PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

203 677 3
PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KĨ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC CHO SINH VIÊN KHOA TÂM LÍ  GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM  ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Đề tài “Phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo hướng tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng” đã được hoàn thành Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS.Phan Thị Hồng Vinh đã tận tình hướng dẫn tôi suốt thời gian nghiên cứu và hoàn thành luận văn Với tình cảm chân thành, tôi xin cảm ơn các thầy giáo, cô giáo và Hội đồng khoa học khoa Tâm lý - Giáo dục trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã tham gia giảng dạy, tư vấn, giúp đỡ, tạo điều kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu luận văn Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các thầy cô và các em sinh viên khoa Tâm lý - giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng đã giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành nhiệm vụ học tập và nghiên cứu Tôi xin bày tỏ tình cảm sâu sắc tới gia đình và người thân đã ủng hộ, động viên, tạo điều kiện để tôi hoàn thành tốt luận văn này Dù đã có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu để hoàn thành luận văn, song luận văn không thể tránh khỏi những thiếu sót Kính mong các thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp và tất cả những ai quan tâm đến vấn đề nghiên cứu đóng góp ý kiến để luận văn được hoàn thiện hơn Hà Nội, ngày 29 tháng 9 năm 2014 Tác giả Lê Thị Duyên 1 MỤC LỤC 2 NHỮNG CỤM TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN TT 1 2 3 4 5 6 Viết tắt KNS GV SV CBGV TN ĐC Viết đầy đủ Kỹ năng sống Giảng viên Sinh viên Cán bộ giáo viên Thực nghiệm Đối chứng 3 DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 4 MỞ ĐẦU 1/ Lý do chọn đề tài Giáo dục kỹ năng sống có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách người học, giúp các em có thể ứng xử một cách tích cực và giải quyết tốt những yêu cầu thách thức đặt ra trong cuộc sống Tuy nhiên kỹ năng sống vẫn là một nội dung giáo dục mới mẻ trong các chương trình đào tạo ở Việt Nam Mục tiêu giáo dục của Việt Nam đang chuyển từ mục tiêu cung cấp kiến thức là chủ yếu sang hình thành và phát triển những năng lực cần thiết ở người học đáp ứng nhu cầu phát triển và sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Mục tiêu giáo dục Việt Nam thể hiện mục tiêu giáo dục của thế kỷ XXI: Học để biết, học để làm, học để tự khẳng định và học để cùng chung sống (Delor, 1996) Đáp ứng được yêu cầu đó, trong những năm gần đây Bộ giáo dục và Đào tạo đã đưa giáo dục kỹ năng sống vào nhà trường phổ thông dưới hình thức lồng ghép trong các môn học tiềm năng; thông qua hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp và thông qua các hoạt động tư vấn trong trường học; tuy nhiên hiệu quả của việc lồng ghép vẫn chưa được như mong đợi Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên, mà nguyên nhân trực tiếp là sự thiếu hụt về kiến thức, phương pháp giáo dục kỹ năng sống và giáo dục lồng ghép kỹ năng sống của giáo viên.[40] Các nghiên cứu về thực trạng chương trình giáo dục ở Việt Nam nói chung và ở bậc giáo dục đại học nói riêng đều nhận định rằng “Các chương trình giáo dục còn mang nặng tính lý thuyết, hàn lâm; ít gắn quá trình đào tạo với nhu cầu thực tiễn”[40] Do đó yêu cầu phải xây dựng, phát triển và đổi mới các chương trình giáo dục là cần thiết 5 Xây dựng và phát triển chương trình theo cách tiếp cận năng lực đang là một xu thế được nhiều nước chú ý vận dụng bởi ưu thế vượt trội của nó trong hiệu quả đào tạo, cụ thể như: - Hướng tới hình thành năng lực thực hiện, thực hành của người học - Cho phép cá nhân hóa người học - Chú trọng vào kết quả đầu ra của chương trình giáo dục - Tăng cường năng lực tự học của người học - Làm quá trình giáo dục đào tạo ở nhà trường gắn liền thực tiễn cuộc sống Hơn nữa tình trạng sinh viên ra trường chưa đáp ứng được nhu cầu của các cơ sở đào tạo, dẫn đến phải đào tạo lại hoặc tự đào tạo đã được nhiều nhà nghiên cứu đề cập Do vậy các chương trình dạy học cần chú trọng phát triển năng lực của người học đáp ứng được nhu cầu thực tiễn “Để có thể thực hiện có hiệu quả triết lý đào tạo theo năng lực thực hiện thì việc trước tiên các chương trình khung đào tạo nghề cần phải được tổ chức xây dựng và điều chỉnh theo đúng hướng tiếp cận năng lực thực hiện mà bản chất là dạy nghề gắn kết giữa lý luận và thực tiễn, giữa học với hành, giữa giáo dục đào tạo gắn liền với thực tiễn.” [41] Sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng được đào tạo nhằm hình thành năng lực thực hành nghề nghiệp liên quan đến các lĩnh vực tâm lý, xã hội; trong đó rất nhiều sinh viên ra trường tiến hành giảng dạy KNS tại các trường hoặc các trung tâm giáo dục Do đó, để có thể thực hiện tốt công việc này thì việc học tập học phần giáo dục kỹ năng sống có ý nghĩa quan trọng giúp hình thành và phát triển khả năng sư phạm cho sinh viên Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng” làm công trình nghiên cứu của mình 6 2/ Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích, đánh giá lại chương trình giáo dục kỹ năng sống dành cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng hiện hành nhằm phát triển chương trình giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực đáp ứng nhu cầu của người học 3/ Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1 Khách thể nghiên cứu Quá trình đào tạo sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục ở Trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng 3.2 Đối tượng nghiên cứu Phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng 4/ Giả thuyết khoa học Chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục ở Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng còn nặng về lý thuyết, tính thực tiễn chưa cao và chưa chú trọng đến phát triển năng lực của người học Nếu phát triển chương trình giáo dục kỹ năng sống này theo tiếp cận năng lực thì sẽ giúp cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục hình thành được các năng lực cần thiết đáp ứng nhu cầu đào tạo 5/ Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực - Khảo sát để đánh giá thực trạng chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực tại khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng 7 - Tìm hiểu nhu cầu được học chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực của sinh viên khoa tâm lý giáo dục – Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng và của cán bộ giáo viên một số cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Đà Nẵng - Đề xuất chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực đáp ứng nhu cầu của người học Xin ý kiến chuyên gia về chương trình và khảo nghiệm một phần chương trình 6/ Phạm vi nghiên cứu - Đề tài tìm hiểu thực trạng chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng - Trong phạm vi đề tài, với các bước phát triển chương trình đào tạo tác giả chỉ tiến hành đến bước thực nghiệm chương trình mới phát triển - Đề tài tiến hành thực nghiệm một phần của chương trình dạy học học phần Giáo dục kỹ năng sống mới phát triển theo tiếp cận năng lực 7/ Phương pháp nghiên cứu 7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý thuyết Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống hóa nhằm xây dựng cơ sở lý luận và giải quyết các nhiệm vụ khác của đề tài 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 7.2.1 Phương pháp điều tra bằng anket Xây dựng các phiếu hỏi dành cho sinh viên và giảng viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng; Giáo viên và cán bộ quản lý một số trường phổ thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng để tìm hiểu nhu cầu tiếp cận chương trình dạy học học phần Giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực Từ đó phát triển chương trình học phần giáo dục KNS theo cách tiếp cận năng lực 8 Đây là phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng trong đề tài 7.2.2 Phương pháp phỏng vấn Là phương pháp bổ trợ cho phương pháp điều tra bằng anket nhằm tìm hiểu sâu hơn nội dung khảo sát 7.2.3 Phương pháp chuyên gia Xin ý kiến chuyên gia về chương trình dạy học học phần Giáo dục kỹ năng sống đã được phát triển theo cách tiếp cận năng lực cho người học 7.2.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm Phương pháp nhằm thực nghiệm hiệu quả của chương trình dạy học học phần Giáo dục kỹ năng sống mới phát triển theo tiếp cận năng lực 7.3 Nhóm phương pháp sử dụng toán thống kê 8/ Cấu trúc của đề tài Dự kiến cấu trúc của đề tài gồm: Chương 1 Cơ sở lý luận về phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực Chương 2 Thực trạng chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng Chương 3 Phát triển chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ năng sống theo tiếp cận năng lực Kết luận và kiến nghị Tài liệu tham khảo 9 NỘI DUNG Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN CHƯƠNG TRÌNH DẠY HỌC HỌC PHẦN GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG THEO TIẾP CẬN NĂNG LỰC 1.1.Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài Phát triển chương trình giáo dục đào tạo theo chuẩn năng lực đã và đang hiện hữu như là xu thế toàn cầu và tất yếu trong nhà trường ở mọi cấp học, là cách tốt nhất để giúp nền giáo dục phát triển gần với thực tế, đặc biệt ở bậc giáo dục đại học Nhu cầu về xây dựng và phát triển các chương trình giáo dục theo tiếp cận năng lực bắt đầu từ những năm cuối của thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19, khi mà khoa học kỹ thuật phát triển một cách mạnh mẽ với nhiều thành tựu mới Từ đó nảy sinh mâu thuẫn giữa chương trình giáo dục cũ với hệ thống lớp – bài – khóa học niên chế không đáp ứng và thích nghi kịp thời với sự thay đổi của xã hội Do đó, cần đổi mới linh hoạt chương trình giáo dục sao cho gắn liền với thực tiễn, đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng lao động Mô hình giáo dục đào tạo theo năng lực ra đời được xem như là mô hình tối ưu nhất giúp gắn kết những đòi hỏi của thực tế với các chương trình giáo dục trong nhà trường Theo yêu cầu đó, vào năm 1968, chính quyền Mỹ đã cấp 100 nghìn đô la để các trường đại học, cao đẳng tham gia biên soạn chương trình và tài liệu bồi dưỡng giáo viên dựa trên tiếp cận năng lực thực hiện Đây là bộ tài liệu được xây dựng dựa trên chuẩn giáo viên do chính quyền Liên bang Mỹ ban hành và hiện nay bộ tiêu chuẩn này được phổ biến ở nhiều nước khác nhau trên thế giới và được đánh giá cao 10 b/ Nội dung và phương pháp học tập: - Gv yêu cầu một vài SV nhắc lại thế nào là mục tiêu giáo dục - Gv chia nhóm và nêu yêu cầu: Dựa vào đặc điểm phát triển tâm sinh lý lứa tuổi mầm non và đặc điểm của quá trình giáo dục KNS, em hãy xác định mục tiêu và yêu cầu khi giáo dục KNS cho trẻ mầm non? - SV thảo luận - Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận - GV nhận xét và kết luận: Mục tiêu của giáo dục KNS cho trẻ mầm non là giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội đầu tiên liên quan đến các vấn đề phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ, giao tiếp Từ đó hình thành ở trẻ sự tự tin, phát triển toàn diện nhân cách, cụ thể: + Phát triển thể chất (trong đó chú ý đến rèn luyện kỹ năng vận động thô và vận động tinh) + Nhận thức được vai trò của các hành vi, ứng xử tích cực + Phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, ứng xử + Có tình cảm xã hội và ứng xử xã hội một cách tích cực, phù hợp: Ý thức về bản thân, cách cư xử với bạn bè và người thân + Phát huy được tính sáng tạo của trẻ Khi giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần lưu ý những yêu cầu sau: + Yêu cầu cụ thể về rèn luyện một số thói quen tốt trong ăn uống, vệ sinh cá nhân của trẻ đã thể hiện trong mục tiêu giáo dục KNS + Yêu cầu cụ thể về giữ gìn sức khỏe và an toàn + Yêu cầu cụ thể về tình cảm xã hội Lưu ý: Việc đặt mục tiêu khi giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần đơn giản, phù hợp với mức độ phát triển và khả năng của trẻ Bài tập: Tìm hiểu mục tiêu giáo dục trẻ lứa tuổi mầm non So sánh sự giống và khác nhau trong mục tiêu giáo dục trẻ mầm non chung và mục tiêu giáo dục KNS TM 2.2 Nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non a/ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module này sinh viên có thể: - Xác định và lựa chọn được các nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non - Phân tích được nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non, từ đó biết thiết kế các chủ đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non - Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề - Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập b/ Nội dung và phương pháp học tập -Gv chia lớp thành 4 nhóm - Gv yêu cầu: các em hãy sử dụng bản đồ tư duy để thảo luận và xác định các KNS và nội dung cần giáo dục cho trẻ mầm non (Lưu ý mỗi kỹ năng cần ghi cụ thể nội dung giáo dục của kỹ năng đó) - SV thảo luận và trình bày kết quả thảo luận - GV cùng SV nhận xét, tổng hợp để ra một bản các nội dung KNS cụ thể cần giáo dục cho trẻ mầm non - GV kết luận: Những nội dung KNS cần giáo dục cho trẻ mầm non là: + Nội dung giáo dục phát triển thể lực: Cần giáo dục một số KNS và thói quen tự phục vụ liên quan đến sức khỏe, an toàn, vệ sinh thân thể, vệ sinh ăn uống, vệ sinh môi trường sinh hoạt Theo đó với nội dung này thì các KNS cần giáo dục cho trẻ là: Kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng tự bảo vệ, rèn luyện một số thói quen tích cực cho trẻ + Nội dung giáo dục phát triển nhận thức: Cần giáo dục để trẻ có một số hiểu biết về môi trường tự nhiên và xã hội gần gũi với trẻ Theo đó với nội dung này thì các KNS cần giáo dục cho trẻ là: Kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng tự nhận thức bản thân, sự tò mò, khám phá + Nội dung giáo dục phát triển ngôn ngữ: Với nội dung này thì KNS cần giáo dục cho trẻ là: Kỹ năng giao tiếp, cụ thể là khả năng dùng lời nói để diến đạt mong muốn của mình, kỹ năng biết lắng nghe người khác nói, biết diễn đạt lại những điều mà mình nghe được +Nội dung giáo dục phát triển tình cảm, úng xử và các quan hệ xã hội: Với nội dung này thì các KNS cần giáo dục cho trẻ là kỹ năng giao tiếp (Biết ứng xử trong một số tình huống đơn giản, biết quan tâm, chia sẻ với người khác); kỹ năng hợp tác, Kỹ năng đảm nhận trách nhiệm Tóm lại: Do đặc thù trẻ lứa tuổi mầm non là đang làm quen dần với xã hội và thế giới tự nhiên, cho nên nội dung giáo dục KNS trong chương trình giáo dục mầm non khá phong phú và toàn diện để giúp các em có thể thích ứng tốt hơn với cuộc sống TM 2.3 Phương pháp giáo dục KNS cho trẻ mầm non a/ Mục tiêu của tiểu module: Sau khi học xong tiểu module này sinh viên có thể: - Liệt kê và phân tích được các phương pháp giáo dục KNS cho trẻ mầm non - Có kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non - Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề - Có thái độ yêu quý, gần gũi trong giáo dục đối với trẻ màm non - Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập b/ Nội dung và phương pháp học tập - GV nêu tình huống: Cô giáo Mai dạy KNS cho một trung tâm giáo dục KNS Vào buổi dạy học kỹ năng đánh răng cho trẻ mầm non sau khi cô giáo cho trẻ chơi trò chơi khởi động, cô bắt đầu thuyết trình cho trẻ về vai trò, thời điểm của việc đánh răng Tiếp đến phần cách đánh răng đúng, cô giáo cho trẻ xem băng hình hướng dẫn đánh Cuối cùng là kết thúc buổi học + Em có nhận xét gì về phương pháp giáo dục KNS mà cô giáo Mai sử dụng ở trên? + Theo em giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần chú ý sử dụng các phương pháp nào? -Sv thảo luận và nêu ý kiến - GV nhận xét và kết luận: Đối với trẻ mầm non thì việc hình thành các thói quen tốt có được qua hành vi bắt chước và việc thực hiện thường xuyên, lặp đi lặp lại các hành vi tích cực sẽ giúp trẻ hình thành các thói quen tích cực Vì vậy với trẻ mầm non chúng ta chỉ dạy trẻ Nên – hoặc không nên Theo đó các phương pháp giáo dục gồm: + Phương pháp sắm vai + Phương pháp trò chơi +Phương pháp nêu gương +Phương pháp giao việc + Phương pháp luyện tập, rèn luyện TM 2.4 Thiết kế các chủ đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non a/ Mục tiêu của tiểu module: Sauk hi học xong module này sinh viên có thể: - Có kỹ năng thiết kế và tổ chức các hoạt động giáo dục KNS cho trẻ mầm non - Có kỹ năng phân tích, tổng hợp vấn đề - Có thái độ yêu quý, tích cựchoạt động giảng dạy KNS cho trẻ mầm non - Có thái độ tích cực trong các hoạt động học tập b/ Nội dung và phương pháp học tập - GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu mỗi nhóm hãy lựa chọn một nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non, sau đó thiết kế một chủ đề giáo dục KNS - Đại diện các nhóm trình bày bằng cách thực hành dạy lại chủ đề nhóm mình thiết kế - GV nhận xét và kết luận Bài tập: Bạn hãy lựa chọn một nội dung và thiết kế một chủ đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non *Test kết thúc: 1 Mục tiêu giáo KNS cho trẻ mầm non là: a/ Giúp trẻ hình thành và phát triển các kỹ năng xã hội đầu tiên cho trẻ b/ Giúp phát triển cho trẻ toàn diện về thể chất, tình cảm, trí tuệ và giao tiếp c/ Hình thành ở trẻ sự tự tin, tính sáng tạo của trẻ d/ Tất cả các phương án trên 2.Nội dung giáo dục KNS cho trẻ mầm non cần: a/ Đơn giản, dễ hiểu, phù hợp và gần gũi với trẻ lứa tuổi mầm non b/ Chú ý đến các nội dung rèn luyện khả năng học tập cho trẻ c/ Giống với nội dung giáo dục KNS cho các lứa tuổi khác d/ Đáp án a và b 3.Tình huống: Giáo viên dạy cho trẻ kỹ năng rửa tay đúng cách: Giáo viên cho trẻ xem băng hình về các bước rửa tay theo các bước sau đó giáo viên hướng dẫn trẻ làm từng bước và cho trẻ làm theo Sau đó yêu cầu trẻ thực hành rửa tay đúng cách Hỏi: - Trong nội dung dạy học trên giáo viên đã sử dụng phương pháp nào? - Đánh giá và phân tích các phương pháp dạy học đó? 4.Thiết kế một chủ đề giáo dục KNS cho trẻ mầm non ... giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng 4/ Giả thuyết khoa học Chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ sống cho sinh viên khoa Tâm lý – giáo dục Trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà. .. SV học khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học sư phạm – Đại học Đà Nẵng Đây SV học chương trình dạy học học phần giáo dục KNS - 11 GV khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng. .. trạng chương trình dạy học học phần giáo dục kỹ sống theo tiếp cận lực khoa Tâm lý – giáo dục trường Đại học Sư phạm – Đại học Đà Nẵng - Tìm hiểu nhu cầu học chương trình dạy học học phần giáo dục

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:41

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • [2]. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

  • [3]. Nguyễn Thanh Bình (2009), Giáo trình chuyên đề Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm Hà Nội.

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan