Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững

211 627 2
Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 8 1.1. Nghiên cứu cảnh quan và hƣớng tiếp cận sinh thái cảnh quan 8 1.1.1. Các nghiên cứu cảnh quan học 8 1.1.2. Các nghiên cứu sinh thái học, hệ sinh thái 11 1.1.3. Tiếp cận sinh thái cảnh quan 12 1.2. Đa dạng sinh học 13 1.2.1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam 14 1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam 17 1.3. Tổng quan về đất ngập nƣớc 18 1.3.1. Cấu trúc và chức năng đất ngập nƣớc 18 1.3.2. Đất ngập nƣớc châu thổ sông Hồng 19 1.3.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Bình 21 1.4. Quan điểm phát triển bền vững 24 1.4.1. Khái niệm phát triển bền vững 24 1.4.2. Phát triển bền vững ở Việt Nam 26 Chƣơng 2. ĐỐI TƢỢNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu 28 2.2. Tài liệu nghiên cứu 28 2.3. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu 29 2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu 31 2.4.1. Phƣơng pháp kế thừa 31 2.5. Quy trình nghiên cứu 39 Chƣơng 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 41 3.1. Các nhân tố hình thành cảnh quan đất ngập nƣớc ven biển Thái Bình 41 3.1.1. Địa chất - nhân tố thành tạo nền tảng rắn trong cảnh quan 41 3.1.3. Khí hậu - nhân tố thành tạo nền tảng nhiệt ẩm trong cảnh quan 43 3.1.4. Thủy hải văn - nhân tố thành tạo nền tảng ẩm trong cảnh quan 47 3.1.7. Tác động của con ngƣời - nhân tố liên quan đến việc hình thành và phát triển cảnh quan 57 3.2. Cấu trúc sinh thái cảnh quan vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Bình 60 3.2.1. Hệ thống phân loại cảnh quan áp dụng cho thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình 60 3.2.2. Cấu trúc sinh thái cảnh quan vùng ĐNN ven biển Thái Bình 63 3.2.3. Đặc điểm các tiểu vùng CQ trên vùng ĐNN ven biển Thái Bình 75 3.3. Đa dạng sinh học vùng đất ngập nƣớc ven biển Thái Bình 78 3.3.1. Đa dạng hệ sinh thái 78 3.3.2. Đa dạng loài 86 3.4. Biến động CQ và ĐDSH vùng ĐNN ven biển Thái Bình qua các thời kỳ 97 3.4.1. Một vài nhận thức 97 3.4.2. Giai đoạn 1965-1986 98 3.4.3. Giai đoạn 1986-2007 115 2 3.5. Đề xuất định hƣớng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững 139 3.5.1. Bối cảnh 139 3.5.3. Nhiệm vụ quy hoạch 146 3.5.5. Giải pháp thực hiện các định hƣớng quy hoạch sử dụng vùng 157 KẾT LUẬN 163 KIẾN NGHỊ 165 TÀI LIỆU THAM KHẢO 166 1 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết của luận án Vùng cửa sông ven biển là nơi tiếp giáp giữa lục địa và biển nên ở đây xuất hiện các loài đặc trưng cho môi trường sông biển cùng với những loài thích nghi tồn tại trong các sinh cảnh khác nhau như bãi triều, vũng vịnh, cồn cát, Do đó, đã từ lâu đất ngập nước (ĐNN) ven biển là địa bàn hoạt động của con người, tạo nên nền kinh tế đa ngành, là đối tượng sử dụng quan trọng trong cơ cấu chung của nền kinh tế quốc dân. Tuy nhiên, do nhu cầu đời sống ngày một tăng, hoạt động của con người ngày một đa dạng với cường độ ngày càng cao đã để lại cho vùng đất ven biển những hậu quả sinh thái nặng nề, cảnh quan bị xáo trộn, đa dạng sinh học (ĐDSH) bị thất thoát, nguồn lợi sinh vật và chất lượng môi trường suy giảm. Chính vì thế, phát triển bền vững (PTBV) được đưa ra là mục tiêu thiên niên kỷ không chỉ ở mức độ toàn cầu mà còn là của mỗi địa phương nhằm kết hợp hài hòa giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Thái Bình là một trong những tỉnh nông nghiệp then chốt thuộc đồng bằng Bắc Bộ với 49,5 km đường bờ biển trải dài trên hai huyện Tiền Hải và Thái Thụy cùng các cửa sông đổ ra biển đã tạo nên hàng ngàn ha đất bãi bồi góp phần mở rộng diện tích cho vùng. Tuy nhiên, cũng như các vùng ĐNN ven biển khác trong điều kiện đất nước đổi mới, nền kinh tế phát triển theo cơ chế thị trường, sức ép dân số gia tăng nên hoạt động khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên trong vùng ngày càng “hối hả” và mãnh liệt hơn làm cho cảnh quan (CQ) bị biến đổi nhanh chóng. Do đó, để có được những định hướng quy hoạch sử dụng vùng theo quan điểm PTBV, chúng tôi đã thực hiện đề tài luận án “Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững” Mục tiêu nghiên cứu + Nghiên cứu về cấu trúc và xu hướng biến động của các loại cảnh quan trên vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình; + Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học và biến động các hệ sinh thái tại vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình; + Định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Tổng hợp các kết quả nghiên cứu khoa học có liên quan; + Tiến hành các đợt khảo sát thực địa và làm việc với các cơ quan quản lý ở địa phương để bổ sung và hoàn chỉnh số liệu; + Tổng quan các quan điểm phân loại cảnh quan, xây dựng hệ thống phân vị và chỉ tiêu cụ thể đối với từng bậc phân loại cảnh quan ở vùng ĐNN ven biển Thái Bình (đối với bản đồ tỷ lệ 1:50.000); + Thành lập các bản đồ chuyên đề (bản đồ lớp phủ thực vật, bản đồ thổ nhưỡng, bản đồ địa mạo), bản đồ sinh thái cảnh quan, bản đồ phân vùng cảnh quan và bản đồ biến động cảnh quan theo thời gian; + Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan và các tiểu vùng cảnh quan; + Phân tích hiện trạng đa dạng sinh học trong vùng; + Phân tích biến động cấu trúc của các loại cảnh quan theo từng tiểu vùng và biến động các hệ sinh thái trên toàn vùng; + Phân tích các nguyên nhân gây biến động cảnh quan và đa dạng sinh học; + Đề xuất định hướng quy hoạch quản lý tài nguyên cho phát triển bền vững vùng ĐNN ven biển Thái Bình. Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi không gian: vùng nghiên cứu của luận án là vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình được giới hạn ở đơn vị hành chính cấp huyện, bao gồm huyện Tiền Hải và huyện Thái Thụy; về phía biển tính đến độ sâu 6m khi triều kiệt. - Đối tượng: với các mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, luận án được giới hạn trong các vấn đề sau: + Phân tích cấu trúc sinh thái cảnh quan vùng nghiên cứu theo hệ thống phân loại đã lựa chọn ở các mốc thời gian: năm 1965, năm 1986 và năm 2007. + Phân tích biến động cấu trúc các loại cảnh quan theo từng tiểu vùng và biến động của các hệ sinh thái trong vùng qua 2 giai đoạn: 1965-1986 và 1986-2007. + Nghiên cứu hiện trạng đa dạng sinh học (đa dạng hệ sinh thái và đa dạng loài) ở vùng ĐNN ven biển Thái Bình; 3 Những điểm mới của luận án + Xây dựng cơ sở dữ liệu cập nhật về hiện trạng ĐDSH tại vùng nghiên cứu; + Phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ sinh thái cảnh quan vùng ĐNN ven biển Thái Bình tỷ lệ 1:50.000; + Lần đầu tiên bản đồ biến động các loại cảnh quan tỷ lệ 1:50.000 cho vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình được thành lập. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài - Ý nghĩa khoa học: các kết quả nghiên cứu của luận án góp phần làm sáng tỏ hiện trạng các loại cảnh quan và đa dạng sinh học cũng như biến động của chúng trong những giai đoạn lịch sử nhất định của vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình. - Ý nghĩa thực tiễn: hệ thống cơ sở dữ liệu, tập bản đồ cũng như các định hướng quy hoạch được đưa ra trong luận án là những tài liệu có giá trị cho các nhà quản lý trong quy hoạch lãnh thổ theo hướng phát triển bền vững. Cấu trúc luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, các kiến nghị và tài liệu tham khảo, luận án được cấu trúc thành 3 chương: Chương 1. Tổng quan tài liệu: tổng quan khái niệm các nội dung có liên quan và các công trình nghiên cứu đã triển khai ở vùng nghiên cứu. Chương 2. Đối tượng, quan điểm và phương pháp nghiên cứu: bao gồm đối tượng và địa điểm nghiên cứu, tài liệu nghiên cứu, các quan điểm nghiên cứu, các nguyên tắc cũng như phương pháp thành lập bản đồ ở vùng nghiên cứu. Chương 3. Kết quả và bàn luận: bao gồm - Các chỉ tiêu phân loại cảnh quan đối với vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình tỷ lệ 1:50.000; - Các nhân tố hình thành cảnh quan; - Cấu trúc sinh thái cảnh quan tại các mốc thời gian; - Hiện trạng đa dạng sinh học; - Phân tích biến động các loại cảnh quan và các hệ sinh thái ở từng giai đoạn nghiên cứu và nguyên nhân gây biến động; - Đề xuất định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững. 4 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Nghiên cứu cảnh quan và hƣớng tiếp cận sinh thái cảnh quan 1.1.1. Các nghiên cứu cảnh quan học Khái niệm CQ đã được hình thành và phát triển từ những năm cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX bởi các nhà địa lý người Nga như: V. V. Docutraev, L. C. Berg, G. N. Vưxotxkii, G. F. Morozov,… ở Đức có các tác giả: Z. Passarge, A. Hettner; ở Anh có E. J. Gerbertson; và một số ít các nhà địa lý Mỹ, Pháp,… Đầu tiên phải kể đến công trình của V. V. Docutraev (1846-1903), người được coi là nhà khoa học đặt nền móng cho khoa học CQ Xô Viết, là người đầu tiên thực hiện nguyên tắc tổng hợp nghiên cứu các điều kiện tự nhiên, ông cho rằng thổ nhưỡng là hàm số của tất cả các yếu tố địa lý khác: kiểu nham thạch, khí hậu, sinh vật… Theo ông: “phải nghiên cứu thiên nhiên thống nhất, toàn vẹn và không tách rời từng phần” [54]. Phát triển tư tưởng của Docutraev, năm 1931, L. C. Berg đã đưa ra khái niệm “cảnh quan địa lý là một tập hợp hay một nhóm các sự vật, các hiện tượng, trong đó đặc biệt là địa hình, khí hậu, nước, đất, lớp phủ thực vật và giới động vật cũng như hoạt động của con người hòa trộn với nhau vào một thể thống nhất hòa hợp, lặp lại một cách điển hình trên một đới nhất định nào đó của Trái đất” và cho ra mắt công trình đầu tiên về phân vùng toàn nước Nga (ông gọi đó là các đới CQ) [32, 54, 56, 130] Tuy nhiên, chỉ sau chiến tranh thế giới thứ II, CQ học mới thực sự phát triển mạnh và tìm được chỗ đứng cho mình, khi đó CQ được xác định như một “đơn vị cơ sở dựa trên sự thống nhất các quy luật phân hóa địa đới và phi địa đới”. Các nhà địa lý Liên Xô cũ đã có những đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện và phát triển lý thuyết, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu CQ. Và cho đến nay, các nhà khoa học nghiên cứu về CQ ở nước ta chủ yếu đều dựa trên nền tảng lý luận của trường phái nước Nga Xô Viết, cùng thống nhất ba quan niệm về CQ (Từ điển Bách khoa Địa lý Xô viết, 1988) [32, 54, 56] để chỉ các hình thức CQ khác nhau phụ thuộc vào các quan niệm của người nghiên cứu. - Quan niệm chung: CQ được hiểu như một khái niệm chung, ý nghĩa tương tự khái niệm “địa hình”, “khí hậu”, “thổ nhưỡng”,… đồng nghĩa với khái niệm địa tổng thể các cấp. Người đề xuất quan điểm này là F.N. Milkov và được D.L. Armand, P.X. Kuzonhexov, V.P. Prokaev… tích cực ủng hộ. Tuy nhiên, quan niệm này thường “được dùng cho các công trình chung nghiên cứu môi trường tự nhiên hoặc nghiên cứu một 5 dạng sử dụng rất cụ thể như cho các vườn bảo vệ tự nhiên, cho phát triển một số giống, loài nào đó”, bởi CQ ở đó không có giới hạn rõ rệt về lãnh thổ, không theo trật tự phân cấp logic nào. - Quan niệm kiểu loại: CQ là đơn vị cơ sở, là cấp phân vị, đơn vị phân loại trong hệ thống phân chia các thể tổng hợp địa lý tự nhiên lãnh thổ. Mỗi cấp phân chia phải dựa trên các chỉ tiêu đặc trưng và có cấu trúc hình thái riêng từ trên xuống hoặc từ dưới lên. Tuy nhiên, theo quan niệm này cần xét đến sự phân hóa của các đơn vị CQ đều chịu ảnh hưởng của quy luật địa đới và phi địa đới (A. G. Ixatrenco, 1965). Quan niệm này chúng ta thường thấy trong các công trình nghiên cứu của các tác giả A. G. Ixatrenco, Gerenchuc, A. M. Marinhich, N.A. Gvozdexki, và của đa số các tác giả nghiên cứu về CQ ở Việt Nam (TT Địa lý tài nguyên nay là Viện Địa lý, Khoa Địa lý trường ĐH Tổng hợp Hà Nội nay là trường ĐH Khoa học Tự nhiên). Quan niệm này có lợi thế trong nghiên cứu thành lập bản đồ CQ phục vụ mục đích thực tiễn, ở tỷ lệ lớn và trung bình, đối với các CQ bị biến đổi bởi các hoạt động của con người. Theo quan niệm này đã có rất nhiều hệ thống phân loại cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước được đề xuất. Đó là hệ thống phân vị cảnh quan của Nhikolaev (1979) gồm 12 bậc: thống → hệ → phụ hệ → lớp → phụ lớp → nhóm → kiểu → phụ kiểu → hạng → phụ hạng → loại → phụ loại. Năm 1985, Phạm Quang Anh [1] đã đưa ra hệ thống phân vị CQ chủ yếu dựa trên cơ sở hệ thống phân vị CQ của Nhikolaev và có điều chỉnh cho phù hợp với điều kiện của Việt Nam, hệ thống đó bao gồm 5 bậc: hệ → phụ hệ → lớp → phụ lớp → kiểu. Trong công trình nghiên cứu định hướng phát triển cây cà phê ở Đăk Lăk (1985) các tác giả Phạm Quang Anh đã tiến hành phân kiểu cảnh quan vùng chuyên canh cà phê ở bản đồ tỷ lệ 1:100.000 với 4 cấp: hệ → lớp → phụ lớp → kiểu cảnh quan [1]. Năm 1993, tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên thuộc Trung tâm Địa lý Tài nguyên (nay là Viện Địa lý) đã công bố cuốn sách “Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan các tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam” [55] trong đó hệ thống phân loại CQ Việt Nam bao gồm các cấp: hệ → phụ hệ → lớp → phụ lớp → kiểu → phụ kiểu → hạng → loại cảnh quan, các đơn vị cấu trúc hình thái CQ: dạng địa lý - nhóm dạng - diện địa lý - nhóm diện. Mỗi cấp đều có nội dung và chỉ tiêu phân chia cụ thể nhưng các cấp “phụ” không nhất thiết phải phân chia trong mọi trường hợp (nó phụ thuộc vào sự phức tạp của cấp chính) 6 Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997) [32] đã đưa ra bảng “Hệ thống các chỉ tiêu phân loại CQ áp dụng cho bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1/1.000.000”, hệ thống này bao gồm các cấp: hệ thống CQ → phụ hệ thống CQ → lớp CQ → phụ lớp CQ → kiểu CQ → phụ kiểu CQ → loại (nhóm loại) CQ. Đơn vị nhỏ hơn cảnh quan trong thứ tự phân loại đó là dạng cảnh quan và diện cảnh quan. Các tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về cảnh quan cũng đã đưa ra các định nghĩa khác nhau cho chúng [32]. Hệ thống phân loại là một trong những khâu quan trọng để thành lập bản đồ CQ. Tuy nhiên, cho đến nay ở Việt Nam vẫn chưa có một hệ thống phân loại nào được công nhận là có đầy đủ cơ sở khoa học và chỉ tiêu cụ thể cho từng cấp. Do đó mà khi tiến hành nghiên cứu, thành lập bản đồ CQ trên các khu vực, các tỷ lệ khác nhau các tác giả thường xác lập một hệ thống phân loại trên cơ sở những hệ thống phân loại đã có trước. - Quan niệm cá thể: Người đầu tiên đề xướng quan niệm này là L. X. Berg và sau này được phát triển trong các công trình của A. A. Grigoriev (1957), X. V. Kalexnic (1947-1959), A. G. Ixatrenco (1953, 1965, 1989), N. A. Xolnsev (1948, 1949), theo đó CQ là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian, là đơn vị địa lý tự nhiên cơ sở, là đối tượng cơ bản để nghiên cứu lãnh thổ. Theo quan niệm này, Vũ Tự Lập khi nghiên cứu CQ địa lý Miền Bắc Việt Nam đã định nghĩa: “CQ địa lý là một tổng thể được phân hoá trong phạm vi một đới ngang ở đồng bằng và một đai cao ở miền núi, có cấu trúc thẳng đứng đồng nhất về nền địa chất, kiểu địa hình, kiểu khí hậu, kiểu thuỷ văn, về đại tổ hợp thổ nhưỡng, đại tổ hợp thực vật mà bao gồm tập hợp có quy luật của những dạng địa lý và những đơn vị cấu tạo nhỏ khác theo một cấu trúc ngang đồng nhất” [52], ở đó các cá thể CQ của ông không lặp lại ở bất kỳ lãnh thổ khác. Cảnh quan học đã cung cấp lý luận về tính hệ thống và tính thứ bậc chặt chẽ trong cấu trúc môi trường của sinh vật, là cơ sở hình thành hướng tiếp cận sinh thái cảnh quan của trường phái Nga Xô Viết (cũ) và được các nhà cảnh quan học Việt Nam kế thừa, phát triển. 1.1.2. Các nghiên cứu sinh thái học, hệ sinh thái Sinh thái học (ecology) là một khoa học cơ bản trong sinh vật học, nghiên cứu các mối quan hệ của sinh vật với sinh vật và sinh vật với môi trường ở mọi mức tổ chức, từ cá thể, quần thể đến quần xã sinh vật và hệ sinh thái (HST) [72]. 7 Thuật ngữ sinh thái học xuất hiện từ giữa thế kỷ XIX bởi một nhà động vật học người Đức, Haeckel (1866), đó là “nghiên cứu tổ hợp các mối tương quan của con vật với môi trường của nó và trước tiên là mối quan hệ “bạn bè”, “thù địch” với một nhóm động, thực vật mà con vật đó tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp” [72, 76]. Đến đầu thế kỷ XX, sinh thái học chuyển sang nghiên cứu sinh thái học quần xã sinh vật. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, sinh thái học đã phát triển một bước quan trọng, coi hệ sinh thái như là một đơn vị cơ sở, gồm hai hệ thống nhỏ quần xã sinh vật và môi trường. Cho đến nay, sinh thái học đã trở thành một khoa học giúp chúng ta ngày càng hiểu biết sâu về bản chất của sự sống trong mối tương tác với các yếu tố môi trường, từ đó tạo nên những nguyên tắc, định hướng cho chiến lược phát triển bền vững của xã hội con người. Khái niệm hệ sinh thái (ecosystem) lần đầu tiên được đề xuất bởi nhà sinh thái học A. Tansley (1935) đó là “một tập hợp các vật sống (thực vật, động vật, vi sinh vật) và môi trường vô cơ nơi chúng sinh sống (khí hậu, đất)”, sau đó được các nhà sinh thái học ở Mỹ kế thừa và phát triển (Linderman, 1942; Odum, 1971; Whittaker, 1975). Khái niệm này đã chỉ ra mối quan hệ giữa các yếu tố vô sinh (đối tượng nghiên cứu của các nhà địa lý) với các yếu tố hữu sinh (đối tượng nghiên cứu của các nhà sinh học), là cơ sở để hình thành khái niệm “sinh thái cảnh quan” (landscape ecology). Các nghiên cứu của Holling (1992) cũng đã kết luận: mọi hệ sinh thái đều được điều khiển và tổ chức bởi các loài sinh vật ưu thế và các quá trình vô sinh đặc thù để tạo thành cấu trúc cảnh quan ở các tỷ lệ khác nhau [86]. Từ các nghiên cứu sinh thái học và hệ sinh thái cho thấy, nhược điểm của tiếp cận nghiên cứu hệ sinh thái là không xác định được thứ bậc về không gian của lãnh thổ nghiên cứu, do đó có thể bao trùm lên không gian bất kỳ từ hệ sinh thái gốc cây, hệ sinh thái rừng đến hệ sinh thái vũ trụ. Đó chính là lý do mà các nhà sinh thái rất quan tâm đến cách tiếp cận không gian của địa lý học với hệ thống phân vị chặt chẽ, có ý nghĩa thực tiễn rất cao trong nghiên cứu sinh thái học. Bên cạnh đó, các nhà cảnh quan học “sinh thái hóa cảnh quan” để định lượng hóa các chỉ tiêu về trao đổi vật chất, trao đổi năng lượng trong CQ. Và bản thân việc hội tụ của CQ và sinh thái học đã thể hiện “nhân” và “quả” của phân hóa tự nhiên, của sự tương tác giữa thế giới vô cơ và hữu cơ [55, 129]. 1.1.3. Tiếp cận sinh thái cảnh quan Hướng nghiên cứu sinh thái cảnh quan hay địa sinh thái đã phát triển mạnh ở CHLB Đức và một số nước Bắc Âu từ những năm 60 của thế kỷ XX. Theo hướng này 8 Hội Sinh thái cảnh quan Quốc tế đã được thành lập năm 1982 và cho đến nay “sinh thái cảnh quan” đã trở thành một bộ môn khoa học có đối tượng nghiên cứu rõ ràng. Theo Rister và nnk (1984) “sinh thái CQ nghiên cứu sự phát triển và động lực của tính không đồng nhất không gian, các mối tương tác và trao đổi theo thời gian và không gian thông qua các cảnh quan không đồng nhất, các ảnh hưởng của tính phân dị không gian đến các quá trình sinh học và phi sinh học, quản lý tính phân dị không gian đó” [122, 127]. Sinh thái cảnh quan là một hướng nghiên cứu liên ngành và tổng hợp hình thành trên cơ sở kết hợp các phương pháp nghiên cứu định lượng của sinh thái học và tính tổng hợp, tính trật tự, tính phân cấp của cảnh quan học nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thực tiễn phát triển kinh tế-xã hội. Sinh thái học cảnh quan ra đời với mục đích xúc tiến sự liên kết giữa các nhà khoa học và các nhà lập kế hoạch [129]. Tuy nhiên, lần đầu tiên thuật ngữ “sinh thái cảnh quan” được đưa ra bởi nhà địa lý sinh vật người Đức Carl Troll (1939), ông đã tiến hành nghiên cứu sinh thái của cảnh quan nhằm xác định chất lượng cân bằng thiên nhiên của vật chất trong phạm vi một vùng hoặc một phần lãnh thổ. Sinh thái cảnh quan là học thuyết tổng hợp về cân bằng thiên nhiên, nhờ đó có thể nhận biết được mối quan hệ tương hỗ chức năng tồn tại bên trong các cảnh quan, hiểu được tính nhân quả sinh học và lý-hóa của chúng và xác định (số lượng và chất lượng) trật tự phụ thuộc trong tổng hợp thể hiện tự nhiên này của các quan hệ chế ước lẫn nhau. Theo ông, sinh thái cảnh quan có hai nội dung nghiên cứu chính: (1) nghiên cứu cảnh quan bằng con đường phân tích mối quan hệ qua lại giữa các quần thể sinh vật với môi trường; (2) nghiên cứu quan hệ giữa các tổng thể tự nhiên với nhau, kể cả ảnh hưởng của những hoạt động của con người [124]. Nếu như mục đích của nghiên cứu cảnh quan truyền thống là tìm ra các đơn vị cảnh quan đồng nhất theo các cấp khác nhau trong không gian (giống như một bức khảm) thì các nhà nghiên cứu sinh thái cảnh quan đang tích cực nghiên cứu và xây dựng các nguyên tắc về các kiểu đa dạng sinh học và các quá trình tự nhiên xảy ra trong nội bộ bức khảm đó và mối liên quan với bức khảm lân cận nhằm thực hiện các ý đồ về quy hoạch, thiết kế, quản lý và lập các chính sách về đất đai [31, 32, 122, 124]. Ở đó có sự hội tụ và bổ sung cho nhau của hai ngành địa lý và sinh học. Các nhà địa lý đi từ giới vô cơ dần dần đến giới hữu cơ và cuối cùng đã thấy sinh vật đóng vai trò chủ đạo trong các hệ tự nhiên và hệ tự nhiên hoạt động tốt nhất là hệ tự nhiên có năng suất sinh vật cao nhất [126]. Do vậy, cải tạo hệ tự nhiên phải bắt đầu bằng việc cải tạo [...]... cứu của đề tài là các loại cảnh quan và đa dạng sinh học trên vùng ĐNN ven biển tỉnh Thái Bình, nghiên cứu sự biến động của chúng cũng như hiện trạng đa dạng sinh học và sự biến động của các hệ sinh thái từ đó đưa ra các giải pháp cho sự phát triển bền vững 2.2 Tài liệu nghiên cứu Trong thời gian thực hiện luận án, tác giả đã tham gia thực hiện đề tài Nghiên cứu đánh giá sự biến đổi cảnh quan và đa. .. sâu về mặt sinh thái cảnh quan để thấy rõ hơn về bản chất phát sinh sinh thái, xu thế phát triển và tác động của kinh tế xã hội đối với việc hình thành các loại cảnh quan ven biển đặc trưng Do đó hướng nghiên cứu của đề tài luận án là sẽ đưa ra một bức tranh tổng thể về sự hình thành và xu thế phát triển các cảnh quan sinh thái trên cơ sở tiếp cận sinh thái học và quan điểm phát triển bền vững từ đó... nghèo, hệ sinh thái kém bền vững 11 Nước chảy (suối, sông) ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững 12 Hồ, mặt nước lớn ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững 13 Ao, mặt nước nhỏ ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm 14 Bán ngập nước ĐDSH nghèo, hệ sinh thái nhạy cảm 15 Nước lợ, cửa sông ĐDSH giàu, hệ sinh thái nhiều biến động 16 Biển ven bờ ĐDSH giàu, hệ sinh thái nhiều biến động 17 Biển. .. ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững 4 Trảng cỏ ĐDSH nghèo, hệ sinh thái đơn giản 5 Rừng ngập mặn ĐDSH giàu, hệ sinh thái kém bền vững 6 Trảng cát ven biển ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững, nhạy cảm 7 Núi đất ĐDSH trung bình, hệ sinh thái tương đối bền vững 8 Núi đá ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững 9 Hệ sinh thái nông nghiệp ĐDSH nghèo, hệ sinh thái kém bền vững 10 Đô thị và khu công nghiệp... nam cho định hướng quy hoạch sử dụng vùng ĐNN ven biển Thái Bình 23 Chƣơng 2 ĐỐI TƢỢNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Địa điểm và đối tƣợng nghiên cứu Vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình có tọa độ địa lý được xác định từ o 20 14‟24‟‟ đến 20o37‟00‟‟ vĩ độ Bắc và 106o26‟30‟‟ đến 106o38‟00‟‟kinh độ Đông, nằm trong vùng ĐNN ven biển Bắc Bộ (vùng châu thổ sông Hồng) Theo phạm vi nghiên cứu của... đề xuất các định hướng quy hoạch sử dụng vùng ĐNN ven biển Thái Bình cho phát triển bền vững 1.4 Quan điểm phát triển bền vững 1.4.1 Khái niệm phát triển bền vững Thuật ngữ "phát triển bền vững" xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (công bố bởi Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên và Tài nguyên Thiên nhiên Quốc tế - IUCN) với nội dung rất đơn giản: “Sự phát triển của... từng hạng cảnh quan sinh thái, luận án đã đề xuất các phương thức chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi cho phát triển nền kinh tế hàng hóa trong vùng - Các công trình nghiên cứu theo hướng phân tích cảnh quan, sinh thái cảnh quan ở tỷ lệ lớn 1:50.000 (cấp huyện), đặc biệt là nghiên cứu biến động cảnh quan là chưa thấy có Chính vì thế, vùng ĐNN ven biển tỉnh Thái Bình cần có công trình nghiên cứu tổng... bằng và bình đẳng trong quy n lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người) Mục tiêu kinh tế Phát triển bền vững Mục tiêu xã hội Mục tiêu sinh thái Hình 1.1 Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng thế giới [89, 123] 1.4.2 Phát triển bền vững ở Việt Nam Khái niệm Phát triển bền vững được biết đến ở Việt Nam vào khoảng... nguyên và phát triển sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế hiện tại mà không tổn hại tới sự phát triển của thế hệ tương lai [38, 110] Theo quan điểm này, để vùng ĐNN ven biển Thái Bình phát triển bền vững thì hoạt động khai thác tài nguyên phục vụ phát triển kinh tế xã hội, bảo tồn đa dạng sinh học, các tiêu chí về bền vững sinh thái- môi trường-xã hội phải được đặt lên hàng đầu Bên cạnh đó, cảnh quan. .. giai đoạn mới phát sinh ban đầu Nguyên tắc phát sinh lịch sử cho phép chúng ta thấy được lịch sử hình thành và phát triển của cảnh quan và từ những nghiên cứu đó có thể phát hiện được xu thế phát triển của cảnh quan dưới các tác động của tự nhiên và nhân tác, đồng thời đề xuất được các biện pháp phù hợp cho sử dụng, cải tạo và bảo vệ tự nhiên có hiệu quả nhất Phương pháp xây dựng bản đồ cảnh quan là những . hoạch sử dụng vùng theo quan điểm PTBV, chúng tôi đã thực hiện đề tài luận án Nghiên cứu biến động cảnh quan và đa dạng sinh học đất ngập nước ven biển Thái Bình, định hướng quy hoạch sử dụng vùng. trạng đa dạng sinh học và biến động các hệ sinh thái tại vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình; + Định hướng quy hoạch sử dụng vùng cho phát triển bền vững. 2 Nhiệm vụ nghiên cứu + Tổng. cho phát triển bền vững Mục tiêu nghiên cứu + Nghiên cứu về cấu trúc và xu hướng biến động của các loại cảnh quan trên vùng đất ngập nước ven biển Thái Bình; + Nghiên cứu hiện trạng đa dạng

Ngày đăng: 14/07/2015, 18:22

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU

  • 1.1. Nghiên cứu cảnh quan và hƣớng tiếp cận sinh thái cảnh quan

  • 1.1.1. Các nghiên cứu cảnh quan học

  • 1.1.2. Các nghiên cứu sinh thái học, hệ sinh thái

  • 1.1.3. Tiếp cận sinh thái cảnh quan

  • 1.2. Đa dạng sinh học

  • 1.2.1. Đa dạng sinh học ở Việt Nam

  • 1.2.2. Bảo tồn đa dạng sinh học ở Việt Nam

  • 1.3. Tổng quan về đất ngập nƣớc

  • 1.3.1. Cấu trúc và chức năng đất ngập nước

  • 1.3.2. Đất ngập nước châu thổ sông Hồng

  • 1.4. Quan điểm phát triển bền vững

  • 1.4.1. Khái niệm phát triển bền vững

  • 1.4.2. Phát triển bền vững ở Việt Nam

  • Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, QUAN ĐIỂM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

  • 2.1. Địa điểm và đối tượng nghiên cứu

  • 2.2. Tài liệu nghiên cứu

  • 2.3. Các quan điểm tiếp cận trong nghiên cứu

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan