[ Bản Full ] Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam – Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

97 1.1K 1
[ Bản Full ] Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Luật Hình sự Việt Nam – Thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRƯỜNG AN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - THỰC tIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2014 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT NGUYỄN TRƯỜNG AN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Luật hình sự và tố tụng hình sự Mã số : 60 38 01 04 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. Cao Thị Oanh HÀ NỘI - 2014 3 Lời cam đoan Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn ch-a từng đ-ợc ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận văn Nguyễn Tr-ờng An 4 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM MẠI DÂM 9 1.1. Khái niệm và ý nghĩa của việc quy định các tội phạm về mại dâm 9 1.1.1. Khái niệm tội phạm về mại dâm 9 1.1.2. Ý nghĩa việc quy định các tội phạm về mại dâm trong luật hình sự Việt Nam 12 1.2. Khái quát lịch sử hình thành và phát triển của luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm 14 1.2.1 Giai đoạn từ thời kỳ phong kiến Việt Nam đến trước Cách mạng tháng Tám năm 1945 14 1.2.2 Giai đoạn từ sau Cách mạng Tháng 8 năm 1945 cho đến khi pháp điển hóa lần thứ nhất - Bộ luật hình sự Việt Nam 1985 15 1.2.3. Giai đoạn từ sau khi ban hành Bộ luật hình sự 1985 cho đến khi pháp điển hóa lần thứ hai - Bộ luật hình sự Việt Nam năm 1999 18 1.3. Các tội phạm về mại dâm theo quy định pháp luật một số nước trên thế giới 22 1.3.1. Pháp luật Nhật Bản 22 1.3.2. Pháp luật Thái Lan 24 1.3.3. Pháp luật nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 26 1.3.4. Pháp luật Vương quốc Thụy Điển 27 1.3.5. Pháp luật Liên bang Nga 29 5 Chương 2: CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VÀ THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH 32 2.1. Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam 32 2.1.1. Những dấu hiệu pháp lý của các tội phạm về mại dâm 33 2.1.2. Vướng mắc trong những quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm mại dâm 45 2.2. Thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 46 2.2.1 Một số đặc điểm, tình hình của tỉnh Hòa Bình liên quan đến tội phạm mại dâm và hoạt động mại dâm 46 2.2.2. Thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm của Tòa án nhân dân các cấp trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 49 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ ÁP DỤNG CÁC QUY ĐỊNH CỦA BỘ LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM VỀ CÁC TỘI MẠI DÂM 72 3.1. Sự cần thiết của việc hoàn thiện và nâng cao hiệu quả áp dụng những quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm 72 3.2. Hoàn thiện quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm 74 3.2.1. Luật hóa một số tội phạm mới trong Bộ luật hình sự 74 3.2.2. Hoàn thiện quy định về tình tiết tăng nặng định khung đối với các tội phạm mại dâm 77 3.3. Các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 78 3.3.1. Tăng cường công tác xây dựng pháp luật tạo hành lang pháp lý cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm mại dâm 79 6 3.3.2. Tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật trong nhân dân trên địa bàn tỉnh Hòa Bình các văn bản pháp luật liên quan đến tội phạm mại dâm 80 3.3.3. Nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ cơ quan tư pháp trên địa bàn tình Hòa Binh, tăng cường phối hợp giữa các chủ thể phòng ngừa tội phạm trong công tác đấu tranh phòng chống các tội phạm về mại dâm 82 KẾT LUẬN 85 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 87 7 DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu bảng Tên bảng Trang 2.1 Tình hình xét xử tội chứa mại dâm theo Điều 254 Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 50 2.2 Chế tài Tòa án áp dụng đối với bị cáo phạm tội chứa mại dâm theo Điều 254 Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 52 2.3 Tình hình xét xử tội môi giới mại dâm theo Điều 255 Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 56 2.4 Chế tài Tòa án áp dụng đối với bị cáo phạm tội môi giới mại dâm theo Điều 255 Bộ luật hình sự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình so với cả nước 58 8 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mại dâm là một loại tệ nạn đã xuất hiện và tồn tại từ rất lâu trong lịch sử xã hội loài người. Ngay từ thời xa xưa tệ nạn này đã trở nên phổ biến ở khắp nơi trên thế giới và đã trở thành vấn đề xã hội nhức nhối ở nhiều quốc gia. Từ sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam toàn quốc lần thứ VI năm 1986 đến nay dưới sự lãnh đạo của Đảng, đất nước ta đã và đang tiến hành công cuộc đổi mới. Hơn 25 năm qua những chủ trương, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, đã thúc đẩy nền kinh tế- xã hội của nước ta phát triển. Đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao rõ rệt. An ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội được giữ vững. Cùng với sự phát triển xã hội, giao lưu hội nhập với quốc tế, trong những năm qua tệ nạn xã hội, tội phạm ở nước ta cũng diễn biến vô cùng phức tạp ảnh hưởng xấu đến đời sống và an toàn của xã hội, ảnh hưởng đến phong tục tập quán tốt đẹp của dân tộc, phá vỡ hạnh phúc gia đình, đe dọa tới tương lai giống nòi của dân tộc. Sau những năm đổi mới nền kinh tế xã hội đặc biệt những năm gần đây tệ nạn mại dâm đã hoạt động dưới nhiều hình thức công khai, bí mật thông qua các hình thức kinh doanh trá hình như vũ trường, karaoke, massage, cà phê vườn, gội đầu thư giãn không chỉ ở thành thị mà cả vùng nông thôn, không chỉ dừng lại ở trong nước mà còn biến tấu thành tội phạm có tổ chức buôn bán phụ nữ ra nước ngoài. Báo cáo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã nhấn mạnh: "Mặc dù có nhiều cố gắng ngăn chặn song tệ nạn xã hội có xu hướng gia tăng, nhất là tệ nạn nghiện hút, cờ bạc, mại dâm, trộm cướp, tham nhũng và buôn lậu làm cho nhân dân bất bình, ảnh hưởng niềm tin đối với Đảng và Nhà nước" [11]. Ngày 15/4/2003, Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm đã được công bố, quy định những biện pháp và trách nhiệm của của cơ quan, tổ chức, cá nhân 9 và gia đình trong việc loại trừ mại dâm. Ngày 10/5/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 679/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình hành động phòng chống mại dâm giai đoạn 2011- 2015. Điều này khẳng định quyết tâm của Chính phủ, đồng thời thể hiện tầm quan trọng, tính bức xúc của công tác này trong bối cảnh dịch HIV/AIDS đang có nguy cơ lan rộng, đe dọa đến sự phát triển bền vững của các quốc gia trên toàn thế giới. Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong công tác phòng chống mại dâm, nhưng tệ nạn này vẫn còn nhiều diễn biến phức tạp. Hoạt động mại dâm kín đáo, tinh vi, tổ chức nhỏ nhưng ở diện rộng lan tất cả khu vực cả nước. Hoạt động của bọn tội phạm về mại dâm không chỉ xảy ra ở khu vực thành thị và các khu du lịch nghỉ mát mà còn xảy ra ở vùng nông thôn và miền núi. Xuất hiện một số đối tượng là người nước ngoài lợi dụng những kẽ hở về mặt quản lý nhà nước đối với các cơ sở kinh doanh dịch vụ, hùn vốn thành lập các công ty, nhà hàng, khách sạn, karaoke, vũ trường phục vụ cho người nước ngoài ở các khu chế xuất, khu công nghiệp nhưng thực chất là tổ chức hoạt động mại dâm. Một số nguyên nhân khiến nạn mại dâm vẫn tồn tại như một thách thức: đối tượng nhẹ dạ, cả tin, lười lao động, tâm lý hưởng thụ (thích nhàn hạ, ăn ngon, mặc đẹp); lợi nhuận thu được từ công việc này không nhỏ. Trong những năm qua, các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam về tội phạm mại dâm đã góp phần quan trọng vào công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm này. Tuy nhiên, xuất phát từ thực tiễn hiện nay, các quy định đó còn chưa thật cụ thể và đầy đủ. Nhận thức về tội phạm này có nơi, có lúc còn chưa nhất quán. Trong một số trường hợp, các cơ quan bảo vệ pháp luật vẫn còn lúng túng, chưa có quan điểm thống nhất hoặc mắc phải thiếu sót trong việc giải quyết các vụ án về tội chứa mại dâm, môi giới mại dâm hay mua dâm người chưa thành niên. Hòa Bình là tỉnh miền núi nằm ở cửa ngõ vùng Tây Bắc của Tổ quốc, có vị trí địa lý quan trọng của vùng chuyển tiếp từ đồng bằng lên miền núi, 10 điểm trung chuyển sức hút ảnh hưởng chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội của một trung tâm lớn đó là Thủ đô Hà Nội. Hòa Bình có diện tích 4.596km 2 phía bắc giáp Phú Thọ, phía đông giáp tỉnh Hà Tây cũ, phía tây giáp tỉnh Sơn La, phía nam giáp tỉnh Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa. Hòa Bình có 10 huyện và 1 thành phố trực thuộc, trên 80% dân số là người dân tộc thiểu số với 7 dân tộc chính, trình độ dân trí thấp, kinh tế còn nghèo, còn nhiều xã thuộc diện vùng 135. Hòa Bình có sông Đà, quốc lộ số 6 và 12b đi qua nối liền các tỉnh phía Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Bộ, thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội. Tuy nhiên đây cũng là những khó khăn cho công tác phòng chống tệ nạn xã hội ở địa phương, nhất là tệ nạn mại dâm. Tình hình tệ nạn mại dâm nói chung và tội phạm mại dâm nói riêng diễn biến vô cùng phức tạp, mức độ, phương hướng, thủ đoạn ngày càng tinh vi. Tội phạm về mại dâm được thực hiện dưới nhiều hình thức như giới thiệu việc làm, xuất khẩu lao động tạo thu nhập cao để dụ dỗ, lừa gạt những phụ nữ, trẻ em nhẹ dạ, cả tin, có hoàn cảnh khó khăn về kinh tế, thiếu hiểu biết hoặc do ăn chơi đua đòi, lười lao động, thích hưởng thụ đã bị bọn tội phạm lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc, tham gia hoạt động mại dâm; tình trạng gái gọi, gái bao vẫn tiếp tục xuất hiện dẫn đến việc khó khăn trong công tác kiểm tra, đấu tranh, triệt phá. Xuất phát từ thực trạng tình hình đấu tranh phòng chống tội phạm mại dâm nói chung và diễn biến phức tạp của loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa bình, tác giả quyết định chọn đề tài "Các tội phạm về mại dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam - thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình" làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Nghiên cứu về các tội phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng nói chung, các tội phạm về mại dâm nói riêng trên các sách báo pháp lý hình sự nước ta thời gian qua ít nhiều đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau, song đáng chú ý là một số công trình khoa học sau: [...]... tự [4 2] Có thể thấy điểm khác nhau cở bản trong việc quy định các tội phạm về mại dâm của Việt Nam và Nhật Bản Khác với việc quy định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự ở Việt Nam, các tội phạm về mại dâm ở Nhật Bản chủ yếu được quy định chi tiết và cụ thể trong Luật phòng chống mại dâm Các hành vi này được quy đinh theo các tội rõ ràng tại các điều khoản và có các chế tài xử lý kèm theo. .. và thực tiễn về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử tại một địa phương ở cấp luận văn thạc sĩ luật học Tác giả đã giải quy t về mặt lý luận những vấn đề sau: - Phân tích một cách tương đối có hệ thống những vấn đề lý luận về các tội phạm mại dâm trong luật hình sự Việt Nam như: khái niệm và các dấu hiệu pháp lý hình sự của các tội phạm này, mối quan hệ của các tội phạm. .. của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về các tội phạm mại dâm Chương 2: Các tội phạm về mại dâm theo quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam và thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình Chương 3: Hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự Việt Nam. .. luật hình sự và thực tiễn xét 12 xử các loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó đưa ra giải pháp hoàn thiện pháp luật và những giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của Bộ luật hình sự năm 1999 về các tội này 3.2 Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu của luận văn tập trung vào các dấu hiệu pháp lý đặc trưng và thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm tại Hòa Bình từ năm 2008 đến... pháp quy n Việt Nam, mại dâm đã được Chính phủ cách mạng lâm thời quy định là tội phạm và phải chịu hình phạt trong Sắc luật số 03-SL/76 ngày 15 tháng 3 năm 1976 Trải qua từng giai đoạn phát triển của đất nước, tội phạm về mại dâm tiếp tục được ghi nhận trong Bộ luật hình sự đầu tiên năm 1985 tại Điều 202, tội chứa mại dâm, tội môi giới mại dâm Các tội phạm về mại dâm gồm các Điều 254 tội chứa mại dâm, ... mức xử lý cụ thể trong chương XIX (Các tội xâm phạm đến an toàn công cộng, trật tự công cộng; Điều 254: Tội chứa mại dâm; Điều 255: Tội môi giới mại dâm; Điều 256: Tội mua dâm người chưa thành niên) 1.3 CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỘT SỐ NƯỚC TRÊN THẾ GIỚI 1.3.1 Pháp luật Nhật Bản Bộ luật hình sự của Nhật Bản gồm 39 chương 263 điều, tại chương XXI quy định tội các tội dâm ô, hiếp dâm, ... hình sự Việt Nam về các tội phạm mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 15 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÁC TỘI PHẠM MẠI DÂM 1.1 KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA CỦA VIỆC QUY ĐỊNH CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM 1.1.1 Khái niệm tội phạm về mại dâm Mại dâm là hiện tượng tiêu cực gây ra ảnh hưởng xấu cho xã hội, làm suy đồi đạo đức, lối sống, thuần phong, mỹ tục của dân tộc Không những thế một số hành vi mại dâm còn gây ảnh... Luận văn nghiên cứu một cách tương đối có hệ thống về những vấn đề pháp lý cơ bản các tội phạm về mại dâm theo luật hình sự Việt Nam như: khái niệm, các dấu hiệu pháp lý, trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội Tổng kết đánh giá thực tiễn xét xử các loại tội này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình từ năm 2008 - 2013 Trên cơ sở đó, luận văn chỉ ra một số vướng mắc, tồn tại trong công tác xử lý, từ đó đề xuất... tội chứa mại dâm, Điều 255 tội môi giới mại dâm, Điều 256 tội mua dâm người chưa thành niên được quy định tại Bộ luật hình sự năm 1999 - thuộc Chương XIX - Chương các tội phạm xâm phạm xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng Do đó, vị trí đó thể hiện nhận thức đúng đắn về ý nghĩa của quy định về các tội phạm này Việc quy định các tội phạm về mại dâm trong Bộ luật hình sự năm 1999 là cơ sở pháp... chính xác và các nguyên nhân cơ bản của thực trạng này; - Đề xuất hướng sửa đổi, bổ sung các tội về mại dâm trong Bộ luật hình sự Việt Nam 1999 hiện hành và đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả áp dụng các quy định của pháp luật về các loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Hòa Bình, qua đó nâng cao hiệu quả bảo vệ trật tự an toàn công cộng nói chung và trật tự công cộng đối với vấn đề mại dâm nói riêng . quy định của Bộ luật hình sự về các tội phạm mại dâm 45 2.2. Thực tiễn xét xử các tội phạm về mại dâm trên địa bàn tỉnh Hòa Bình 46 2.2.1 Một số đặc điểm, tình hình của tỉnh Hòa Bình. KHOA LUẬT NGUYỄN TRƯỜNG AN CÁC TỘI PHẠM VỀ MẠI DÂM THEO QUY ĐỊNH CỦA LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM - THỰC TIỄN XÉT XỬ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH Chuyên ngành : Luật hình sự và. về mại dâm theo quy định của luật hình sự Việt Nam - thực tiễn xét xử trên địa bàn tỉnh Hòa Bình& quot; làm luận văn thạc sĩ luật học của mình. 2. Tình hình nghiên cứu. Nghiên cứu về các tội

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:43

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan