Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

102 1.5K 4
Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐỖ TUYẾT NHUNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI NGỌC CƯỜNG Hà Nội – 2009 MỤC LỤC Trang Lời cam đoan Mục lục MỞ ĐẦU 01 Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 05 1.1. Khái quát chung về nhƣợng quyền thƣơng mại 05 1.1.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và ở Việt Nam 05 1.1.2. Quan niệm về nhượng quyền thương mại 10 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại 15 1.1.4. Đánh giá tác động của hoạt động nhượng quyền thương mại 17 1.2. Những vấn đề chung về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 24 1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại 24 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại 26 1.2.3. Sơ lược về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI 36 2.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 37 2.1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại 37 2.1.2. Phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại 40 2.2. Chủ thể của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 42 2.3. Nội dung và hình thức của hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại 47 2.3.1. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại 47 2.3.2. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại 58 2.4. Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại với pháp luật Sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh 59 2.4.1. Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại với pháp luật Sở hữu trí tuệ 59 2.4.2. Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại với pháp luật cạnh tranh 62 Chƣơng 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ GÓP PHẦN HOÀN THIỆN VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC THI PHÁP LUẬT HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 69 3.1. Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam 69 3.1.1. Tình hình thực tế 69 3.1.2. Yêu cầu của việc hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại 71 3.1.3. Một số kiến nghị cụ thể góp phần hoàn thiện pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 73 3.2. Một số kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật hợp đồng nhƣợng quyền thƣơng mại ở Việt Nam 87 3.2.1. Một số yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả thực thi của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 87 3.2.2. Một số kiến nghị cụ thể góp phần nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 90 KẾT LUẬN 94 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài Được biết đến như là một trong những phương thức kinh doanh hữu hiệu, mang lại danh tiếng và lợi nhuận cho các thương nhân cũng như sự tăng trưởng vững chắc cho cả nền kinh tế, nhượng quyền thương mại (franchising) đã ngày càng khẳng định được vị trí vai trò của mình trong đời sống thương mại của các quốc gia trên thế giới. Ở Mỹ vào năm 2001, có khoảng 800.000 cơ sở kinh doanh theo phương thức franhchise với hơn 10 triệu nhân công và 625 tỷ USD doanh số. Tại Trung Quốc, trong hai năm 2002, 2003 số các cửa hàng nhận quyền thương mại đã lên tới 70.000 với doanh số bán hàng chiếm 7.8% doanh số toàn quốc [22]. Trên bình diện toàn thế giới, doanh thu từ hoạt động kinh doanh nhượng quyền thời điểm năm 2000 đạt 1.000 tỷ USD với khoảng 320.000 doanh nghiệp từ 75 ngành nghề khác nhau [32, tr.28]. Ở Việt Nam, hoạt động nhượng quyền thương mại trong những năm gần đây đang có xu hướng phát triển nhanh. Hàng loạt các doanh nghiệp có tên tuổi ở Việt Nam đã tiến hành nhượng quyền thương mại ở trong và ngoài nước. Những cái tên như Cà Phê Trung Nguyên, Phở 24, AQ Silk, Kinh Đô Bakery, Thời trang Foci…đã trở nên quen thuộc với nhiều người tiêu dùng. Với tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, lại là một trong bốn thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới [31, tr.163], Việt Nam là mảnh đất hứa đầy tiềm năng cho sự phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại. Điều này đã đặt ra cho Việt Nam những thách thức lớn trong việc hoàn thiện hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại - một điều kiện vô cùng quan trọng cho sự thành công và phát triển của phương thức kinh doanh này. 2 Sự hợp tác giữa các bên trong quan hệ nhượng quyền thương mại được thể hiện thông qua Hợp đồng nhượng quyền thương mại. Hợp đồng nhượng quyền thương mại là kết quả của sự tự do và thống nhất ý chí của các chủ thể tham gia quan hệ, là căn cứ pháp luật có giá trị ràng buộc cao nhất để các bên thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình cũng như là cơ sở để giải quyết tranh chấp. Đứng về góc độ quản lý Nhà nước, hợp đồng nhượng quyền thương mại còn là cơ sở để Nhà nước quản lý hoạt động nhượng quyền trong phạm vi lãnh thổ quốc gia. Có thể nói, hợp đồng nhượng quyền thương mại có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các chủ thể tham gia quan hệ. Xuất phát từ bản chất của quan hệ nhượng quyền thương mại là quan hệ rất phức tạp, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng hết sức đa dạng, được quy định ở nhiều văn bản pháp luật khác nhau. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu một cách có hệ thống, tổng thể các quy định của pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại là hết sức cần thiết, góp phần đưa ra những kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại, thúc đẩy một môi trường kinh doanh lành mạnh, an toàn cho các chủ thể. Với những lý do đó, tác giả chọn đề tài “Pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại” làm luận văn thạc sĩ của mình. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Nhượng quyền thương mại là một chế định pháp lý được quy định trong Luật thương mại Việt Nam 2005. Hiện nay ở Việt Nam đã có nhiều bài viết, bài báo, tạp chí, công trình nghiên cứu về vấn đề này. Trong đó, một số vấn đề pháp lý về hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng đã rải rác được đề cập đến. Có thể kể đến các bài viết như: “Các điều khoản độc quyền trong hợp đồng nhượng quyền thương mại” của tác giả Bùi Ngọc Cường đăng trên tạp chí Nhà nước và 3 pháp luật số 7/2007, bài viết: “Một số vấn đề pháp lý về chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại” của tác giả Vũ Đặng Hải Yến đăng trên tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số 4/2008… Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách tổng thể và chuyên sâu về các vấn đề pháp lý có liên quan tới hợp đồng nhượng quyền thương mại. Vì vậy, đây sẽ là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về hợp đồng nhượng quyền thương mại theo pháp luật Việt Nam. 3. Mục đích nghiên cứu của luận văn Mục đích nghiên cứu mà luận văn hướng tới là: - Làm sáng tỏ về mặt lý luận hoạt động nhượng quyền thương mại và pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Phân tích thực trạng thực trạng pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay, đánh giá những ưu điểm cũng như những mặt hạn chế, còn tồn tại trong các quy định pháp luật hiện hành về hợp đồng nhượng quyền thương mại. - Đưa ra kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi của pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam hiện nay. 4. Đối tƣợng nghiên cứu của luận văn Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các quan điểm về hoạt động nhượng quyền thương mại và pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại, các văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại; một số kinh nghiệm pháp luật quốc tế trong việc quy định về hợp đồng nhượng quyền thương mại. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học pháp lý phổ biến như: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh và đối chiếu, phương pháp tổng hợp, phương pháp thống kê…Các phương pháp này được sử dụng nghiên cứu trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử; trên cơ sở các quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam. 6. Bố cục của Luận văn Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận văn được kết cấu thành 03 chương với các nội dung như sau: Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhượng quyền thương mại và pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại Chương 2: Thực trạng pháp luật Việt Nam về hợp đồng nhượng quyền thương mại Chương 3: Một số kiến nghị góp phần hoàn thiện và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM 1.1. Khái quát chung về nhƣợng quyền thƣơng mại 1.1.1. Khái lƣợc quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhƣợng quyền thƣơng mại trên thế giới và ở Việt Nam 1.1.1.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới Nhiều tài liệu nghiên cứu cho rằng hình thức sơ khai của lối kinh doanh nhượng quyền đã xuất hiện vào khoảng thế kỷ 17-18 tại Châu Âu. Tuy nhiên, hoạt động nhượng quyền thương mại (tên tiếng Anh là franchise) chính thức được thừa nhận là khởi nguồn và phát triển tại Hoa Kỳ vào giữa thế kỷ 19, khi mà Nhà máy Singer (sản xuất máy khâu) ký kết hợp đồng nhượng quyền kinh doanh đầu tiên cho đối tác của mình. Franchise thực sự phát triển mạnh, bùng phát kể từ sau năm 1945 (khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc), với sự ra đời của hàng loạt hệ thống nhà hàng, khách sạn và các hệ thống kinh doanh, phân phối theo kiểu bán lẻ, mà sự đồng nhất về cơ sở hạ tầng, thương hiệu, sự phục vụ là đặc trưng cơ bản để nhận dạng những hệ thống kinh doanh theo phương thức này. Phương thức kinh doanh nhượng quyền thương mại đã mang lại danh tiếng, sự thành công và niềm tự hào cho nhiều doanh nhân nước Mỹ. Người ta không thể không nhắc đến các thương hiệu đã trở thành biểu tượng của văn hóa Mỹ thông qua hoạt động nhượng quyền như McDonald’s, KFC, Holiday Inn, Dairy Qeen, 7-Eleven, Subway… Từ Mỹ, nhượng quyền thương mại đã phát triển rộng khắp trên quy mô toàn cầu. Ở Châu Âu, hoạt động nhượng quyền thương mại phát triển khá mạnh 6 từ những năm 1980 do nhu cầu hàng hóa, dịch vụ ngày càng tăng, quá trình đô thị hóa ngày càng mở rộng. Đến năm 1998, theo số liệu thống kê của Châu Âu thì toàn Châu Âu có tổng cộng 3.888 hệ thống nhượng quyền với 167.432 cửa hàng nhượng quyền, đóng góp khoảng 95 tỉ Euro doanh số và tạo ra hơn 1,5 triệu việc làm cho người dân các nước Châu Âu [32, tr.28]. Nhận thấy lợi ích, hiệu quả của phương thức kinh doanh này, nhiều quốc gia đã có các chính sách khuyến khích phát triển franchise. Hoa Kỳ là quốc gia đầu tiên luật hoá franchise và có các chính sách ưu đãi cho những cá nhân, doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức franchise. Chính phủ các nước phát triển khác như Anh, Pháp, Đức, Nhật, Ý cũng noi gương Hoa Kỳ, ban hành các chính sách thúc đẩy, phát triển hoạt động franchise, khuyến khích và hỗ trợ cho doanh nghiệp trong việc bán franchise ra nước ngoài. Nhiều trung tâm học thuật, nghiên cứu chính sách về franchise của các chính phủ, tư nhân lần lượt ra đời, các trường đại học cũng có riêng chuyên ngành về franchise để đào tạo, đáp ứng nhu cầu mới của nền kinh tế. Tại Châu Á, vào khoảng những năm 1970, nhượng quyền thương mại mới xuất hiện với sự kiện Nhật Bản là nước đầu tiên mua franchise từ một công ty của Mỹ. Đến những năm 1980, thì nhượng quyền thương mại mới thực sự được biết đến và dần phổ biến ở Châu Á, đặc biệt ở những nước Đông Á khi những nước này có chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài. Tại Đông Nam Á, kể từ thập niên 90, các quốc gia đã nhận thấy tác động của franchise đến việc phát triển nền kinh tế quốc dân là quan trọng và là xu thế tất yếu của toàn cầu hóa, vì vậy nhiều chính sách, giải pháp phát triển kinh tế liên quan đến franchise đã được nghiên cứu, ứng dụng và khuyến khích phát triển. Năm 1992, Chính phủ Malaysia đã bắt đầu triển khai chính sách phát triển hoạt động kinh doanh nhượng quyền 7 (Franchise development program) với mục tiêu gia tăng số lượng doanh nghiệp hoạt động kinh doanh theo phương thức nhượng quyền, thúc đẩy và phát triển việc bán franchise ra bên ngoài quốc gia. Singapore, quốc gia láng giềng của Malaysia, cũng có các chính sách tương tự nhằm thúc đẩy, phát triển hoạt động nhượng quyền trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ như đào tạo, y tế, du lịch, khách sạn, nhà hàng Gần đây nhất, kể từ thời điểm năm 2000, Chính phủ Thái Lan cũng đã có các chính sách khuyến khích, quảng bá, hỗ trợ việc nhượng quyền của các doanh nghiệp Thái Lan tại thị trường nội địa và quốc tế. Hiện nay, hoạt động nhượng quyền thương mại ở Châu Á tạo doanh thu hơn 50 tỷ USD mỗi năm [43]. Cùng với sự phát triển không ngừng của hoạt động nhượng quyền thương mại trên lãnh thổ của nhiều quốc gia là sự ra đời của các tổ chức, các hiệp hội khu vực và quốc tế về nhượng quyền thương mại. Năm 1960, Hiệp hội Nhượng quyền thương mại Quốc tế (International Franchise Association) được thành lập với khoảng 30.000 thành viên bao gồm các doanh nghiệp mua, bán franchise. Năm 1994, ghi nhận sự ra đời của một tổ chức franchise uy tín khác, đó là Hội đồng nhượng quyền thương mại Thế giới (World Franchise Council) với thành viên là hiệp hội nhượng quyền thương mại của nhiều quốc gia khác nhau. Thông qua các tổ chức này, nhiều hoạt động có ích cho doanh nghiệp, cho các nền kinh tế quốc gia đã được thực hiện như: tổ chức các hội chợ franchise quốc tế; xây dựng niên giám franchise khu vực và trên toàn thế giới; hợp tác xuất bản các ấn phẩm chuyên ngành, các website để cung cấp thông tin cho mọi cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp quan tâm đến franchise ;tư vấn, hỗ trợ, hợp tác và phát triển phương thức kinh doanh franchise. Với việc ra đời các tổ chức, hiệp hội cũng như các chính sách phát triển hoạt động nhượng quyền thương mại của Chính [...]... luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại - mảng pháp luật “xương sống”, mang tính cốt lõi nhất của hệ thống pháp luật nhượng quyền thương mại Với tính chất là mảng pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền, pháp luật về hợp đồng nhượng quyền bao gồm một tổng thể các quy phạm pháp 25 luật điều chỉnh một cách đồng bộ, toàn diện các vấn đề có liên quan đến hợp đồng nhượng quyền như chủ thể... trong quá trình thương nhân xác lập, ký kết, thay đổi, thực hiện và chấm dứt hợp đồng nhượng quyền thương mại 1.2.2 Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại Như bản chất vốn có của hợp đồng, hợp đồng nhượng quyền thương mại là kết quả của sự tự do thỏa thuận, tự do và thống nhất ý chí của các bên trong quan hệ nhượng quyền Pháp luật về hợp đồng nhượng quyền thương mại trước hết... phân biệt hợp đồng nhượng quyền thương mại với các loại hợp đồng khác có những điểm tương đồng như: hợp đồng chuyển giao công nghệ, hợp đồng li-xăng hay hợp đồng đại lý Việc phân biệt và làm rõ bản chất của hợp đồng nhượng quyền thương mại so với các loại hợp đồng khác có ý nghĩa quan trọng trong việc pháp luật đề ra những quy định phù hợp để điều chỉnh có hiệu quả hợp đồng nhượng quyền thương mại trên... coi 28 là hợp pháp Như vậy, tùy theo quan điểm cũng như cách thức nhìn nhận của từng quốc gia về tính chất của hoạt động nhượng quyền thương mại mà pháp luật của mỗi nước có sự ghi nhận cụ thể về hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại Ba là, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại quy định những nội dung chủ yếu của hợp đồng Trên thực tế, hợp đồng nhượng quyền thương mại bao gồm... dung như vậy, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại có vị trí quan trọng, đóng góp nhiều nội dung chủ yếu trong hệ thống pháp luật điều chỉnh hoạt động nhượng quyền thương mại nói chung 1.2.3 Sơ lược về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam Cùng với những biểu hiện thực tiễn của hoạt động nhượng quyền thương mại, pháp luật Việt Nam cũng đã có những quy định điều... mại trên thực tế Về phân loại hợp đồng, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại phân chia hợp đồng nhượng quyền thương mại thành các dạng khác nhau Trên thực tế, hoạt động nhượng quyền thương mại được tồn tại với nhiều hình thức dưới nhiều biến thể, do đó, việc phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại là cần thiết Với việc phân loại này, pháp luật có sự điều chỉnh phù hợp với bản chất... đồng nhượng quyền thương mại xác định bản chất của hợp đồng nhượng quyền thương mại và có sự phân loại các dạng của hợp đồng này Hợp đồng nhượng quyền thương mại là một trong những khái niệm cơ bản, quan trọng, đóng vai trò làm nền tảng cho các quy định khác trong pháp luật 26 điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền Thông qua khái niệm này, bản chất, đặc trưng của hợp đồng nhượng quyền thương mại cũng được... doanh nhượng quyền thương mại trong thực tiễn, mang lại hiệu quả và lợi ích thiết thực đối với các thương nhân Hai là, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại đặt ra các yêu cầu để một hợp đồng nhượng quyền thương mại có giá trị pháp lý Để xem xét tính có hiệu lực của một hợp đồng thông thường cần xét đến các vấn đề: (i) về chủ thể của hợp đồng, (ii) về nội dung của hợp đồng, (iii) về hình... những tranh chấp có thể xảy ra, pháp luật định hướng cho các bên một số nội dung chính của hợp đồng nhượng quyền như sau: (i) Về đối tượng của hợp đồng, pháp luật điều chỉnh về hợp đồng nhượng quyền thương mại làm rõ khái niệm quyền thương mại Quyền thương mại trong một hợp đồng gồm những vấn đề gì và được sử dụng như thế nào là do sự thỏa thuận của các bên Song, pháp luật cũng đưa ra những yếu tố... nói, pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại đã đưa ra những quy định khá toàn diện, đầy đủ về các vấn đề của hợp đồng nhượng quyền thương mại: từ khái niệm, chủ thể, nội dung, hình thức, phân loại hợp đồng đến mối quan hệ giữa các điều khoản của hợp đồng với các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan như pháp luật cạnh tranh, pháp luật sở hữu trí tuệ Với những nội dung như vậy, pháp luật . dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại 26 1.2.3. Sơ lược về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 32 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ. quan điểm về hoạt động nhượng quyền thương mại và pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại, các văn bản pháp luật của Việt Nam điều chỉnh về quan hệ hợp đồng nhượng quyền thương mại; một. pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại ở Việt Nam 5 CHƢƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG NHƢỢNG QUYỀN THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:02

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI VÀ PHÁP LUẬT ĐIỀU CHỈNH HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI Ở VIỆT NAM

  • 1.1. Khái quát chung về nhượng quyền thương mại

  • 1.1.1. Khái lược quá trình hình thành và phát triển của hoạt động nhượng quyền thương mại trên thế giới và ở Việt Nam

  • 1.1.2. Quan niệm về nhượng quyền thương mại

  • 1.1.3. Đặc điểm của hoạt động nhượng quyền thương mại

  • 1.1.4. Đánh giá tác động của hoạt động nhượng quyền thương mại

  • 1.2. Những vấn đề chung về pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 1.2.1. Khái niệm pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 1.2.2. Nội dung pháp luật điều chỉnh hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ HỢP ĐỒNG NHƯỢNG QUYỀN THƯƠNG MẠI

  • 2.1. Khái niệm và phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 2.1.1. Khái niệm hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 2.1.2. Phân loại hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 2.2. Chủ thể của hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 2.3. Nội dung và hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 2.3.1. Nội dung của hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 2.3.2. Hình thức của hợp đồng nhượng quyền thương mại

  • 2.4. Một số vấn đề pháp lý liên quan giữa pháp luật hợp đồng nhượng quyền thương mại với pháp luật sở hữu trí tuệ và pháp luật cạnh tranh

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan