đến trong văn đàn và không lâu sau đó, ông đã trở thành một hiện tượng của văn học Việt Nam đương đại. Đến với văn chương, Nguyễn Huy Thiệp đã làm một cuộc cách mạng về ngữ âm, chữ viết và có nhiều tác phẩm tạo dấu ấn sâu sắc như: Không có vua, Tướng về hưu, Vàng lửa, Thương nhớ đồng quê Mặc dù còn nhiều tranh cãi xoay quanh hiện tượng văn học này nhưng hầu hết mọi người đều khẳng định ông là một “cây bút tài hoa” với một cách viết mới mẻ, độc đáo. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã chọn đề tài: “Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp” để nghiên cứu. 2 2. Lịch sử vấn đề 2.1. Nghiên cứu nhan đề tác phẩm văn học Vấn đề nhan đề trong văn chương đã được các nhà nghiên cứu quan tâm từ rất lâu và ở nhiều cấp độ khác nhau. Khi xem xét “Tính toàn vẹn của văn bản”, tác giả Đinh Trọng Lạc trong cuốn Phong cách học văn bản đã nhận định “Tính toàn vẹn của văn bản được tạo dựng nên bởi sự tác động qua lại của những nhân tố cơ bản sau đây: Tính đồng nhất của ý đồ giao tiếp của tác giả. Sự thống nhất chủ đề của văn bản. Chức năng liên kết của quan hệ logic và của quan hệ ngữ nghĩa. Chức năng liên kết của “hình tượng tác giả”. Vai trò liên kết của các kiểu đề xuất khác nhau trong văn bản. Chức năng liên kết của phương tiện tu từ và các biện pháp tu từ vốn được hiện thực hóa cùng một lúc trong giới hạn của một đơn vị văn bản và toàn bộ văn bản nói chung. Sự thống nhất về kết cấu thể loại”. Trong đó tác giả đặc biệt chú ý đến vai trò liên kết của “các kiểu đề xuất” khác nhau trong văn bản. Bao gồm: các vị trí mạnh, nối tiếp, hội tụ, sự chờ đợi hụt hẫng… Tác giả nhận thấy nhan đề tác phẩm cũng như đề từ, mở đầu và kết thúc chính là một vị trí mạnh trong văn bản, có tác dụng quy định nội dung tư tưởng và chủ đề của văn bản. Vẫn trong Phong cách học văn bản, khi tìm hiểu tính định hướng trong giao tiếp của văn bản, Đinh Trọng Lạc cũng nói tới “dấu hiệu đặc tả” trong đó có đề cập tới những chỉ dẫn về đầu đề của tác phẩm. Tác giả quan niệm: “Đầu đềlà một căn cứ để nhận ra tính toàn vẹn của một văn bản. Những văn bản miệng thường không có đầu đề” [2,177-178], sau đó đưa ra một số ví dụ minh họa. Trong các bài giảng về các biện pháp tu từ văn bản, Đinh Trọng Lạc cũng có nói tới vấn đề đặt nhan đề. Ông cũng có nhắc tới vấn đề đặt nhan đề, nội dung, ý nghĩa của một số nhan đề. Giáo sư cho rằng đặt nhan đề có vai trò rất quan trọng, có loại nhan đề “đa trị” (nhiều nghĩa) và loại nhan đề “đơn 3 trị”. Ở nhan đề “đa trị”, người đọc phải đọc kĩ tác phẩm để hiểu nghĩa chính hay cái mà tác giả muốn gửi gắm ở đây là gì. Ở nhan đề “đơn trị”, tác giả cho rằng phải hiểu “lùi lại”, khi đọc xong tác phẩm phải suy nghĩ lại nhan đề tác phẩm [4]. Giáo sư Hà Minh Đức trong Lý luận văn học đã quan niệm dấu hiệu về chủ đề hay được bộc lộ qua tên gọi (nhan đề, đầu đề, tiêu đề) của tác phẩm. Điều này có cơ sở ngay trong tâm lí sáng tạo của mỗi nhà văn, sao cho tên gọi của mỗi tác phẩm có thể bao quát một cách cô đọng nhất toàn bộ hiện thực được thể hiện. Trong báo Văn nghệ, ở mục “Sổ tay người yêu thơ”, tác giả Bùi Mạnh Nhị đã viết bài “Về nhan đề bài thơ”. Trong đó, ông dẫn ra một số cách đặt nhan đề bài thơ và coi nhan đề là một chi tiết, một tín hiệu nghệ thuật mang tính khái quát. Vì vậy, việc đặt nhan đề tác phẩm rất quan trọng [16,21]. Ở góc độ Ngữ pháp học, có nhiều khóa luận đã nghiên cứu về câu tiêu đề và hiệu quả nghệ thuật của câu tiêu đề: - “Tìm hiểu cách đặt câu tiêu đề trong các truyện ngắn của Nguyễn Công Hoan” (tác giả Nguyễn Thị Thanh Bình, năm 2009, trường ĐHSP Hà Nội 2). - “Cách đặt câu tiêu đề trong các truyện ngắn của Nam Cao” (tác giả Đỗ Thị Thanh Hương, năm 2009, Trường ĐHSP Hà Nội 2). - “Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của Nam Cao và Nguyễn Công Hoan” (tác giả Bùi Thị Dung, năm 2013, Trường ĐHSP Hà Nội 2)… Nhìn chung ở góc độ này hay khác, mỗi nhà nghiên cứu lại đưa ra những vấn đề có liên quan đến nhan đề tác phẩm một cách khác nhau, song nhìn chung một điểm là đều nhận thấy vị trí quan trọng của nhan đề, đều thấy nó chi phối đến cách hiểu tác phẩm của người đọc. Có thể thấy các tác giả mới dừng lại ở 4 vấn đề lí thuyết khái quát mà chưa đi sâu tìm hiểu cách đặt nhan đề ở từng tác giả cụ thể. Hay nếu có công trình nghiên cứu về nhan đề ở một tác giả cụ thể thì cũng chỉ dừng lại ở góc độ Ngữ pháp học văn bản mà chưa đi sâu nghiên cứu văn bản với vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề tác phẩm. 2.2. Những công trình xoay quanh “hiện tượng” Nguyễn Huy Thiệp Nguyễn Huy Thiệp được xem là một hiện tượng văn học đặc biệt trong tiến trình đổi mới sau năm 1986. Nhiều bài viết về Nguyễn Huy Thiệp được đăng báo với nhiều ý kiến khen chê. Mở đầu cho lời giới thiệu cho tác giả này, trong cuốn Tinh tuyển văn học Việt Nam (tập 8) Phạm Xuân Nguyên viết: “Nguyễn Huy Thiệp là một “hiện tượng” của văn học Việt Nam đổi mới cuối thế kỉ XX, sáng tác của ông là một đỉnh điểm của văn học thời kì đổi mới”. Nguyễn Huy Thiệp được đánh giá cao ngay từ tập truyện đầu tay Những ngọn gió Tua Hát (viết năm 1986 gồm 10 truyện được viết dưới hình thức giả cổ tích). Khi tác phẩm thứ hai Tướng về hưu được đăng trên báo Văn nghệ số 20/06/1987, làn sóng dư luận trở nên xôn xao như một cơn lốc tác động mạnh mẽ đến những độc giả quan tâm. Nhiều bài viết xoay quanh tác phẩm này (Năm 1988, Trần Đạo có bài viết “Tướng về hưu một tác phẩm có tính nghệ thuật” in trong sách Vẫy gọi nhau làm người; năm 1989, trên báo Nhân dân Nguyễn Mạnh Đẩu viết bài “Đôi điều cảm nhận sau khi đọc truyện và xem phim Tướng về hưu”; năm 1994, Đặng Anh Đào viết bài “Khi ông “Tướng Về hưu” xuất hiện” in trong sách Tài năng và người thưởng thức. Đa số đều công nhận đây là sản phẩm của một tài năng độc đáo. Tháng 4/1988, chùm truyện lịch sử “Kiếm sắc - Vàng lửa - Phẩm tiết” ra đời thì dư luận càng trở nên sôi nổi. Người khen cũng khen hết lời mà người chê cũng không tiếc chữ. Tạ Ngọc Liễn trong bài báo viết về Nguyễn Huy Thiệp cho rằng tác giả đã “bôi nhọ các anh hùng dân tộc”, một số người còn cho rằng Nguyễn Huy Thiệp thiếu cái tâm trong sáng trong sáng tác. Ngược lại Nguyễn Diệp 5 nhân đọc Phẩm tiết thì cho rằng nhà văn đã “có bản lĩnh đi theo một con đường sáng tác của mình”. Lại Nguyên Ân bênh vực tác giả với bài viết: “Đọc văn phải khác đọc sử”, ông viết “Qua những Kiếm sắc, Vàng lửa, tôi nghĩ anh có điểm nhấn riêng, theo kiểu văn học”. Đại đa số ý kiến cho rằng: Văn của Nguyễn Huy Thiệp đã đi gần đến cảm quan văn học hậu hiện đại. Các yếu tố huyền thoại trong những sáng tác của ông như một phương thức phản ánh hiện thực và con người đương đại. Cái thực và cái ảo trộn lẫn với nhau khó tách bạch như: Những ngọn gió Tua Hát, Con gái thủy thần, Chảy đi sông ơi… Đặng Anh Đào tìm thấy chất thơ bay bổng trong Con gái thủy thần là yếu tố huyền thoại với “bản thân huyền thoại thực sự bao giờ cũng là một hệ thống chứ không phải một cốt truyện có đầu có đuôi” (bài viết “Từ một nguyên tắc đa âm đến một số hiện tượng văn học Việt Nam”). Tính chất đa thanh như một nguyên tắc chủ đạo trong tiểu thuyết hiện đại. Đọc Nguyễn Huy Thiệp, Châu Minh Hùng phát biểu: “Nguyễn Huy Thiệp tạo ra nhiều tiếng nói của nhiều quan điểm, tư thưởng khác nhau bên ngoài môi trường xã hội để tạo ra cuộc đối thoại không khoan nhượng giữa các nhà văn” [6, 278]. Nếu như văn chương là một cuộc thám hiểm sức mạnh của ngôn ngữ thì Nguyễn Huy Thiệp là một nhà thám hiểm đang đi vào tìm kiếm và khám phá sức mạnh của ngôn từ. Lấy ngôn từ để diễn đạt tình ý, nhà văn đã “lạ hóa” cách viết. Có thể nói “lạ hóa” là một nguyên tắc sáng tác chủ yếu trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp. Nguyên tắc này tạo nên dấu ấn hậu hiện đại ở ngòi bút táo bạo này. Sự mới lạ trong lối diễn đạt, lẫn trong hình tượng nghệ thuật là một trong số những nguyên nhân tạo nên hiện tượng Nguyễn Huy Thiệp. Điều này có thể điểm qua một số bài viết sau: “Một số trường hợp đang bàn cãi” của nhà văn Nguyễn Văn Bổng, đăng trên báo Văn nghệ số 36 - 37, tháng 9 năm 1988; “Xung quanh sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp” của nhà phê bình Hồng Diệu đăng trên báo Văn nghệ Quân đội số 14, 1988 (bài viết [...]... về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như: - “Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đại học Vinh, 2002) - “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Thành Nam, ĐHSP Hà Nội, 2006) - “Thành ngữ, tục ngữ trong truyện ngắn nguyễn Huy Thiệp (Đỗ Thị Liên, ĐH Cần Thơ, 2007) - “Tư duy tiểu thuyết trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Nguyễn Mạnh Hà, 2009), tác. .. duy tiểu thuyết trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp - “Đặc điểm lời văn trong truyện ngắn Nguyên Huy Thiệp (Lê Thị Nguyên Trong, Trường ĐHSP TP Hồ Chí Minh, 2011) - “Người kể chuyện trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Bùi Đức Thiện, 2012) Như vậy, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp Tuy nhiên, vấn đề nghiên cứu về đầu đề trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp thì... định hướng giao tiếp của nhan đề trong các truyên ngắn của ông Do đó, tiếp nối hướng nghiên cứu của các tác giả, đồng thời với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống đầy đủ hơn về vai trò của nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi lựa chọn đề tài: Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp 3 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định... Khẳng định, củng cố một vấn đề lí thuyết của ngôn ngữ học: Vấn đề tính định hướng trong giao tiếp của nhan đề tác phẩm văn học 7 - Góp phần khẳng định sự độc đáo trong phong cách nghệ thuật của Nguyễn Huy Thiệp qua việc tìm hiểu cách đặt nhan đề trong tác phẩm - Góp phần nâng cao khả năng phân tích ngôn ngữ và cảm thụ tác phẩm văn học của Nguyễn Huy Thiệp nói riêng và các tác phẩm văn học nói chung -... bản nên được tác giả Nguyễn Huy Thiệp sử dụng nhiều Trong đó, nó được chia ra làm hai loại nhỏ: Nhan đề là những chi tiết tiêu biểu trong tác phẩm (chiếm 31.3 %) với 16/51 tác phẩm, nhan đề là những sự việc tiêu biểu trong tác phẩm (chiếm 11.8 %) với 6/51 tác phẩm - Nhan đề là từ ngữ, chi tiết, hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cũng chiếm một phần không nhỏ trong các sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp Nó được... thấy tài năng, sự sáng tạo của tác giả trong cách sử dụng ngôn ngữ - Nhan đề kết hợp nhiều yếu tố là kiểu nhan đề bao gồm 6/51 tác phẩm (chiếm 11.8%) trong các sáng tác của Nguyễn Huy hiệp Kiểu nhan đề này khó đặt ít gây sự hấp dẫn cho bạn đọc 22 2.3 Phân tích kết quả thống kê Với một tác giả việc đặt nhan đề cho tác phẩm như “khai sinh” cho “đứa con tinh thần” của mình Nhan đề không chỉ góp phần thể hiện... dạy văn học nói chung và truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp nói riêng 4 Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng tôi xác định một số nhiệm vụ sau: - Tập hợp các lí thuyết có liên quan đến đề tài - Khảo sát, thống kê, phân loại một số thủ pháp đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở giới hạn nghiên cứu - Phân tích, nhận xét, đánh giá các cách đặt nhan đề để rút ra kết luận về... Tuyển tập truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp do Đỗ Hồng Hạnh tuyển chọn và hiệu đính năm 2005, Nxb Văn hóa, Sài Gòn (trong đó chùm truyện ngắn Những ngọn gió Tua Hát được tính bằng 10 truyện ngắn) Bằng thao tác thống kê, phân loại, chúng tôi đưa ra bảng thống kê như sau: Kiểu nhan đề Số lượng % Nhan đề là tên nhân vật chính 12 23.5 % Nhan đề là chi tiết, sự việc tiêu biểu trong tác phẩm 22 43.1 % Nhan đề thể... sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp) của Trần Toàn in trong sách Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy Từ những tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, tác giả bài viết đã nêu nên chân dung của nhà văn hiện đại Việt Nam những năm sau đổi mới Đặc biệt đáng chú ý là một số hướng tiếp cận mới với truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp qua một số công trình, bài viết gần đây như: - “Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy. .. vật có mặt trong truyện Cách giới thiệu của Nguyễn Huy Thiệp thường ngắn gọn, súc tích nhưng mang tính khái quát cao - Trái với cách mở đầu mang tính truyền thống, kết thúc của truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp luôn là kết thúc mở Đặc biệt, ở nhiều truyện, nhà văn tạo dựng nhiều giả thuyết khác nhau cho đoạn kết câu chuyện Điều này thể hiện rõ nét tính khách quan trong phong cách Nguyễn Huy Thiệp Tác giả cho . đề tác phẩm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp, chúng tôi lựa chọn đề tài: Cách đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp . 3. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu đề tài này chúng. về truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp như: - “Ngôn ngữ hội thoại của nhân vật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp (Đại học Vinh, 2002). - “Ngôn ngữ nghệ thuật trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp . kê, phân loại một số thủ pháp đặt nhan đề tác phẩm trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp ở giới hạn nghiên cứu. - Phân tích, nhận xét, đánh giá các cách đặt nhan đề để rút ra kết luận về vai

Ngày đăng: 16/07/2015, 07:54

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Lý do chọn đề tài

  • 2. Lịch sử vấn đề

  • 3. Mục đích nghiên cứu

  • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu.

  • 6. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu.

  • 7. Bố cục của khóa luận

  • NỘI DUNG

  • CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN

  • 1.1. Khái quát về phong cách học văn bản

  • 1.1.1. Khái niệm

  • 1.1.2. Đối tượng - nhiệm vụ nghiên cứu

  • 1.2. Nhan đề văn bản

  • 1.2.1. Khái niệm

  • 1.2.2. Đặc điểm nhan đề tác phẩm

  • 1.3. Vai trò định hướng giao tiếp của nhan đề văn bản

  • 1.3.1. Tính định hướng trong giao tiếp của văn bản

  • 1.3.2. Những chỉ dẫn của nhan đề của tác phẩm

  • 1.4. Vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan