Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long

86 673 1
Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông cửu long

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1.1. Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là tiếng nói tâm tình của người bình dân, là nơi bộc lộ những tư tưởng tình cảm, những nỗi nhớ thương, là tiếng hát yêu thương tình nghĩa, là niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai của nhân nhân lao động thời xưa. Nói đến ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là nói đến cái sâu lắng với muôn nghìn cung bậc tình cảm của con người. Chính vì vậy mà từ xưa đến nay ca dao luôn có sức hấp dẫn đối với giới nghiên cứu. 1.2. Khi bàn về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà người ta thường quan tâm đến đối tượng này từ góc độ văn học. Cánh cửa ngôn ngữ học, đặc biệt là phân môn Ngữ dụng học vẫn còn là một lối đi khá mới mẻ và hấp dẫn những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc này. 1.3. Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học để nghiên cứu văn học dân gian nói chung, ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là vấn đề thời sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bước đầu đã có những kết quả tốt. Trên ý nghĩa đó việc tiếp tục tìm hiểu ca dao Đồng bằng sông Cửu Long dưới ánh sáng của Ngữ dụng học là một việc làm cần thiết giúp đối tượng này được soi chiếu dưới nhiều chiều khác nhau của ngôn ngữ. Và đó chính là nguyên nhân giúp chúng tôi chọn đề tài “Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”

MỤC LỤC Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục 1 MỞ ĐẦU 4 1. Lý do chọn đề tài 4 2. Lịch sử vấn đề 4 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 6 4. Đối tượng và pham vi nghiên cứu 7 5. Phương pháp nghiên cứu 7 6. Bố cục của khóa luận 7 NỘI DUNG 8 CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ 1.1.Về ca dao và ca dao đồng bằng sông Cửu Long 8 1.1.1 Khái niệm ca dao 8 1.1.2 Ca dao đồng bằng sông Cửu Long 9 1.1.2.1 Vài nét về vùng đất và con người đồng bằng sông Cửu Long 9 1.1.2.2 Vài nét về hình thức và nội dung ca dao đồng bằng sông Cửu Long 14 1.2.Lý thuyết hội thoại trong mối quan hệ với ca dao đồng bằng sông Cửu Long 16 1.2.1 Về lý thuyết hội thoại 16 1.2.1.1 Khái niệm hội thoại 16 1.2.1.2 Các hình thức hội thoại 17 1.2.2 Lý thuyết hội thoại trong mối quan hệ với ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 18 1.2.2.1 Các dạng hội thoại trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long 18 1.2.2.2 Nhân vật hội thoại trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long 19 1.3.Lý thuyết hành động ngôn ngữ trong mối quan hệ với ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 21 1.3.1 Khái niệm hành động ngôn ngữ 21 1 1.3.2 Phân loại hành động ngôn ngữ 22 1.3.3 Các nhân tố chi phối hoạt động ngôn ngữ trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long 23 1.3.3.1 Vai giao tiếp 23 1.3.3.2 Vị thế giao tiếp 24 CHƯƠNG 2: CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỨU LONG 2.1 Hoàn cảnh không gian, thời gian của các hành động ngôn ngữ và ca dao đồng bằng sông Cửu Long 25 2.1.1 Hoàn cảnh không gian 25 2.1.1.1 Không gian của sông nước 25 2.1.1.2 Không gian của các địa danh 31 2.1.1.3 Không gian của ruộng đồng 32 2.1.1.4 Những không gian gặp gỡ riêng tư khác 34 2.1.2 Hoàn cảnh thời gian 36 2.1.2.1 Thời gian ban ngày 37 2.1.2.2 Thời gian ban đêm…………………………………………… 41 2.2 Các hoạt động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long 44 2.2.1 Các hành động của lời thoại 44 2.2.1.1. Hành động chào 44 2.2.1.2. Hành động mời 45 2.2.1.3. Hành động hỏi 46 2.2.1.4. Hành động bộc lộ cảm xúc,thái độ 51 2.2.1.5 Hành động thề nguyền 58 2.2.1.6 .Hành động kể 59 2.2.2. Đích của các hành động qua lời thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 60 2.2.2.1 Gặp gỡ làm quen 60 2.2.2.2 Tỏ tình 61 2.2.2.3 Giải bày tâm trạng………………………………………………….63 2 CHƯƠNG 3: ĐẶC TRƯNG CỦA CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ 67 3.1 Đặc trưng của ca dao đồng bằng sông Cửu Long qua các hành động ngôn ngữ 67 3.1.1. Từ xưng hô 67 3.1.1. Dùng các biểu tượng 77 3.2. Dấu ấn văn hóa qua ca dao đồng bằng sông Cửu Long 81 3.2.1 Văn hóa ứng xử 81 3.2.2 Văn hóa tâm linh 86 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 91 3 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là tiếng nói tâm tình của người bình dân, là nơi bộc lộ những tư tưởng tình cảm, những nỗi nhớ thương, là tiếng hát yêu thương tình nghĩa, là niềm lạc quan tin tưởng vào tương lai của nhân nhân lao động thời xưa. Nói đến ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là nói đến cái sâu lắng với muôn nghìn cung bậc tình cảm của con người. Chính vì vậy mà từ xưa đến nay ca dao luôn có sức hấp dẫn đối với giới nghiên cứu. 1.2. Khi bàn về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long vì những nguyên nhân chủ quan và khách quan mà người ta thường quan tâm đến đối tượng này từ góc độ văn học. Cánh cửa ngôn ngữ học, đặc biệt là phân môn Ngữ dụng học vẫn còn là một lối đi khá mới mẻ và hấp dẫn những ai quan tâm đến loại hình nghệ thuật truyền thống đặc sắc này. 1.3. Vận dụng lí thuyết ngôn ngữ học để nghiên cứu văn học dân gian nói chung, ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng là vấn đề thời sự được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm và bước đầu đã có những kết quả tốt. Trên ý nghĩa đó việc tiếp tục tìm hiểu ca dao Đồng bằng sông Cửu Long dưới ánh sáng của Ngữ dụng học là một việc làm cần thiết giúp đối tượng này được soi chiếu dưới nhiều chiều khác nhau của ngôn ngữ. Và đó chính là nguyên nhân giúp chúng tôi chọn đề tài “Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long” 2.Lịch sử vấn đề Nghiên cứu ca dao là một việc làm liên tục, lâu dài và hình như không có kết thúc.Đã có nhiều công trình nghiên cứu ca dao nói chung và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long từ nhiều góc độ khác nhau gắn với tên tuổi của nhiều tác giả lớn như: Bảo Định Giang, Trần Phỏng Diều… Cho đến hôm nay vấn đề ca dao Nam Bộ đã được nhiều tác giả quan tâm, tìm hiểu. Tác giả Bảo Định Giang trong bài viết “Ca dao – dân ca Nam Bộ, những biểu hiện sắc thái địa phương” đã đi sâu nghiên cứu về vùng đất và con người nơi đây. Từ việc phân tích khảo sát trên ông đưa ra cái nhìn tổng thể về mọi mặt của đời 4 sống người dân Nam Bộ. Ông cho rằng: “ca dao không chỉ gửi gắm tình cảm mà còn ghi lại được những nét sinh hoạt xã hội” [12;tr.101] Tác giả Trần Phóng Diều với bài: “Cảm xúc về sông nước qua ca dao Nam Bộ” theo Tạp chí Văn hóa dân gian, ông phát hiện: “Trong ca dao- dân ca Nam Bộ để bộc lộ tâm trạng của mình,người dân nơi đây thường mượn các hình ảnh quen thuộc để ví von nhằm bộc lộ những gì mình muốn nói, kể cả việc thể hiện tình cảm giữa chàng trai và cô gái cũng chứa đầy những hình ảnh đặc trưng của miền sông nước Nam Bộ”. Bài viết “Chất hóm hỉnh trong ca dao tình yêu Nam Bộ” theo tạp chí Tài Hoa Trẻ của tác giả Đoàn Thị Thu Vân là một sự phát hiện rất thú vị về tình yêu của những chàng trai, cô gái đất phương Nam. Đồng bằng sông Cửu Long là bộ phận của vùng đất Nam Bộ và con người Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng có nhiều nét tương đồng về văn hóa, nếp sống, nếp nghĩ. Vì vậy ca dao Đồng bằng sông Cửu Long cũng có những nét tương đồng với ca dao Nam Bộ. Ca dao là tiếng nói của người bình dân, để bộc lộ tình cảm, cảm xúc. Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là một bộ phận tạo nên sự đa dạng của ca dao Nam Bộ. Do đó, việc nghiên cứu ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ở nhiều phương diện khác nhau cũng là một vấn đề có ý nghĩa. Bởi thế, mà trong thời gian gần đây có những bài viết về vùng Đồng bằng sông Cửu Long, để tìm hiểu con người vùng Đồng bằng sông Cửu Long. Và để hiểu được con người Đồng bằng sông Cửu Long như thế nào, thì không thể thiếu việc tìm hiểu ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Trong “Kỷ yếu Hội nghị khoa học năm 1999”, tác giả Bùi Thị Tâm đã có bài nghiên cứu “Đặc điểm ngôn ngữ của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”, tác giả cho rằng: “Trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long, các yếu tố ngôn ngữ mang đậm sắc thái địa phương… đã góp phần giúp ta hiểu thêm về cá tính, về tâm hồn của những con người ở vùng đất cực nam Tổ Quốc. Ngôn ngữ ca dao Đồng bằng sông Cửu Long còn là sự bổ sung và làm cho ngôn ngữ chung của dân tộc trở nên giàu có, phong phú hơn”. Tác giả còn khẳng định: Nghiên cứu ca dao Đồng bằng 5 sông Cửu Long ở gốc độ ngôn ngữ, chúng ta có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về vẻ đẹp độc đáo, đặc sắc của nó. Những vẻ đẹp đó của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long sẽ góp phần làm phong phú, đa dạng hơn vẻ đẹp của ca dao dân tộc cũng như vẻ đẹp trong đời sống tinh thần của nhân dân Đồng bằng sông Cửu Long . Có thể nói trong phạm vi những tư liệu nói trên, các tác giả đều có những nhận xét tinh tế về ca dao Nam Bộ nói chung và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Đó là những gợi ý quan trọng cho việc nghiên cứu về ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói chung và ca dao hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. Vì vậy, chúng tôi nghiên cứu đề tài “Các hành động ngôn ngữ qua lời hội thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long”. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Mục đích Đề tài đi sâu vào tìm hiểu đặc trưng về ngữ nghĩa của hành động ngôn ngữ qua lời hội thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long trên cơ sở khám phá những đặc điểm về mặt hình thức và nội dung của lời hội thoại. Từ đó rút ra những lí giải, nhận xét ban đầu về đặc trưng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long và văn hóa người Việt được thể hiện qua bộ phận ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu của khóa luận sẽ đóng góp một phần nhỏ vào việc làm rõ bản sắc văn hóa của vùng Đồng bằng sông Cửu Long nói chung, ca dao ở Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng. 3.2 Nhiêm vụ - Thống kê và phân loại các hành động ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long. - Rút ra đặc trưng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long qua các hành động ngôn ngữ 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hành động ngôn ngữ trong Đồng bằng sông Cửu Long. Vì thế, dẫn liệu mà đề tài chúng tôi chọn để khảo sát là cuốn Văn Học 6 Dân Gian Đồng Bằng Sông Cửu Long, Khoa Ngữ Văn Đại HọcCần Thơ, NXB Giáo dục - Phạm vi nghiên cứu Lời hội thoại của nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long có ở cả hai dạng: đơn thoại và song thoại nhưng chủ yếu là ở dạng đơn thoại. Đề tài của chúng tôi tập trung nghiên cứu dạng đơn thoại là chủ yếu. 5. Phương pháp nghiên cứu Xuất phát từ mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: - Thống kê - Phân tích - Miêu tả - So sánh - Nghiên cứu liên ngành 6. Bố cục của khóa luận Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm ba chương: - Chương 1: Những tiền đề lý thuyết liên quan đến đề tài - Chương 2: Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long - Chương 3: Đặc trưng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long qua các hành động ngôn ngữ. 7 CHƯƠNG 1 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1 Về ca dao và ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 1.1.1 Khái niệm ca dao Ca dao là một thuật ngữ Hán – Việt. Từ trước đến nay khái niệm ca dao đã được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm tìm hiểu.Có thể kể đến các tác giả như: Phạm Thu Yến, Hoàng Tiến Tựu, Nguyễn Xuân Kính, Dương Quảng Hàm… Tác giả Phạm Thu Yến trong “Giáo trình văn học dân gian Việt Nam” định nghĩa: “Ca dao là bài hát có chương khúc hoặc có âm nhạc kèm theo còn ca dao là bài hát ngắn không có chương khúc” [35, tr.157]. Như vậy, chỉ có khái niệm ca và dao chứ chưa đưa ra một khái niệm ca dao rõ ràng. Tác giả Hoàng Tiến Tựu viết: “Ca dao là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của thơ dân gian truyền thống, có phong cách riêng, được hình thành và phát triển trên cơ sở của thành phần nghệ thuật ngôn từ trong các loại dân ca trữ tình truyền thống” [29, tr.66 – 67]. Tác giả Nguyễn Xuân Kính lại cho rằng: “Ca dao là thơ dân gian, có nội dung trữ tình và trào phúng, bao gồm hàng loạt những bài thơ. Người ta có thể hát, ngâm, đọc (và cả xem bằng mắt sau khi ca dao đã được ghi chép lại)” [19, tr. 60]. Theo Dương Quảng Hàm trong “Ca dao là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian thường tả tính tình phong tục người dân”. Theo cách hiểu này, ca dao là những bài hát mà đã hát thì dù có hay không có nhạc đệm đều có nhạc điệu và thể thức diễn xướng. Tác giả Lê Văn Chưởng cho rằng: “Ca dao là những bài thơ dân gian không có tiếng đệm lót, có tính truyền thống và tính phổ quát hàm chứa tình cảm và tư tưởng dân gian” [5, tr. 17]. Nhà văn Vũ Ngọc Phan lại quan niệm: “Ca dao là những bài có hoặc không có chương khúc, sáng tác bằng thể văn vần dân tộc (thường là lục bát để miêu tả, tự sự, ngụ ý và diễn đạt tình cảm” [27, tr.4]. Trong quan niệm này, tác giả muốn nói ca dao chính là bộ phận nghệ thuật ngôn từ được chắt lọc từ hệ thống những lời ca dân gian. Hay nó là những bài thơ dân gian. 8 Còn theo tác giả Đinh Gia Khánh: “Ca dao là lời của các bài hát dân ca đã tước bỏ đi những tiếng đệm, tiếng láy… hoặc ngược lại là những câu thơ có thể “bẻ” đôi thành những làn điệu dân ca” [18, tr. 436]. Tìm hiểu các quan niệm trên, chúng tôi thấy ca dao là những sáng tác văn chương được phổ biến rộng rãi, được lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về phong cách. Ca dao đã trở thành một thuật ngữ dùng để chỉ một thể thơ dân gian. Đối với ca dao, ta không chỉ đọc mà còn có thể ngâm, hát. 1.1.2 Ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 1.1.2.1 Vài nét về vùng đất và con người Đồng bằng sông Cửu Long. a. Vài nét về vùng đất Đồng bằng sông Cửu Long Vùng Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam, còn gọi là miền Tây Nam Bộ. Cửu Long có nghĩa là chín Rồng do chín cửa của hai sông Tiền và sông Hậu. Tên gọi Đồng bằng sông Cửu Long xuất hiện khoảng trên 50 năm, trước kia thường được gọi là miệt Lục tỉnh. Đồng bằng sông Cửu Long có diện tích khoảng 40.000 km 2 bao gồm 12 tỉnh. Đây là một bộ phận của châu thổ sông Mê Kông. Hai mặt giáp biển: phía tây nam giáp với vịnh Thái Lan, đông nam là biển Đông. Phía tây bắc giáp với Campuchia, phía đông bắc giáp với miền Đông Nam Bộ. Có thể coi sông Vàm Cỏ Đông là ranh giới ở phía này. Vùng nằm trong những bắc vĩ tuyến thấp nên nhiệt độ và độ ẩm cao. Chế độ gió mùa đều đặn, có thể chia làm 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô. Mùa mưa khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 tương ứng với mùa mưa là mùa nước nổi. Mùa khô tương ứng với mùa nắng, có gió mùa đông bắc thổi vào (gió bấc). Đồng bằng sông Cửu Long là vùng châu thổ màu mỡ với nhiều cửa sông tạo nên hệ thống kênh rạch chằng chịt. Chính vì lẽ đó đã tạo nên một vùng đất trù phú với biết bao huyền thoại thời mở đất. Tiến trình lịch sử của Nam Bộ nói chung và Tây Nam Bộ nói riêng tức đồng bằng sông Cửu Long khác với những vùng đất khác. Nó không phát triển liên tục mà bị đứt quãng. Điển hình là trên vùng đất này đã từng có vương quốc Phù Nam 9 cổ xưa với nền văn hóa Óc Eo một thời phát triển rực rỡ. Người Việt di dân vào Nam có thể nói bắt đầu từ khi cuộc chiến tranh Trịnh - Nguyễn nổ ra và sau đó là cuộc di dân thật sự thời kì nhà Nguyễn đầu thế kỉ XVIII khi nhà Nguyễn nắm được chính quyền Đàng Trong và kêu gọi những người dân đi khai khẩn đất hoang. Trong mấy trăm năm nay định hình và phát triển, Nam Bộ nói chung, Đồng bằng sông Cửu Long nói riêng đã tạo nên cho mình những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần vô cùng phong phú, độc đáo và một bản sắc văn hóa riêng so với các vùng, miền khác. Theo kết quả khai quật của khảo cổ học và kết quả khảo sát của địa lý học đều cho thấy ít ra cách ngày nay khoảng 4000 năm đến 5000 năm, phần lớn Đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn chìm dưới nước. Mãi đến thế kỉ V trước Công Nguyên vùng đồng bằng sông Cửu Long mới nổi trên mực nước biển. Cũng tại thời điểm đó, vùng Đông Nam Bộ và các cồn cát duyên hải đã có lớp người Việt đầu tiên sinh sống và khai phá. Nhìn chung, Tây Nam Bộ được khai phá muộn hơn Đông Nam Bộ. Tuy vậy, lịch sử của Đồng bằng sông Cửu Long có từ lâu đời, khoảng thế kỉ V có người sinh sống. Nhưng đến thế kỉ thứ XVI và đầu thế kỉ thứ XVII thì công cuộc mở đất về phương Nam, khẳng định vùng văn hóa phương Nam mới thật sự định hình. Vì vậy, Đồng bằng sông Cửu Long còn được gọi là “vùng đất mới”. Vào cuối thế kỉ thứ XVII, Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam xác định chủ quyền của người Việt trên vùng đất mới. Đây có thể được xem là mốc thời gian chính thức để xác lập Nhà nước chủ quyền của người dân trên mảnh đất mà họ đã đổ bao công sức để khai phá và gầy dựng. Trong buổi đầu ấy, thiên nhiên còn là một sự thách thức lớn lao: rừng rậm hoang vu, nhiều thú dữ, khí hậu ẩm thấp… công cuộc khẩn hoang khai phá vùng đất mới diễn ra hết sức khó khăn. Tuy vậy,với ý chí và bản lĩnh của người “mang gươm đi mở đất”, công cuộc ấy đã mở ra đều khắp Nam Bộ dù phải đối mặt với muôn ngàn hiểm nguy đang chực chờ: Cà Mau khỉ khọt trên bưng Dưới sông sấu lội, lên rừng cọp um. Vẻ hoang vu, u tịch nơi “sơn cùng thủy tận”, tứ bề quạnh hiu thật sự đáng sợ: 10 [...]... dao Đồng bằng sông Cửu Long. Tìm hiểu hình thức lời thoại cũng như nhân vật hội thoại giúp chúng ta có thể hiểu đúng nội dung hành động ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng song Cửu Long 24 CHƯƠNG II HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ QUA LỜI THOẠI NHÂN VẬT TRONG CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 2.1 Hoàn cảnh không gian, thời gian của các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long 2.1.1 Hoàn... thể hành động nên có những diễn biến về quá trình tâm lý trong quá trình hội thoại dẫn đến sự thay đổi từ xưng hô, thay đổi hành vi ngôn ngữ [20, tr 260 – 261] Như vậy, nhân vật chính là nhân tố có tác dụng chi phối nội dung cuộc thoại, sự tương tác hội thoại a Đặc điểm chung về nhân vật hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long Nhân vật hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long là nhân vật. .. tr.184] Trong ca dao dân ca, thời gian luôn gắn chặt với tâm trạng của nhân vật trữ tình Do vậy, tìm hiểu ngữ nghĩa lời thoại ca dao Đồng bằng sông Cửu Long ta không thể không tìm hiểu thời gian xuất hiện những lời ca dao ấy Qua khảo sát chúng tôi thấy trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long có mấy loại thời gian sau: 2.1.2.1 Thời gian ban ngày Thời gian ban ngày xuất hiện trong lời thoại ca dao Đồng Bằng Sông. .. hội thoại. J.L.Austin cho rằng khi phát ngôn một câu nào đó ,người ta thực hiện đồng thời 3 hành động: - Hành động tạo lời, - Hành động mượn lời - Hành động ở lời Hành động tạo lời: Là hành động sử dụng các yếu tố ngôn ngữ như ngữ âm,vốn từ,quy tắc kết hợp để tạo ra những phát ngôn (đúng về hình thức và cấu trúc) hay những văn bản có thể hiểu được Hành động mượn lời: Là hành động mượn phương tiện ngôn ngữ, hay... Khảo sát 1022 lời ca dao Đồng Bằng Sông Cửu Long ta bắt gặp vốn từ ngữ chỉ sông nước chiếm số lượng lớn (183 từ, ngữ) - Các từ và tổ hợp từ chỉ nước: Nói đến không gian sông nước trước hết ta phải nói đến các từ và tổ hợp từ chỉ nước trong các lời thoại của nhân vật trong ca 25 dao Đồng Bằng Sông Cửu Long Các từ, tổ hợp từ chỉ nước rất đa dạng: nước, nước biếc, nước trong xanh, nước trong, nước chảy,... (expresssives) gồm các động từ :Vui thích, khó chịu, mong muốn, rẫy bỏ Tuyên bố (declaratives) gồm các động từ : Tuyên bố,buôc tội 1.3.3 .Các nhân tố chi phối hành động ngôn ngữ trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long Khảo sát ca dao Đồng bằng sông Cửu Long chúng tôi thấy rằng hành động ngôn ngữ bị chi phối bởi nhiều nhân tố, trong đó chúng tôi tập trung nghiên cứu chủ yếu đề cập đến hai nhân tố: Vai giao tiếp... Đơn thoại, song thoại và đa thoại Qua khảo sát chúng ta thấy ca dao Đồng bằng sông Cửu Long tồn tại hai dạng thoại: Đơn thoại và song thoại - Song thoại: là dạng lời thoại chủ yếu ở nhân vật phát ra nhằm hướng đến người nghe và được người nghe đáp trả trực tiếp - Đơn thoại: (độc thoại trong màu sắc đối thoại) Đơn thoại là dạng lời thoại của nhân vật phát ra nhằm hướng đến người nghe nhưng không có lời. .. ca dao Đồng bằng sông Cửu Long giống như tấm gương phản chiếu đời sống tư tưởng, tình cảm, tâm hồn của người dân lao động Đến với ca dao Đồng bằng sông Cửu Long giúp chúng ta gần gũi, thêm yêu cuộc sống và đặc biệt hiểu được những tình cảm, cảm xúc mà các chàng trai cô gái Tây Nam Bộ đã gửi gắm trong lời ca dao Vậy yếu tố nào đã làm nên giá 15 trị to lớn đó của ca dao đồng bằng sông Cửu Long? Một trong. .. việc khảo sát lời thoại trong giao tiếp hằng ngày, hoặc nếu có khảo sát trong tác phẩm văn học, thì chỉ chú ý đến văn xuôi còn trong thơ ca thì gần như rất ít Đề tài của chúng tôi hướng đến một đối tượng khá mới mẻ: hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long 1.2.2.1 Các dạng hội thoại trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long Như chúng ta đã nói ở phần 1.2.1.1 (khái niệm hội thoại) , hội thoại tồn tại... thời thực hiện một hành động ở trong lời (còn gọi là hành động trong lời) Các hành động ngôn ngữ này đều tạo nên những hiệu lực nhất định Ngữ dụng học quan tâm chủ yếu đến hiệu lực của các hành động ở lời 1.3.2.Phân loại hành động ngôn ngữ Đây là vấn đề cần thiết làm cơ sở cho việ triển khai nội dung của đề tài Xung quanh vấn đề này có thể có những cách phân loại hành động ở lời khác nhau Ở đây, chúng . liên quan đến đề tài - Chương 2: Các hành động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao Đồng bằng sông Cửu Long - Chương 3: Đặc trưng của ca dao Đồng bằng sông Cửu Long qua các hành động ngôn. 2.2 Các hoạt động ngôn ngữ qua lời thoại nhân vật trong ca dao đồng bằng sông Cửu Long 44 2.2.1 Các hành động của lời thoại 44 2.2.1.1. Hành động chào 44 2.2.1.2. Hành động mời 45 2.2.1.3. Hành. TRƯNG CỦA CA DAO ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG QUA CÁC HÀNH ĐỘNG NGÔN NGỮ 67 3.1 Đặc trưng của ca dao đồng bằng sông Cửu Long qua các hành động ngôn ngữ 67 3.1.1. Từ xưng hô 67 3.1.1. Dùng các biểu

Ngày đăng: 14/07/2015, 09:34

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan