Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên Huế”

114 1.3K 1
Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tàôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên  Huế”

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Văn hóa Việt Nam là bức tranh chung, nhiều màu sắc được vẽ nên bởi những sắc màu văn hóa đặc trưng riêng của mỗi dân tộc trong cộng đồng 54 dân tộc sinh sống trên đất nước ta. Trong bức tranh chung ấy, văn hóa tộc người Tà-ôi chiếm một bộ phận không nhỏ và là một điểm sáng trên đại thể văn hóa các dân tộc Việt Nam. Văn hóa Tà-ôi gắn bó với cuộc sống núi rừng, làng bản, sông suối, cộng đồng tộc người… Nét đặc trưng nổi bật là văn hóa nhà sàn, nghề làm nương rẫy và đặc biệt phải kể đến nghề dệt Zèng - nghề dệt thổ cẩm truyền thống nổi tiếng của phụ nữ Tà-ôi. Nghề dệt thổ cẩm truyền thống được xem là một đặc trưng quý báu của các dân tộc thiểu số Việt Nam nói riêng và người Tà-ôi nói chung. Thổ cẩm có chất liệu bền, màu sắc đa dạng và đặc biệt là có hoa văn độc đáo, thể hiện sắc thái riêng của mỗi dân tộc. Quan niệm về cuộc sống của người dân được biểu hiện rõ nét qua màu sắc, chất liệu và các biểu tượng hoa văn làm nên trang phục. Cũng như nhiều tộc người khác ở khu vực Trường Sơn - Tây Nguyên, nghề dệt Zèng truyền thống của bà con dân tộc Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nổi bật với những đường nét hoa văn đặc sắc, mọi mặt của đời sống văn hóa được tái hiện chân thực và sinh động trên từng thớ vải qua bàn tay khéo léo và tài hoa của phụ nữ Tà-ôi. Các biểu tượng hoa văn và màu sắc được sử dụng trên trang phục của người Tà-ôi không đơn thuần chỉ là những yếu tố làm đẹp mà còn là mối giao cảm giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, là sự biểu hiện lặng lẽ của tín ngưỡng truyền thống. Trong quá trình phát triển lịch sử và sáng tạo văn hóa, người Tà-ôi là một trong không nhiều tộc người thiểu số ở Việt Nam nói riêng và khu vực Đông Nam Á nói chung còn bảo lưu được một cách tương đối nguyên vẹn các 1 yếu tố văn hóa truyền thống có giá trị, trong đó có nghề dệt và hoa văn trên trang phục dệt. Nghề dệt Zèng của người Tà-ôi cùng những giá trị hoa văn đặc sắc đã được công nhận là Di sản văn hóa cấp Quốc gia. Tuy vậy, trước những tác động của toàn cầu hóa, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cuộc sống của đồng bào đang đổi thay, nhiều giá trị văn hóa truyền thống dần dần bị mai một và nghề dệt với những biểu tượng hoa văn trên trang phục dệt của người Tà-ôi không nằm ngoài quy luật tự nhiên đó. Yêu cầu đối với việc bảo tồn và phát huy các biểu tượng hoa văn và nghề dệt là một trong những vấn đề cấp thiết để bảo lưu những giá trị văn hoá truyền thống của cộng đồng người Tà-ôi. Những thành tựu nghiên cứu về hoa văn trên các sản phẩm văn hóa của người Tà-ôi nói chung và hoa văn trên trang phục cổ truyền của người Tà-ôi nói riêng hiện nay chưa nhiều. Các công trình đã công bố liên quan đến tộc người Tà-ôi chủ yếu tập trung nghiên cứu một cách khái quát về văn hóa, tín ngưỡng, tập quán… thiếu những công trình nghiên cứu chuyên biệt về biểu tượng hoa văn trên trang phục với các giá trị của nó. Có chăng chỉ là những nét chấm phá miêu tả nghề dệt và các hình ảnh hoa văn với một vài ý nghĩa tượng trưng. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài “Biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế” để nghiên cứu nhằm khắc họa đời sống Tà-ôi thông qua các giá trị biểu tượng hoa văn, đi sâu lý giải các lớp nghĩa của các biểu tượng đó. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ là nguồn cứ liệu cần thiết cho một số ngành khoa học, để từ đó có cái nhìn khách quan, toàn diện về đời sống tộc người Tà-ôi trong lịch sử và trong sự phát triển chung của cộng đồng các dân tộc Việt Nam. 2 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng “Biểu tượng” là một đối tượng được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm nghiên cứu từ rất sớm. Riêng ở Việt Nam, theo nhà nghiên cứu Đinh Hồng Hải thì khoa học xã hội nói chung và khoa học nghiên cứu biểu tượng nói riêng đã du nhập vào nước ta từ hơn 100 năm qua theo hướng tiếp cận hàn lâm của phương Tây. Biểu tượng với nội hàm sâu rộng của nó đã được các nhà khoa tiếp cận dưới nhiều góc độ khác nhau, từ ký hiệu học, triết học, xã hội học, văn học nghệ thuật cho đến văn hoá học, nhân học, dân tộc học… Có thể thấy rằng, vai trò to lớn của biểu tượng trong hoạt động của đời sống con người đã được quan tâm và nghiên cứu một cách sâu sắc với tinh thần hết sức khoa học. Trí tưởng tượng không còn bị xem nhẹ, thậm chí không còn bị đánh giá thấp như trước đây. Nó đã được xác định lại vị trí và được xem là mặt thứ hai của lý trí, chính nó là nhân tố cốt lõi giúp cho con người có những phát hiện tìm ra cái mới. Biểu tượng luôn ở vị trí trung tâm và được coi là đơn vị cơ bản của văn hoá con người. Chuyên ngành đầu tiên trên thế giới đề cập đến các biểu tượng như một chuyên ngành khoa học độc lập là ký hiệu học (semiotics/semiology) vào đầu thế kỷ XX. Có nhiều người có công đóng góp vào sự hình thành của ký hiệu học nhưng tiêu biểu có Charles William Morris cùng với Charles Sander Peirce được cho là người có công lớn nhất. Charles William Morris với “Cơ sở lý luận của ký hiệu” (Foundation of the Theory of Signs, Chiacago, 1938) và Charles Sanders Peirce có “Ngữ pháp suy lý” (Speculative Grammar, Cambridge, 1960)… Tiếp theo đó, dưới giác độ của một nhà nghiên cứu Triết học, E. Cassirer - nhà triết học nổi tiếng người Đức có tác phẩm "Triết học các hình 3 thái biểu tượng". Ông đã có kiến nghị thay thế định nghĩa con người như một "Động vật lý trí" bằng định nghĩa con người như một "Động vật sản xuất ra các hình thái biểu tượng". Năm 1964, C.G.Jung có tác phẩm “Con người và biểu tượng”. C.G Jung cho rằng, biểu tượng tiềm ẩn từ trong cõi vô thức của con người, mà sự sáng tạo ra các biểu tượng lại ở thế giới hữu thức, tức là nó được ra đời ngay trong lòng đời sống xã hội. Biểu tượng có một giá trị về mặt ý nghĩa hết sức lớn lao, là con số vô hạn của những cách biểu đạt khác nhau về khách thể, là con số biểu hiện nhiều mặt của nó. Trong mỹ học, tác phẩm “Mỹ học” của Heghen được coi là tiêu biểu, trong đó biểu tượng được coi là một trong những thành tố quan trọng tạo nên những giá trị thẩm mỹ của các xã hội tiền giai cấp. Hai tác giả Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã cho ra đời công trình “Từ điển biểu tượng văn hoá Thế giới”. Công trình nghiên cứu này đã nêu lên những nét khái quát về thuật ngữ “biểu tượng”, cũng như nguyên nhân ra đời, nội dung và những đặc trưng của biểu tượng. Ở Việt Nam, như đã đề cập ở trên, vấn đề nghiên cứu về biểu tượng cũng đã xuất hiện và phát triển trong một khoảng thời gian khá dài cho đến nay. Nghiên cứu biểu tượng ở nước ta chỉ có một số ít tác giả tập trung tiếp cận ở góc độ lý thuyết, còn chủ yếu được đan xen trong các công trình nghiên cứu về văn hoá dân gian, văn học nghệ thuật, mỹ thuật, tín ngưỡng… Tiếp cận dưới góc độ lý thuyết có tác giả Đoàn Văn Chúc với “Văn hoá học”, Bùi Quang Thắng với “30 thuật ngữ nghiên cứu văn hoá”. Các công trình này có những phần nội dung cụ thể trình bày các vấn đề liên quan trực tiếp đến khái niệm biểu tượng về mặt thuật ngữ cho đến các đặc điểm, chức năng, ý nghĩa. Ngoài ra còn có tác giả Phạm Đức Dương với “Thế giới biểu tượng - tiếp cận từ góc độ văn hoá học”. 4 Đi sâu vào giải mã các biểu tượng có “Nguồn gốc và sự phát triển của biểu tượng, kiến trúc và ngôn ngữ Đông Sơn” của Tạ Đức, “Biểu tượng rồng, văn hoá và những câu chuyện” của Nam Việt. Các công trình này không dừng lại ở việc tiếp cận lý thuyết biểu tượng mà còn áp dụng chúng ở các đối tượng cụ thể. Tiếp cận biểu tượng dưới góc nhìn nhân học tiêu biểu có tác giả Đinh Hồng Hải với các bài viết “Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: Từ ký hiệu học đến nhân học biểu tượng”, “Nghiên cứu văn hóa từ góc nhìn nhân học biểu tượng”. Tác giả này còn có các bài viết nghiên cứu về biểu tượng dưới góc nhìn dân tộc học như “Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa của người Cơ Tu” hay “Âm giới và biểu tượng vũ trụ luận trong tang ma của người Mường”… Với hướng tiếp cận biểu tượng trong văn học, tác giả Trần Lê Bảo có tác phẩm “Giải mã văn học từ mã văn hoá” hay bài viết “Giải mã văn hoá từ tác phẩm văn học”, tác giả Nguyễn Thị Bích Hà với “Giải mã văn học dân gian từ mã văn hoá”… Ngoài các công trình nghiên cứu về biểu tượng kể trên, có thể thấy còn rất nhiều tác giả với những công trình, bài viết nghiên cứu biểu tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau như: Nguyễn Ngọc Mai, Nguyễn Khắc Xương, Mai Văn Hai, Nguyễn Văn Hậu, Trang Thanh Hiền, Vũ Trường Giang, Nguyễn Kim Hoa, Huỳnh Ngọc Trảng, Hoàng Lương… Với mỗi cách phương pháp nghiên cứu và cách tiếp cận khác nhau, các tác giả đã góp phần làm rõ vị trí, vai trò và chức năng của biểu tượng trong đời sống văn hoá dân tộc. 2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên trang phục Nhiều nhà nghiên cứu đã dành cho các biểu tượng hoa văn trên trang phục sự quan tâm đặc biệt. Tác giả Nguyễn Từ Chi (Từ Chi, Trần Từ) - người được xem là nhà dân tộc học bậc thầy đã có công trong việc nghiên cứu về hoa văn trên trang phục các dân tộc. Tiêu biểu có tác phẩm “Hoa văn Mường” xuất bản năm 1978, “Hoa văn các dân tộc Giarai - Bana” năm 5 1986. Hai công trình này đã giúp Từ Chi nhận được giải thưởng Hồ Chí Minh đợt 2 vào năm 2000. Tác giả Ngô Đức Thịnh với nhiều năm say mê nghiên cứu về trang phục dân tộc đã có nhiều bài viết, công trình nghiên cứu đề cập đến hoa văn trên trang phục. Năm 1985, bài viết “Tạo hình và trang trí dân gian trên trang phuc các dân tộc nước ta” được in trên tạp chí Văn hoá dân gian; năm 1991 tác giả có bài “Trang trí trên trang phục nhìn từ góc độ văn hoá dân gian”. Năm 1992, tác phẩm “Hoa văn dân gian Ê Đê” được xuất bản trong đó có những kết quả nghiên cứu về hoa văn trên trang phục của người Ê Đê. Năm 1994, sau một thời gian nghiên cứ, tìm hiểu và thu thập được nhiều tài liệu, tác giả cho ra đời công trình nghiên cứu “Trang phục các dân tộc Việt Nam”. Tác giả đã phác hoạ trang phục dân tộc Việt qua các thời đại lịch sử và trang phục một số nhóm dân tộc ít người như Ê Đê, Mnông, Gia Rai…, nghiên cứu các kỹ thuật tạo hoa văn trên trang phục của một vài dân tộc. Gần đây nhất, năm 2012 là công trình “Trang phục cổ truyền và hoa văn trên vải các dân tộc Việt Nam”. Tác giả Đỗ Thị Hoà cũng là một người có nhiều đóng góp trong công cuộc nghiên cứu về văn hoá dân tộc qua trang phục: tác phẩm “Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Tạng - Miến” xuất bản năm 2004, “Trang phục các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Kađai” năm 2005, “Trang phục các tộc người nhóm ngôn ngữ Môn - KhMer” năm 2008. Gần đây nhất, năm 2012 có công trình “Trang phục các tộc người thiểu số nhóm ngôn ngữ Việt - Mường, Tày - Thái, Kađai”. Các công trình nghiên cứu về trang phục của Đỗ Thị Hoà cũng đề cập nhiều đến các hoa văn trên trang phục với những ý nghĩa biểu trưng của chúng. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào đi sâu nghiên cứu về biểu tượng các hoa văn trên trang phục. Các hoa văn chủ yếu được 6 miêu tả về cách thức tạo thành, về bố cục, màu sắc và về lớp nghĩa cơ bản mà nó thể hiện. Những lớp nghĩa sâu xa của các biểu tượng hoa văn vẫn chưa được quan tâm nghiên cứu nhiều. 2.3. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi Nghề dệt và hoa văn trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi ở Thừa Thiên - Huế cũng là đề tài thu hút sự quan tâm của không ít nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Có thể kể đến một vài tác phẩm và bài viết của các tác giả tiêu biểu sau: Năm 1997, khoá luận tốt nghiệp Đại học Khoa học Huế với đề tài “Nghề dệt Dzèng dân tộc Tà-ôi huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế” của tác giả Nguyễn Khoa Bình đã miêu tả chân thực, khái quát về nghề dệt của người Tà-ôi và các giá trị tiêu biểu về hoa văn trên trang phục dệt. Tác giả đã cẩn thận ghi chép và vẽ lại các họa tiết hoa văn. Đây có thể được coi là công trình nghiên cứu đầu tiên chú trọng vào việc nghiên cứu các hoa văn trên trang phục của người Tà-ôi. Năm 2000, tác giả Nguyễn Phước Bảo Đàn với bài viết “Trang trí A rắc trên Dèng của người Tà-ôi”, trong Tập nghiên cứu Văn hoá Dân gian Thừa Thiên - Huế. Bài viết đi sâu vào đặc tả việc trang trí các hạt cườm trên Dzèng và hệ thống các hoa văn trang trí. Bài viết này cũng được in lại trong tác phẩm “Tiếp cận văn hóa nghệ thuật miền Trung” vào năm 2004. Tác giả này còn có bài viết “Du lịch A Lưới: Những hấp lực từ sản phẩm dệt Dzèng”, báo cáo trong hội nghị “Phát triển du lịch tuyến Huế - A Lưới”. Bài viết nhìn nhận, đánh giá về giá trị của sản phẩm dệt Zèng trong việc phát triển du lịch. Tác giả Nguyễn Thị Sửu, một người con Tà-ôi của vùng đất A Lưới đã có nhiều đóng góp thiết thực trong việc nghiên cứu, tìm hiểu về các giá trị văn hóa của người Tà-ôi, trong đó có những nghiên cứu về trang phục và hoa văn trên trang phục. Bài viết “Đôi nét về hoa văn trên trang phục Ta-ôi”, trong 7 Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, số 8 xuất bản năm 2001 đã miêu tả một số hoa văn trên trang phục Tà-ôi và lý giải sơ lược ý nghĩa của các hoa văn đó. Năm 2003, Nguyễn Thị Sửu cùng Trần Hoàng cho ra đời tác phẩm “Góp phần tìm hiểu Văn hoá dân gian dân tộc Tà-ôih A Lưới, Thừa Thiên - Huế”. Công trình này của hai tác giả đã dành một phần lớn nội dung để nghiên cứu về những nét hoa văn đặc sắc trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi. Đặc biệt phải kể đến các nghiên cứu của tác giả Trần Nguyễn Khánh Phong như: “Bước đầu khảo sát phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục của người Tà-ôi” trong Tạp chí nghiên cứu và Phát triển, Huế năm 2004, bài viết “Phức hệ hoa văn trang trí trên trang phục Tà-ôi” trong Tạp chí Văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, tác giả này còn có bài viết “Các kiểu thức trang trí của người Tà-ôi” in trên Tạp chí Huế xưa & nay (số 85). Những bài viết này đóng góp thêm những phát hiện mới trong việc nghiên cứu hệ thống các hoa văn trang trí trên sản phẩm Zèng. Ngoài ra, thời gian gần đây trên các trang báo điện tử cũng có rất nhiều bài viết nghiên cứu về hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi cũng như nghề dệt của tộc người này. Có thể thấy rằng, hoa văn trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi đã được nhìn nhận từ nhiều khía cạnh, từ những khía cạnh nhỏ cho đến những vấn đề tổng quát. Mỗi công trình, mỗi tác phẩm đều đem đến cho độc giả những hình dung khái quát về nghề dệt Zèng với các hệ hoa văn đặc sắc trên Zèng của người Tà-ôi. Tuy nhiên, việc nghiên cứu tìm hiểu một cách cụ thể về các biểu tượng hoa văn thì chưa có tác giả nào đi sâu nghiên cứu. Vì vậy, kế thừa những kết quả của những nhà nghiên cứu đi trước cùng với quá trình tìm hiểu thâm nhập thực tế, tôi hy vọng đề tài sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc bảo tồn những giá trị văn hóa tiêu biểu của tộc người Tà- ôi. 8 3. Mục đích nghiên cứu Đề tài này được thực hiện nhằm cung cấp cái nhìn có hệ thống hơn về những biểu tượng hoa văn đặc sắc trên Zèng - sản phẩm dệt thủ công truyền thống của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Mặt khác, xác định thực trạng tồn tại và phát triển của những biểu tượng hoa văn trên trang phục Zèng để từ đó có những định hướng cho việc bảo tồn giá trị văn hóa của những hình tượng hoa văn. Từ đó, đưa ra những giải pháp thiết thực, cụ thể nhằm bảo tồn và phát huy giá trị hoa văn trên sản phẩm Zèng, đó cũng chính là bảo tồn những giá trị văn hóa truyền thống của tộc người Tà-ôi. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Tổng quan những vấn đề lý luận và thực tiễn về môi trường tự nhiên, môi trường nhân văn của tộc người Tà-ôi ở địa bàn huyện A Lưới để lý giải sự ra đời của nghề dệt Zèng và mục đích của việc sáng tạo các biểu tượng hoa văn trên sản phẩm Zèng. Dựa trên những nền tảng lý thuyết về biểu tượng và giải mã biểu tượng, bước đầu giải mã một số biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi. Đánh giá, nhận định giá trị của các biểu tượng hoa văn trên trang phục của người Tà-ôi. Tìm hiểu thực trạng tồn tại và biến đổi của biểu tượng hoa văn trên sản phẩm Zèng của người Tà-ôi thông qua việc đối sánh tấm vải Zèng hiện đại với truyền thống. Giải thích các nguyên nhân dẫn đến những biến đổi đó và đề xuất các giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị biểu tượng hoa văn truyền thống trên Zèng. 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài nghiên cứu về biểu tượng hoa văn trên trang phục của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế nên đối tượng nghiên cứu ở 9 đây chính là nghề dệt truyền thống của dân tộc Tà-ôi. Nhưng chú trọng nhất chính là các họa tiết hoa văn trên trang phục. 5.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi nghiên cứu tập trung ở các thông số về văn hóa tộc người, về nghề dệt, về hoa văn trang trí trên trang phục truyền thống của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. 6. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng nhằm phân tích, tổng hợp các tư liệu, thông tin liên quan đến văn hóa, đến trang phục truyền thống của dân tộc Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế. Từ đó có sự khái quát hóa, mô hình hóa các vấn đề nghiên cứu nhằm đạt được mục tiêu đề ra. - Phương pháp thực địa : trực tiếp đến các làng nghề dệt Zèng truyền thống của người Tà-ôi ở Thừa Thiên - Huế để chụp hình và khảo sát. Đồng thời, trực tiếp đến các ban ngành có liên quan: Phòng Văn hóa và Thông tin huyện A Lưới, Uỷ ban nhân dân huyện A Lưới, phòng thống kê huyện A Lưới để thu thập tài liệu. Những tài liệu, số liệu thu thập được sẽ là căn cứ xác thực cho việc trình bày những quan điểm, luận điểm trong đề tài này. - Phương pháp so sánh: Phương pháp so sánh được xem là phương pháp hết sức có hiệu quả trong nghiên cứu văn hóa. Trong luận văn này, phương pháp so sánh sẽ làm nổi bật những đặc tính riêng có của hoa văn trên trang phục Tà-ôi. Từ đó có cái nhìn rõ nét hơn về bản sắc văn hóa của tộc người. - Phương pháp liên ngành: Bên cạnh phương pháp so sánh, phương pháp liên ngành cũng là một phương pháp đòi hỏi cao trong nghiên cứu. Trong đề tài này, tác giả sẽ áp dụng nhiều góc nhìn, tri thức của nhiều lĩnh vực khác nhau từ kinh tế, văn hóa, xã hội… để nghiên cứu nhìn nhận một vấn 10 [...]... trị hoa văn ở nhiều kh a cạnh khác nhau 7 Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục và tài liệu tham khảo, đề tài gồm có 3 chương: Chương 1: Biểu tượng hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên - Huế từ cội nguồn đ a văn h a Chương 2: Bước đầu giải mã một số biểu tượng hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi Chương 3: Bảo tồn, phát huy giá trị các biểu tượng hoa văn. .. nguồn sản sinh ra nó Trong chương này, chúng tôi tìm hiểu về cội nguồn đ a văn h a c a đ a bàn được nghiên cứu tức là điều kiện đ a lý tự nhiên c a huyện miền núi A Lưới (tỉnh Th a Thiên - Huế) và các đặc điểm c a tộc người Tà-ôi ở huyện A Lưới Đó chính là những căn cứ để giải thích sự ra đời c a nghề dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi Bởi, biểu tượng hoa văn trên Zèng chính là... tượng hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi hiện nay 11 NỘI DUNG Chương 1 BIỂU TƯỢNG HOA VĂN TRÊN ZÈNG C A NGƯỜI TÀ-ÔI Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH TH A THIÊN HUẾ TỪ CỘI NGUỒN Đ A VĂN H A Văn h a và môi trường tự nhiên, nhân văn có mối quan hệ hết sức mật thiết với nhau Vì thế, nghiên cứu về bất cứ một hiện tượng, một lĩnh vực văn h a nào cũng phải đặt nó trong điều kiện môi trường tự nhiên, nhân văn để tìm hiểu... dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi ở huyện A Lưới tỉnh Th a Thiên - Huế 1.2.1 Vai trò c a trang phục trong đời sống người Tà-ôi Đối với các tộc người Việt Nam nói chung và người Tà-ôi nói riêng, trang phục là loại hình văn hoá mang nhiều giá trị, ẩn ch a lượng thông tin lớn về đời sống tộc người Nó chính là sự tổng hoà mối quan hệ gi a con người với tự nhiên, gi a con người. .. quan niệm thẩm mỹ, là sự ứng xử với tự nhiên và xã hội c a đồng bào Tà-ôi 1.1 Môi trường hình thành nghề dệt Zèng c a người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Th a Thiên - Huế 1.1.1 Môi trường tự nhiên 1.1.1.1 Vị trí đ a lý T a lưng vào dãy Trường Sơn hùng vĩ, giáp hai tỉnh Salavan và SêKông c a nước bạn Lào, A Lưới là huyện miền núi nằm án ngữ tuyến biên giới ph a Tây tỉnh Th a Thiên - Huế Về vị trí đ a lý,... có, sang trọng c a làng là căn cứ trên số lượng trang phục được may bằng Zèng Cùng với bề dày lịch sử và diễn trình cư trú, kỹ thuật dệt đã tạo nên những mô típ đặc trưng qua đôi tay c a người phụ nữ Độ săn bền c a sợi, kỹ thuật dệt hay trí tưởng tượng phong phú c a tộc người này thể hiện trên những biểu tượng hoa văn trang trí, có thể xem là kết tinh kinh nghiệm c a rất nhiều thế hệ Sản phẩm Zèng. .. đây Những tấm Zèng đã “ băng suối, vượt đèo” về với miền xuôi tham gia vào các lễ hội lớn như Festival làng nghề truyền thống, Festival Huế… Zèng giờ đây không chỉ là biểu tượng văn h a c a người dân Tà-ôi mà còn là sản phẩm du lịch đầy hấp dẫn đối với du khách 1.2.2 Quá trình hình thành các biểu tượng hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi 1.2.2.1 Mục đích sáng tạo các biểu tượng hoa văn trên Zèng Nghệ thuật... đều hiện lên sinh động trên từng thớ vải qua bàn tay tài hoa c a các thiếu nữ Tà-ôi Đối với phụ nữ Tà-ôi, biểu tượng hoa văn trên trang phục chính là công cụ hữu hiệu nhất để thể hiện sự cảm nhận về cuộc sống Phụ nữ Tà-ôi qua các thế hệ phải thuộc lòng các biểu tượng hoa văn trên trang phục Bây giờ, có thể họ không còn biết đến ý ngh a khởi thuỷ c a từng biểu tượng n a nhưng ngay từ khi còn bé họ đã... khoắn, chắc chắn như chính con người nơi đây thông qua các hoa văn trên trang phục c a họ Về cách thức tạo hoa văn: Khi cài hoa văn, tuỳ theo màu sắc và số lượng sợi màu khi lên khung mà cho ra các loại hoa văn khác nhau Vì vậy, muốn tạo hoa văn chủ yếu d a vào sợi lên khung (sợi dọc) còn khi dệt (kéo sợi ngang) thì kỹ thuật chủ yếu như nhau, trừ một số loại hoa văn đặc biệt Người Tà-ôi thường bố trí các... thượng du Th a Thiên - Huế 1.2.2.2 Nguyên liệu và cách thức tạo nên các biểu tượng hoa văn * Nguyên liệu tạo nên các biểu tượng hoa văn Nguyên liệu cần để tạo nên biểu tượng hoa văn trên Zèng truyền thống gồm có sợi vải (sợi thô màu trắng và sợi đã nhuộm màu) và hạt cườm Người phụ nữ Tà-ôi x a tiến hành chuẩn bị nguyên liệu để dệt và tạo nên các biểu tượng hoa văn như sau: Thứ nhất, để có sợi vải, người . các biểu tượng hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi hiện nay 11 NỘI DUNG Chương 1 BIỂU TƯỢNG HOA VĂN TRÊN ZÈNG C A NGƯỜI TÀ-ÔI Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH TH A THIÊN HUẾ TỪ CỘI NGUỒN Đ A VĂN H A Văn h a. biểu tượng hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi. Đánh giá, nhận định giá trị c a các biểu tượng hoa văn trên trang phục c a người Tà-ôi. Tìm hiểu thực trạng tồn tại và biến đổi c a biểu tượng hoa. điểm c a tộc người Tà-ôi ở huyện A Lưới. Đó chính là những căn cứ để giải thích sự ra đời c a nghề dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng c a người Tà-ôi. Bởi, biểu tượng hoa văn trên Zèng

Ngày đăng: 16/07/2015, 00:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề

      • 2.1. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng

      • 2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên trang phục

      • 2.3. Lịch sử nghiên cứu biểu tượng hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi

      • 3. Mục đích nghiên cứu

      • 4. Nhiệm vụ nghiên cứu

      • 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

        • 5.1. Đối tượng nghiên cứu

        • 5.2. Phạm vi nghiên cứu

        • 6. Phương pháp nghiên cứu

        • 7. Cấu trúc đề tài

        • NỘI DUNG

        • Chương 1

        • BIỂU TƯỢNG HOA VĂN TRÊN ZÈNG CỦA NGƯỜI TÀ-ÔI

        • Ở HUYỆN A LƯỚI, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ

        • TỪ CỘI NGUỒN ĐỊA VĂN HÓA

          • 1.1. Môi trường hình thành nghề dệt Zèng của người Tà-ôi ở huyện A Lưới, tỉnh Thừa Thiên - Huế

            • 1.1.1. Môi trường tự nhiên

              • 1.1.1.1. Vị trí địa lý

              • 1.1.1.2. Tài nguyên thiên nhiên

              • 1.1.2. Môi trường nhân văn

                • 1.1.2.1. Người Tà-ôi

                • 1.1.2.2. Đặc điểm kinh tế

                • 1.1.2.3. Đặc điểm văn hóa, xã hội

                • 1.2. Nghề dệt Zèng và những sáng tạo hoa văn trên Zèng của người Tà-ôi ở huyện A Lưới tỉnh Thừa Thiên - Huế

                  • 1.2.1. Vai trò của trang phục trong đời sống người Tà-ôi

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan