Nghiên cứu tâm lí tuổi teen, cách chào hỏi cho teen và biện pháp tiếp cận teen cho các bậc phụ huynh và thầy, cô giáo

15 460 0
Nghiên cứu tâm lí tuổi teen, cách chào hỏi cho teen và biện pháp tiếp cận teen cho các bậc phụ huynh và thầy, cô giáo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SỞ GD&ĐT HUYỆN QUỐC OAI TRƯỜNG THCS SÀI SƠN ……&…… CUỘC THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TÊN TÌNH HUỐNG: Nghiên cứu tâm lí tuổi teen, cách chào hỏi cho teen và biện pháp tiếp cận teen cho các bậc phụ huynh và thầy, cô giáo Trường THCS Sài Sơn: Địa chỉ: Xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, Hà Nội. Điện thoại: 0924040769 Email: c2saison-qo@hanoiedu.vn Môn học chính: Ngữ văn Các môn học tích hợp: sinh học, GDCD. NHÓM TÁC GIẢ 1. Trần Văn Vũ Lớp 9A - Trường THCS Sài Sơn Ngày sinh: 17/3/2000 2. Lê Doãn Tuân Lớp 9A - Trường THCS Sài Sơn Ngày sinh: 16/11/2000 Sài Sơn, tháng 1, năm 2015 CUÔC THI: VẬN DỤNG KIẾN THỨC LIÊN MÔN ĐỂ GIẢI QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ 1.Tình huống Trong buổi sinh hoạt của lớp, chúng em mở 1 cuộc thi nói về các vấn đề quan trọng đối với học sinh mà các phụ huynh học sinh và thầy, cô cần tìm hiểu. Nhóm chúng em bàn về vấn đề tâm lý tuổi teen và giải pháp tiếp cận cho các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. 2. Mục tiêu Vận dụng kiến thức liên môn để giải thích sự thay đổi tâm lý của teen và đưa ra biện pháp giải quyết. 3.Tổng quan về các nghiên cứu liên quan đến việc giải quyết tình huống + Sự thay đổi của tuổi teen +Các căn bệnh tuổi teen +Bí quyết chào hỏi cho tuổi teen đối với mọi người xung quanh +Biện pháp tiếp cận và giải quyết cho các bậc phụ huynh 4. Giải pháp giải quyết tình huống -Vận dụng các kiến thức liên môn: + Ngữ văn: Sử dụng từ ngữ, phương thức biểu đạt cho phù hợp để viết thành bài văn nghị luận về tâm lí tuổi teen. +Giáo dục công dân: Đưa ra các biện pháp để tiếp cận teen và bí quyết chào hỏi mọi người xung quanh cho teen +Sinh học: Hiểu biết được sự thay đổi tâm lí của teen theo độ tuổi và hiểu biết được các căn bệnh mà teen mắc phải. 5. Thuyết minh tiến trình giải quyết tình huống Mỗi người đều phải đối mặt với rất nhiều vấn đề trong quá trình trưởng thành, đặc biệt là những bạn trong độ tuổi dậy thì. Rất nhiều bạn thường thắc mắc rằng: Một người bạn như thế nào mới được coi là người bạn chân thành? Làm thế nào để có thể hòa nhập vào tập thể khi bước vào một môi trường mới? Các biểu hiện của stress là gì, làm sao để vượt qua stress? Trong giai đoạn này, các cô bé, cậu bé tuổi dậy thì thường có sự thay đổi rất lớn về sức khỏe, tâm lý và tư tưởng. Họ bắt đầu có những băn khoăn về những vấn đề bắt gặp trong quá trình trưởng thành, bắt đầu biết đối mặt với những áp lực trưởng thành. Trong giai đoạn này, stress, nghi hoặc, băn khoăn là điều khó tránh khỏi. Nguy cơ teen bị stress Sự khác biệt “cái tôi” của teen ở tuổi vị thành niên.Một quan điểm về sự khác biệt tâm lý của các lứa tuổi trong giai đoạn vị thành niên. + Tuổi thứ 10: Đây là một giai đoạn cân bằng của sự phát triển. Teen lúc này có khả năng chấp nhận hiểu biết nhất định về cuộc sống. Teen rất tự hào về gia đình, nhận rõ sự quyền uy và phân định quyền uy trong gia đình cũng như trong lớp học, có sự tự tin về bản thân trong khi vẫn vâng lời người lớn. Tuy nhiên, sự khác biệt rõ rệt của lứa tuổi này là sự phân biệt giới tính rất rõ. Những bạn trai sẽ xếp mình vào “những người không thích chơi với bạn gái” và những bạn gái ở lứa tuổi này sẽ xếp mình vào “những người không thích chơi với bạn trai”. Teen quan trọng hóa về sự công bằng và đối xử công bằng của những người giáo viên trên lớp. + Tuổi thứ 11: Lứa tuổi này là bước đầu tiên trong phát triển và trường thành của teen. Teen trở nên nhiệt tình hơn, quá trình hưng phấn có phần mạnh hơn quá trình ức chế, teen bắt đầu thích tranh luận, tranh cãi với những anh chị em trong gia đình. Đặc biệt, teen đã có những biểu hiện của sự chống đối và thích làm trái lời cha mẹ. + Tuổi thứ 12: Teen có tính hợp tác hơn, hay giúp đỡ người khác và có tính xã hội hóa cao, dễ tiếp xúc. Teen muốn được nhìn nhận như một người lớn, cố gắng khẳng định tính độc lập tương đối của bản thân mình. Đây là giai đoạn tạo nên những đặc điểm, những nhân cách tích cực của teen như tính hợp tác, biết chấp nhận, biết khoan dung, và khiếu hài hước. Xúc cảm với bạn khác giới đã phát triển, teen đã để ý những trò chơi hay những tranh vẽ có nam nữ nắm tay hay ôm hôn nhau. + Tuổi thứ 13: Teen phát triển khả năng tự phê phán và tự nhận thức. Teen không hướng ra những quan hệ bên ngoài mà hướng vào những thay đổi bên trong. Có thể coi lứa tuổi này là lứa tuổi của quá trình nội tâm hóa. Đôi khi teen có biểu hiện của sự lo lắng, khá nhạy cảm về sự thay đổi về xúc cảm và tâm trạng của người khác, teen thích quan sát, bình phẩm phê phán. Sự thay đổi về hình thức của teen dễ nhận biết như: chân tay dài ra, lông ở chỗ kín bắt đầu xuất hiện, giọng nói thay đổi…. + Tuổi thứ 14: Teen cảm thấy mình có sức mạnh hơn, nhiều năng lượng hơn và có mối quan hệ rộng hơn. Teen vừa có sự nhận thức về khái niệm “ cái tôi” vừa mong muốn học hỏi và tiếp thu những điều tốt đẹp. Teen rất thích dùng từ: cá nhân, nhân cách, bình phẩm về những người khác, rất thích bình luận về mọi vấn đề và đầu hướng tới những hình mẫu lý tưởng như những anh hùng, những ca sỹ, diễn viên. Khi xem tranh đọc truyện xem phim… nếu teen thích một hình mẫu lý tưởng, teen có thể vừa tưởng tượng trong đầu và thốt ra rằng: “Đó là mình, mình sau này sẽ trở thành người như vậy”. + Tuổi thứ 15: Teen nhấn mạnh đến sự khác biệt cá nhân, nhấn mạnh đến sự độc lập và khác biệt. Một số teen ở giai đoạn này đã nghĩ đến sự độc lập bản thân, muốn thoát khỏi sự kiểm soát của cha mẹ, mong có nhiều khả năng tự lựa chọn. Teen bắt đầu tự đánh giá lại chính bản thân mình, có khả năng tự nhận thức cao và cũng dễ bị tổn thương, dễ có những hành vi chống đối lại với cha mẹ hoặc thầy cô giáo. Sự phát triển nhanh của cơ thể cùng với sự chưa chín chắn về suy nghĩ sẽ làm cho hình ảnh cái tôi của teen bị ảnh hưởng, trong bản thân dễ diễn ra những xung đột, những mâu thuẫn khó giải tỏa. Đối với nhiều em, do sự bất cân xứng giữa cái tôi bên ngoài (những thay đổi hình dáng, về cơ quan sinh dục ) và cái tôi bên trong ( những cách thức ứng xử, những hiểu biết về chính cơ thể mình và người khác…) làm cho teen có cảm giác tò mò và bất lực về bản thân. Có thể coi tuổi 15 là tuổi dễ khủng hoảng và dễ có những hành vi lệch lạc nhất, nêu thiếu sự can thiệp kịp thời của cha mẹ và những người có trách nhiệm. + Tuổi thứ 16: Giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên. Sự độc lập khả năng nhận thức, sự xác định rõ vị thế cái tôi trong xã hội là những đặc điểm tiêu biểu trong lứa tuổi này. Cái tôi của vị thành ,niên giai đoạn 16 tuổi đã đạt tới sự cân bằng nhất định, những xúc cảm tình cảm đã được kiểm soát và teen cảm thấy tự tin hơn, có khả năng điều chỉnh hành vi tốt hơn cũng như có cảm giác dễ gần và dễ kết bạn với nhiều người. Teen bắt đầu định hướng tương lai một cách cụ thể hơn. Đối với các bạn gái đã nghĩ đến khả năng làm mẹ và những ý tưởng về người mẹ đã xuất hiện thường xuyên trong đầu các teen. Mối quan hệ khác giới của teen đã có sự cải thiện đáng kể, các bạn trai đã có thể chơi thân với các bạn gái và ngược lại. Dưới đây là 1 số ví dụ minh họa: - Câu chuyện: + Đứa bé đòi bố đi đánh golf: sau đó nói bố về đi, sau khi xin bố 15 USD, người bố buồn rười rượi, thì ra nó chỉ xin tiền thôi… + Cha: khi con 4 tuổi, cha của con làm được tất cả mọi thứ; 6 tuổi: điều gì cha cũng biết con ngưỡng mộ cha nhất; 8 tuổi có vẻ như không phải chuyện gì cha cũng giải thích được; 12 tuổi: chuyện này chắc cha không biết đâu; 15 tuổi: cha tôi ấy à. Ông ấy lạc hậu mất rồi; 21 tuổi: cha tôi cổ hủ lắm, tôi không nghĩ cha có thể giúp được mình trong hoàn cảnh này; 28 tuổi: chà… Hình như cha mình cũng biết một chút về chuyện ấy; 33 tuổi: có lẽ chúng ta nên hỏi ý kiến cha thế nào; 40 tuổi: kiên nhẫn một chút, tốt nhất là ta nên hỏi ý kiến cha trước khi làm điều đó; 50 tuổi: Tôi tự nghĩ cha sẽ nghĩ thế nào về chuyện này. Ắt hẳn ông sẽ có cách giải quyết, cha vốn là người hiểu biết mà; 60 tuổi: cha quả là một người biết hết mọi chuyện; 65 tuổi: giá mà cha có thể ở đây tôi có thể trò chuyện cùng ông. Tôi thật sự rất nhớ ông. -Còn đây tiếp tục là 1 ví dụ: 9 tuổi đã biết có tình cảm với 1 bạn khác giới trong lớp Như vậy chúng ta có thể thấy tâm lý tuổi teen thay đổi theo từng lứa tuổi. Nhưng có thể các bạn vẫn chưa biết rằng: Teen lại có 1 số căn bệnh riêng mà hầu hết teen nào cũng mắc phải như: 1.Thức khuya và ngủ nướng: Giấc ngủ có những biến thái kỳ quặc trong những năm tuổi teen. Nhiều bạn có sức ngồi chơi game đến cả đêm nhưng không tìm ra chút sức sống nào để thoát khỏi giường đúng giờ đi học. Bệnh này là do gì khác ngoài sự lười biếng và thói quen không tốt. Các cuộc nghiên cứu cho rằng sự biến động hormone dậy thì khiến tuổi mới lớn thích ngủ nướng, nhưng cực ghét đi ngủ sớm. Một điều chắc chắn – ngủ là rất cần cho các bạn tuổi dậy thì bởi vì khi ngủ sẽ giải phóng một loại hormone cần thiết cho sự lớn vọt của họ. Tuổi teen cần ngủ nhiều hơn cả trẻ em và người lớn, nhưng thực tế các bạn lại ngủ ít hơn. Giờ giấc: Trí não và cơ thể hoạt động không ăn rơ với nhau suốt cả ngày. Một bộ máy định giờ trong não điều khiển chức năng cơ thể trong suốt 24 giờ. Khi các bạn tuổi teen học bài, các nhà nghiên cứu cho biết họ chỉ sản xuất hormone vào lúc khoảng 1 giờ sáng. Sự trì hoãn sản xuất melatonin này có thể là do thói quen của các bạn. Khi thức khuya họ thường chơi game hay xem tivi. Điều này kích thích bộ não, cộng với ở gần đèn sáng khiến melatonin chậm sản xuất. Mặt khác, hormone dậy thì dâng lên có thể kiềm chế melatonin lại, trong trường hợp này các bạn tuổi teen thức là do cơ thể dậy thì của họ. Hãy cho tuổi teen ngủ nướng: Cho dù thức khuya là do dậy thì hay thói quen thì cũng không có gì khác nhau. Nhiều teen bị thiếu ngủ. Thiếu ngủ dẫn đến buồn rầu ủ rũ, nôn nóng và trầm cảm. Ở Mỹ, một số trường học đã lùi lại giờ lên lớp để cho các bạn teen ngủ nướng. 2. Phá rối thầm lặng: Biểu hiện: Hay nháy máy điện thoại cho người khác vào …nửa đêm (vì không có chuyện gì làm!), phá điện thoại bàn, hay spost những câu vô nghĩa, thậm chí khó hiểu trong blog người khác, ăn cắp vặt, dù giá trị món đồ không lớn. Một bạn có nickname sweedream cho biết: “ Tối nào cũng vậy, không bị bạn bè nháy máy thì cũng từ mấy số điện thoại bàn lạ hoắc, nhiều khi mấy đứa bạn còn nhắn tin nhảm nửa khuya, nào là “ Nhớ em quá, còn thức không ”, “ Chán quá, tỉnh dậy nhắn tin với tao coi”… nên bây giờ cứ tới giờ ngủ là mình khóa mấy điện thoại. Hỏi ý kiến về chuyện spost trên blog, sweedream thẳng thắn: “ Mình bị hoài chứ gì, hồi đó phong trào này ít lắm, giờ lây lan rồi. Nhiều khi bạn nào đó ức chế gì đó, qua blog mình nói cái gì mà mình không hiểu luôn. Mình qua nhắc nhở bạn ấy thì comment lại blog mình là: “ không thích thì xóa đi, mở ra phải để người ta thoải mái chứ. Khó tin quá! 3. Đôi lúc “ khác người” Về vấn đề ăn cắp vặt, đó không đơn thuần là một thoái quen tiêu cực mà còn có thể xuất phát từ một căn bệnh do rối loạn tâm lý. Đôi khi teen lấy những món đồ cực kỳ vô giá trị, chỉ nhằm mục đích gây sự chú ý và thỏa mãn cảm giác phấn khích khi lấy đồ của mọi người. Xỏ bông tai còn đỡ, có teen xỏ mũi xỏ rốn; mặc quần trễ mông; nhuộm tóc… muốn khác người không theo trường phái model nào. Một số teeen học cách phun nước miếng giống người hút thuốc. Nói chuyện riêng khi người khác đang trao đổi hoặc đang ngồi nghe bài giảng…thành thói quen xấu. Sau này lớn lên cũng hình thành thói quen này không thể sửa được. Hay như P.K (lớp 12 trường V) có một lần online bỗng dưng chửi hết người này đến người khác trong friendlist, dù họ chẳng có lỗi gì với cô bạn! Vì thấy P.K hâm quá nên bạn bè không dám cãi lại, nhưng càng thấy họ im lặng, K càng chửi họ tắt bếp. Bạn bè chịu không nổi nên… tắt nick luôn. Lần nọ, M.B ( lớp 10 trường B) tung tăng tà áo dài mà chẳng mang theo quyển tập, cây bút nào cả. Bạn bè há hốc thì cô thản nhiên: Thi xong rồi mà, vậy cho nó thoải mái chứ! Hậu quả là trong suốt ngày hôm đó, B hết quay sang người này mượn giấy nháp đến nhờ người kia viết dùm vì….không mang bút. Thật không hiểu nổi! 4. Tự cho rằng mình là “con bệnh” “ Ê dạo này tao bệnh lắm nha. Làm ơn trách xa tao đi không thì tao khùng lên ráng chịu” “Đang tự kỷ=))” “Mới trốn viện ra thông cảm nha các bác” “Thất tình đổ bệnh…” Những status này được teen treo khá thường xuyên. Đôi khi họ không muốn “ bình thường như bao người” mà tự nhận mình là “ bệnh nhân hết thuốc chữa” để bạn bè lắc đầu ngán ngẫm: “ Nó bệnh mà thông cảm đi” 5. Thích làm phức tạp một vấn đề đơn giản” Đôi khi teen thường bực bội vì những chuyện “bé như hột é”. Nhắn tin mà bạn bè không trả lời => nghĩ là bị họ bỏ rơi => suy sụp, chán nản. Viết blog mà chưa ai vào comment => nghĩ là mình lạc lõng => buồn chán => đóng blog. Đưa link một bài hát cho bạn bè nghe => bị chê là dở =>bực bội => tắt nicks. Tất tần tật nhưng vấn đề đơn giản đều được những teen có trí tưởng tượng phong phú thổi phồng qua mức cần thiết, để rồi họ quay về lại căn bệnh thứ 3: Tự cho rằng mình không bình thường. 6. Sợ yêu Cha mẹ hôn một cái là mắc cỡ… Teen dạo này rất sợ yêu. Một bạn có tên là: M.L (17 tuổi) cho biết: “ Bạn bè lâu ngày hỏi thăm tim phổi của nhau, tụi này cứ nhăn nhó” “Mày làm ơn đừng nhắc được không, nản lắm rồi, giờ ai tao không thèm, chỉ lo học thôi”. Nghe tụi nó nói vậy, cứ tưởng rằng làm như tụi nó “ dày dạn kinh nghiệm” lắm không bằng! 7. Giờ giấc Ngủ nướng do nhu cầu sinh học nhưng việc hoạch định giờ giấc cho chính mình là kém. Tạo thành thói quen trễ giờ ỷ lại… 8. Ngón tay cái Dùng điện thoại di động, nhắn tin liên tục, dù bạn bè học sát vách hoặc bạn gần nhà. Đang học giữa giờ, nhắn tin: “ ra chơi đi xuống căn tin uống nước nhá”– mặc dù ra chơi gặp nhau nhưng mà cũng nhắn tin; chơi game trong máy vi tính; hoặc lâu lâu nhắn cho bố mẹ: con buồn “Chán quá à! Con không muốn sống nữa”. Bố mẹ hoảng hốt hỏi ra mới biết một người bạn trong nhóm nghỉ chơi, chỉ có vậy thôi. 9. Đua đòi Chạy theo mốt mới nhất là khi trào lưu Hàn Quốc xâm lấn các giờ chiếu phim trên kênh truyền hình. Từ cách mặc, đến tóc tai và nhất là acessori, thật quái lạ, nam mặc đồ giống nữ ngược lại nữ thì nam tính nhiều hơn. Ngoài ra còn có 1 số căn bện khác mà teen cũng thường hay mắc phải như: nghiện game, ăn cắp vặt,… Thậm chí có những căn bênh về tâm lí ở tuổi teen mà chính cả bác sĩ tâm lí cũng phải bó tay không thể chữa nổi. Ngay cả chuyên gia tâm lý cũng bó tay Từ xưa cha ông ta đã dạy rằng: “ Lời nói chẳng mật tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau” Lúc khoảng 6-7 tuổi là lúc chúng ta vẫn rất ngây thơ và trong sáng. Nhưng lúc bắt đầu tuổi vị thành niên tâm sinh lí thay đổi dẫn đến những lời nói, giao tiếp, ứng xử cũng thay đổi. Báo chí và rất nhiều học giả nhà giáo dục kêu lên nạn không biết sử dụng ngôn từ của teen đối với xã hội, nhà trường và gia đình. Hình như các cách chào hỏi không được dạy và teen cũng không quan tâm. Nhưng thực tế, điều này đem lại phần thành công rất lớn cho teen. Nhất là việc tạo thiện cảm cho người mới tiếp xúc lần đầu. Hàng ngày em gặp nhiều đối tượng tại trung tâm này, có một nhóm trẻ lang thang, lúc nào cũng chửi thề, dùng động từ, tính từ mạnh. Em đã gọi các bạn lại và dặn dò. Và rất ngạc nhiên, khi gặp các thầy cô giáo và người lớn tuổi thì tất cả đều chào một cách lễ phép. Có phải chúng ta không tạo nên thói quen cho chính chúng ta hay không? Có bạn nào gặp người khác, người lạ mà nhìn trơ trơ không? Có bạn nào nói với người lớn mà mày tao không? Bạn nào mỉm cười hay gật đầu một bài giảng, một lời nói hay mà mình đồng tình. Bạn nào hay ôm lấy bạn bè khi thể hiện sự quý mếm trân trọng hoặc lâu ngày chưa gặp. Sau đây là 1 số cách chào hỏi mọi người xung quanh cho teen để teen trở thành 1 teen có văn hóa: 1. Hãy đứng lên và cúi chào khi bạn gặp gỡ một ai đó: Tạo nên một thói quen đứng dậy cho chính mình khi chào hỏi ai đó là bài học đầu tiên khi teen biết nhận thức. Nhiều người lớn nhất là cấp trên khi bắt tay hay chào hỏi thường ngồi gật đầu để chào – đó không phải là phép lịch sự tối thiểu. 2. Xưng hô lễ phép trong giao tiếp Người Việt Nam có thói quen xưng hô thứ hạng trong gia đình để tạo sự gần gũi và thân mật. Ví dụ: anh Tư, anh Năm, chị Ba, chị Tư (nhất là người miền Nam) nhưng điều này chỉ sử dụng trong tình thương thân quen. Nên gọi các đối tác là anh, chị và xưng hô trong giao dịch, quan hệ. Nhất là khi đi làm, cơ quan có nhiều thế hệ nên hạn chế xưng con gọi cô, chú… vì điều này ảnh hưởng đến một phần không khí làm việc gia đình, khó xử lý công việc mang tính tổ chức. 3. Hãy mỉm cười và cười thật tươi thật giòn dã khi bạn biểu lộ sự hài lòng Sự biểu lộ trên gương mặt còn có ý nghĩa hơn lời nói rất nhiều. Hãy nhìn khách hàng và đối tác như thể là bạn rất vui mừng được gặp gỡ họ mà không chú ý đến những gì diễn ra trong đầu óc và suy nghĩ của bạn. Người Trung Quốc có câu: “ Nếu bạn không biết cười, thì đừng bao giờ kinh doanh” , hãy luôn đặt nụ cười trên môi khi gặp gỡ và trò chuyện với khách hàng và đối tác. Chú ý không được cười hoặc nói chuyện riêng khi đối tác, thầy cô hoặc bạn bè đang trao đổi vấn đề gì liên quan đến đời mình hoặc người xung quanh. Nụ cười đó làm bạn trở nên mất lịch sự. Tập cười – nghe vậy nhưng rất khó. Không có gì ép buộc cả ngoại trừ khi tập huấn luyện cho teen, và động viên các teen. 4. Hãy thể hiện sự giao tiếp bằng ánh mắt Thường mình chinh phục người khác trong 7 giây đầu tiên. Nhất định là sự giao tiếp bằng mắt. Phải tập nhìn trực diện vào mắt người đối diện, như muốn nói với họ rằng bạn tập trung sự chú ý và quan tâm đến những gì họ nói. Nếu bạn nhìn sang hướng khác hay nhìn chằm chằm vào một nơi nào khác, bạn sẽ khiến họ nghĩ bạn đang mong chờ sự có mặt của một ai đó và như muốn nhanh chấm dứt cuộc gặp gỡ này. Đối với những người không tự tin trong giao tiếp hãy tập từ từ với những người thân bài tập sau đây: Bắt đầu nhìn vào mắt người thân của [...]... tượng mẫu, khơi gợi sự hy sinh và chia sẻ Tóm lại tâm lí teen như 1 bài toán khó đặt ra với các phụ huynh và thầy cô giáo Vì vậy mọi phụ huynh hãy tìm hiểu tâm lí con mình khi đang ở tuổi vị thành niên để cùng thu ngắn khoảng cách giữa các phụ huynh, thầy cô giáo với các teen nhé! 6 Ý nghĩa của việc giải quyết tình huống Tâm lý teen là 1 vấn đề rắc rối và phức tạp Nếu phụ huynh không hiểu đúng nó thì... nhạy cảm Vì vậy các bậc phụ huynh phải có biện pháp tiếp cận và giải quyết vấn đề này Sau đây là 1 số biện pháp giải quyết tiêu biểu cho các bậc phụ huynh tham khảo: 1 Nói chuyện tế nhị với tuổi teen: Trái với cố gắng giáo dục con về giới tính, tình dục, ngày nay nhiều bậc phụ huynh lại “ tránh né” vấn đề Thực tế, cung cấp kiến thức cần thiết là cách định hướng cho teen bước vào đời không gặp phải những... với các hình thức nghi lễ và ngoại giáo chú ý đến các cụm từ: Rất hân hạnh, rất vui, rất hãnh diện… 6 Hãy ghi nhớ tên đối tác ngay lần gặp đầu tiên và lắng nghe họ nói Thật vậy, tâm lý teen ngày càng phức tạp và rắc rối Bố mẹ, thầy cô giáo có thể sẽ không hiểu đúng tâm lý teen Vậy họ phải làm gì để chinh phục và tiếp cận teen đúng cách? Trong tuổi vị thành niên, tâm lí teen rất nhạy cảm Vì vậy các bậc. .. phim Đừng đốt được teen yêu thích nhưng việc mua vé hoặc chưa chiếu đại trà cũng hạn chế số xem, khả năng tuyên truyền chưa cao 3 Dance hiện đại 70% teen nhảy hiện đại, Các động tác phức tạp, kỹ thuật cao càng lôi cuốn Nhưng tâm lý và sức ỳ của teen Ngoài ra còn 1 số phương pháp tiếp cận teen cho các phụ huynh và các thầy cô giáo khác như: giao lưu, sự chinh phục thử thách, mới lạ và hấp dẫn, hình tượng... đổi khiến teen sẽ rất dễ trở nên căng thẳng Bạn hãy chia xẻ và nói chuyện với các ông bố, bà mẹ khác Họ có thể giúp bạn có nhưng lý tưởng để bạn vượt qua thử thách! Còn đây là phương pháp tiếp cận teen cho các bâc phụ huynh: 1 Âm nhạc: Mỹ: với chương trình Arerican idol đang là mốt thịnh hành cho những nội dung muốn đưa đến tuổi teen, chính vì vậy sản phẩm quảng cáo để tiếp cận với tuổi teen ưa chuộng... gián tiếp những cuộc hẹn hò của teen +Tạo ra sự cân bằng giữa chuyện tình cảm và những quy định bắt buộc đối với khi ở nhà +Gần gũi với teen +Có kế hoạch giáo dục teen +Kiểm soát các kênh thông tin mà teen tiếp cận như báo chí, đài, tivi +Động viên khuyến khích, định hướng cho teen chơi với bạn tốt, tránh những bạn có suy nghĩ và hành vi không tốt +Truyền đạt cho teen những “ thông điệp” mang tính giáo. .. (bài hit) để giới teen đến với chúng ta Cần có những bài hay của đoàn hoặc trong sinh hoạt để không có khoảng cách giữa teen và người lớn 2 Điện ảnh: Đây là xu thế hiện nay, và Hàn Quốc rất thành công, không chỉ trong nước mà ngay cả với thế giới Những mốt ăn mặc mới, những thông điệp cần teen thực hiện sau 1 bộ phim hay thì gần như các teen đổ xô theo Từ ăn mặc cách nói chuyện cho đến cách hành xử Bộ... áp lực với teen Phụ huynh nên làm gì? Cách tốt nhất để phụ huynh tiếp cận và giúp trẻ tránh ’ rủi ro” là giáo dục giới tính, tình dục cho con Cha mẹ sẽ là người giúp con định hướng lối sống khi bản thân chúng đang bối rối trước nhiều “lựa.chọn” Hãy tâm sự, tư vấn hướng giải quyết các mối quan hệ, các vấn đề con thắc mắc bao gồm cả chuyện tình dục Thực tế cho thất teen gần gũi cha mẹ thường thoải mái... Áp lực và ảnh hưởng: Lối sống và cách suy nghĩ của bạn bè có ảnh hưởng sâu sắc tới trẻ Nghiên cứu chỉ ra rằng cách không có cùng suy nghĩ, hành xử như bạn mình hoặc không cùng tham gia vào những hoạt động chung của cả nhóm Ngoài ra, lựa chọn của teen còn bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khác như bắt chước người lớn, học tập qua sách báo, truyền thông Đây có thể coi là những áp lực với teen Phụ huynh nên... quyết tình huống Tâm lý teen là 1 vấn đề rắc rối và phức tạp Nếu phụ huynh không hiểu đúng nó thì nó có thể đưa họ lấn sâu hơn vào rắc rối Vì vậy hãy tìm hiểu tâm lí con cái trước khi teen chuẩn bị bước vào tuổi vị thành niên để hiểu thêm về tâm lí teen và kịp thời có phương pháp giải quyết . QUYẾT CÁC VẤN ĐỀ THỰC TIỄN DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC CƠ SỞ TÊN TÌNH HUỐNG: Nghiên cứu tâm lí tuổi teen, cách chào hỏi cho teen và biện pháp tiếp cận teen cho các bậc phụ huynh và thầy, cô giáo Trường. sinh mà các phụ huynh học sinh và thầy, cô cần tìm hiểu. Nhóm chúng em bàn về vấn đề tâm lý tuổi teen và giải pháp tiếp cận cho các thầy cô giáo và các bậc phụ huynh. 2. Mục tiêu Vận dụng kiến. thức biểu đạt cho phù hợp để viết thành bài văn nghị luận về tâm lí tuổi teen. +Giáo dục công dân: Đưa ra các biện pháp để tiếp cận teen và bí quyết chào hỏi mọi người xung quanh cho teen +Sinh

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:47

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan