Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng

91 521 0
Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi anopheles epiroticus linton  harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRỊNH HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP MỘT SỐ HÓA CHẤT NHÓM PYRETHROID ĐỂ PHÒNG CHỐNG MUỖI ANOPHELES EPIROTICUS LINTON & HARBACH, 2005 ĐÃ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Hà Nội – 2014 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN TRỊNH HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP MỘT SỐ HÓA CHẤT NHÓM PYRETHROID ĐỂ PHÒNG CHỐNG MUỖI ANOPHELES EPIROTICUS LINTON & HARBACH, 2005 ĐÃ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG Chuyên ngành: Động vật học Mã số: 60420103 LUẬN VĂN THẠC SỸ KHOA HỌC Người hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Hương Bình PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh Hà Nội - 2014 LỜI CẢM ƠN Trước hết tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn Thị Hương Bình và PGS.TS. Nguyễn Văn Vịnh đã hướng dẫn tôi rất tận tình và chu đáo trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương, Ban chủ nhiệm khoa Sinh học trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo mọi điều kiện giúp cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn. Xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn Động vật học, khoa Sinh học, trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tận tình hướng dẫn tôi trong quá trình học tập,nghiên cứu và tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn. Tôi gửi tới các bác, cô chú, bạn bè đồng nghiệp trong trường Trung cấp Y tế Đặng Văn Ngữ, Khoa Côn trùng, Khoa Hóa thực nghiệm, Viện sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung Ương, những người đã tận tình giúp đỡ, động viên và tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận văn. Cảm ơn bạn bè thân thiết luôn là nguồn cổ vũ động viên tôi phấn đấu. Với tất cả lòng biết ơn sâu nặng, tôi xin dành cho gia đình, bố mẹ, những người đã dìu dắt, cổ vũ động viên, yêu thương và cảm thông sâu sắc. Xin trân trọng cảm ơn! Hà Nội, tháng 12 năm 2014 Học viên Trịnh Hoàng Anh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. Các véc-tơ truyền bệnh sốt rét 3 1.1.1. Vị trí phân loại của muỗi Anopheles epiroticus Linton & Harbach, 2005 3 1.1.2. Phân bố của muỗi Anopheles epiroticus Linton & Harbach, 2005 3 1.1.3. Vai trò truyền bệnh 4 1.2. Các biện pháp phòng chống véc-tơ sốt rét 5 1.2.1. Các biện pháp vật lý và môi trường 5 1.2.2. Các biện pháp sinh học 5 1.2.3. Các biện pháp hóa học 6 1.3.Tình hình kháng và cơ chế kháng của véc-tơ sốt rét với hóa chất diệt côn trùng. 7 1.3.1. Định nghĩa kháng hóa chất 7 1.3.2. Tình hình kháng hóa chất của véc-tơ sốt rét 8 1.3.3. Cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng 9 1.4. Các nghiên cứu về hóa chất nhóm pyrethroid 11 1.4.1. Tình hình nghiên cứu hóa chất pyrethroid trên thế giới 13 1.4.2. Tình hình nghiên cứu hóa chất pyrethroid trong nước 16 Chương 2. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 21 2.1. Đối tượng nghiên cứu 21 2.2. Thời gian nghiên cứu 21 2.3. Địa điểm nghiên cứu 21 2.4. Phương pháp nghiên cứu 21 2.4.1. Trong phòng thí nghiệm 22 2.4.2. Tại thực địa 31 2.5. Tác dụng không mong muốn của hóa chất và khả năng chấp nhận của cộng đồng 41 Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN 43 3.1. Nghiên cứu trong phòng thí nghiệm 43 3.1.1. Mức nhạy cảm của muỗi An. dirus chủng phòng thí nghiệm với các hóa chất nhóm pyrethroid 44 3.1.2. Xác định hiệu lực xua diệt của các mẫu hóa chất trong buồng thử Glass Chamber 45 3.1.3. Hiệu lực diệt tồn lưu của các mẫu hóa chất đối với màn và tường vách trong điều kiện phòng thí nghiệm 46 3.1.4. Đánh giá tác dụng không mong muốn trong phòng thí nghiệm 50 3.2. Nghiên cứu tại thực địa 51 3.2.1. Mức nhạy cảm của muỗi An. epiroticus chủng thực địa với các hóa chất nhóm pyrethroid 52 3.2.2. Đánh giá hiệu lực tồn lưu trên tường vách với muỗi An. epiroticus 53 3.2.3. Hiệu lực tồn lưu của hóa chất trên màn tẩm với An. epiroticus 54 3.2.4. Đánh giá hiệu lực của biện pháp phòng chống trước và sau khi tẩm 1 tháng 56 3.2.5. Đánh giá các thử nghiệm trong nhà bẫy 58 3.2.6. Kết quả đánh giá tác dụng không mong muốn của người tiếp xúc trực tiếp với các mẫu hóa chất 66 3.2.7. Đánh giá khả năng chấp nhận của cộng đồng khi sử dụng các mẫu hóa chất để phun và tẩm màn 66 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 67 TÀI LIỆU THAM KHẢO 69 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT CS: Dạng huyền phù trong viên nang (Capsule Suspension) DDT: Diclo Diphenyl Tricloetal DEET: N,N-diethyl-m-toluamide ĐC: Đối chứng EC: Dạng nhũ dầu (Emulsifiable Concentrates) KST: Ký sinh trùng KSTSR: Ký sinh trùng sốt rét PTN: Phòng thí nghiệm PC: Phòng chống PCSR: Phòng chống sốt rét sl.: theo nghĩa rộng (sensu lato) ss.: theo nghĩa hẹp (sensu stricto) SC: Dạng huyền phù đậm đặc (Suspension Concentrate) SR: Sốt rét TN: Thí nghiệm WHO: Tổ chức Y tế Thế giới (World Health Organization) WHOPES: Hệ thống đánh giá hóa chất của WHO (World Health Orgnization Pesticide Evaluation Scheme) WP: Dạng dễ tan trong nước (Wettable Powder) DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Một số hóa chất sử dụng để tẩm màn và phun tồn lưu ở Việt Nam . 7 Bảng 2.1. Các mẫu hỗn hợp đã được pha để thử nghiệm 23 Bảng 2.2. Lượng hóa chất và lượng nước để pha dung dịch tẩm màn cho 1 m 2 màn và 1 màn đôi (16,5 m 2 ). 23 Bảng 2.3. Lượng hóa chất và lượng nước để pha dung dịch phun 200 m 2 và 50 m 2 tường 24 Bảng 2.4. Quy trình luân chuyển các loại màn và nhóm người ngủ 38 Bảng 2.5. Quy trình luân chuyển các loại tường và nhóm người ngủ 39 Bảng 3.1. Kết quả đánh giá mức độ nhạy cảm của An. dirus với Alphacypermethrin 30 mg/m 2 và Lambdacyhalothrin 0,05% tại phòng thí nghiệm 44 Bảng 3.2. Thời gian ngã gục KT 50 và KT 90 trong buồng thử Glass Chamber với muỗi An. dirus (chủng PTN) 45 Bảng 3.3. Hiệu lực tồn lưu của các mẫu tường phun với muỗi An. dirus tại phòng thí nghiệm 47 Bảng 3.4. Hiệu lực tồn lưu của các mẫu màn tẩm với An. dirus trong phòng thí nghiệm 49 Bảng 3.5. Kết quả đánh giá mức độ nhạy cảm của An. epiroticus với Alphacypermethrin 30 mg/m 2 và Lambdacyhalothrin 0,05% 52 Bảng 3.6. Hiệu lực tồn lưu của hóa chất trên tường với An. epiroticus 53 Bảng 3.7. Hiệu lực tồn lưu của các mẫu màn tẩm với An. epiroticus 55 Bảng 3.8. Mật độ muỗi An. epiroticus tại các điểm tẩm màn, điều tra bằng phương pháp mồi người ban đêm 57 Bảng 3.9. Mật độ muỗi An. epiroticus tại các điểm phun tồn lưu, điều tra bằng phương pháp mồi người ban đêm 58 Bảng 3.10. Tỷ lệ (%) muỗi chết và muỗi sống được thả - bắt lại trong nhà bẫy 59 Bảng 3.11. Số lượng An. epiroticus bắt được (6 đêm) trong từng nhà bẫy trước khi thử nghiệm 59 Bảng 3.12. Hiệu lực ngăn cản muỗi An. epiroticus trong 3 nhà bẫy sử dụng các loại màn tẩm khác nhau 60 Bảng 3.13. Tỷ lệ (%) muỗi An. epiroticus bay ra ngoài ở các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau 61 Bảng 3.14. Hiệu lực ức chế đốt máu và hiệu lực bảo vệ cá nhân đối với muỗi An. epiroticus trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau 62 Bảng 3.15. Hiệu lực diệt đối với An. epiroticus trong các nhà bẫy sử dụng các loại màn khác nhau 63 Bảng 3.16. Số lượng An. epiroticus bắt được trong 3 nhà bẫy sử dụng các loại tường khác nhau 64 Bảng 3.17. Tỷ lệ (%) muỗi An. epiroticus bay ra ngoài ở các nhà bẫy sử dụng các loại tường khác nhau 64 Bảng 3.18. Hiệu lực ức chế đốt máu và bảo vệ cá nhân đối với An. epiroticus trong các nhà bẫy sử dụng các loại tường khác nhau 65 Bảng 3.19. Hiệu lực diệt đối với muỗi An. epiroticus trong các nhà bẫy sử dụng các loại tường khác nhau 65 DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 2.1. Toàn cảnh nhà bẫy muỗi ở xã An Trạch, huyện Đông Hải, tỉnh Bạc Liêu 34 Hình 2.2. Cấu tạo nhà bẫy 35 Hình 2.3. Mô hình cấu tạo chi tiết nhà bẫy 35 Hình 3.1. Biến đổi tỷ lệ % muỗi An. dirus chết của các mẫu tường phun hóa chất tại phòng thí nghiệm 47 Hình 3.2. Biến đổi tỷ lệ % muỗi An. dirus chết của các mẫu màn tẩm hóa chất trong phòng thí nghiệm Error! Bookmark not defined. Hình 3.3. Biến đổi tỷ lệ % muỗi An. epiroticus chết của các tường phun hóa chất . 54 Hình 3.4. Biến đổi tỷ lệ % muỗi An. epiroticus chết trên các màn tẩm hóa chất 56 1 MỞ ĐẦU Bệnh sốt rét (SR) là bệnh nguy hiểm do ký sinh trùng (KST) Plasmodium ở người gây ra. Anopheles là véc-tơ truyền bệnh. Theo tổ chức Y tế Thế giới (WHO) hiện nay khoảng 40% dân số trên thế giới có nguy cơ mắc bệnh sốt rét. Ước tính năm 2013 trên toàn cầu có khoảng 207 triệu ca mắc sốt rét và có 627.000 người chết nhất là trẻ em tại Châu Phi [63]. Cho đến hiện nay, bệnh sốt rét chưa có vắc xin dự phòng, do đó, phòng chống véc-tơ là một phần quan trọng trong chiến lược phòng chống SR toàn cầu của WHO với mục tiêu chính là cắt đứt sự lan truyền KST. Hiện nay các biện pháp được áp dụng nhiều nhất và hiệu quả nhất để phòng chống véc-tơ là sử dụng hóa chất diệt côn trùng để phun tồn lưu hay tẩm vào màn, rèm. Đã có rất nhiều các loại hóa chất khác nhau được sử dụng dưới các hình thức khác nhau, chẳng hạn như nhóm clo hữu cơ (Diclo Diphenyl Tricloetal - DDT), nhóm cacbamat, nhóm photpho hữu cơ. Tuy nhiên, sau một thời gian sử dụng, một số véc-tơ đã kháng với các hóa chất này. Mặt khác, các hóa chất này hoặc tồn lưu quá lâu trong môi trường, trong cơ thể sinh vật hoặc có độc tính cao, có mùi khó chịu nên ít được cộng đồng chấp nhận. Những năm gần đây, việc sử dụng một số hóa chất nhóm pyrethroid thay thế các hóa chất diệt côn trùng nhóm clo hữu cơ, nhóm cacbamat, nhóm photpho hữu cơ đã mở ra một hướng mới cho công tác phòng chống véc-tơ. Nhờ tính ưu việt của các hóa chất nhóm pyrethroid thế hệ mới có độc tính thấp với động vật máu nóng, có tác dụng ức chế thần kinh côn trùng mạnh, có khả năng diệt côn trùng cao với liều rất nhỏ nên chúng đã được sử dụng trong phòng chống véc-tơ và đã đạt được kết quả khả quan. Song sau nhiều năm sử dụng các hóa chất nhóm pyrethroid đã xuất hiện những loài muỗi tăng khả năng thích ứng với hóa chất, tăng sức chịu đựng, có loài đã kháng dẫn đến làm giảm hiệu lực diệt muỗi gây khó khăn cho công tác phòng chống véc-tơ. Gần đây, trên thế giới, một trong những nghiên cứu mới là sử dụng phối hợp các hóa chất với nhau nhằm tăng khả năng diệt muỗi, khắc phục tình trạng muỗi có dấu hiệu kháng hóa chất hoặc tăng sức chịu đựng với hóa chất [63]. [...]... gia phòng chống SR Vì vậy chúng tôi đã tiến hành đề tài Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi Anopheles epiroticus Linton & Harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng với mục tiêu: 1 Xác định liều phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid có hiệu lực diệt muỗi tối ưu trong phòng thí nghiệm 2 Đánh giá hiệu lực phòng chống muỗi Anopheles epiroticus đã kháng hóa chất. .. quay vòng hóa chất tốt nhất là đối với các nhóm hóa chất có cơ chế tác động khác nhau Phối hợp hóa chất: Phối hợp hai hay nhiều hơn hóa chất diệt cơ bản được sử dụng trong cùng một thời điểm để phòng chống muỗi, đã có nhiều nghiên cứu pha hồn hợp hóa chất có cơ chế tác động khác nhau để phòng chống muỗi trong các chương trình PCSR quốc gia như phun DEET phối hợp với một hóa chất thuộc nhóm pyrethroid. .. SR chúng tôi thực hiện đề tài: Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi Anopheles epiroticus Linton & Harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng 20 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Muỗi An dirus (chủng phòng thí nghiệm) và An epiroticus (chủng thực địa) 2.2 Thời gian nghiên cứu Từ tháng 01 năm 2013 đến tháng... Nam, một số kết quả nghiên cứu về mức độ nhạy cảm với hóa chất diệt côn trùng của các loài muỗi Anopheles cũng đã được công bố Lương Trường Sơn và cộng sự đã nghiên cứu giám sát sự nhạy, kháng của An epiroticus trong nhiều năm (2002-2011) tại khu vực miền Tây Nam Bộ cho thấy muỗi An epiroticus đã tăng sức chịu đựng và kháng với hóa chất thuộc nhóm pyrethroid sử dụng trong chương trình phòng chống sốt... cứu mới là sử dụng phối hợp các loại hóa chất diệt (trong cùng nhóm hoặc khác nhóm) hoặc là phối hợp giữa các hóa chất diệt với các chất sinnengis để tăng hiệu lực của hóa chất và phần nào giải quyết khả năng tăng sức chịu đựng của côn trùng với hóa chất [55,60] 15 1.4.2 Tình hình nghiên cứu hóa chất pyrethroid trong nước Phòng chống véc-tơ có vai trò quan trọng trong việc làm giảm tỷ lệ mắc bệnh sốt... phải đương đầu Chính vì thế nghiên cứu chiến lược sử dụng hóa chất trong đó có phối hợp các hóa chất diệt côn trùng là hướng nghiên cứu quan trọng để nâng cao hiệu quả công tác PC véc-tơ SR 1.3.3 Cơ chế kháng hóa chất diệt côn trùng Các hóa chất có thể xâm nhập vào cơ thể muỗi bằng nhiều cách và ảnh hưởng đến sự sống sót của chúng ở mức độ khác nhau Dựa vào khả năng hóa chất bị phân giải trực tiếp... tác dụng phòng chống muỗi kháng đột biến với nhóm pyrethroid Màn tẩm hoá ng mu i t chất phòng chống An epiroticus kháng pyrethroid ở Việt Nam cho kết quả khả t k quan Phối hợp hoá chất là giải pháp triển vọng cho những vùng có muỗi kháng di t gi g mu truyền [27,38,47] Như khẳng định ở trên 3 chiến lược chủ yếu để quản lý tính kháng hóa ch n chất trong phòng chống sốt rét là: Luân phiên hóa ch diệt: Hai... hoàn toàn Màn tẩm hóa chất có thể được xem là mồi bẫy muỗi nhờ mùi cơ thể người nằm màn Từ năm 1992 hóa chất tổng hợp nhóm pyrethroid đã được dùng như hóa chất diệt côn trùng chủ yếu trong cả lĩnh vực nông nghiệp và y tế công cộng Vào mùa dịch, các hóa chất Deltamethrin, Cypermethrin và Permethrin là những hóa chất tổng hợp chủ yếu thuộc nhóm pyrethroid được sử dụng để phòng chống muỗi Ae 13 aegypti... rét, các biện pháp phòng chống véc-tơ chủ yếu hiện nay là tẩm màn và phun tồn lưu trong nhà với hóa chất diệt côn trùng, vì vậy sự xuất hiện tính kháng hóa chất của véc-tơ sốt rét làm cho hiệu quả của hoạt động phòng chống véc-tơ bị hạn chế Ở Việt Nam nhiều năm gần đây đã sử dụng một số hóa chất nhóm pyrethroid để tẩm màn, rèm và phun tồn lưu và đã đạt được hiệu quả phòng chống côn trùng truyện bệnh.. .Anopheles epiroticus là véc-tơ chính truyền bệnh SR ở vùng ven biển Nam Bộ Trong những nghiên cứu gần đây của Hồ Đình Trung và Vũ Đức Chính nhận thấy An epiroticus đã kháng với hóa chất thuộc nhóm pyrethroid [4] Nghiên cứu, lựa chọn hóa chất phù hợp, đáp ứng đúng với thực tế để nâng cao hiệu quả phòng chống An epiroticus kháng hóa chất là việc làm cấp thiết có ý nghĩa thực tiễn, phù hợp với . Nghiên cứu phối hợp một số hóa chất nhóm pyrethroid để phòng chống muỗi Anopheles epiroticus Linton & Harbach, 2005 đã kháng hóa chất diệt côn trùng với mục tiêu: 1. Xác định liều phối. TRỊNH HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP MỘT SỐ HÓA CHẤT NHÓM PYRETHROID ĐỂ PHÒNG CHỐNG MUỖI ANOPHELES EPIROTICUS LINTON & HARBACH, 2005 ĐÃ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG Chuyên ngành:. TRỊNH HOÀNG ANH NGHIÊN CỨU PHỐI HỢP MỘT SỐ HÓA CHẤT NHÓM PYRETHROID ĐỂ PHÒNG CHỐNG MUỖI ANOPHELES EPIROTICUS LINTON & HARBACH, 2005 ĐÃ KHÁNG HÓA CHẤT DIỆT CÔN TRÙNG LUẬN VĂN

Ngày đăng: 12/07/2015, 16:31

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan