Vai trò của Thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009- 2013)

118 697 2
Vai trò của Thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009- 2013)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

I HC QUC GIA H NI KHOA LUT HONG TH THOA VAI TRò CủA THẩM PHáN TòA áN NHÂN DÂN CấP QUậN, HUYệN TRONG XéT Xử CáC Vụ áN HìNH Sự (TRÊN CƠ Sở Số LIệU THựC TIễN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI, GIAI ĐOạN 2009 - 2013) Chuyờn ngnh: Lut hỡnh s v t tng hỡnh s Mó s: 60 38 01 04 LUN VN THC S LUT HC Cỏn b hng dn khoa hc: PGS. TS. TRNH QUC TON H NI - 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! Tác giả luận văn Hoàng Thị Thoa MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các từ viết tắt Danh mục bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 8 1.1. Khái niệm Thẩm phán và vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 8 1.1.1. Khái niệm Thẩm phán 8 1.1.2. Vai trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự 12 1.2. Mối quan hệ pháp luật giữa Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện với các chức danh tư pháp khác trong xét xử các vụ án hình sự 14 1.2.1. Mối quan hệ bên trong Tòa án 15 1.2.2. Quan hệ bên ngoài Tòa án 19 1.3. Một số nguyên tắc cơ bản của hoạt động xét xử các vụ án hình sự và sự tác động của chúng tới vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự 23 1.3.1. Nguyên tắc suy đoán vô tội 23 1.3.2. Nguyên tắc độc lập xét xử 24 1.3.3. Nguyên tắc Tòa án xét xử tập thể và quyết định theo đa số 27 Chương 2: NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CẤP, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 28 2.1. Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 28 2.1.1. Khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ở Việt Nam từ Cách mạng Tháng tám năm 1945 đến trước khi ban hành Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 28 2.1.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 37 2.2. Vai trò Thẩm phán của các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện thành phố Hà Nội trong thực tiễn xét xử trên cơ sở dữ liệu địa bàn Thành phố Hà Nội giai đoạn 2009 - 2013 43 2.2.1. Khái quát tình hình xét xử các vụ án hình sự của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện ở Hà Nội trong giai đoạn 2009 - 2013 43 2.2.2. Thẩm phán với việc thực hiện các nguyên tắc cơ bản của tố tụng hình sự 48 2.2.3. Thẩm phán với việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật tố tụng hình sự 59 2.2.4. Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế 66 Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ 69 3.1. Mục đích, yêu cầu và phương hướng hoàn thiện pháp luật và tăng cường vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự 69 3.1.1. Mục đích, yêu cầu 69 3.1.2. Phương hướng hoàn thiện 72 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật 74 3.3. Một số giải pháp khác tăng cường vai trò Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 80 3.3.1. Giải pháp đổi mới cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 80 3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 84 3.3.3. Giải pháp nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ của Thẩm phán trong công tác xét xử các vụ án hình sự cấp quận, huyện 87 3.3.4. Giải pháp nâng cao phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp của Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 89 3.3.5. Giải pháp đổi mới chế độ, chính sách đối với Thẩm phán của Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 96 3.3.6. Giải pháp tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 98 3.3.7. Giải pháp về điều kiện đảm bảo nâng cao năng lực đội ngũ Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện 100 KẾT LUẬN 105 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 107 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BLTTHS: Bộ luật tố tụng hình sự HĐXX: Hội đồng xét xử TAND: Toà án nhân dân TANDTC: Tòa án nhân dân tối cao XHCN: Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang Bảng 2.1: Bảng thống kê số liệu giải quyết tất cả các vụ việc nói chung và án hình sự nói riêng của cấp quận, huyện từ năm 2009 đến năm 2013 46 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện ba quyền: lập pháp, hành pháp, tư pháp. Thực hiện quyền tư pháp mà chủ yếu là quyền xét xử là một trong những chức năng rất quan trọng của Nhà nước Việt Nam và được giao cho Toà án nhân dân (TAND). Toà án có vị trí trung tâm trong các cơ quan tư pháp. Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị “Về Chiến lược Cải cách tư pháp đến năm 2020” đã khẳng định: “Tổ chức các cơ quan tư pháp và các chế định bổ trợ tư pháp hợp lý, khoa học và hiện đại về cơ cấu tổ chức và điều kiện, phương tiện làm việc; trong đó xác định toà án có vị trí trung tâm và xét xử là hoạt động trọng tâm” [10]. Toà án nhân dân có vai trò quan trọng trong việc giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo môi trường ổn định cho sự phát triển kinh tế, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. TAND là chỗ dựa của nhân dân trong việc bảo vệ công lý, quyền con người, đồng thời là công cụ hữu hiệu bảo vệ pháp luật và pháp chế xã hội chủ nghĩa, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm và vi phạm. Tòa án thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình thông qua đội ngũ Thẩm phán- những người có trách nhiệm chính trong công tác xét xử và giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hôn nhân-gia đình, kinh tế, lao động, hành chính và những vụ việc khác do luật quy định. Thẩm phán chính là những người đại diện cho Tòa án để thực hiện các chức năng nêu trên. Thẩm phán có vị trí, vai trò rất quan trọng, họ có nhiệm vụ cùng với các cơ quan chức năng có liên quan góp phần làm cho xã hội hoạt động theo các quy định của pháp luật Thẩm phán với tư cách là người đại 2 diện cho Nhà nước, họ được pháp luật quy định quyền ban hành các quyết định công nhận, hướng dẫn, dẫn dắt và quyết định các vấn đề có liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan tổ chức. Đặc biệt trong các vụ án hình sự, vai trò của Thẩm phán xét xử được thể hiện rõ nét nhất. Thẩm phán là người điều khiển, dẫn dắt việc tranh tụng để việc tranh tụng diễn ra một cách tôn nghiêm, có trật tự, đi đúng vào trọng tâm của vụ án. Để từ đó, các chứng cứ, các sự thật khách quan của vụ án đều được đưa ra làm rõ tại phiên tòa. Trên cơ sở tranh tụng khách quan, hội đồng xét xử (HĐXX) sẽ áp dụng pháp luật một cách đúng đắn để đưa ra một bản án với các quyết định hợp tình, hợp lý. Từ khi được hình thành và phát triển đến nay, đội ngũ Thẩm phán nước ta đã cơ bản hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của mình. Trong đó, đội ngũ Thẩm phán TAND cấp quận, huyện có ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ chính trị của hệ thống Tòa án nói riêng và của Bộ máy nhà nước nói chung. Hiện nay, số lượng Thẩm phán TAND cấp quận, huyện là nhiều nhất so với số lượng Thẩm phán cả nước và hàng năm, số lượng vụ án hình sự họ tham gia làm chủ tọa phiên tòa là rất lớn. Mặt khác, cấp sơ thẩm là nơi tiếp cận đầu tiên của một quá trình tố tụng nên có ảnh hưởng quan trọng đến những giai đoạn tố tụng tiếp theo của một vụ án. Do đó, vị trí, vai trò của Thẩm phán TAND cấp huyện trong xét xử các vụ án hình sự cũng là một nội dung rất quan trọng không thể thiếu trong công cuộc cải cách tư pháp hiện nay như Nghị quyết số 49 của Bộ chính trị đã “xác định rõ hơn vị trí, quyền hạn, vai trò của người tiến hành tố tụng”. Do vậy, việc nghiên cứu vị trí, vai trò của Thẩm phán cấp huyện trong quá trình xét xử các vụ án hình sự là một việc làm cần thiết góp phần thực hiện thành công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Mặt khác, theo Nghị quyết 49 của Bộ chính trị thì “Công tác tư pháp nước ta còn bộc lộ nhiều hạn chế. Đội ngũ Thẩm phán xét xử còn thiếu, nhất 3 là ở các toà án cấp huyện; một số không ít các Thẩm phán chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, thiếu thận trọng, tỉ mỉ thậm chí còn cẩu thả nên dẫn đến tình trạng có nhiều sai sót trong thực tiễn xét xử. Có không ít trường hợp do tắc trách không kiểm tra dẫn đến việc nhầm lẫn, sai sót trong các văn bản do Tòa án ban hành, đặc biệt là trong các bản án, quyết định của Tòa án. Mặt khác, năng lực chuyên môn nghiệp vụ, kiến thức pháp luật và kinh nghiệm thực tế trong công tác của đội ngũ Thẩm phán hiện còn chưa đồng đều, nhất là đối với các Thẩm phán ở những địa phương vùng sâu, vùng xa. Một số Thẩm phán chưa tích cực học tập, nghiên cứu các văn bản pháp luật để củng cố kiến thức, trình độ nghiệp vụ chuyên môn. Nhiều cán bộ bằng lòng với kiến thức đã có, không thường xuyên cập nhật kiến thức mới, nhất là trong thời đại kinh tế trí thức hiện nay, nên đã phạm sai lầm khi giải quyết các vụ án. Tại báo cáo tổng kết công tác năm 2012 TANDTC cũng đã khẳng định: Một số Thẩm phán, cán bộ chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong công tác, chưa tích cực học tập để nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ nên nhiều vấn đề đã được quy định trong pháp luật đã được hướng dẫn cụ thể nhưng chưa nắm được để áp dụng trong công tác xét xử [35]. Trước tình hình trên và trong bối cảnh Việt Nam từng bước đi vào quỹ đạo toàn cầu hóa, hội nhập với thế giới, nhất là đang thực hiện cải cách tư pháp theo tinh thần Nghị quyết số 08 ngày 2/1/2002 của Bộ Chính trị về một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới; Nghị quyết số 49 ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 và xây dựng Nhà nước pháp quyền và xã hội dân sự ở Việt Nam, cũng như hàng loạt vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến Tòa án và Thẩm phán ở nước ta vẫn tiếp tục đặt ra và cần giải đáp. Bởi vậy, việc tiếp tục nghiên cứu lý luận, thực tiễn để làm sáng tỏ về mặt khoa học và đưa ra những giải pháp [...]... hình sự Chương 2: Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự và thực tiễn áp dụng Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và tăng cường vai trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự 7 Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH... thế của Thẩm phán 27 Chương 2 NHỮNG QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT TỐ TỤNG HÌNH SỰ VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP CẤP, HUYỆN TRONG XÉT XỬ VỤ ÁN HÌNH SỰ VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG 2.1 Những quy định của pháp luật về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 2.1.1 Khái quát những quy định của pháp luật tố tụng hình sự về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp. .. cấp huyện độc lập với Tòa án cấp trên là Tòa án cấp tỉnh; Tòa án cấp tỉnh chỉ có hướng dẫn về đường lối xét xử nói chung Thẩm phán Tòa án cấp huyện cũng độc lập với Thẩm phán và Tòa án cấp tỉnh Mặt khác, khi Tòa án cấp tỉnh xét xử theo thủ tục phúc thẩm bản án của Tòa án cấp huyện để xét xử lại, thì khi xét xử lại, Tòa án cấp huyện vẫn độc lập trong phán quyết của mình Như vậy, có thể thấy, vai trò của. .. hoàn thiện những mô hình tố tụng, tổ chức bộ máy, các chế độ chính sách đãi ngộ đối với Thẩm phán, nhằm tạo điều kiện cho đội ngũ Thẩm phán thực hiện tốt vai trò của mình là một nhiệm vụ vô cùng cần thiết Vì vậy, việc nghiên cứu đề tài Vai trò của Thẩm phán TAND cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự (trên cơ sở số liệu thực tiễn địa bàn Thành phố Hà Nội, giai đoạn 2009 - 2013) là cần thiết... xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc nâng cao vai trò đội ngũ Thẩm phán của Tòa án quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay 3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Làm rõ được những vấn đề lý luận về vai trò của đội ngũ Thẩm phán của Tòa án cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự đáp ứng với yêu cầu cải cách tư pháp hiện nay - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng... 1.1.2 Vai trò của Thẩm phán nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử vụ án hình sự Trong tố tụng hình sự nói chung và trong xét xử sơ thẩm các vụ án hình sự nói riêng, Thẩm phán cấp quận, huyện đóng một vai trò vô cùng quan trọng Ở nước Cộng hoà XHCN Việt Nam, bộ máy nhà nước được tổ chức theo nguyên tắc tập trung quyền lực có sự phân công và phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện... HÌNH SỰ 1.1 Khái niệm Thẩm phán và vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 1.1.1 Khái niệm Thẩm phán Hoạt động xét xử là yêu cầu khách quan, là một trong những chức năng của Nhà nước xuất hiện cùng với sự ra đời của nhà nước Tuy nhiên, đội ngũ Thẩm phán ra đời khá muộn (chỉ vào cuối chế độ phong kiến, đầu chế độ tư bản mới xuất hiện Thẩm phán) mặc dù nhiệm vụ. .. định bản án kết tội này chính là Thẩm phán Từ nguyên tắc này, ta có thể thấy rõ vai trò của Thẩm phán trong tố tụng hình sự nói chung và trong xét xử vụ án hình sự nói riêng Thẩm phán là người đại diện cho Tòa án khi thực hiện chức năng xét xử và chỉ có Tòa án, chứ không phải là một cơ quan nào khác, mới có thẩm quyền để thực hiện chức năng xét xử, chỉ có Tòa án mới được nhân danh Nhà nước để phán quyết... nghĩa, các thành viên của HĐXX bao gồm Thẩm phán và hội thẩm nhân dân không chịu sự chi phối của bất kỳ cá nhân, tổ chức nào khác khi xét xử vụ án, đồng thời, giữa từng thành viên của HĐXX lại có sự độc lập với nhau trong quá trình xét xử cũng như quyết định bản án Mặc dù vậy, trong hoạt động xét xử, Thẩm phán vẫn giữ vai trò là trung tâm Điều này thể hiện trong toàn bộ quá trình xét xử Thẩm phán luôn... giữa Thẩm phán tòa án nhân dân cấp quận, huyện với các chức danh tư pháp khác trong xét xử các vụ án hình sự Thẩm phán có vị trí và vai trò đặc biệt quan trọng trong hệ thống Tòa án, cũng như trong hệ thống các cơ quan tiến hành tố tụng Thẩm phán, cũng 14 như Tòa án, là người giữ vị trí trung tâm trong hệ thống tư pháp, là người quyết định cuối cùng nhằm kết thúc chặng cuối cùng của các giai đoạn tố . THOA VAI TRò CủA THẩM PHáN TòA áN NHÂN DÂN CấP QUậN, HUYệN TRONG XéT Xử CáC Vụ áN HìNH Sự (TRÊN CƠ Sở Số LIệU THựC TIễN ĐịA BàN THàNH PHố Hà NộI, GIAI ĐOạN 2009 - 2013) Chuyờn. MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VAI TRÒ CỦA THẨM PHÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN CẤP QUẬN, HUYỆN TRONG XÉT XỬ CÁC VỤ ÁN HÌNH SỰ 8 1.1. Khái niệm Thẩm phán và vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện. 2.1.2. Các quy định của pháp luật hiện hành về vai trò của Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp quận, huyện trong xét xử các vụ án hình sự 37 2.2. Vai trò Thẩm phán của các Tòa án nhân dân cấp quận, huyện

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:45

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan