QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG

130 688 2
QUẢN LÝ THIẾT BỊ  DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN MINH TÂM QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG CÁC TRƯỜNG THPT HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG Chuyên ngành: Quản lý giáo dục Mã số: 60140114 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: GS.TSKH THÁI DUY TUYÊN HÀ NỘI, NĂM 2014 Lời cảm ơn Với tình cảm chân thành, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến Ban Giám hiệu, phòng Đại học & Sau Đại học, khoa Quản lý Giáo dục Trường Đại học Sư phạm Hà Nội và các thầy cô giáo đã trực tiếp giảng dạy, quan tâm và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khoá học. Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến GS. TSKH Thái Duy Tuyên – người Thầy – người trực tiếp hướng dẫn khoa học đã tận tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn. Xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo Sở GD & ĐT Đăk Nông, các đồng chí Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng và toàn thể Hội đồng sư phạm 4 trường THPT huyện Đăk R’lấp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi, giúp tôi có những tư liệu để hoàn thành luận văn. Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, tác giả kính mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn chỉnh hơn. Hà Nội, tháng 6 năm 2014 Tác giả Nguyễn Minh Tâm i MỤC LỤC Trang MỤC LỤC 3 MỞ ĐẦU 1 1. Lý do chọn đề tài 1 2. Mục đích nghiên cứu 2 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2 4. Giả thuyết khoa học 2 6. Phạm vi nghiên cứu 3 7. Phương pháp nghiên cứu 4 8. Cấu trúc luận văn 5 1.2. Một số khái niệm cơ bản 8 1.2.1. Quản lý 8 1.3.3. Cấu trúc hệ thống và phân loại TBDH ở trường THPT 18 1.3.4. Mối quan hệ của TBDH với các thành tố khác của QTDH 20 1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông 22 1.4.2. Nội dung và chức năng quản lý TBDH của Hiệu trưởng trường THPT 24 CHƯƠNG 2 35 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG 35 2.2. Thực trạng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 42 2.2.3. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học: 48 2.2.4. Thực trạng bảo quản thiết bị dạy học 54 2.3. Thực trạng quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 56 2.3.1. Thực trạng nội dung quản lý TBDH của hiệu trưởng 56 2.3.2. Thực trạng quản lý về số lượng và chất lượng TBDH của Hiệu trưởng 59 2.3.3. Thực trạng quản lý trang bị thiết bị dạy học của Hiệu trưởng 60 2.3.4. Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của Hiệu trưởng 62 2.3.5. Thực trạng quản lý bảo quản TBDH của Hiệu trưởng 63 2.3.6. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý TBDH của Hiệu trưởng 64 2.4. Đánh giá thực trạng quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 65 2.4.1. Thành công, hạn chế 65 2.4.2. Nguyên nhân làm cho việc quản lý TBDH ở một số trường THPT chưa đạt hiệu quả cao 69 Kết luận chương 2 70 CHƯƠNG 3 71 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG 71 3.2. Đề xuất các biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng nhằm nâng cao chất lượng dạy và học 73 3.2.1. Nâng cao nhận thức cho CBQL, GV, NV về tầm quan trọng của TBDH 73 3.2.2. Xây dựng kế hoạch quản lý TBDH của Hiệu trưởng 77 3.2.3. Tổ chức đầu tư trang bị TBDH theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa 83 3.2.4. Đẩy mạnh công tác chỉ đạo bồi dưỡng năng lực cho đội ngũ CBQL, GV, NV trong việc quản lý và sử dụng hiệu quả TBDH 90 3.2.5. Tăng cường công tác kiểm tra trong quản lý TBDH 96 3.2.5.4. Điều kiện thực hiện biện pháp 101 3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp đã đề xuất 101 3.4. Khảo nghiệm giá trị khoa học các biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 102 Kết luận chương 3 104 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 106 1. KẾT LUẬN 106 2. KHUYẾN NGHỊ 108 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC iv NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN CBQL : Cán bộ quản lý CSVC : Cơ sở vật chất CNTT : Công nghệ thông tin BP : Biện pháp GD - ĐT : Giáo dục và Đào tạo GV : Giáo viên HS : Học sinh NV : Nhân viên NXB : Nhà xuất bản PPDH : Phương pháp dạy học QLGD : Quản lý giáo dục QTDH : Quá trình dạy học SL : Số lượng TBDH : Thiết bị dạy học THPT : Trung học phổ thông v DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ Trang Sơ đồ 1.1. Cấu trúc hoạt động QL 10 Sơ đồ 1.2. Chức năng quản lý 12 Sơ đồ 1.3. Cấu trúc quá trình dạy học 14 Sơ đồ 1.4. Cấu trúc hệ thống TBDH 18 Sơ đồ 1.5. Mối quan hệ giữa các thành tố của QTDH 21 Sơ đồ 3.1. Sơ đồ mối quan hệ giữa các biện pháp 103 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Chức năng, nhiệm vụ và các nội dung quản lý TBDH 26 Bảng 2.1. Tình hình đội ngũ cán bộ quản lý trường THPT 38 Bảng 2.2. Thực trạng đội ngũ giáo viên các trường THPT 40 Bảng 2.3. Xếp loại kết quả học lực của học sinh 41 Bảng 2.4. Xếp loại kết quả hạnh kiểm của học sinh 42 Bảng 2.5. Số lượng TBDH và các phòng chức năng 43 Bảng 2.6. Tình hình trang bị TBDH ở các trường THPT 45 Bảng 2.7. Chất lượng TBDH ở các trường THPT 46 Bảng 2.8. Thống kê số liệu TBDH tự làm của các trường THPT 48 Bảng 2.9. Thực trạng sử dụng TBDH 51 Bảng 2.10. Thực trạng sử dụng TBDH (qua đánh giá của HS) 53 Bảng 2.11. Thực trạng nội dung quản lý TBDH của Hiệu trưởng 58 Bảng 2.12. Thực trạng quản lý trang bị TBDH của Hiệu trưởng 62 Bảng 2.13. Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của Hiệu trưởng 64 Bảng 2.14. Thực trạng quản lý bảo quản TBDH của Hiệu trưởng 65 Bảng 3.1. Khảo nghiệm tính khả thi và cần thiết của các biện pháp 104 vi MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Để nâng cao năng suất lao động con người luôn phải sử dụng và cải tiến các công cụ lao động. Người thầy giáo cũng vậy, các thiết bị dạy học (TBDH) phải luôn được cải tiến: từ thước tính, bảng con, quả địa cầu đến các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại, bài học điện tử, như ngày nay. Quá trình dạy học là một hệ thống động bao gồm: mục đích, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức, kiểm tra đánh giá. Phương tiện dạy học là một trong những yếu tố cơ bản của quá trình dạy học. Thiết bị dạy học hỗ trợ tích cực và mang lại nhiều hiệu quả trong một tiết dạy của người thầy. Nó giúp người thầy thuận lợi hơn trong việc đổi mới phương pháp dạy học, làm phong phú bài giảng, giúp học sinh hứng thú và sáng tạo hơn trong việc tiếp thu kiến thức. Trong các kỳ thi dạy giỏi nhất thiết các thầy giáo đều sử dụng thiết bị dạy học. Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã nêu rõ quan điểm “Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học. Học đi đôi với hành; lý luận gắn với thực tiễn; giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội” “Phát triển giáo dục và đào tạo phải gắn với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc; với tiến bộ khoa học và công nghệ; phù hợp quy luật khách quan. Chuyển phát triển giáo dục và đào tạo từ chủ yếu theo số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả, đồng thời đáp ứng yêu cầu số lượng” [14]. Nhận thức rõ vai trò của thiết bị trong quá trình dạy học, nhiều năm qua Đảng và nhà nước luôn quan tâm đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học theo chuẩn cho các nhà trường phổ thông cũng như các cơ sở giáo 1 dục ngoài công lập đáp ứng những yêu cầu tối thiểu về một số môn học, tiết học cần thiết phải sử dụng thiết bị dạy học. Tuy nhiên công tác quản lý thiết bị dạy học hiện nay ở các trường trung học phổ thông vẫn còn nhiều bất cập nhất là trong công tác quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng TBDH. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học không thể tách rời việc yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý. Công tác quản lý thiết bị dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp vẫn còn nhiều vấn đề cần được giải quyết. Từ các lý do nêu trên, đề tài được lựa chọn là: “Quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông” với lòng mong muốn tìm kiếm các biện pháp quản lý TBDH có hiệu quả nhằm góp phần nâng cao chất lượng nhà trường. 2. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở tìm hiểu lý luận và đánh giá thực trạng việc quản lý thiết bị dạy học của hiệu trưởng, luận văn nghiên cứu những biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả quản lý trong công tác thiết bị dạy học ở trường trung học phổ thông trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông đáp ứng nhiệm vụ giáo dục mà Đảng, Nhà nước và Ngành Giáo dục & Đào tạo đã giao cho. 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3.1. Khách thể nghiên cứu Quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Đăk R’lấp 3.2. Đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường THPT ở huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông. 4. Giả thuyết khoa học Các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng của các trường THPT huyện Đăk R’lấp trong việc trang bị, bảo quản và sử dụng hiện nay còn có những 2 hạn chế nên dẫn đến hiệu quả chưa cao. Nếu nghiên cứu đề xuất và áp dụng các biện pháp quản lý TBDH phù hợp thì hiệu quả sử dụng TBDH sẽ cao hơn và góp phần nâng cao chất lượng dạy học ở các trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu 5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận của biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. 5.2. Khảo sát thực trạng biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông qua đó đánh giá những thuận lợi, khó khăn trong quá trình thực hiện công tác quản lý. 5.3. Đề xuất biện pháp và đánh giá tính khả thi của các biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thiết bị dạy học ở các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp tỉnh Đăk Nông. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1. Giới hạn đối tượng nghiên cứu Biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông 6.2. Giới hạn địa bàn nghiên cứu 04 trường trung học phổ thông đóng chân trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông gồm: THPT Nguyễn Tất Thành, THPT Phạm Văn Đồng, THPT Trường Chinh, THPT Nguyễn Đình Chiểu. 6.3. Giới hạn về khách thể điều tra: - 04 Hiệu trưởng - 09 Phó hiệu trưởng - 120 giáo viên - 120 học sinh khối lớp 12 của 4 trường 3 [...]... thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông Phần kết luận và khuyến nghị Danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục 5 CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 1.1 Vài nét tổng... năm 2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Danh mục thiết bị dạy học tối thiểu cấp trung học phổ thông Đã có một số tác giả nghiên cứu về quản lý TBDH trong thời gian gần đây Đó là: “Biện pháp quản lý phương tiện dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT Huyện Yên Mô tỉnh Ninh Bình” năm 2008 của tác giả Phạm Đăng Quát; “Biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Yên... hỏi: dùng các phiếu hỏi để thu thập ý kiến về thực trạng thiết bị dạy học, việc quản lý thiết bị dạy học ở 04 trường THPT trên địa bàn huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông để từ đó có cơ sở để đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng 7.2.2 Phương pháp quan sát sư phạm: để thu thập thông tin, số liệu chính xác từ thực tế bằng việc tham quan, tiếp xúc, quan sát môi trường dạy học ở 04 trường. .. toán học Ngoài những phương pháp trên, chúng tôi còn sử dụng một số công thức toán học để thống kê, xử lý kết quả nghiên cứu nhằm rút ra các nhận xét, kết luận khoa học của đề tài 4 8 Cấu trúc luận văn Phần mở đầu Phần nội dung: gồm 3 chương Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng. .. vụ của mỗi giáo viên Quản lý TBDH là một lĩnh vực vừa mang tính kinh tế - giáo dục, vừa mang tính khoa học - giáo dục nên việc quản lý phải tuân thủ các yêu cầu chung về quản lý kinh tế, khoa học đồng thời phải tuân theo các yêu cầu quản lý chuyên ngành giáo dục 1.4.2 Nội dung và chức năng quản lý TBDH của Hiệu trưởng trường THPT Quản lý TBDH là một trong những nhiệm vụ quản lý hàng đầu của người Hiệu. .. Yên Khánh tỉnh Ninh Bình” năm 2008 của tác giả Lê Quốc Trưởng; “Biện pháp quản lý sử dụng thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường THPT huyện Lạc Thủy tỉnh Hòa Bình” năm 2012 của tác giả Vũ Thị Hồng Mến Các công trình nghiên cứu trên đều chỉ ra rằng: Đánh giá được thực trạng TBDH, thực trạng quản lý trang bị, bảo quản và sử dụng để từ đó đề ra biện pháp chiến lược nhằm phát huy hiệu quả của TBDH... lực của người khác” hay Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của những người cộng sự khác cùng chung một tổ chức”[18] Như vậy, các định nghĩa về quản lý đều hướng đến hiệu quả công tác quản lý, phụ thuộc vào các yếu tố: chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục đích hướng đến của công tác quản lý bằng tác động từ chủ thể đến khách thể quản lý thông qua công cụ và phương pháp quản lý. .. trạng quản lý thiết bị dạy học 7.2.3 Phương pháp phỏng vấn: nhằm tìm hiểu kỹ những thông tin từ các phiếu hỏi bằng cách trao đổi ý kiến với một số cán bộ, quản lý, giáo viên và học sinh trong 04 trường 7.2.4 Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: tiến hành sưu tầm, nghiên cứu, phân tích rút kinh nghiệm hoạt động của Hiệu trưởng, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động quản lý thiết bị dạy học 7.3... với các thành tố khác của quá trình dạy học (sơ đồ trên) 21 TBDH tự nó là minh chứng khách quan chứa đựng nội dung dạy học, nó là phương tiện cho hoạt động nhận thức, là điều kiện để các lực lượng giáo dục thực hiện chức năng và nhiệm vụ dạy học, đồng thời nó kết nối các hoạt động bên trong nhà trường và kết nối nhà trường với bên ngoài 1.4 Quản lý TBDH của Hiệu trưởng trường THPT 1.4.1 Hiệu trưởng trường. .. thống, quá trình dạy học bao gồm 6 thành tố cơ bản: Mục tiêu, nội dung, phương pháp, thiết bị dạy học, người dạy, người học Các thành tố này tương tác qua lại tạo thành một chỉnh thể vận hành trong môi trường giáo dục của nhà trường và môi trường kinh tế - xã hội của cộng đồng 20 Mối quan hệ giữa TBDH với các thành tố khác của QTDH được mô tả trong sơ đồ sau: Mục tiêu Người dạy Người học Quản lý Nội dung . quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông. Chương 3: Đề xuất biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học. TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG 35 2.2. Thực trạng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông 42 2.2.3 sở lý luận của biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng trường trung học phổ thông. 5.2. Khảo sát thực trạng biện pháp quản lý thiết bị dạy học của Hiệu trưởng các trường trung học

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:16

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • 2. Mục đích nghiên cứu

    • 3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

    • 4. Giả thuyết khoa học

    • 6. Phạm vi nghiên cứu

    • 7. Phương pháp nghiên cứu

    • 8. Cấu trúc luận văn

    • 1.2. Một số khái niệm cơ bản

      • 1.2.1. Quản lý

      • 1.3.3. Cấu trúc hệ thống và phân loại TBDH ở trường THPT

      • 1.3.4. Mối quan hệ của TBDH với các thành tố khác của QTDH

      • 1.4.1. Hiệu trưởng trường trung học phổ thông

      • 1.4.2. Nội dung và chức năng quản lý TBDH của Hiệu trưởng trường THPT

      • CHƯƠNG 2

      • THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THIẾT BỊ DẠY HỌC CỦA HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG HUYỆN ĐĂK R’LẤP, TỈNH ĐĂK NÔNG

        • 2.2. Thực trạng thiết bị dạy học ở các trường THPT huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông

          • 2.2.3. Thực trạng sử dụng thiết bị dạy học:

          • 2.2.4. Thực trạng bảo quản thiết bị dạy học

          • 2.3. Thực trạng quản lý TBDH của Hiệu trưởng các trường trung học phổ thông huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông

            • 2.3.1. Thực trạng nội dung quản lý TBDH của hiệu trưởng

            • 2.3.2. Thực trạng quản lý về số lượng và chất lượng TBDH của Hiệu trưởng

            • 2.3.3. Thực trạng quản lý trang bị thiết bị dạy học của Hiệu trưởng

            • 2.3.4. Thực trạng quản lý sử dụng TBDH của Hiệu trưởng

Trích đoạn

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan