Hệ thống chăm nuôi gia cầm trong nông hộ tại một số xã của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc

46 502 1
Hệ thống chăm nuôi gia cầm trong nông hộ tại một số xã của huyện yên lạc, tỉnh vĩnh phúc

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỞ ĐẦU 1.1 Lý do chọn đề tài Sản xuất chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm mang tính đặc thù vùng miền rất rõ rệt, thể hiện trong sự đa dạng về phương thức chăn nuôi, cơ cấu đàn giống, quy mô, mức độ thâm canh, cách thức tiêu thụ sản phẩm… đó là sự đa dạng các hệ thống chăn nuôi. Ngoài sự ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, sự đa dạng đó còn chịu ảnh hưởng và tác động của điều kiện kinh tế - xã hội, tập quán sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng dân cư trong khu vực [4]. Trong những năm vừa qua, cùng với sự phát triển chung của đất nước trong thời kỳ hội nhập với nền kinh tế quốc tế, ngành chăn nuôi ở Vĩnh Phúc, đặc biệt là chăn nuôi gia cầm đã có những bước phát triển mới, góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Yên Lạc là một huyện của tỉnh Vĩnh phúc, có sự đa dạng về địa hình, tỷ lệ dân số làm nông nghiệp cao. Phong trào chăn nuôi gia cầm, chăn nuôi gia cầm công nghiệp phát triển sớm với tốc độ phát triển nhanh do được tiếp cận sớm với ngành này nhờ có Trung tâm giống gia cầm Quốc gia, có các cơ sở chăn nuôi liên doanh với các tập đoàn sản xuất thức ăn chăn nuôi của Thái Lan, Indonexia nằm trên địa bàn. Bên cạnh những thuận lợi đó, ngành chăn nuôi gia cầm của Yên Lạc cũng chịu tác động tiêu cực của nhiều yếu tố như dịch bệnh thường xuyên đe dọa, giá cả thất thường dẫn đến phát triển không mang tính bền vững. Việc nghiên cứu chăn nuôi gia cầm tìm ra sự đa dạng, đánh giá được chăn nuôi một cách toàn diện Từ đó, tìm ra các giải pháp để thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm một cách đồng bộ, có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn. Xuất phát từ thực tế trên, chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Hệ thống chăn nuôi gia cầm trong nông hộ tại một số xã của huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc”. 2 1.2 Mục tiêu của đề tài - Xác định và mô tả điểm các hệ thống chăn nuôi gia cầm tại một số xã của huyện. - Những khó khăn và các cản trở trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm. - Đề xuất những giải pháp thúc đẩy phát triển chăn nuôi gia cầm. 1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học: đề tài góp phần làm rõ hơn cơ sở khoa học cho việc phát triển chăn nuôi gia cầm trong nông hộ. Ý nghĩa thực tiễn: đề tài góp phần khảo sát, đánh giá thực trạng các hệ thống chăn nuôi gia cầm của huyện Yên Lạc, thấy được những mặt mạnh và điểm hạn chế của từng hệ thống, để từ đó có những đề xuất về giải pháp phát triển chăn nuôi gia cầm giúp cho địa phương có những định hướng về chính sách phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế chăn nuôi trong nông hộ một cách hiệu quả và bền vững. 3 NỘI DUNG CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI 1.1.1. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi ( HTCN) Hoạt động sản xuất chăn nuôi là do nông dân hay người chăn nuôi tiến hành. Họ sử dụng hai nhóm yếu tố chính cho hoạt động sản xuất này đó là: gia súc và môi trường. Giữa gia súc và môi trường là một tổng thể cùng chịu tác động của con người để hình thành lên các quy luật hoạt động của đàn gia súc này [6]. Hệ thống chăn nuôi là sự kết hợp các nguồn lực, các loài gia súc, các phương tiện kỹ thuật và các thực tiễn bởi một cộng đồng hay một người chăn nuôi nhằm thỏa mãn nhu cầu của họ thông qua các gia súc làm giá trị hóa các nguồn lực tự nhiên. Như vậy theo định nghĩa này thì hệ thống chăn nuôi bao gồm 3 cực chính. - “Cực con người” đó là tác nhân và gia đình (đôi khi có thể là một cộng đồng). - “Cực đất đai”đó là các nguồn lực mà gia súc sử dụng. - “Cực gia súc” đó là gia súc. Chúng ta thấy “cực con người” giữ vai trò chủ đạo trong hệ thống. Cực này có thể là người trực tiếp chăn nuôi, gia đình chăn nuôi, cũng có thể là một cộng đồng những người chăn nuôi. “Cực đất đai” đó chính là các nguồn lực tự nhiên: chủ yếu là đất đai và nguồn nước, ở đó sản xuất ra nguồn thức ăn cho gia súc thông qua thảm thực vật. Con người căn cứ vào điều kiện sinh thái cụ thể mà quyết định sử dụng nguồn lực này như thế nào. “ Cực gia súc” là đối tượng chính trong hệ thống chăn nuôi. Con người 4 quyết định chăn nuôi loại gia súc nào hay kết hợp chăn nuôi các loại gia súc nào phụ thuộc rất lớn vào mục tiêu chăn nuôi hay điều kiện lãnh thổ (hệ thống sản xuất thức ăn), mối quan hệ này rất chặt chẽ nhất là động vật ăn cỏ, còn các loài khác thì mối quan hệ này có phần lỏng lẻo hơn [6]. * Gia súc: Mỗi một hệ thống chăn nuôi có một loài gia súc và một giống gia súc riêng. Song nhìn chung số lượng loài động vật sử dụng trong chăn nuôi ít hơn rất nhiều so với các giống thực vật. - Loài ăn cỏ gồm: + Động vật nhai lại: trâu, bò, dê, cừu, lạc đà, voi… + Động vật không nhai lại: ngựa, thỏ - Các loài khác: lợn, gia cầm, các loài cá, côn trùng (ong, tằm)… * Môi trường: Không chỉ có các điều kiện môi trường làm ảnh hưởng đến việc chăn nuôi mà con người có tác động rất lớn đến chăn nuôi (phương thức chăn nuôi). Nói chung, các hệ thống chăn nuôi quảng canh thì, yếu tố môi trường là tác nhân chọn lọc chính thông qua việc tạo ra các điều kiện thích hợp như chuồng trại, thức ăn, chăm sóc sức khỏe vật nuôi. Trong chăn nuôi các yếu tố môi trường không phải có tác động độc lập mà trái lại nó có tương tác lẫn nhau. Yếu tố môi trường chia ra làm 3 nhóm chính gồm: - Môi trường tự nhiên là: khí hậu, đất đai, nước. + Khí hậu bao gồm nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa: Đây là yếu tố rất quan trọng, nó ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến chăn nuôi thông qua các điều kiện về nhiệt độ và ẩm độ. Thông thường mỗi loài hay giống gia súc có điều kiện nhiệt độ tối ưu, tối thấp và tối đa. Nếu vượt ra khỏi giới hạn này đều có tác động xấu tới năng suất vật nuôi và thậm chí gây chết thông qua thông qua phá vỡ cân bằng thân nhiệt của gia súc. Ngoài tác động trực tiếp thì các tác động gián tiếp cũng không kém phần quan trọng thông qua sự phát triển của thảm thực vật, sự phát triển của các tác nhân gây bệnh. 5 + Đất, nước: cũng có tác động trực tiếp và gián tiếp đến sự phát triển gia súc thông qua sự phát triển của thảm thực vật, nguồn nước uống. - Môi trường sinh học gồm thực vật, động vật: + Thực vật: là nguồn cung cấp thức ăn quan trọng cho gia súc. Chất lượng của cây trồng sẽ có ảnh hưởng rõ rệt tới năng suất vật nuôi. Một số loại cây trồng có giá trị dinh dưỡng cao đã được phát triển nhằm nâng cao năng suất chăn nuôi, hay sự kết hợp các cây họ đậu và cây ho hòa thảo nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho vật nuôi đang rất phổ biến. + Động vật: Ở đây đề cập chủ yếu đến những động vật ký sinh hay vật truyền mầm bệnh (các loài hút máu như côn trùng và ve là những tác nhân truyền bệnh chính). - Môi trường kinh tế- xã hội + Quyền sở hữu đất đai: thường có 2 loại đó là sở hữu cộng đồng (tập thể) và sở hữu cá nhân. Ở Việt nam khái niệm được nhắc đến chủ yếu là quyền sử dụng. Với các hình thức hữu khác nhau sẽ dẫn đến quyền chăn thả, cũng như mức đầu tư khác nhau. Đất thuộc quyền sở hữu của tư nhân thường được đầu tư thâm canh tạo ra năng suất cao hơn và như vậy có điều kiện phát triển chăn nuôi hơn. + Vốn: có thể là tự có hoặc nguồn vốn vay. Nhìn chung việc tiếp cận vốn vẫn là điều kiện quan trọng ảnh hưởng tới phương thức cũng như quy mô chăn nuôi. Nguồn vốn dồi dào sẽ có điều kiện đầu tư thâm canh hơn trong chăn nuôi như hình thức chăn nuôi trang trại, chăn nuôi công nghiệp quy mô lớn. Đồng thời cũng mang lại những hiệu quả cao hơn do sử dụng con giống tốt, thức ăn chất lượng cao, quy trình vệ sinh, chuồng trại hợp lý… + Lao động: là yếu tố rất quan trọng trong phát triển chăn nuôi, nhất là tại những nước phát triển, sự thiếu hụt lao động thường xuyên xảy ra. Lao động được đề cập tới không chỉ là số lượng mà còn cả chất lượng thông qua trình độ khoa học kỹ thuật. Lực lượng lao động trong chăn nuôi, nhất là chăn 6 nuôi thâm canh, quy mô lớn lại càng yếu cầu chất lượng cao. Hiện tại lao động chăn nuôi tại Việt nam còn ít được chú trọng đến việc đào tạo tay nghề một cách chính quy, có hệ thống (qua trường lớp). Đồng thời khi chăn nuôi quy mô lớn thì việc sử dụng máy móc lại càng nhiều và điều đó cũng đòi hỏi người lao động càng phải có tri thức cao hơn. + Năng lượng: Năng lượng trong chăn nuôi được sử dụng như sau: Sử dụng để làm đất, vận chuyển; Xây dựng chuồng trại, sưởi ấm; Sản xuất thức ăn công nghiệp; Phục vụ cơ giới hóa chăn nuôi; Sản xuất phân, thuốc hóa học phục vụ cho cây trồng…Nhìn chung các cơ sở chăn nuôi càng hiện đại thì nguồn năng lượng này được sử dụng càng nhiều. + Cơ sở hạ tầng: đề cập ở đây bao gồm nhiều yếu tố như hệ thống đường bộ, đường sắt, hệ thống thông tin, nguồn nước, các cơ sở thụ tinh nhân tạo, thị trường … Các điều kiện này ảnh huởng rất lớn đến phát triển chăn nuôi thông qua dịch vụ cung cấp đầu vào, đầu ra, sự tiếp cận với các thông tin (khoa học kỹ thuật, thị trường) và có ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển đàn gia súc thông qua dịch vụ chăm sóc sức khỏe, nguồn thức ăn thô xanh…Đương nhiên sự phát triển các cơ sở hạ tầng chịu ảnh hưởng rất lớn bởi các chính sách liên quan. + Thị trường: luôn là yếu tố rất quan trọng ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi thông qua nguồn cung cấp đầu vào và tiêu thụ đầu ra, nhất là khi chuyển từ sản xuất tự cung tự cấp lên sản xuất hàng hóa. * Ngoài ra các yếu tố văn hóa, tín ngưỡng cũng có ảnh hưởng đễn sự phát triển chăn nuôi. Đạo Hồi là một ví dụ, họ kiêng thịt lợn và sử dụng thịt cừu rất nhiều vào các dịp lễ hội. Từ đó dẫn đến giá thịt cừu thường rất cao và thịt lợn hầu như không phát triển tại các nước này. Ở một số nước thuộc Châu Mỹ la tinh thì số lượng đàn gia súc được coi như là một yếu tố để phân biệt đẳng cấp xã hội [15]. 7 1.1.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống chăn nuôi Những phương pháp sử dụng để nghiên cứu các Hệ thống chăn nuôi đã thừa hưởng được những tiến bộ về tiếp cận hệ thống của những lĩnh vực khác. Trước đây các nghiên cứu về chăn nuôi chủ yếu tập trung vào những vấn đề cấp thiết cần giải quyết ở quy mô đơn vị sản xuất như vấn đề bệnh tật của gia súc, vấn đề nuôi dưỡng, cây thức ăn, giống…Những nghiên cứu như trên đã mang lại những kết quả đáng khích lệ tạo ra những con giống có năng suất chất lượng cao. Thức ăn hoàn chỉnh đáp ứng nhu cầu sinh trưởng phát triển của gia súc. Tuy nhiên những nghiên cứu tiếp cận cục bộ như trước không còn hoàn toàn phù hợp với những đòi hỏi của thực tiễn ngày nay nữa khi chúng ta nghiên cứu chăn nuôi vùng nhiệt đới. Như vậy, cần phải đưa ra một kiểu tiếp cận mới đó là: tiếp cận hệ thống Phương pháp này không phải là tách biệt mà cũng không phải là đối lập tiếp cận cục bộ truyền thống mà trái lại hai phương pháp này bổ xung cho nhau giúp chúng ta có thể hiểu rõ hơn về tình hình phát triển chăn nuôi và nhất là đưa ra các can thiệp vào thực tế một cách hợp lý và có hiệu quả [2]. Hệ thống chăn nuôi có thể chia thành hai tiểu hệ thống: + Hệ thống quản lý hay điều hành (người chăn nuôi): là nơi hình thành nên các mục tiêu, các thông tin về môi trường và về cấu trúc và sự vận hành của hệ thống. Đó là các dạng và các thể thức tổ chức cũng như sự huy động các phương tiện sản xuất và các quyết định quản lý (huy động sử dụng đất đai, lao động và vốn sẵn có). + Hệ thống kỹ thuật sinh học của sản xuất: là nơi hình thành các quá trình sản xuất và phương thức chăn nuôi cho phép đạt được mục tiêu của các thực tiễn và các chiến lược của người sản xuất. Từ các thông tin thu thập được về khía cạnh sinh học đã giúp cho người chăn nuôi đưa ra các quyết định sản xuất thông qua các chiến lược, sách lược và các thực tiễn. 8 Như vậy chỉ có tiến hành phân tích sự tương tác giữa các quyết định và các điều kiện kỹ thuật thì mới cho phép nhận ra được các điểm mạnh cũng như các điểm yếu của hệ thống. 1.2. TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GIA CẦM 1.2.1.Tình hình chung Chăn nuôi gà nói riêng và chăn nuôi gia cầm nói chung là nghề sản xuất truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất của ngành chăn nuôi nước ta. Tăng trưởng giai đọan 2001-2005 đạt 2,74% về số lượng đầu con, trong đó giai đọan trước dịch cúm tăng 9,02% và giảm trong dịch cúm gia cầm 6,67%. Chăn nuôi gà chiếm 72-73% trong tổng đàn gia cầm hàng năm. 1.2.2. Các phương thức chăn nuôi Chăn nuôi gia cầm có 3 phương thức chính:  Chăn nuôi nông hộ nhỏ lẻ Đây là phương thức chăn nuôi truyền thống của nông thôn Việt Nam. Đặc trưng của phương thức chăn nuôi này là nuôi thả rông, tự tìm kiếm thức ăn và tận dụng phụ phẩm trong nông nghiệp, đồng thời tự ấp và nuôi con . Phương thức này phù hợp với điều kiện tự nhiên và kinh tế của hộ nông dân, với các giống gà bản địa có chất lượng thịt trứng thơm ngon. Theo số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2004 có tới 65% hộ gia đình nông thôn chăn nuôi gia cầm theo phương thức này [4].  Chăn nuôi bán công nghiệp Đây là phương thức chăn nuôi tương đối tiên tiến, nuôi nhốt trong chuồng thông thóang tự nhiên với hệ thống máng ăn uống bán tự động. Giống chăn nuôi thường là các giống kiêm dụng và chủ yếu là sử dụng thức ăn công nghiệp và là hình thức chăn nuôi hàng hoá, quy mô đàn thường từ 200- 500 con; tỷ lệ nuôi sống và hiệu quả chăn nuôi cao; thời gian nuôi rút ngắn (70-90 ngày), quay vòng vốn nhanh. Ước tính có khoảng 10-15% số hộ nuôi 9 theo phương thức này với số lượng gia cầm sản xuất hàng năm chiếm tỷ lệ 25-30%. Các địa phương phát triển mạnh hình thức này là Hà Tây, Hải Dương, Hưng Yên, Đồng Nai, Khánh Hòa, Bình Dương  Chăn nuôi công nghiệp Chăn nuôi gà công nghiệp phát triển trong khoảng 10 năm trở lại đây, nhưng mạnh nhất là từ 2001 đến nay. Các giống nuôi chủ yếu là các giống cao sản (Isa, Lomann, Ross, Hiline, ), sử dụng hoàn toàn thức ăn công nghiệp, ứng dụng các công nghệ tiên tiến như chuồng kín, chuồng lồng, chủ động điều khiển nhiệt độ, ẩm độ, cho ăn uống tự động Năng xuất chăn nuôi đạt cao: gà nuôi 42-45 ngày tuổi đạt 2,2-2,4 kg/con. Tiêu tốn 2,2-2,3 kg TA/kg tăng trọng. Gà đẻ đạt 270-280 trứng/năm, tiêu tốn 1,8-1,9 kg TA/10 quả trứng Ước tính, chăn nuôi công nghiệp đạt khoảng 18-20% trong tổng sản phẩm chăn nuôi gà. Chăn nuôi công nghiệp chủ yếu là hình thức gia công, liên kết của các trang trại với các doanh nghiệp nước ngoài như C.P. Group, Japfa, Cargill, Proconco và phát triển mạnh ở các tỉnh như Hà Tây, Vĩnh Phúc, Thanh Hóa, Khánh Hòa, Đồng Nai, Bình Dương Ngoài ra, rất nhiều hộ nông dân, trang trại có tiềm lực tài chính và kinh nghiệm chăn nuôi cũng tư chủ đầu tư chăn nuôi theo phương thức công nghiệp này [14]. 1.2.3. Những tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gia cầm  Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ Chăn nuôi gia cầm chủ yếu hiện nay có 3 phương thức: chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình, chăn nuôi bán công nghiệp và chăn nuôi công nghiệp. Bình quân, mỗi hộ nuôi bình quân chỉ nuôi 28-30 con. Chăn nuôi gia cầm theo phương thức phân tán, nhỏ lẻ trong nông hộ là rất lớn. Người dân chăn nuôi chủ yếu theo kinh nghiệm, chưa được đào tạo. Hình thức chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình tuy là tập quán, truyền thống nhưng đang là nguy cơ lây lan phát tán mầm bệnh, (từ chăn nuôi nhỏ lẻ dẫn đến buôn bán, giết mổ nhỏ lẻ là phổ biến). 10 Chăn nuôi công nghiệp và bán công nghiệp là hình thức sản xuất hàng hóa, là xu thế phát triển nhưng cũng gặp rất nhiều khó khăn trong thời gian qua do đòi hỏi đầu tư lớn, kỹ thuật cao, có quỹ đất và thị trường ổn định [5].  Năng suất và hiệu quả chăn nuôi thấp Các giống gia cầm bản địa của chúng ta có năng suất rất thấp, các giống công nghiệp cao sản vẫn hoàn toàn nhập khẩu từ nước ngoài và năng suất cũng chưa cao, chỉ đạt 85-90% so với xuất xứ. Chăn nuôi hàng hoá quy mô lớn, tập trung chiếm tỷ trọng thấp. Số lượng và quy mô trang trại tập trung còn chưa nhiều. Ước tính sản phẩm chăn nuôi theo phương thức này mới đạt 30-35% về số lượng đầu con sản xuất.  Nguồn lực đầu tư cho chăn nuôi của xã hội là nhỏ bé Phần lớn người dân còn nghèo, khả năng tài chính thấp. Chính sách hỗ trợ của nhà nước trong nhiều năm qua gần như còn nhỏ bé. Việc phát triển chăn nuôi trang trại, hàng hóa quy mô lớn đang gặp nhiều khó khăn, trong đó thiếu vốn đầu tư là trầm trọng, quỹ đất đai để quy hoạch vùng chăn nuôi tập trung cũng là trở ngại phổ biến ở các địa phương  Thách thức của quá trình hội nhập Hiện nay, chăn nuôi gà và chăn nuôi gia cầm nói chung chưa đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Sản lượng thịt, trứng/người/năm so với các nước trong khu vực và trên thế giới còn thấp rất nhiều. Sản lượng thịt mới đạt 3,8-4,2 kg, sản lượng trứng đạt 48-50 quả/ng/năm (tính chung cả gà và thủy cầm). (Tiêu thụ của Trung Quốc năm 2004 đạt 8,4 kg thịt và 10,4 kg trứng/ng/năm; Hoa Kỳ: 28 kg thịt gia cầm/ng/năm 2003 ). Thức ăn chăn nuôi giá thành còn cao do một phần nguyên liệu phải nhập từ nước ngoài (ngô, đậu tương, bột cá, premix, khô dầu ). Các cơ sở giống gốc còn quá nhỏ, các giống công nghiệp cao sản vẫn phụ thuộc nước ngòai Trước xu thế hội nhập khi gia nhập WTO vào những năm tới, ngành chăn nuôi gà phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn của các công ty, tập đoàn nước [...]... và xã hội của huyện Yên Lạc - Hoạt động sản xuất nông nghiệp của huyện 2.3.2 Các thông tin chung về nông hộ - Số khẩu, số lao động chính, trình độ văn hóa của chủ hộ - Hoạt động chăn nuôi, các loại vật nuôi khác trong nông hộ 2.3.3 Chăn nuôi gia cầm - Số gia cầm nuôi hàng năm - Các giống gia cầm được nuôi - Nguồn gốc giống gia cầm, thức ăn, chuồng trại - Hiệu quả chăn nuôi gia cầm trong các hệ thống. .. xảy ra, gây thiệt hại không nhỏ cho chăn nuôi gia cầm của nông hộ 3.4 Đặc điểm hoạt động của các hệ thống chăn nuôi gia cầm Mỗi một hệ thống chăn nuôi có các đặc điểm hoạt động khác nhau điểu đó được thể hiện như sau: 3.4.1 Đặc điểm hoạt động của hệ thống chăn nuôi gia cầm thâm canh Bảng 3.8 Đặc điểm hoạt động của hệ thống chăn nuôi gia cầm thâm canh Tiểu hệ thống Gà thịt Gà sinh Vịt sinh sản sản Con... Không Ở hệ thống này, các nông hộ chăn nuôi hỗn hợp chia làm 3 tiểu hệ thống khác nhau về mục tiêu sản xuất, về phương thức nuôi cũng như giống gia cầm được nuôi trong nông hộ, quy mô chăn nuôi nhỏ trên dưới trăm con trên một lứa nuôi Đây là một hệ thống chăn nuôi tương phổ biến của các nông hộ ở huyện Yên Lạc Phát triển lên từ chăn nuôi gia đình tận dụng, sang có đầu tư và bước đầu có hạch toán của một. .. các nông hộ điều tra trong hệ thống 1 đã phát triển chăn nuôi gia cầm thành một nghề chính với thu nhập chiếm 80- 90% trong tổng thu nhập bình quân của nông hộ 3.3.3 Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm Kết quả điều tra tình hình dịch bệnh trên đàn gia cầm ở nông hộ trong các hệ thống chăn nuôi gia cầm được trình bày qua bảng 3.7 Bảng 3.7 Mức độ mắc bệnh trên đàn gia cầm nuôi trong. .. của chính nông hộ, để có thể tham gia vào hệ thống chăn nuôi gà thịt gia công cho những doanh nghiệp chăn nuôi gia cầm trên địa bàn huyện 26 Ngoài ra các nông hộ trong hệ thống 1 và 2 còn tham gia đấu thầu các diện tích nuôi trồng thủy sản và các diện tích đất chưa sử dụng để phát triển chăn nuôi gia cầm theo phương thức trang trại VAC chuyên con hoặc hỗn hợp gà với thuỷ cầm Như vậy hệ thống 1 là hệ. .. xã hội, tập quán sản xuất và trình độ khoa học kỹ thuật của cộng đồng dân cư trong khu vực Qua điều tra nghiên cứu, dựa vào loài, giống gia cầm được nuôi, phương thức nuôi và mức độ thâm canh trong chăn nuôi gia cầm của nông hộ và tỷ lệ các hộ chăn nuôi, chúng tôi tiến hành phân loại các hệ thống chăn nuôi gia cầm Kết quả phân loại hệ thống được trình bày ở bảng 3.5 Bảng 3.5 Các hệ thống chăn nuôi gia. .. chăn nuôi nhỏ lẻ, quy mô nhỏ trong diện tích đất vườn của nông hộ Hiện nay, toàn xã có gần 100 mô hình kinh tế trang trại vừa và nhỏ, khoảng 600 hộ chăn nuôi, với tổng đàn gia súc trên 12.000 con, đàn gia cầm trên 42.000 con; chủ yếu là chăn nuôi tại hộ gia đình trong khu dân cư và một số trang trại nhỏ ven đồng, ven sông Phan [10] 22 3.3 Hệ thống chăn nuôi gia cầm ở Yên Lạc 3.3.1 Các kiểu hệ thống. .. kiện chăn nuôi Do vậy, cần có giải pháp thích hợp để nâng cao hiệu quả của hệ thống này 3.4.3 Đặc điểm hoạt động của hệ thống chăn nuôi nhỏ lẻ Hệ thống này là hệ thống chăn nuôi phổ biến hiện nay, chiếm một tỷ lệ cao trong chăn nuôi nông hộ ở các xã nghiên cứu, cũng như toàn huyện Chăn nuôi nhỏ lẻ từ vài con đến vài chục con gà, vịt Những nông hộ này thường tập trung vào chăn nuôi các loại vật nuôi khác,... nhưng ở các tiểu hệ thống bán thâm canh hỗn hợp gà, vịt và gà, ngan tương đối cao, dao động từ (23,35- 42,67%) 35 - Thời gian nuôi và số lứa nuôi/ năm phụ thuộc vào giống gia cầm mà các nông hộ chọn nuôi, và kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng của nông hộ Thời gian nuôi trung bình của các giống gà thịt và vịt, ngan thịt trong các hệ thống lần lượt là, gà (44,44 ngày; 4,4 lứa), hệ thống chuyên con vịt thịt... tồn tại trong môi trường nông thôn mới 3.5 Năng suất chăn nuôi gia cầm trong các hệ thống 3.5.1 Năng suất chăn nuôi gà, vịt sinh sản trong các hệ thống Bảng 3.10 Năng suất chăn nuôi gà, vịt sinh sản trong các hệ thống Hệ thống 1 Hê thống 2 Tiểu HT Tiểu HT Tiểu HT Gà sinh Vịt sinh HH gà và vịt SS sản sản Số gà,vịt /hộ/ năm( con) 1267 176 526 125 Thời gian nuôi (tháng) 16,34 19,25 18,23 22,34 Thời gian đẻ . Hệ thống chăn nuôi gia cầm trong nông hộ tại một số xã của huyện Yên Lạc, Tỉnh Vĩnh Phúc . 2 1.2 Mục tiêu của đề tài - Xác định và mô tả điểm các hệ thống chăn nuôi gia cầm tại một số xã. vật nuôi khác trong nông hộ 2.3.3. Chăn nuôi gia cầm - Số gia cầm nuôi hàng năm - Các giống gia cầm được nuôi - Nguồn gốc giống gia cầm, thức ăn, chuồng trại - Hiệu quả chăn nuôi gia cầm. Những tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gia cầm  Chăn nuôi gia cầm chủ yếu là nhỏ lẻ, phân tán trong nông hộ Chăn nuôi gia cầm chủ yếu hiện nay có 3 phương thức: chăn nuôi nhỏ lẻ hộ gia đình,

Ngày đăng: 15/07/2015, 07:13

Mục lục

  • MỞ ĐẦU

    • 1.1 Lý do chọn đề tài

    • 1.2 Mục tiêu của đề tài

    • 1.3 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài

    • CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

    • 1.1. LÍ LUẬN VỀ HỆ THỐNG CHĂN NUÔI

      • 1.1.1. Khái niệm về hệ thống chăn nuôi ( HTCN)

      • 1.1.2. Phương pháp nghiên cứu hệ thống chăn nuôi

      • 1.2.2. Các phương thức chăn nuôi

      • 1.2.3. Những tồn tại và thách thức trong chăn nuôi gia cầm

      • 1.3. Đổi mới hệ thống chăn nuôi gia cầm

      • CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG,

      • PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

      • 2.1. Đối tượng nghiên cứu

      • 2.2. Địa điểm, thời gian nghiên cứu

        • 2.2.1. Địa điểm nghiên cứu

        • 2.2.2. Thời gian nghiên cứu

        • 2.3. Nội dung nghiên cứu

          • 2.3.1. Các thông tin chung về vùng nghiên cứu

          • 2.3.2. Các thông tin chung về nông hộ

          • 2.3.3. Chăn nuôi gia cầm

          • 2.4. Phương pháp nghiên cứu

            • 2.4.1. Phương pháp chọn mẫu điều tra

            • 2.4.2. Phương pháp xây dựng bộ câu hỏi điều tra

            • 2.4.3 Phương pháp điều tra thu thập số liệu

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan