THỰC TRẠNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

19 3.6K 11
THỰC TRẠNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 LỜI MỞ ĐẦU Trong quá trình hình thành và phát triển của xã hội loài người, bên cạnh những tiến bộ, thành tựu đã đạt được luôn tiềm ẩn những nguy cơ, rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu nhiên bất ngờ không lường trước được. Tuy nhiên, trong xã hội phát triển của con người, rủi ro là một tất yếu không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của bảo hiểm xã hội (BHXH). Bảo hiểm xã hội ra đời là một nhu cầu tất yếu khách quan và là một trong những nhân tố trọng yếu của hệ thống an sinh xã hội, có tính cộng đồng và nhân đạo sâu sắc.Bảo hiểm xã hội là cách mà con nguời và xã hội đã tìm ra để tạo sự an toàn và bảo vệ bản thân và gia đình trước những biến cố có thể xảy ra. Việt Nam là một dân tộc giàu truyền thống nhân đạo nên chính sách BHXH càng quan trọng và ý nghĩa hơn. Vì vậy BHXH Việt Nam sẽ cố gắng không ngừng cải thiện, nâng cao chất lượng hoạt động của BHXH nhằm đem lại quyền lợi cao nhất cho người lao động và toàn thể nhân dân Việt Nam. Nội dung hoạt động của BHXH gồm rất nhiều phần việc, mỗi phần có nhiệm vụ, chức năng riêng. Trong đó, việc chi trả các chế độ BHXH là phức tạp và quan trọng, quyết định đến nhận thức của xã hội về BHXH, và cũng là công việc cuối cùng để hoàn thành nhiệm vụ của BHXH. Chỉ có “ chi đúng chi đủ, kịp thời và an toàn” đến tay người lao động mới đảm bảo được quyền lợi của họ cũng như phát huy hết vai trò của chính sách BHXH. Công tác chi trả BHXH phản ánh chất lượng dịch vụ BHXH và qui trình chi trả là một khâu thể hiện tính ưu việt của chế độ xã hội. Vì vậy, bên cạnh nội dung khái quát về bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, nhóm đã lựa chọn nội dung về thực trạng công tác quản lý chi trả trợ cấp các chế độ BHXH bắt buộc tại Việt Nam để nghiên cứu và trình bày. 2 Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Bảo hiểm xã hội 2. Cơ quan BHXH Việt Nam 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội ở nước ta là một trong những chính sách quan trọng hàng đầu của Đảng và Nhà nước, góp phần bảo đảm ổn định đời sống cho người lao động, thúc đẩy sự nghiệp đổi mới, xây dựng và phát triển kinh tế- xã hội của đất nước. BHXH bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam từ những năm 1930 của thế kỷ X, nhưng phải đến sau cách mạng tháng tám thành công, trên cơ sở hiến pháp năm 1946 của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, chính phủ đã ban hành một loạt các sắc lệnh quy định về chế độ trợ cấp ốm đau, thai sản , tai nạn lao động, hưu trí cho cán bộ, công nhân viên chức như: sắc lệnh 105/SL ban hành ngày 14/3/1947; sắc lệnh 77/SL ban hành ngày 22/5/1950. Những quy định về BHXH của Nhà nước ở thời kỳ này là cơ sở cho sự phát triển của BHXH Việt Nam sau này. Từ tháng 01/1995, Bộ Luật Lao động có hiệu lực, trong đó có chương XII về BHXH. Sau đó, Chính phủ đã ban hành các Nghị định để hướng dẫn thực hiện Bộ Luật Lao động như: + Nghị định số 19/CP của Chính phủ thành lập hệ thống BHXH Việt Nam để giúp Thủ tướng Chính phủ tổ chức thực hiện các chính sách, chế độ về BHXH, BHYT và quản lý quỹ BHXH; + Nghị định số 12/CP về điều lệ BHXH đối với dân sự với 5 chế độ BHXH: chế độ trợ cấp ốm đau; trợ cấp thai sản; trợ cấp tai nạn lao động - bệnh nghề nghiệp; chế độ hưu trí và chế độ trợ cấp tử tuất. + Nghị định số 45 quy định về BHXH đối với quân sự (quân đội, công an). + Nghị định 100/NĐCP quyết định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của BHXH (bao gồm cả BHYT). 2.2. Vị trí và chức năng - BHXH Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ với chức năng tổ chức thực hiện chế độ, chính sách BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện; tổ chức thu, chi chế độ bảo hiểm thất nghiệp; quản lý 3 và sử dụng các quỹ: BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp (sau đây gọi chung là BHXH), BHYT bắt buộc, BHYT tự nguyện (sau đây gọi chung là BHYT) theo quy định của pháp luật. - BHXH Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội về BHXH, của Bộ Y tế về BHYT, của Bộ Tài chính về chế độ chính sách đối với các quỹ BHXH, BHYT. 2.3. Cơ cấu tổ chức cơ quan BHXH Việt Nam BHXH VN là cơ quan trực thuộc Chính Phủ, giúp thủ tướng Chính Phủ quản lý quỹ BHXH, BHYT, và thực hiện các chế độ chính sách BHXH, BHYT theo quy định của pháp luật. Tổ chức bộ máy hoạt động sự nghiệp BHXH VN, bao gồm: Bộ máy quản lý và Bộ máy điều hành. - Bộ máy quản lý: Hội đồng quản lý BHXH được xác định làcơ quan quản lý cao nhất của BHXH VN. Hội đồng quản lý do Chính phủ thành lập có trách nhiệm giúp Chính phủ, thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, giám sát việc thực hiện chế độ, chính sách thu, chi, sử dụng quỹ BHXH, BHYT. - Bộ máy điều hành: chính là hệ thông tổ chức BHXH VN Mô hình tổ chức của hệ thống BHXH VN được thiết lập theo hệ thống ngành dọc, từ Trung Ương đến địa phương theo cơ cấu 3 cấp: (1) Ở Trung Ương là BHXH VN( gồm 15 ban và 7 đơn vị sự nghiệp) BHXH Việt Nam là cơ quan trực thuộc Chính Phủ, với chức năng quan trọng là thực hiện chính sách, chế độ BHXH, BHYT trên phạm vị cả nước. Là cơ quan chịu trách nhiệm quản lý Quỹ BHXH theo quy định của Pháp luật nên BHXH Việt Nam phải thực hiện chức năng kiểm tra, và giám sát hoạt động BHXH của các cấp sao cho các nguồn lực được sử dụng đúng, đủ và hiệu quả. (2) Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là các tổ chức BHXH tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi là BHXH tỉnh). Đây là cơ quan BHXH cấp khu vực, trực thuộc BHXH Việt Nam đặt tại tỉnh, nên mọi hoạt động của BHXH tỉnh đều chịu sự quản lý trực tiếp, toàn diện của Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam, và chịu sự quản lý hành chính của UBND tỉnh. Tuy nhiên, BHXH tỉnh có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu, trụ sở riêng. BHXH tỉnh thực hiện nhiệm cơ bản là xây dựng kế hoạch phát triển của cơ quan để trình lên Tổng giám đốc BHXH Việt Nam, và đề xuất với BHXH Việt Nam những kiến nghị sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách. BHXH tỉnh cũng thực hiện các hoạt động tác nghiệp theo phân cấp, giải quyết các khiếu 4 nại, kiến nghị trong lĩnh vực BHXH trên phạm vi địa bàn quản lí. Là cơ quan quản lý trực tiếp của BHXH huyện theo phân cấp nên BHXH tỉnh còn có một nhiệm vụ nữa là tư vấn và hỗ trợ BHXH huyện trong hoạt động quản lý, chuyên môn nghiệp vụ. (3) Ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh là Bảo hiểm xã hội quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là Bảo hiểm xã hội huyện). Đây là cơ quan BHXH cấp địa phương , trực thuộc tỉnh được đặt tại các huyện vì vậy mà mọi hoạt động của BHXh huyện chịu sự quản lí trực tiếp, toàn diện của giám đốc BHXH tỉnh và chịu sự quản lý hành chính Nhà nước của UBND huyện. Giống như BHXH tỉnh, BHXH huyện có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, tài khoản riêng, trụ sở riêng. Nhiệm vụ cơ bản của BHXH huyện là thực hiện tác nghiệp theo phân cấp, xây dựng các kế hoạch phát triển của cơ quan trình lên cơ quan BHXH tỉnh. Thực hiện kiểm tra giải quyết các kiến nghị, khiếu nại liên quan tới BHXH trên địa bàn mình quản lý , và thực hiện chế độ thông tin, thống kê, báo cáo lên BHXH tỉnh. 3. Công tác chi trả các chế độ BHXH ở Việt Nam 3.1. Khái niệm: Chi BHXH là quá trình phân phối và sử dụng quỹ BHXH cho mục đích chi trả các chế độ BHXH nhằm ổn định cuộc sống người tham gia BHXH và đảm bảo cho các hoạt động của hệ thống BHXH Việt Nam. Chi BHXH được thực hiện bởi 2 quá trình phân phối và sử dụng quỹ BHXH: - Phân phối quỹ BHXH là một quá trình phân bổ các nguồn tài chính từ quỹ BHXH đến các quỹ thành phần; - Sử dụng quỹ BHXH là một quá trình chi tiền từ quỹ BHXH đến tay đối tượng thụ hưởng hoặc cho từng mục đích sử dụng cụ thể. 3.2. Vai trò của công tác chi trả BHXH Công tác chi trả các chế độ BHXH đóng vai trò quan trọng trong việc thực hiện chính sách BHXH, cụ thể: 5 - Đối với người sử dụng lao động: góp phần đảm bảo ổn định tình hình sản xuất kinh doanh tạo sự tin tưởng của người lao động khi quyền và lợi ích được đảm bảo. - Đối với đối tượng thụ hưởng: đảm bảo quyền lợi của người thụ hưởng các chế độ BHXH,BHYT, BH thất nghiệp. Tạo ý thức về quyền lợi và trách nhiệm của người thụ hưởng khi tham gia BHXH. Điều này tạo nền tảng cho sự ổn định quỹ BHXH, giảm khả năng tăng mức đóng cho người lao động, đồng thời ổn định thu nhập cho họ khi có bất cứ rủi ro nào trong cuộc sống. - Đối với hệ thống BHXH: đảm bảo quản lý và tăng được niềm tin, thu hút nguồn đầu tư, tài trợ, viện trợ vào phát triển quỹvà tăng trưởng quỹ an toàn. - Đối với xã hội: đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội vì đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu nhất của con người, giúp cân đối ngân sách quốc gia trong trường hợp phải bù thiếu, từ đó số tiền nhàn rỗi trong quỹ và ngân sách sẽ được đầu tư vào những hạng mục thiết yếu cho sự phát triển KT-XH đất nước. 3.3. Nguyên tắc: Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động khi tham gia BHXH và để đạt hiệu quả cao, công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc phải tuân theo một số nguyên tắc cơ bản sau: Nguyên tắc 1: Đúngchế độ, chính sách hiện hành, đúng người được hưởng. Đây là một nguyên tắc quan trọng nhất trong công tác chi trả các chế độ BHXH dài hạn. Thực hiện đúng nguyên tắc này không những nguồn quỹ BHXH được bảo đảm, hệ thống BHXH được củng cố mà còn tạo nên sự công bằng, tin tưởng trong nhân dân vào nhà nước, vào chính sách BHXH. Từ đó góp phần làm cho đất nước ổn định, người lao động phấn khởi hăng say sản xuất, tích cực tham gia BHXH. Lợi ích từ điều này có thế nói là rất lớn. Do đó để đảm bảo nguyên tắc này cần làm tốt công tác hồ sơ chế độ, công tác quản lý đối tượng hưởng BHXH. Nguyên tắc 2: Bảo đảm chi trả kịp thời và đầy đủ quyền lợi của người tham gia BHXH. 6 Chi đầy đủ kịp thời ở đây là cho đúng số tiền đối tượng được hưởng chi đúng kế hoạch, thời gian, không gây phiền hà cho đối tượng hưởng. Nguyên tắc này đảm bảo cho khoản tiền trợ cấp BHXH đến tay đối tượng hưởng kịp thời và đầy đủ nhằm giúp người lao động và gia đình họ ổn định cuộc sống một cách nhanh nhất tránh các hiện tượng tiêu cực. Để đảm bảo nguyên tắc này, trong công tác chi trả các chế độ BHXH bắt buộc cần phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan BHXH các cấp và các nghành có liên quan. Đồng thời công tác này cần phải được kiểm tra, kiểm soát thường xuyên. Nguyên tắc 3:Đảm bảo an toàn tiền mặt Công tác chi trả BHXH bắt buộc thường liên quan tới tiền mặt nên thường xảy ra hiện tượng mất mát, thất thoát do trộm cắp tham nhũng Vì vậy đảm bảo an toàn tiền mặt là một nguyên tắc quan trọng trong khi tiến hành chi trả các chế độ BHXH dài hạn. Tổ chức, cá nhân thực hiện chi trả căn cứ kế hoạch chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng để xây dựng kế hoạch tiền mặt đăng ký với cơ quan BHXH theo nguyên tắc số tiền mặt cần rút phải chi hết trong ngày, không để lưu qua đêm tại các điểm chi trả, trường hợp trong ngày chưa chi hết phải có phương án cụ thể bảo vệ an toàn tiền mặt.Bên cạnh đó cầncó phương án vận chuyển, bảo vệ, phối hợp với cơ quan công an địa phương để cử người bảo vệ tiền mặt từ ngân hàng tới các điểm chi trả đảm bảo an toàn. Trong thời gian thực hiện việc rút, bàn giao tiền cho các ĐDCT tại ngân hàng hoặc tại xã, phường phải bố trí thủ quỹ, kế toán và lãnh đạo đơn vị cùng thực hiện để bảo đảm an toàn và cùng kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện. Việc vận chuyển tiền phải có ít nhất 2 người tham gia. Tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn tiền mặt trong chi trả; tổ chức các đợt kiểm tra thường xuyên, đột xuất tại các ĐDCT, kiểm kê quỹ và chấn chỉnh ngay các đơn vị và ĐDCT có số dư tiền mặt tồn lớn qua đêm. Nguyên tắc 4:Thủ tục chi trả đơn giản, thuận tiện. Rút ngắn thời gian chi trả và hoàn thiện dịch vụ một cách tốt nhất tới đối tượng thụ hưởng Nguyên tắc 5:Chi trả các chế độ BHXH được quản lý thống nhất, công khai, minh bạch. 7 Đây là nguyên tắc quan trọng trong công tác chi trả các chế độ BHXH. Thực hiện tốt nguyên tắc này tạo ra niềm tin của người tham gia BHXH đối với cơ quan BHXH có trách nhiệm liên quan.Đồng thời việc quản lý thống nhất, công khai, minh bạch còn làm giảm thiểu tối đa tình trạng trục lợi trong quá trình chi trả. 3.4. Nội dung chi trả BHXH bắt buộc Theo điều lệ BHXH Việt Nam quy định, chế độ BHXH bắt buộc hiện hành bao gồm những chế độ sau: - Chế độ trợ cấp ốm đau - Chế độ trợ cấp thai sản - Chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp - Chế độ trợ cấp hưu trí - Chế độ trợ cấp tử tuất 3.5. Các phương thức chi trả BHXH ở Việt Nam Việc chi trả lương hưu và trợ cấp BHXH hàng tháng cho các đối tượng hưởng do cơ quan BHXH thực hiện tùy thuộc vào điều kiện cụ thể của từng huyện mà BHXH tỉnh cho áp dụng phương thức chi trả thích hợp theo một trong các hình thức sau đây: - Phương thức chi trả trực tiếp: Là hình thức chi trả chi trả cho các đối tượng hưởng các chế độ BHXH không qua khâu trung gian. Nghĩa là, hàng tháng cán bộ của cơ quan BHXH trực tiếp chi trả cho đối tượng được hưởng. Cán bộ chi trả có trách nhiệm chuẩn bị chuẩn bị mọi công việc có liên quan đến công tác chi trả từ việc nhận danh sách đối tượng được hưởng, tạm ứng tiền và thanh quyết toán chi trả. - Phương thức chi trả gián tiếp: Là hình thức chi trả cho đối tượng được hưởng chế độ BHXH thông qua các đại diện chi trả xã, phường, thị trấn. Thực hiện phương thức chi trả này, cơ quan BHXH huyện ký hợp đồng với các đại diện chi trả có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn. Hàng tháng, đại diện chi trả có trách nhiệm đến BHXH huyện nhận danh sách đối tượng được hưởng và số tiền phải chi trả trong tháng để tổ chức chi trả cho các đối tượng kịp thời, đầy đủ. Đại diện chi trả có thể nhận tiền tay ba tại ngân hàng hoặc kho bạc khi có sự thỏa thuận với cơ quan BHXH cấp huyện.Sau mỗi kỳ chi trả, đại diện chi trả có trách nhiệm thanh quyết toán với cơ quan BHXH cấp huyện theo qui định. 8 - Phương thức chi trả lương hưu thông qua ATM: Đây là hình thức chi trả lương hưu có sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với cơ quan ngân hàng trong việc cung ứng dịch vụ chi trả lương hưu cho đối tượng. Thực chất hình thức chi trả này cũng là hình thức chi trả gián tiếp, đây là hình thức chi trả hoàn toàn mới và được tiến hành ở các thành phố có điều kiện phù hợp.Việc áp dụng phương thức chi trả lương hưu hàng tháng qua tài khoản ATM ngay từ khi bắt đầu đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cán bộ BHXH cũng như các cơ quan có liên quan bởi những ưu điểm vượt trội dễ dàng có thể nhận thấy được so với các phương pháp chi trả truyền thống. Đây là phương pháp chi trả phù hợp với xu thế chung của thế giới và các nước trong khu vực, được coi là phương thức chi trả hiệu quả nhất ở các nước Mỹ, Canada…. 9 Phần 2: THỰC TRẠNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1. Nguồn kinh phí chi trả BHXH Việt Nam hiện nay Hiện nay BHXH các cấp, các ngành thực hiện việc chi trả cho các chế độ BHXH bằng 2 nguồn kinh phí đó là: Nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo: thực hiện việc chi trả cho những đối tượng hưởng các chế độ trợ cấp BHXH từ ngày 1/1/1995 trở về trước. Đây là sự hỗ trợ tiếp tục do lịch sử để lại của ngân sách Nhà nước cho hoạt động của Bảo hiểm xã hội trong điều kiện, hoàn cảnh mới thành lập cơ quan BHXH, tạo cho hệ thống BHXH một thời gian cần thiết tích lũy nguồn quỹ để thực hiện các chính sách BHXH trong hoàn cảnh mới. Nguồn kinh phí chi trả do quỹ BHXH đảm bảo thực hiện chi trả cho các đối tượng BHXH từ sau ngày 1/1/1995 do hệ thống BHXH thực hiện được đảm bảo bằng nguồn thu BHXH. 2. Chi trả chế độ BHXH bắt buộc ở Việt Nam hiện nay Các đối tượng tham gia BHXH đều được hưởng 5 chế độ BHXH bắt buộc là: chế độ trợ cấp ốm đau, chế độ trợ cấp thai sản, chế độ trợ cấp tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp, chế độ trợ cấp hưu trí, chế độ trợ cấp tử tuất. Chi trả cho các chế độ BHXH là một trong những nhiệm vụ thường xuyên, chủ yếu của hệ thống BHXH Việt Nam đối với những người tham gia BHXH và phải thực hiện tốt nguyên tắc chi trả đầy đủ, kịp thời, đúng đối tượng. Cơ cấu các chế độ BHXH hàng tháng có sự chêch lệch rõ ràng, chế độ hưu trí hàng tháng chiếm tỉ trọng lớn trên 89%, các chế độ khác chiếm tỉ trọng rất nhỏ,đứng thứ 2 là chế độ mất sức chiếm 6,69%, thứ 3 là chế độ tử tuất chiếm 3,17%. Các chế độ khác chiếm tỷ trọng rất nhỏ, dưới 1%, chế độ trợ cấp 91 là 0,06%, chế độ Cán bộ xã phường 0.22% và thấp nhất là chế độ trợ cấp công nhân cao su chỉ chiếm 0,01%. 2.1. Chi Quỹ ốm đau, thai sản: 9 9 10 Năm 2007 cơ quan bảo hiểm xã hội đã tiếp nhận hồ sơ và giải quyết chế độ BHXH cho 460 469 lượt người, đến năm 2011 đã tăng lên 835 752 lượt người. Tốc độ phát triển bình quân là 116%.Năm 2011, số chi cho quỹ ốm đau, thai sản là 5.357 tỷ đồng, tăng 34,2% so với 2010. Trong đó, chi chế độ ốm đau là 1.065,7 tỷ đồng; chi chế độ thai sản là 4.084,9 tỷ đồng; chi dưỡng sức phục hồi sức khoẻ sau ốm đau, thai sản là 206 tỷ đồng. Chế độ thai sản qua các năm cho thấy số lượng người tham gia và hưởng cũng gia tăng. Sự tăng lên này là do công tác mở rộng đối tượng tham gia BHXH đã được triển khai và thực hiện cùng với việc kiểm tra, đôn đốc các doanh nghiệp tham gia BHXH. Chế độ thai sản đã thực hiện được nhiệm vụ ổn định chính sách cho người lao động khi họ gặp rủi ro và cũng tạo điều kiện cho họ nhanh chóng phục hồi sức khỏe tiếp tục tham gia trở lại thị trường lao động. Tình hình giải quyết chế độ thai sản giai đoạn 2007-2011 (đơn vị: lượt người.) Năm 2007 2008 2009 2010 2011 Chế độ thai sản 460.469 575.811 713.000 611.312 835.752 Nguồn bảo hiểm xã hội Việt Nam Cơ cấu số tiền chi các chế độ BHXH hàng tháng ở Việt Nam giai đoạn 2007-2011. 10 10 [...]... THIỆN CÔNG TÁC CHI TRẢ BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI VIỆT NAM 1 Mục tiêu, chi n lược hoạt động của ngành BHXH Việt Nam đến 2020 1.1 Mục tiêu chung Tiếp tục phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo hướng hiện đại, đảm bảo đủ năng lực và điều kiện để nâng cao chất lượng, hiệu quả phục vụ và tổ chức thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc... quản lý và thủ tục giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế + Khẩn trương rà soát, điều chỉnh, bổ sung hoàn chỉnh quy trình nghiệp vụ thu, chi và thủ tục giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam + Tổ chức chuyển đổi việc cấp mã số bảo hiểm xã hội, thẻ bảo hiểm y tế theo số định danh đối tượng quản lý nhằm... 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp và trên 80% dân số tham gia bảo hiểm y tế - Quản lý, sử dụng đúng quy định và có hiệu quả quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế nhằm bảo đảm quỹ bảo hiểm xã hội cân đối trong dài hạn, quỹ bảo hiểm y tế cân đối hàng năm - Tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ và quản lý đối tượng, đảm bảo chậm nhất đến... việc chấp hành pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Phát triển công tác nghiên cứu khoa học và mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế 3 Giải pháp đối với công tác quản lý chi trả BHXN 3.1 Về chính sách - Xây dựng chính sách chế độ đồng bộ, thống nhất, tạo điều kiện thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm trong chi trả BHXH theo chế độ; - Có chế tài để xử lý nghiêm... hoạt động của các cơ quan trong toàn ngành; mỗi công dân tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế được cấp một số định danh và thống nhất với số định danh công dân do Nhà nước quy định để phục vụ và quản lý quá trình thu, giải quyết chính sách, chi trả các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm y tế một cách chính xác và thuận tiện - Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy ngành Bảo hiểm xã hội. .. chính trong thực hiện chính sách BHXH, BHYT; đẩy mạnh việc thực hiện cơ chế một cửa liên thông trong giải quyết chế độ, chính sách; thực hiện công khai các thủ tục hành chính với người dân, cơ quan, đơn vị + Thực hiện lưu trữ hồ sơ của đối tượng tham gia và hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật - Củng cố và tăng cường quản lý quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế -... chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, lộ trình như sau: 15 15 16 - Xây dựng hệ thống trụ sở làm việc khang trang, hiện đại, thuận lợi cho giao dịch và phục vụ; đảm bảo yêu cầu về quy mô và công năng sử dụng lâu dài 2 Các giải pháp trong thực hiện chi n lược BHXH Việt Nam - Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế + Đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền, vận động nhằm nâng... Có chế tài để xử lý nghiêm đối với những vi phạm về chi trả chế độ bảo hiểm không đúng quy định về thời gian, đối tượng, thủ tục chi trả theo chế độ; - Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát nội bộ trong việc tổ chức chi và giải quyết các chế độ bảo hiểm xã hội, ký hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh và thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế bảo đảm theo đúng quy định; xử lý kịp thời các hành... đại hóa hệ thống quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế - Đầu tư xây dựng hoàn thiện hệ thống trụ sở làm việc đáp ứng nhu cầu phát triển và hiện đại hóa của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam 16 16 17 - Kiện toàn, nâng cao hiệu quả hệ thống tổ chức bộ máy Bảo hiểm xã hội các cấp, phát triển nguồn nhân lực, ổn định chế độ thu nhập đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động - Đẩy mạnh công tác... (Nguồn: BHXH Việt Nam) 12 12 13 Dễ thấy, tổng chi cho quỹ hưu trí luôn chi m trên 77% tổng chi BHXH Đây là một con số khá lớn cho thấy vai trò quan trọng của chế độ hưu trí Do sự điều chỉnh về tiền lương, mức chi trả cho chế độ đã tăng lên ở một số năm Tỷ lệ chi trả từ NSNN giảm dần qua các năm trong khi đó tỷ lệ chi trả từ quỹ BHXH tăng dần Điều này là do NSNN chi trả cho các đối tượng hưởng lương hưu . Canada…. 9 Phần 2: THỰC TRẠNG CHI TRẢ CHẾ ĐỘ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 1. Nguồn kinh phí chi trả BHXH Việt Nam hiện nay Hiện nay BHXH các cấp, các ngành thực hiện việc chi trả cho các chế độ BHXH. tại Việt Nam để nghiên cứu và trình bày. 2 Phần 1: KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIỂM XÃ HỘI Ở VIỆT NAM 1. Bảo hiểm xã hội 2. Cơ quan BHXH Việt Nam 2.1. Quá trình hình thành và phát triển Bảo hiểm xã hội ở. thu, chi và thủ tục giải quyết chế độ, chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế để đáp ứng yêu cầu phát triển ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam. + Tổ chức chuyển đổi việc cấp mã số bảo hiểm xã hội,

Ngày đăng: 13/07/2015, 00:24

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • 1. Bảo hiểm xã hội

    • Tình hình giải quyết chế độ thai sản giai đoạn 2007-2011

    • Quy mô chi trả chế độ hưu trí (2007 – 2011)

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan