SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH) GIAI ĐOẠN 2002 2012

126 1.3K 5
SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (TỈNH HÒA BÌNH)  GIAI ĐOẠN 2002  2012

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN ===**=== Lời đầu tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS. Nguyễn Văn Phong – người đã tận tâm hướng dẫn em thực hiện và hoàn thành luận văn. Em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô giáo, cán bộ khoa Lịch sử, trường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành tốt khoá học và luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã ủng hộ giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn. Xin chân thành cảm ơn tất cả những ý kiến đóng góp quý báu để luận văn của tôi hoàn thiện hơn nữa. Hà Nội, ngày 06 tháng 08 năm 2014 Tác giả Trần Thu Hà MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU 4 PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1 8 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG, 8 TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC NĂM 2002 8 1.1. KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI 8 1.1.1. Quá trình hình thành đơn vị hành chính và tên gọi 8 1.1.2. Điều kiện tự nhiên 10 1.1.3. Đặc điểm kinh tế - xã hội 15 1.2. TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG TRƯỚC NĂM 2002 22 TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 25 CHƯƠNG 2 28 SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 28 HUYỆN CAO PHONG (2002 - 2012) 28 2.1. KHÁI NIỆM VỀ CƠ CẤU KINH TẾ VÀ SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 28 2.1.1. Cơ cấu kinh tế 28 2.1.2. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế 29 2.1.3. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 30 2.2. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VÀ TỈNH HÒA BÌNH VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP 32 2.2.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước 32 2.2.2. Chủ trương, chính sách của Tỉnh ủy, Uỷ ban nhân dân tỉnh Hòa Bình và Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện Cao Phong 35 2.3. SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 37 2.3.1. Cơ cấu sử dụng đất đai 37 2.3.2. Trồng trọt 40 2.3.3. Chăn nuôi 60 2.3.4. Dịch vụ nông nghiệp 73 TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 77 CHƯƠNG 3 80 MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG.80 3.1. TÍCH CỰC 80 3.1.1. Nông nghiệp có sự chuyển dịch hợp lý trong cơ cấu kinh tế chung của huyện 80 3.1.2. Công nghiệp tác động tích cực đến nông nghiệp nông thôn 82 3.1.3. Hình thành và phát triển vững chắc, đa dạng kinh tế gia trại, trang trại 83 3.1.4. Đời sống nông dân, nông thôn thay đổi theo hướng ngày càng no ấm, văn minh 83 3.2. HẠN CHẾ 84 3.2.1. Những hạn chế 84 3.2.2. Nguyên nhân 86 3.3. CÁC GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG 87 3.3.1. Quy hoạch bố trí lại các ngành sản xuất nông nghiệp theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa 87 3.3.2. Giải pháp về thị trường và xây dựng thương hiệu sản phẩm nông nghiệp 88 3.3.3. Giải pháp về vốn và thu hút đầu tư bên ngoài vào lĩnh vực nông nghiệp 90 3.3.4. Giải pháp về ruộng đất 96 3.3.5. Giải pháp áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất 97 3.3.6. Đầu tư xây dựng phát triển hạ tầng cơ sở phục vụ sản xuất nông nghiệp 97 3.3.7. Đẩy mạnh công tác khuyến nông 98 3.3.8. Các giải pháp về cơ chế các chính sách phát triển kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá và phát triển bền vững 99 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 106 KẾT LUẬN 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 110 PHỤ LỤC 1 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU BẢNG 1.1. KẾT QUẢ PHÂN LOẠI ĐẤT HUYỆN CAO PHONG 13 BẢNG1.2. CÁC CHỈ TIÊU HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG HUYỆN CAO PHONG 16 BẢNG 2.1. BIẾN ĐỘNG ĐẤT NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (ĐVT : HA) 39 BẢNG2.2. THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG LÚA NĂM 2002 VÀ 2012 41 BẢNG 2.3. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG MÍA HUYỆN CAO PHONG 47 TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 47 BẢNG 2.4. TỔNG HỢP TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CÓ MÚI GIAI ĐOẠN 2005 – 2012 50 BẢNG 2.5. DIỆN TÍCH, NĂNG SUẤT, SẢN LƯỢNG RAU, ĐẬU GIAI ĐOẠN 2002 – 2012 58 BẢNG 2.6. MỘT SỐ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI CHỦ YẾU 61 BẢNG 2.7. THỐNG KÊ CUNG ỨNG GIỐNG, CUNG ỨNG VẬT TƯ NÔNG NGHIỆP 74 HUYỆN CAO PHONG 74 BẢNG 2.8. THỐNG KÊ CÔNG TÁC TIÊM PHÒNG VÀ GIẾT MỔ GIA SÚC, 75 GIA CẦM HUYỆN CAO PHONG (ĐVT : LƯỢT) 75 BẢNG 3.1. CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP, CÔNG NGHIỆP – XÂY DỰNG, 81 DỊCH VỤ HUYỆN CAO PHONG TỪ NĂM 2002 ĐẾN NĂM 2012 81 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đang là vấn đề được Đảng và Nhà nước quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội. Vì vậy việc nghiên cứu quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở mỗi địa bàn trên cả nước đều có ý nghĩa rất quan trọng. Hòa Bình là vùng đất có vị trí đặc biệt trong tiến trình lịch sử dân tộc ta. Đây là cái nôi ra đời của người Việt tiền sử, cái nôi của văn minh Việt cổ, có nhiều di tích, di chỉ cư trú của con người thời tiền sử đã được các nhà khoa học trên thế giới thừa nhận. Cùng với đó, nơi đây còn là một vùng đất có nhiều điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội với những sắc thái, đặc trưng, truyền thống riêng của các dân tộc cùng cư trú xây đắp lên. Là một trong mười huyện của tỉnh Hòa Bình, Cao Phong được tách ra từ huyện Kì Sơn, thành lập theo nghị định 95/2001/NĐ – CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 15 tháng 3 năm 2002. Nhân dân Cao Phong luôn tự hào về mảnh đất trước kia là một trong bốn mường lớn của tỉnh Hòa Bình và đã góp phần xây dựng nên nền văn hóa Hòa Bình nổi tiếng. Nhân dân Cao Phong có truyền thống tương thân tương ái, thủy chung, tình nghĩa trong đời sống cộng đồng; cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất; anh dũng, kiên trung trong đấu tranh chống ngoại xâm. Dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam, nhân dân Cao Phong đã sớm giác ngộ cách mạng, cùng nhân dân cả nước vượt qua khó khăn, thử thách tiến hành cuộc đấu tranh bảo vệ tổ quốc và vững bước cùng cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Bước vào thời kì đổi mới, Đảng bộ và nhân dân Cao Phong tiếp tục phát huy truyền thống cách mạng của quê hương, đoàn kết đẩy mạnh 1 phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững quốc phòng an ninh, làm cho quê hương Cao Phong thay đổi nhanh theo hướng ngày càng khang trang, hiện đại, đời sống nhân dân không ngừng được cải thiện cả về vật chất và tinh thần. Từ khi tách huyện đến nay, nhân dân Cao Phong tiếp tục tiếp nhận, vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới, huyện Cao Phong có chuyển biến quan trọng về kinh tế, đặc biệt là kinh tế nông nghiệp. Sự chuyển biến đó khẳng định đường lối đúng đắn của Đảng cũng như sự vận dụng một cách chủ động, sáng tạo vào hoàn cảnh cụ thể của Cao Phong, nhằm thực hiện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của Cao Phong nói riêng và Hòa Bình nói chung. Công cuộc xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội huyện Cao Phong nói chung, phát triển nông nghiệp nói riêng đã đạt được nhiều thành tựu song vẫn còn những hạn chế cần được rút kinh nghiệm nhằm khắc phục, tháo gỡ để phát huy hơn nữa tiềm năng, thế mạnh của địa phương . Thực hiện đề tài : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002 - 2012 có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc. Về khoa học : tái hiện khá toàn diện quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong từ khi thành lập đến nay trên cơ sở đó rút ra bài học thành công, hạn chế đồng thời xác định được những nguyên nhân chủ quan, khách quan và mong muốn gợi mở một số biện pháp thúc đẩy sự phát triển kinh tế nông nghiệp nói riêng, kinh tế - xã hội huyện Cao Phong nói chung trong tương lai. Về thực tiễn : khẳng định sự đúng đắn trong chủ trương, đường lối đổi mới của Đảng và Nhà nước thông qua việc nghiên cứu thực tế thực hiện ở một địa phương miền núi. Đồng thời nghiên cứu đề tài này góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, giảng dạy lịch sử địa phương, cũng như góp phần giáo dục truyền thống lịch sử, văn hóa tốt đẹp của nhân dân các dân tộc huyện Cao Phong. 2 Xuất phát từ ý nghĩa khoa học và thực tiễn trên, tôi chọn đề tài “Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002 – 2012” làm vấn đề nghiên cứu cho luận văn của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Cho đến nay đã có một số công trình liên quan đến vấn đề : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002 - 2012 như sau : Cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa nền kinh tế quốc dân”, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 1992, tập 2, chủ biên Ngô Đình Giao có tập trung trình bày những vấn đề lý luận và sự cần thiết của chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đề xuất phương hướng và biện pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam. Những vấn đề lý luận về cơ cấu, cơ cấu kinh tế, các khía cạnh biểu hiện và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cuốn sách này đã được tác giả làm sáng tỏ một cách có hệ thống và được nhiều nhà nghiên cứu sau tiếp tục kế thừa, bổ sung và hoàn thiện. Đề tài : “Nghiên cứu luận cứ khoa học để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, năm 2004, Viện khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam , Đề tài khoa học cấp nhà nước mã số KC 07 – 17. Trong đề tài này, những vấn đề về cơ sở khoa học cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa – hiện đại hóa ở Việt Nam được nghiên cứu chi tiết, hệ thống. Trong đó, những vấn đề lý luận về cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo ngành, cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo lãnh thổ và cơ cấu kinh tế theo thành phần được làm rõ hơn về bản chất, đặc trưng và các nhân tố tác động đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, những vấn đề thực tiễn của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam sau hơn 15 năm đổi mới được tác 3 giả nghiên cứu trên tất cả các vùng sinh thái nông nghiệp Việt Nam với những trường hợp cụ thể đã góp phần làm rõ những vấn đề cốt lõi của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam, từ đó đề xuất những giải pháp cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cuốn “Địa chí Hòa Bình”, Nxb Chính trị Quốc gia, năm 2005 : trong 909 trang sách đã trình bày địa lý hành chính, địa lý tự nhiên, con người và sản vật Hòa Bình, cùng với đó là một số trang sách cung cấp những nội dung tư liệu nói về kinh tế huyện Cao Phong, trong đó có nông nghiệp. Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Hòa Bình” tập III (1975 - 2000), Nxb Quân đội nhân dân, năm 2005 : sách được cấu trúc thành 3 tập trong đó giai đoạn 1975 – 2000 là tập 3. Đây là chặng đường 15 năm Đảng bộ Hòa Bình hợp nhất với Đảng bộ Hà Tây thành Đảng bộ Hà Sơn Bình và 10 năm Đảng bộ Hòa Bình tái lập. Cuốn sách này có trình bày về những chủ trương, chính sách, kế hoạch của Đảng bộ Hà Sơn Bình, sau là Đảng bộ Hòa Bình, tình hình kinh tế, xã hội và đời sống của nhân dân Hòa Bình, trong đó có những số liệu đề cập đến sự phát triển kinh tế nông nghiệp của huyện Cao Phong. Cuốn “Lịch sử tỉnh Hòa Bình (1886 - 2000)” của Ban tuyên giáo tỉnh ủy Hòa Bình – Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Hòa Bình, 2007 : khái quát về tỉnh Hòa Bình từ khi được thành lập (1886) cho đến năm 2000, trong đó trình bày khá chi tiết thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và tiến hành công cuộc đổi mới ở tỉnh Hòa Bình giai đoạn 1976 – 2000, cụ thể có đề cập vấn đề đổi mới của huyện Kì Sơn (sau tách thành hai huyện Kì Sơn và Cao Phong). Lịch sử Đảng bộ và nhân dân huyện Cao Phong (1930 - 2010) đề cập đến quá trình đấu tranh giành chính quyền, kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ cũng như sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa và thực hiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. 4 Báo cáo hàng năm, báo cáo trong các kỳ đại hội của tỉnh ủy, UBND tỉnh Hòa Bình, huyện ủy, UBND huyện Cao Phong, hệ thống niên giám của cục thống kê tỉnh Hòa Bình, phòng thống kê huyện Cao Phong,… đã phản ánh tình hình kinh tế - xã hội của huyện Cao Phong trong đó có kinh tế nông nghiệp nhưng chỉ là mang tính chất thống kê. Ngoài các công trình chuyên biệt trên, còn nhiều cuốn sách giáo trình được xuất bản cũng đề cập một cách gián tiếp với những mức độ nhất định đến đề tài nghiên cứu như: Tiến trình lịch sử Việt Nam (Nguyễn Quang Ngọc (cb), Lịch sử Việt Nam giản yếu (Lương Ninh), Đại cương lịch sử Việt Nam tập III (1945 - 2005) (Trương Hữu Quýnh (cb)… Bên cạnh đó, còn có một số bài đăng trên các báo : báo Hòa Bình, báo Nhân dân, báo Nông nghiệp Việt Nam, … đề cập đến kinh tế nông nghiệp của huyện Cao Phong Tóm lại, qua việc điểm lại một số công trình nghiên cứu về tỉnh Hòa Bình nói chung và huyện Cao Phong nói riêng, về thông sử có thể thấy chưa có công trình nào đề cập một cách chuyên biệt và sâu sắc về sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002 - 2012. Song dù liên quan trực tiếp hay gián tiếp thì các nguồn tài liệu trên cũng là cơ sở quan trọng để người viết kế thừa, phát triển, phục vụ cho đề tài nghiên cứu của mình. 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ đề tài 3.1 Đối tượng Đề tài hướng đến một đối tượng cụ thể, nghiên cứu những chủ trương, việc thực hiện đường lối, chính sách của Đảng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002-2012. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về mặt thời gian: đề tài giới hạn tìm hiểu vấn đề trong khoảng thời gian từ năm 2002 đến năm 2012 (tức là từ khi thành lập đến nay). 5 Về mặt không gian: nghiên cứu trong không gian gồm 12 xã và 1 thị trấn của huyện Cao Phong. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Dựng lại bức tranh tương đối toàn diện về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình từ khi thành lập đến năm 2012, những thành tựu, hạn chế cần khắc phục và rút ra bài học kinh nghiệm trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương. 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu 4.1 Nguồn tư liệu: - Một số văn kiện của Đảng và nhà nước về vấn đề kinh tế nông nghiệp. - Các văn kiện, chỉ thị, báo cáo, nghị quyết của Đảng, báo cáo tổng kết của UBND tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong từ năm 2002 đến nay. - Các bảng biểu thống kê của các Sở, ban ngành liên quan như Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Sở kế hoạch đầu tư, Cục thống kê tỉnh Hòa Bình, phòng thống kê huyện Kì Sơn, phòng thống kê huyện Cao Phong,… - Các cuốn lịch sử Đảng bộ, các bài viết đề cập đến kinh tế nông nghiệp của tỉnh Hòa Bình và huyện Cao Phong. - Khảo sát thực tế, hỏi các nhân chứng lịch sử để bổ sung, thẩm định tư liệu lưu trữ. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu chính trong luận văn là sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử và phương pháp logic trên nền tảng của phương pháp luận sử học, trong đó phương pháp lịch sử là chủ yếu. Phương pháp lịch sử nhằm tái hiện lại toàn bộ quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong từ khi thành lập đến nay. Phương pháp logic để phân tích và tổng hợp rút nhận xét về thành tựu cũng như hạn chế của quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 6 [...]... thành ngành kinh tế chủ lực thì việc xác định mũi nhọn phát triển kinh tế nông nghiệp đã, đang và sẽ là hướng đi đúng đắn của huyện Cao Phong 27 CHƯƠNG 2 SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG (2002 - 2012) 2.1 Khái niệm về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.1.1 Cơ cấu kinh tế Theo quan điểm triết học thì cơ cấu hay kết cấu là một phạm trù phản ánh cấu trúc... thúc đẩy sự phân công lại lao động xã hội và hình thành các tổ chức sản xuất mới 2.1.3.2 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Khái niệm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp là quá trình thay đổi các yếu tố và mối quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc kinh tế nông nghiệp Xu hướng chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp hiện nay là hướng tới một nền nông nghiệp. .. tới cơ cấu nông nghiệp sẽ chuyển dịch theo các xu hướng : 31 Thứ nhất : chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa và mở rộng sự hợp tác Thứ hai : chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng chuyển từ độc canh thuần nông sang đa canh, đa dạng hóa ngành nghề gắn liền nông nghiệp với công nghiệp chế biến và dịch vụ Thứ ba : chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp theo hướng chuyển. .. nghiệp huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình trước năm 2002 Chương 2 : Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (2002 - 2012) Chương 3 : Một vài nhận xét về quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong 7 CHƯƠNG 1 TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG, TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC NĂM 2002 1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 1.1.1 Quá trình hình thành đơn vị hành... trọng phát triển nông nghiệp bền vững 2.1.3 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 2.1.3.1 Cơ cấu kinh tế nông nghiệp Cơ cấu kinh tế nông nghiệp là tổng thể các quan hệ kinh tế bao gồm sự tương tác giữa các yếu tố của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp với thời gian và điều kiện cụ thể nhất định (điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, trình... nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ), cơ cấu vùng (các vùng kinh tế theo lãnh thổ) và cơ cấu thành phần kinh tế Trong cơ cấu kinh tế thì cơ cấu ngành là bộ phận có tầm quan trọng đặc biệt, là bộ xương của cơ cấu kinh tế ” [29; 128] Như vậy, khái niệm cơ cấu kinh tế tập trung chỉ ra bản chất cơ bản của cơ cấu kinh tế : - Coi cơ cấu kinh tế là tổng thể các mối quan hệ kinh tế, xã hội trong hệ thống Các quan... liệu và công tác điền dã, khảo sát thực tế ở địa phương 5 Đóng góp của luận văn Nghiên cứu sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong (tỉnh Hòa Bình) giai đoạn 2002 – 2012, tôi mong muốn làm sáng rõ những vấn đề sau đây: Một là : hệ thống lại quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong tỉnh Hòa Bình từ khi thành lập đến năm 2012 Hai là : lý giải một cách khoa học... trong đó nông nghiệp chiếm tỷ trọng lớn nhất (80,3%), ngư nghiệp không đáng kể 24 (dưới 1%) Trong sản xuất nông nghiệp, trồng trọt chiếm tỷ trọng rất cao (76%)” [43; 838] Đây là thách thức đặt ra đối với huyện Cao Phong đòi hỏi phải chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đặc biệt là cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tiểu kết chương 1 Cao Phong là huyện có tiềm năng, thế mạnh để phát triển một nền nông nghiệp đa dạng, phong. .. cơ cấu kinh tế sao cho phù hợp với điều kiện lịch sử đất nước và xu thế chung của thời đại 2.1.2 Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế Chuyển dịch cơ cấu kinh tế là một tất yếu trong quá trình phát triển của lực lượng sản xuất vì có như vậy mới làm cho quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ của lực lượng sản xuất “Trên thế giới đã và đang diễn ra hai xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế lớn: - Chuyển. .. Thứ tư : chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng chuyển từ kỹ thuật thủ công lạc hậu, sản xuất theo tập quán, thói quen cũ sang cơ cấu kinh tế dựa trên kỹ thuật công nghệ hiện đại Thứ năm : chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp phải theo hướng hình thành một cơ cấu kinh tế nhiều thành phần, trong đó kinh tế nhà nước giữ vai trò then chốt 2.2 Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hòa Bình . : qua thăm dò điều tra sơ bộ, nước ngầm ở Cao Phong cũng có trữ lượng khá lớn, có nơi chỉ cần khoan 5-6m đã thấy nước ngầm. Chất lượng phần lớn là nước ngọt, chưa bị ô nhiễm. Đây là tài nguyên

Ngày đăng: 15/07/2015, 23:09

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • LỜI CẢM ƠN

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • PHẦN MỞ ĐẦU

    • 1. Lý do chọn đề tài

    • CHƯƠNG 1

    • TÌNH HÌNH NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG,

    • TỈNH HÒA BÌNH TRƯỚC NĂM 2002

      • 1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

      • 1.2. Tình hình nông nghiệp huyện Cao Phong trước năm 2002

      • Tiểu kết chương 1

      • CHƯƠNG 2

      • SỰ CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP

      • HUYỆN CAO PHONG (2002 - 2012)

        • 2.1. Khái niệm về cơ cấu kinh tế và sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

        • 2.2. Chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và tỉnh Hòa Bình về phát triển kinh tế nông nghiệp

        • 2.3. Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong từ năm 2002 đến năm 2012

        • Tiểu kết chương 2

        • CHƯƠNG 3

        • MỘT VÀI NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP HUYỆN CAO PHONG

          • 3.1. Tích cực

          • 3.2. Hạn chế

          • 3.3. Các giải pháp thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Cao Phong

          • Tiểu kết chương 3

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan