Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

105 1.6K 3
Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua sở giao dịch hàng hóa

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM NGỌC KHÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội - 2010 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM NGỌC KHÁNH PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ DUNG Hà Nội - 2010 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội. Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn. Tôi xin chân thành cảm ơn! NGƯỜI CAM ĐOAN Phạm Ngọc Khánh MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các chữ viết tắt MỞ ĐẦU 1 Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 7 1.1 Tổng quan về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 7 1.1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 7 1.1.2 Đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 10 1.1.3 Các loại hợp đồng trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 19 1.2 Tổng quan pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 27 1.2.1 Nội dung cơ bản của pháp luật Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 27 1.2.2 Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của một số nước trên thế giới 30 Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 35 2.1 Quy định về thành lập, cơ cấu tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa 35 2.1.1 Hình thức pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa 35 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch hàng hóa 40 2.1.3 Thành lập và cấp phép hoạt động Sở giao dịch hàng hóa 44 2.2 Chủ thể tham gia hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 46 2.2.1 Thành viên môi giới 47 2.2.2 Thành viên kinh doanh 49 2.2.3 Khách hàng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 52 2.3 Hàng hóa mua bán qua Sở giao dịch hàng hóa 56 2.4 Hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 59 2.4.1 Hình thức của hợp đồng 60 2.4.2 Các nội dung chủ yếu của hợp đồng 61 2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng 62 2.4.4 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 66 2.5 Một số quy định khác về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 68 2.5.1 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài 68 2.5.2 Quản lý nhà nước đối với hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 69 Chương 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA Ở VIỆT NAM 81 3.1 Định hướng hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 81 3.1.1 Đảm bảo tuân thủ các nguyên tắc của pháp luật nói chung và của pháp luật thương mại nói riêng 81 3.1.2 Đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ và tính khả thi 82 3.1.3 Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế 83 3.2 Một số giải pháp cụ thể 83 3.2.1 Về lâu dài cần xây dựng luật mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 84 3.2.2 Hoàn thiện pháp luật về cơ quan quản lý Sở giao dịch hàng hóa và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 85 3.2.3 Hoàn thiện pháp luật về chủ thể tham gia mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 85 3.2.4 Hoàn thiện pháp luật về hàng hóa trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 88 3.2.5 Hoàn thiện pháp luật về hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 89 3.2.6 Hoàn thiện một số nội dung pháp luật khác về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 91 KẾT LUẬN 96 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Các chữ viết tắt Đọc là Luật Thương mại 2005 Luật Thương mại của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005 NĐ 158/2006/NĐ-CP Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa TT 03/2009/TT-BCT Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10/12/2009 của Bộ Công thương hướng dẫn hồ sơ, trình tự, thủ tục cấp giấy phép thành lập và quy định chế độ báo cáo của Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Hoạt động mua bán hàng hóa giao sau tại Việt Nam hiện nay đang ở những bước phát triển đầu tiên. Một số đề án thành lập Sở giao dịch Hàng hóa đang được đẩy nhanh thực hiện, như đề án thành lập Sở giao dịch nông - lâm - thủy sản của Viện Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, đề án thành lập Sở giao dịch Cà phê của UBND tỉnh Đắk Lắk…, thu hút sự tham gia góp vốn của rất nhiều tổng công ty, ngân hàng và tập đoàn kinh tế lớn. Nhiều ngân hàng thương mại cũng đã trở thành thành viên môi giới tại các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, làm cầu nối cho doanh nghiệp Việt Nam tham gia các sàn giao dịch hàng hóa quốc tế như Ngân hàng kỹ thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và phát triển Việt Nam, Ngân hàng Ngoại thương, Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc tế… Thực tiễn trên cho thấy, các doanh nghiệp ở Việt Nam đã bắt đầu nhận thức được lợi ích mà hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa đem lại. Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hình thức mua bán hàng hóa giao sau, là phương thức mua bán giúp lưu thông và tiêu thụ hàng hóa được thuận lợi. Điều này rất phù hợp với nhu cầu của một nước có nền sản xuất nông nghiệp như Việt Nam. Lưu thông và tiêu thụ sản phẩm, yếu tố giữ vai trò quan trọng trong sự phát triển của nền nông nghiệp hàng hóa, vẫn luôn là vấn đề tồn tại của nước ta. Luật Thương mại (2005) là văn bản pháp lý đầu tiên của Việt Nam điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Đây là tiền đề quan trọng trong việc tạo lập hành lang pháp lý để điều chỉnh và thúc đẩy hoạt động của thị trường mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Quy 1 định chi tiết thi hành Luật thương mại về vấn đề này hiện nay có Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ và Thông tư số 03/2009/TT-BCT ngày 10/02/2009 của Bộ Công thương. Tuy nhiên, những văn bản này chưa quy định đầy đủ các vấn đề pháp lý cần thiết cho hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch. Điều này có thể lý giải được vì đây là những văn bản pháp luật đầu tiên điều chỉnh một vấn đề còn rất mới mẻ ở Việt Nam, đồng thời cũng chưa có thực tiễn hoạt động Sở giao dịch hàng hóa tại Việt Nam để kiểm nghiệm. Yêu cầu đặt ra là cần tiếp tục hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tạo điều kiện để thành lập Sở giao dịch hàng hóa và phát triển thị trường mua bán hàng hóa giao sau có tổ chức tại Việt Nam. Với những cơ sở khoa học và thực tiễn nêu trên, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” làm luận văn thạc sỹ của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa” với mục đích nghiên cứu, làm rõ các vấn đề lý luận và thực tiễn pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, so sánh và tiếp thu chọn lọc những kinh nghiệm của pháp luật về vấn đề này ở một số nước trên thế giới, nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Với mục đích như trên, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là: - Nghiên cứu tổng quan về thị trường hàng hóa giao sau và hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, làm rõ về mặt lý luận hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tổng quan pháp luật về 2 mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Việt Nam và của một số nước trên thế giới… - Làm rõ thực trạng pháp luật Việt Nam về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Phân tích các quy định cụ thể về cơ chế tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, chủ thể, hàng hóa, hợp đồng… trong mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, hoạt động mua bán hàng hóa của thương nhân Việt Nam qua các Sở giao dịch hàng hóa nước ngoài, các hành vi bị cấm, hạn chế nhằm bảo vệ thị trường giao sau có tổ chức, khiếu nại, xử lý vi phạm… Bên cạnh đó, nghiên cứu quy định của pháp luật một số nước trên thế giới về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, qua đó đối chiếu, so sánh để nhận định những quy định còn thiếu, còn chưa phù hợp nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam. Một số nước ngay gần chúng ta như Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan… đều có Luật riêng điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa tương lai. - Đề xuất giải pháp hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao hàng hóa ở Việt Nam. 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu Để đạt được những yêu cầu và mục tiêu nghiên cứu mà đề tài đặt ra, trong quá trình nghiên cứu, luận văn đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây: - Phương pháp nghiên cứu khoa học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Nhà nước pháp quyền Xã hội chủ nghĩa; - Quan điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa trong điều kiện kinh tế thị trường; 3 Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: Phương pháp phân tích, so sánh luật học; phương pháp đánh giá, bình luận, diễn giải, quy nạp; phương pháp thống kê, điều tra xã hội học… 4. Tình hình nghiên cứu Phương thức mua bán hàng hóa giao sau đã phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, tuy nhiên hiểu biết về phương thức này ở Việt Nam còn hạn chế. Những công trình nghiên cứu dưới góc độ kinh tế về vấn đề này cũng chưa có nhiều, tiêu biểu mới có một số công trình nghiên cứu của Viện Nghiên cứu – Bộ Thương mại như cuốn sách “Thị trường hàng hóa giao sau”, Đề tài “Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để hình thành thị trường hàng hóa giao sau của Việt Nam” năm 2000… Ở góc độ luật học, việc nghiên cứu về mua bán hàng hóa giao sau càng mới mẻ hơn. Thời gian vừa qua mới có một số bài báo, tạp chí nghiên cứu một số khía cạnh pháp lý của vấn đề mua bán hàng hóa giao sau và một số khóa luận tốt nghiệp đại học nghiên cứu về vấn đề này, nhưng số lượng cũng chưa nhiều (TS. Nguyễn Thị Dung, “Hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa giao sau”, Tạp chí Luật học (2007); Ths. Nguyễn Thị Yến, “Đặc trưng cơ bản của quan hệ mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam”, Tạp chí Luật học (2007); Bùi Thị Hương Xuân, Pháp luật về hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng quyền chọn trên thị trường hàng hóa giao sau, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật, 2008; Phạm Chí Dũng, Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa theo pháp luật Việt Nam hiện hành, Khóa luận tốt nghiệp Đại học Luật, 2008 ). Một công trình nghiên cứu về vấn đề mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở cấp độ cao học và đi sâu nghiên cứu, so sánh với pháp luật nước ngoài là chưa có. 4 [...]... mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Chương 3: Một số đề xuất hoàn thiện pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa ở Việt Nam 6 Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 1.1 TỔNG QUAN... giới về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Thứ hai, đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, trên cơ sở đó chỉ ra những tồn tại, bất cập và những điểm còn thiếu trong các quy định hiện hành về tổ chức, hoạt động của Sở giao dịch hàng hóa, chủ thể tham gia mua bán hàng hóa kỳ hạn, quyền chọn qua Sở giao dịch, hàng hóa, hợp đồng trong mua bán giao. .. góp mới về mặt khoa học trên những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, làm rõ những vấn đề lý luận về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, các đặc điểm của hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tổng quan pháp luật Việt Nam và pháp luật của... DỊCH HÀNG HÓA 1.1 TỔNG QUAN VỀ MUA BÁN HÀNG HOÁ QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HOÁ 1.1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Trên thế giới hiện nay tồn tại một loại thị trường giao dịch sôi động là thị trường hàng hóa giao sau, nơi diễn ra các hoạt động mua bán hàng hóa tương lai Mua bán hàng hóa tương lai hay mua bán giao sau là quan hệ mua bán hàng hóa mà việc giao hàng và nhận tiền được diễn... giới mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa - Hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa: Bộ trưởng Bộ Công thương công bố danh mục hàng hóa được phép thực hiện mua bán qua Sở giao dịch và các Sở giao dịch chỉ được thực hiện hoạt động mua bán các loại hàng hóa trong số đó Các thành viên kinh doanh thực hiện giao dịch trên Sở bằng các lệnh giao dịch và phải thực hiện ký quỹ giao dịch cho... liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa thực hiện theo quy định của pháp luật liên quan Hành vi vi phạm pháp luật trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính 1.2.2 Khái quát pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của một số nước trên thế giới Thị trường hàng hóa giao. .. hiện giao dịch trực tuyến Giao dịch giao sau diễn ra trên các Sở giao dịch hàng hóa ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới hiện nay được thực hiện trên một hệ thống điện tử gọi là Globex, thay cho việc giao dịch trên các sàn hữu hình 1.1.2.2 Mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa là hoạt động mua bán thông qua trung gian: Trong hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch, Sở giao dịch hàng hóa có... giải pháp cụ thể để góp phần hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua Sở giao 5 dịch hàng hóa, nhằm thúc đẩy Sở giao dịch hàng hóa sớm được hình thành và phát triển tại Việt Nam 6 Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu và kết luận, đề tài được chia làm 3 chương: Chương 1: Những vấn đề lý luận chung về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua. .. Sở giao dịch hàng hóa theo quy định tại Nghị định số 158/2006/NĐ-CP ngày 28/12/2006 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Thương mại về hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa Pháp luật Việt Nam hiện hành đã quy định những nội dung quan trọng, cơ bản điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, đó là các quy định về: - Tổ chức và hoạt động của Sở giao dịch hàng. .. điểm giao kết hợp đồng và thời gian giao hàng được xác định tại một thời điểm trong tương lai” (Khoản 1 Điều 63 Luật Thương mại 2005) Như vậy, mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa mang những đặc điểm chung của mua bán hàng hóa giao sau, đồng thời có các đặc điểm riêng là: - Về địa điểm và phương thức giao kết: mọi hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch đều giao kết tại Sở giao dịch hàng hóa, . CHUNG VỀ MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HOẠT ĐỘNG MUA BÁN HÀNG HÓA QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA 7 1.1 Tổng quan về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa 7 1.1.1. bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, làm rõ về mặt lý luận hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa, tổng quan pháp luật về 2 mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa của Việt. chung về mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa và Pháp luật điều chỉnh hoạt động mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa. Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về mua bán hàng hóa qua

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:02

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1.1 Khái niệm mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

  • 2.1.1 Hình thức pháp lý của Sở giao dịch hàng hóa

  • 2.1.2 Cơ cấu tổ chức Sở giao dịch hàng hóa

  • 2.1.3 Thành lập và cấp phép hoạt động Sở giao dịch hàng hóa

  • 2.2.1 Thành viên môi giới

  • 2.2.2 Thành viên kinh doanh

  • 2.2.3 Khách hàng mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hóa

  • 2.3 HÀNG HÓA MUA BÁN QUA SỞ GIAO DỊCH HÀNG HÓA

  • 2.4.1 Hình thức của hợp đồng

  • 2.4.2 Các nội dung chủ yếu của hợp đồng

  • 2.4.3 Quyền và nghĩa vụ của các bên trong hợp đồng

  • 2.4.4 Thực hiện hợp đồng mua bán hàng hóa qua Sở giao dịch hàng hóa

  • 2.5.1 Mua bán hàng hoá qua Sở giao dịch hàng hoá nước ngoài

  • 3.1.2 Đảm bảo tính minh bạch, đồng bộ và tính khả thi

  • 3.1.3 Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế

  • 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CỤ THỂ

  • KẾT LUẬN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan