Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

104 517 1
Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Đại học quốc gia Hà nội Khoa luật Nguyễn Thị Nhàn Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay Luận văn thạc sĩ luật học Hà nội - 2010 Đại học quốc gia Hà nội Khoa luật Nguyễn Thị Nhàn Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay Chuyên ngành : Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 Luận văn thạc sĩ luật học Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hữu Nghị Hà nội - 2010 Mục lục Trang Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng biểu Mở đầu 1 Chương 1: Một số vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 5 1.1. Khái niệm và vai trò của đất nông nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp 5 1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp 10 1.2. Khái niệm thu hồi đất 14 1.3. Khái quát về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp từ năm 1992 đến nay 19 Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 24 2.1. Quy định về mục đích thu hồi đất 24 2.2. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất 26 2.3. Quy định về trình tự thu hồi đất nông nghiệp 29 2.4. Các quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp 39 2.4.1. Quy định về bồi thường và hỗ trợ thu hồi đất nông nghiệp 39 2.4.2. Quy định về tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp 53 2.5. Quy định về mức giá áp dụng để bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp 54 Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp và một số kiến nghị 58 3.1. Khái quát tình hình thu hồi đất nông nghiệp trong thời gian gần đây 58 3.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp tại một số địa phương và tại huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội 66 3.2.1. Thực tiễn áp dụng pháp luật về bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp 66 3.2.2. Về những dự án đã thu hồi đất nông nghiệp nhưng không được triển khai thực hiện 68 3.2.3. Thực tiễn áp dụng quy định về mức giá bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp 70 3.3. Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 75 3.3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 75 3.3.2. Hoàn thiện các quy định về giá đất để bồi thường khi thu hồi đất nông nghiệp 76 3.3.3. Hoàn thiện các quy định về tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp 78 3.3.4. Học tập kinh nghiệm bảo vệ quỹ đất nông nghiệp từ các nước trên thế giới 79 3.3.5. Một số giải pháp nhằm khắc phục khó khăn sau khi thu hồi đất nông nghiệp 82 Kết luận 88 Danh mục tài liệu tham khảo 90 Danh mục các bảng biểu Trang Biểu 3.1: Biến động sử dụng đất sản xuất nông nghiệp ở huyện Đông Anh từ năm 1995 đến năm 2000 59 Biểu 3.2: Hiện trạng sử dụng đất năm 2006 của huyện Đông Anh 60 Biểu 3.3 : Tình hình biến động sử dụng đất trên địa bàn huyện Đông Anh từ năm 2000-2007 61 Biểu 3.4: Sự suy giảm diện tích đất sản xuất đất nông nghiệp huyện Đông Anh 64 Biểu 3.5: Kết quả việc thu hồi đất ở huyện Đông Anh từ năm 2000- 2005 65 1 Mở đầu 1. Tính cấp thiết của đề tài Đất đai được coi là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp, đảm bảo nguồn thu nhập và tạo ra sản phẩm hàng hoá thiết yếu cho toàn xã hội. Việc sử dụng nguồn tài nguyên này một cách hợp lý, có hiệu quả đảm bảo sự phát triển bền vững là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước ta. Nhận thức được tầm quan trọng của kinh tế nông nghiệp - nông thôn, Đảng ta trong nhiều thập kỷ qua đã đề ra nhiều chủ trương, chính sách lớn để thúc đẩy nông nghiệp, nông thôn phát triển. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân, Đảng ta đã đề ra chủ trương “người cày có ruộng”. Trong điều kiện nền kinh tế hàng hoá, người cày có ruộng được hiểu là những người thiết tha với đồng ruộng, có khả năng sản xuất kinh doanh nông nghiệp. Để nâng cao vị trí của họ trong xã hội, trước hết Nhà nước cần giúp họ có quyền trên mảnh ruộng được giao bằng các quy định bảo đảm quyền sử dụng đất của họ. Trong lịch sử cũng như hiện nay, Nhà nước đã có nhiều chính sách phát triển, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp để người nông dân có đất canh tác. Song với nhu cầu phát triển nền kinh tế - xã hội của đất nước, việc thu hồi đất nông nghiệp phục vụ cho các dự án phát triển kinh tế hay các mục đích quốc phòng an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng đã dần dần làm thu hẹp diện tích đất nông nghiệp. Quá trình thu hồi đất đã bộc lộ nhiều vấn đề vướng mắc trong việc giải phóng mặt bằng, bồi thường thiệt hại, hỗ trợ khi thu hồi đất Hậu quả của việc thu hồi đất đã để lại không ít khó khăn cho nông dân trong lúc các chính sách giải quyết vẫn còn bộc lộ nhiều bất cập. Thực tiễn cho thấy: tình trạng người nông dân không còn đất để sản xuất do việc bị thu hồi đất nông nghiệp đang là một vấn đề rất bức xúc hiện nay. Tình trạng đất nông 2 nghiệp, nhất là đất trồng lúa nước bị thu hồi dẫn đến việc người nông dân không có đất để sản xuất kéo theo không ít hậu quả kinh tế - xã hội khác là một vấn đề thời sự rất cấp thiết, đòi hỏi cần phải có hướng khắc phục và giải quyết kịp thời. Trong khi đó, khung pháp lý quy định về vấn đề thu hồi đất nói chung, đất nông nghiệp nói riêng còn nhiều bất cập cần phải giải quyết. Những điều trình bày trên đây chính là lý do của việc chọn đề tài: "Pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay" làm luận văn thạc sĩ của học viên. 2. Tình hình nghiên cứu đề tài Trong thời gian gần đây, với tốc độ đô thị hoá tăng nhanh, nhu cầu phát triển kinh tế lớn đã dẫn đến hàng loạt các dự án cần đến mặt bằng đất để xây dựng cơ sở hạ tầng. Do đó, tình hình thu hồi đất nông nghiệp dẫn đến việc người nông dân mất đất sản xuất kéo theo nhiều hậu quả tiêu cực đã tạo nên sự bức xúc trong xã hội. Nhiều vụ cưỡng chế thu hồi đất xảy ra, nhiều vụ khiếu kiện cũng do nguyên nhân thu hồi đất gây ra. Do đó, hiện nay vấn đề thu hồi đất và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp đang được các nhà khoa học, nhà quản lý quan tâm. Trên các tạp chí và các báo viết, báo điện tử đã có nhiều nhà nghiên cứu đề cập vấn đề này như các bài viết: “Một số ý kiến hoàn thiện pháp luật về bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất” của ThS. Lê Ngọc Thạnh -Tạp chí Tài nguyên và Môi trường kỳ 1- tháng 6/2009, trang 40- 42; “Một số giải pháp tái định cư cho các hộ dân bị thu hồi đất nông nghiệp” của Phan Văn Thọ- Tổng cục Quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường - Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 2- tháng 5/2009; “Giải bài toán lợi ích kinh tế giữa ba chủ thể: Nhà nước, người có đất bị thu hồi và chủ đầu tư khi thu hồi đất” của Th.S Đặng Đức Long- Tạp chí Tài nguyên và Môi trường, kỳ 1- tháng 5/2009, trang 7-8 ; “Tái định cư cho các hộ nông dân bị thu hồi đất ở Sơn La” của Lò Hùng Thuận - Tạp chí Tài nguyên và 3 Môi trường, Kỳ 2- tháng 5/2009, trang 35-37 ; “39% nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long không có đất sản xuất” của Hà Dịu, Báo điện tử VietNamnet.vn cập nhật ngày 09/10/2008 ; “Bức xúc thu hồi đất không chỉ do giá đền bù” của Lan Hương, Báo điện tử Dân trí cập nhật ngày 03/10/2008, “Về việc thu hồi đất nông nghiệp tại phường Đại Kim, quận Hoàng Mai” của Quốc Hoàn, Báo An ninh Thủ đô số 2556 ngày 22/6/2009, trang 8. Tuy nhiên, chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu một cách toàn diện và cụ thể về pháp luật thu hồi đất hiện nay. Vì vậy, từ việc nghiên cứu thực trạng pháp luật thu hồi đất nông nghiệp, kết hợp với thực tiễn áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt từ số liệu cụ thể của huyện Đông Anh, ngoại thành Hà Nội, tác giả đã nghiên cứu một cách nghiêm túc để từ đó phân tích và đưa ra những nhận định, đánh giá của mình về thực trạng thu hồi đất nông nghiệp cũng như việc áp dụng các quy định pháp luật về vấn đề thu hồi đất nông nghiệp trong thực tiễn, từ đó đưa ra những kiến nghị và giải pháp nhằm góp phần khắc phục những khó khăn, bất cập trong việc thu hồi đất nông nghiệp ở nước ta hiện nay. 3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu của đề tài Mục đích của việc nghiên cứu đề tài luận văn là phân tích, đánh giá thực trạng pháp luật và thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp trong giai đoạn hiện nay. Qua đó đề xuất một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật thu hồi đất nông nghiệp và giải pháp khắc phục khó khăn khi thu hồi đất nông nghiệp. Để thực hiện được mục đích trên, nhiệm vụ của đề tài được đặt ra như sau: - Khẳng định được tầm quan trọng của đất nông nghiệp trong đời sống xã hội, từ đó nhận thấy được yêu cầu điều chỉnh pháp luật một cách rõ ràng, minh bạch, chặt chẽ các quan hệ phát sinh trong quá trình thu hồi đất nông nghiệp. 4 - Phân tích thực trạng pháp luật về thu hồi đất hiện nay để thấy những bất cập cần phải khắc phục. - Phân tích, đánh giá thực tiễn thu hồi đất, từ đó tìm ra những bất cập trong việc áp dụng pháp luật thu hồi đất và đưa ra một số kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật thu hồi đất và nâng cao hiệu quả của việc áp dụng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp. Để có hướng nghiên cứu tập trung và cụ thể, tác giả tập trung vào việc nghiên cứu quy định của pháp luật đất đai về thu hồi đất nông nghiệp và thực tiễn áp dụng tại một số địa phương, đặc biệt là thực tiễn thu hồi đất nông nghiệp tại địa bàn huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội - nơi tác giả luận văn đang công tác và sinh sống. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối của Đảng và Nhà nước về pháp luật đất đai. Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp lịch sử, phương pháp chứng minh, phương pháp diễn giải, phương pháp thống kê để làm sáng tỏ những vấn đề của đề tài. 5. ý nghĩa của kết quả nghiên cứu Các kết quả nghiên cứu này có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo tại các cơ sở đào tạo và nghiên cứu về luật học. Một số giải pháp của đề tài có giá trị tham khảo đối với các cơ quan xây dựng và thực thi pháp luật về việc thu hồi đất ở nước ta. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: 5 Chương 1: Một số vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp. Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp và một số kiến nghị. [...]... định về thu hồi đất đã được quy định chi tiết từ Điều 38 đến Điều 45 của Luật Đất đai năm 2003 Có thể nói thu hồi đất là một biện pháp pháp lý làm chấm dứt quan hệ pháp luật đất đai Thu hồi đất thể hiện dưới hình thức pháp lý này là một quyết định thu hồi đất của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Biện pháp này thể hiện quyền lực nhà nước trong tư cách là người đại diện chủ sở hữu toàn dân về đất đai Thu hồi. .. đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp thì thu suất từ 20-50%”, trong khi đó, nếu chuyển mục đích sử dụng từ đất phi 14 nông nghiệp sang đất nông nghiệp thì thu suất là 0% (Điều 8, Luật sửa đổi bổ sung Luật thu chuyển quyền sử dụng đất) Cũng nhằm khuyến khích việc sản xuất nông nghiệp mà Nhà nước chỉ thực hiện thu một loại thu đối với sản xuất nông nghiệp ngành trồng trọt Đó là thu sử dụng đất. .. nghiệm về nông nghiệp Theo quy định của Luật Đất đai năm 1993, đất đai của Việt Nam chia làm sáu loại: đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp, đất chuyên dùng, đất khu dân cư nông thôn, đất đô thị, đất chưa sử dụng Với sự phân loại này, đất nông nghiệp, đất lâm nghiệp được tách ra thành hai loại đất nằm trong sáu loại đất thu c vốn đất quốc gia và được định nghĩa theo Điều 42 và Điều 43 của Luật 7 Đất đai... việc thu hồi đất ở mỗi địa phương không giống nhau, trên cơ sở Luật đất đai và các Nghị định hướng dẫn thi hành, các địa phương áp dụng nhằm phù hợp với tình hình phát triển và nhu cầu thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất 25 Chương 2 Thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp Hiện nay, do tính chất quan trọng và phức tạp của vấn đề thu hồi đất mà các văn bản pháp luật quy định về vấn... qua việc nhận chuyển nhượng hoặc thu đất của người sử dụng đất khác mà không nhất thiết phải dùng biện pháp hành chính là thu hồi đất Việc thu hồi đất cần chia thành ba loại: thu hồi do nhu cầu của Nhà nước, thu hồi vì các lý do đương nhiên và thu hồi đất do vi phạm pháp luật đất đai a) Thu hồi do nhu cầu của Nhà nước Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Nhà nước với tư cách là... giao đất có thu tiền sử dụng hoặc cho thu đất thu tiền đất một lần cho cả thời gian thu hoặc cho thu đất thu tiền thu đất hàng năm để thực hiện dự án đầu tư Doanh nghiệp nhà nước đã được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thu sản, làm muối trước ngày 01 tháng 01 năm 1999 phải chuyển sang thu đất hoặc được giao đất có thu. .. quy định của pháp luật cần phải 20 thận trọng, quan tâm đảm bảo đến đời sống của người nông dân, cũng là đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và sự bình ổn về kinh tế xã hội của đất nước 1.3 Khái quát về pháp luật thu hồi đất nông nghiệp từ năm 1992 đến nay Với vai trò quan trọng của đất nông nghiệp trong đời sống kinh tế - xã hội, việc thu hồi đất nông nghiệp đòi hỏi phải có hành lang pháp lý từ khái...Chương 1 Một số vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật thu hồi đất nông nghiệp 1.1 Khái niệm và vai trò của đất nông nghiệp 1.1.1 Khái niệm đất nông nghiệp Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của mọi quốc gia, là tư liệu sản xuất chủ yếu, là một trong các yếu tố quan trọng nhất của môi trường sống, là địa bàn phân bố dân... xuất nông nghiệp ở vùng cao, miền núi, biên giới, hải đảo… Với tầm quan trọng to lớn của đất nông nghiệp, bảo vệ quỹ đất nông nghiệp là bảo vệ nguồn sống của người nông dân Tuy có những quy định ưu tiên như vậy để bảo vệ đất nông nghiệp nhưng hiện nay đất nông nghiệp đang giảm sút nghiêm trọng, phần lớn do việc thu hồi đất để phát triển kinh tế Tuy là một nước nông nghiệp nhưng nước ta có diện tích đất. .. quyền quyết định thu hồi diện tích đất mà nhà đầu tư chưa thoả thu n được với người sử dụng đất; việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện theo qui định của pháp luật ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định giao đất hoặc cho nhà đầu tư thu đất đối với diện tích đã thu hồi Như vậy, nhìn từ thẩm quyền thu hồi đất cho thấy quan hệ pháp luật về thu hồi đất giữa Nhà nước và người sử dụng đất là một quan . chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp. Chương 2: Thực trạng pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp. Chương 3: Thực tiễn thi hành pháp luật về thu. thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 75 3.3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 75 3.3.2. Hoàn thiện các quy định về giá đất để bồi thường khi thu hồi đất. vấn đề chung về đất nông nghiệp, thu hồi đất nông nghiệp và pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp 5 1.1. Khái niệm và vai trò của đất nông nghiệp 5 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp 5 1.1.2.

Ngày đăng: 10/07/2015, 11:01

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • Danh mục các bảng biểu

  • Mở đầu

  • 1.1. Khái niệm và vai trò của đất nông nghiệp

  • 1.1.1. Khái niệm đất nông nghiệp

  • 1.1.2. Vai trò của đất nông nghiệp

  • 1.2. Khái niệm thu hồi đất

  • 2.1. Quy định về mục đích thu hồi đất

  • 2.2. Quy định về thẩm quyền thu hồi đất

  • 2.3. Quy định về trình tự thu hồi đất nông nghiệp

  • 2.4.2. Quy định về tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp

  • 3.3.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về thu hồi đất nông nghiệp

  • 3.3.3. Hoàn thiện các quy định về tái định cư khi thu hồi đất nông nghiệp

  • Kết luận

  • Danh mục tài liệu tham khảo

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan