Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam Luận văn ThS. Luật

115 2.7K 11
Góp vốn thành lập công ty theo pháp luật Việt Nam  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM TUẤN ANH GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Hà Nội – 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT PHẠM TUẤN ANH GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGÔ HUY CƯƠNG Hà Nội – 2009 Mục lục Trang Lời cam đoan 3 Mục lục 4 Mở đầu 6 Chương 1. Khái luận về góp vốn thành lập công ty 10 1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 10 1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty 10 1.1.2. Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 13 1.2. Hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty 15 1.2.1. Tạo lập ra một thực thể độc lập 15 1.2.2. Hệ quả đối với những người góp vốn 21 1.3. Hình thức và thủ tục thỏa thuận góp vốn 24 1.3.1. Hình thức thỏa thuận góp vốn 24 1.3.2. Thủ tục góp vốn thành lập công ty 27 1.4. Các hình thức của vốn góp thành lập công ty 31 1.4.1. Góp vốn bằng tiền 31 1.4.2. Góp vốn bằng hiện vật 33 1.4.3. Góp vốn bằng quyền sử dụng đất 37 1.4.4. Góp vốn bằng quyền hưởng dụng 43 1.4.5. Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại 47 1.4.6. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ 50 1.4.7. Góp vốn bằng tri thức 55 1.4.8. Góp vốn bằng công sức 57 1.5. Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn 59 Chương 2. Thực trạng pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công 64 ty 2.1. Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty 64 2.2. Quy định hiện hành của pháp luật việt nam về góp vốn thành lập công ty và các khiếm khuyết 72 2.3. Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty 81 Chương 3. Những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty 87 3.1. Nhu cầu hoàn thiện 87 3.2. Phương hướng hoàn thiện 88 3.3. Kiến nghị các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện 91 Kết luận 107 Tài liệu tham khảo 110 8 PHẦN MỞ ĐẦU I. Lý do chọn đề tài Sự phát triển của khu vực kinh tư nhân và việc cải cách khu vực kinh tế nhà nước đã thúc đẩy mạnh mẽ việc thành lập công ty ở Việt Nam. Thành lập công ty với sự đảm bảo an toàn pháp lý cao đặc biệt là về vốn góp là mục tiêu quan trọng của pháp luật về doanh nghiệp. Tuy nhiên, góp vốn thành lập công ty là một vấn đề mang tính hai mặt. Một mặt, quy định của pháp luật phải đảm bảo an toàn vốn góp của người tham gia góp vốn thành lập công ty. Mặt khác, quy định của pháp luật phải đảm bảo lợi ích của người thứ ba trong các giao dịch với công ty, đảm bảo lợi ích của công ty với tư cách là một chủ thể độc lập sau khi được thành lập. Thành lập công ty, trong đó một việc không thể thiếu là góp vốn có ảnh hưởng lớn tới không chỉ quyền lợi của các thành viên trong công ty mà còn ảnh hưởng tới hoạt động của công ty sau này. Mặc dù hiện nay pháp luật cho phép sự thoả thuận của các thành viên trong việc thoả thận góp vốn, xác định vốn góp. Tuy nhiên pháp luận cần có những dự liệu, những quy định để tạo cơ sở pháp lý giải quyết các tranh chấp, tạo hành lang pháp lý an toàn cho các bên. Ngoài ra vấn đề góp vốn trong trường hợp các công ty thực tế. Pháp luật cũng cần có các quy định để giải quyết trong trường hợp có tranh chấp phát sinh giữa các bên. Vì thế khía cạnh pháp lý của vấn đề góp vốn thành lập công ty đang là một vấn đề thực tiễn đặt ra, đặc biệt là chúng ta đang cố gắng tham gia vào quá trình toàn cầu hóa và hội nhập với mong muốn thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tác giả chọn đề tài nêu trên để nghiên cứu vì những lý do sau đây: 9 1. Mong muốn được nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ những quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty. Nội dung mà tác giả hướng tới nghiên cứu bao gồm: các vấn đề lý luận về góp vốn thành lập công ty, các hình thức của vốn góp, thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty, những hạn chế và phương hướng hoàn thiện quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty. Hiện nay, thực tiễn về việc góp vốn thành lập công ty diễn ra rất phong phú và đang dạng. Có những trường hợp đang diễn ra trên thực tế mà pháp luật chưa dự liệu trước được. Trước những đòi hỏi của thực tiễn phải cố gắng trước hết hoàn thiện các quy định pháp luật để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên khi tham gia thành lập công ty, cũng như những ảnh hưởng trong quá trình hoạt động của công ty sau này, trong đó có cả vấn đề giải quyết về vấn đề tài sản khi giải thể, phá sản công ty. Việc nghiên cứu đề tài này sẽ góp phần vào việc thực hiện mục tiêu trên. 2. Hiện nay, việc áp dụng các hình thức vốn góp thành lập công ty theo quy định của pháp luật Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào hình thức của tài sản. Việc nghiên cứu các hạn chế trong quy định về hình thức vốn góp thành lập công ty một cách thấu đáo sẽ giúp khắc phục các hạn chế và đem lại hiệu quả thiết thực đối với việc hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm giúp cho việc thành lập công ty được thuận lợi, thúc đẩy hoạt động kinh doanh. 3. Thông qua việc nghiên cứu các quy định của pháp luật về các hình thức vốn góp thành lập công ty, việc góp vốn thành lập công ty trên thực tế và so sánh với quy định của pháp luật một số nước, sẽ giúp đưa ra những nhận xét và đề xuất phương hướng hoàn thiện pháp luật Việt Nam trong việc điều chỉnh lĩnh vực này để không những có thể áp dụng được đối với việc góp vốn thành lập công ty trong nước mà còn áp dụng đối với việc góp vốn thành lập 10 các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, thúc đẩy hoạt động đầu tư, bảo vệ được một cách hợp pháp quyền lợi của các bên trong thành lập công ty. II. MỤC TIÊU VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU Đề tài sẽ tập trung nghiên cứu các vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận về góp vốn thành lập công ty. Từ các quy định của pháp luật đến những vấn đề thực tế đang diễn ra và tham khảo các quy định của pháp luật một số quốc gia. Trong nội dung trình bày, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực tiễn cũng như đánh giá xu hướng diễn ra trên thực tế về góp vốn thành lập công ty. Qua đó nêu lên những kiến nghị để hoàn thiện các quy định về góp vốn thành lập công ty. III. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ VẤN ĐỀ NÀY Ở VIỆT NAM VÀ Ý NGHĨA LÝ LUẬN CỦA ĐỀ Hiện này ở nước ta, ngoài một số bài báo đề cập hoặc nghiên cứu một số khía cạnh của vấn đề góp vốn thành lập công ty, chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách sâu sắc, hệ thống và đầy đủ về vấn đề: góp vốn thành lập công ty. Trong xu thế phát triển của khu vực kinh tế tư nhân hiện nay, có nhiều vấn đề đặt ra trong việc góp vốn thành lập công ty, nó đòi hỏi sự hoàn thiện các quy định của pháp luật nhằm đảm bảo sự an toàn về pháp lý cho những người đầu tư thành lập công ty. Những kiến nghị của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định của pháp luật về góp vốn thành lập công ty. Tác giả hy vọng rằng với sự đầu tư thích đáng, việc nghiên cứu sẽ đạt kết quả tốt. IV. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả sẽ sử dụng tổng hợp nhiều phương pháp nghiên cứu: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp duy vật lịch sử, kết hợp với nhiều phương pháp cụ thể: phương pháp phân tích, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp, phương pháp hệ thống. 11 Với các lý do trên, luận văn bao gồm các nội dung cơ bản sau: Chương 1. KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 1.2. Hệ quả pháp lý của việc góp vốn thành lập công ty 1.3. Hình thức và thủ tục góp vốn 1.4. Các hình thức của vốn góp 1.5. Xử lý vi phạm nghĩa vụ góp vốn Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 2.1. Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty 2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty và những khiếm khuyết 2.3. Nguyên nhân của những khiếm khuyết trong quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty Chương 3. NHỮNG KIẾN NGHỊ CHỦ YẾU NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 3.1. Nhu cầu hoàn thiện 3.2. Phương hướng hoàn thiện 3.3. Những kiến nghị chủ yếu nhằm hoàn thiện pháp luật về góp vốn thành lập công ty 12 Chƣơng 1 KHÁI LUẬN VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 1.1. KHÁI NIỆM VÀ BẢN CHẤT PHÁP LÝ CỦA GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty Công ty ra đời, tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế - xã hội và lịch sử nhất định. Lịch sử phát triển của công ty gắn với lịch sử phát triển của hoạt động thương mại và sự phát triển của lực lượng sản xuất với những tiến bộ về kỹ thuật và công nghệ ngày càng hiện đại. Sự ra đời của công ty là kết quả tất yếu của quá trình phát triển kinh tế hàng hoá. Theo quan niệm chung, có thể hiểu: Công ty kinh doanh là một thực thể kinh doanh được tạo lập trên cơ sở vốn góp của một hay nhiều người. Thông thường Công ty được chia làm 2 loại chính là Công ty đối nhân và Công ty đối vốn. Loại thứ nhất, Công ty đối nhân là công ty được thành lập trên cơ sở sự liên kết giữa những người có uy tín, quen biết và tin cậy lẫn nhau, yếu tố nhân thân được đề cao trong quá trình liên kết thành lập Công ty [18, tr.34]. Công ty đối nhân thường tồn tại dưới hai dạng cơ bản là công ty hợp danh và công ty hợp vốn đơn giản. Đối với công ty hợp danh, các thành viên cùng tiến hành hoạt động thương mại dưới một hãng chung và cùng liên đới chịu trách nhiệm vô hạn về mọi khoản nợ của Công ty. Còn ở công ty hợp vốn đơn giản có ít nhất một thành viên chịu trách nhiệm vô hạn (thành viên nhận vốn), còn những thành viên khác chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong số vốn góp vào Công ty (thành viên góp vốn). Loại thứ hai, Công ty đối vốn là loại công ty mà những thành viên tham gia phải góp một phần vốn xác định tạo nên vốn, tài sản riêng của Công ty trong quá trình hoạt động kinh doanh. ở Công ty đối vốn yếu tố nhân thân của 13 người góp vốn thường ít được quan tâm mà vấn đề vốn góp được đề cao. Các thành viên Công ty đối vốn chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn về các khoản nợ của Công ty nghĩa là họ chỉ chịu trách nhiệm về mọi khoản nợ của Công ty trong phạm vi phần vốn mà họ góp vào Công ty [18, tr.34,35]. Các công ty đối vốn thông thường có công ty cổ phân, công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty hợp vốn cổ phần. Nói chung ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, các loại hình công ty đã ra đời từ rất sớm, các công ty thương mại đối nhân đầu tiên ra đời vào khoảng thế kỷ thứ XIII ở các thành phố lớn ở Châu Âu, sang thế kỷ XVII xuất hiện các công ty đối vốn. Ban đầu chúng được hình thành một cách tự nhiên xuất phát từ nhu cầu kinh doanh và lập hội của các thương gia sau đó Luật Công ty đã ra đời để ghi nhận và điều chỉnh hoạt động của các loại hình công ty nhằm đảm bảo an toàn cho quá trình kinh doanh. Hiện nay, theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, ở Việt Nam có 3 hình thức Công ty là Công ty cổ phần, Công ty trách nhiệm hữu hạn (gồm 2 loại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên và Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên) và Công ty hợp danh. Sự phát triển của công ty trước tiên xuất phát từ nhu cầu tự nhiên. Ban đầu các thương nhân hoạt động kinh doanh đơn lẻ, nhưng với sự phát triển và mở rộng của hoạt động thương mại và sự cạnh tranh ngày càng quyết liệt đòi hỏi các thương nhân phải có sự liên kết hùn vốn với nhau để kinh doanh nhằm tăng sức cạnh tranh và mở rộng hoạt động kinh doanh. Hoạt động thương mại phát triển đòi hỏi các thương gia phải có sự liên kết hùn vốn với nhau để buôn bán. Việc tích lũy vốn, “hùn vốn”, “gom vốn” cho hoạt động kinh doanh đã thúc đẩy các nhà tư bản phải tìm đến những hình thức tổ chức kinh doanh mới. Sự góp vốn theo hình thức công ty chính là đáp ứng đòi hỏi của nền kinh tế. Hơn nữa, nền kinh tế ngày càng phát triển thì [...]... trở thành một thực thể pháp lý, mang các quyền và nghĩa vụ pháp lý do pháp luật quy định Sự quy định của pháp luật về thành lập, tổ chức và hoạt động của công ty trong đó có việc góp vốn thành lập công ty đã đưa việc góp vốn thành lập công ty từ quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật với sự điều chỉnh của pháp luật về góp vốn thành lập công ty Vậy, góp vốn thành lập công ty ban đầu xuất phát từ... trình thành lập công ty, việc góp vốn được thực hiện theo các bước song song với việc thực hiện các thủ tục thành lập công ty Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, góp vốn thành lập công ty được thực hiện qua các bước sau: Bước 1 Cam kết hoặc thỏa thuận góp vốn thành lập công ty Như phần trên đã phân tích, trong cam kết hoặc hợp đồng thành lập công ty các thành viên sẽ thỏa thuận góp vốn, ... thể góp vốn; (ii) Giá trị vốn góp; (iii) Hình thức của vốn góp; (iv) Phương thức chuyển giao góp vốn; (v) Thời điểm góp vốn Bước 2 Thông qua điều lệ công ty trong đó có ghi nhận tỷ lệ vốn góp 30 Khi thành lập công ty, các thành viên phải soạn thảo điều lệ công ty Trong điều lệ công ty phải có điều khoản về vốn góp, trong đó phải nêu phần vốn góp và giá trị vốn góp của mỗi thành viên đối với công ty. .. khoản vốn được phép và phân chia vốn đó thành các cổ phần với số lượng ấn định trở thành giới hạn mà công ty có thể được phép quyên góp [35, tr.155156] Thỏa thuận góp vốn được thực hiện giữa những người góp vốn thành lập công ty hoặc cam kết góp vốn thành lập công ty đối với công ty một thành viên mang lại quyền cho người thứ 3 đó là công ty - với tư cách là một thực thể pháp lý độc lập Bởi vì, người góp. .. nhất, Góp vốn thành lập công ty là việc tạo lập ra công ty thông qua việc chuyển giao tài sản, tri thức hoặc công sức của người góp vốn để hình thành vốn của công ty 1.1.2 Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty Công ty thường được xem xét trên hai phương diện: kinh tế và pháp lý Trên phương diện kinh tế, công ty được xem là một doanh nghiệp hay một thực thể kinh doanh Và trên phương diện pháp. .. vi mà công ty vay mượn của những con người mà công ty hoá thân vào Công ty được thành lập theo ý chí của các chủ thể có quyền và nghĩa vụ được luật thừa nhận Theo quy định của Luật Doanh nghiệp Việt Nam năm 2005, các chủ thể khi thành lập công ty phải đăng ký kinh doanh cho công ty, việc đăng ký kinh doanh khi thành lập công ty được thực hiện theo trình tự sau: Thứ nhất, người thành lập công ty nộp... giấy phép thành lập mà công ty không thành lập được.” Cơ chế pháp lý chu trình góp vốn bằng tiền có thể biểu hiện theo sơ đồ sau: 35 Tài khoản thành viên góp vốn Tài khoản thành viên góp vốn Tài khoản thành viên góp vốn Tài khoản phong tỏa Công ty Tài khoản thành viên góp vốn Tài khoản thành viên góp vốn 1.4.2 Góp vốn bằng hiện vật Góp vốn bằng hiện vật là góp vốn bằng quyền sở hữu đối với vật mà có... lợi, khi góp vốn vào công ty người góp vốn được hưởng các quyền lợi nhất định đối với công ty Khi người ta góp tài sản vào công ty, thì tài sản đó trở thành đối tượng sở hữu của công ty bởi hợp đồng thành lập công ty đã tạo ra một thực thể tách biệt hay một pháp nhân có sản nghiệp riêng Mỗi thành viên của công ty có được từ hành vi góp vốn này một quyền lợi đối với công ty tương ứng với phần vốn góp của... vì, người góp vốn có nghĩa vụ phải chuyển giao vốn góp cho công ty có thể bằng tài sản hoặc các hình thức khác sau khi công ty được thành lập Và ở đây, công ty có quyền yêu cầu người góp vốn phải chịu các trách nhiệm nhất định nếu người góp vốn thực hiện không đúng thỏa thuận góp vốn và gây thiệt hại cho công ty (như ở phần trên đã phân tích) Như vậy, góp vốn thành lập công ty là hành vi pháp lý mang... công ty có thể được phép quyên góp [35, tr.155-156] Để xác định được nghĩa vụ góp vốn của thành viên, thì thỏa thuận góp vốn phải bao gồm các nội dung chính như: Chủ thể góp vốn; Giá trị vốn góp; Hình thức của vốn góp; Phương thức chuyển giao góp vốn; Thời điểm góp vốn Giá trị góp vốn là nội dung quan trọng của thỏa thuận góp vốn Việc xác định giá trị vốn góp được thực hiện tùy theo hình thức của vốn . TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY 2.1. Cấu trúc và sự phát triển của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập công ty 2.2. Quy định của pháp luật Việt Nam về góp vốn thành lập. lập công ty đã đưa việc góp vốn thành lập công ty từ quan hệ xã hội trở thành quan hệ pháp luật với sự điều chỉnh của pháp luật về góp vốn thành lập công ty. Vậy, góp vốn thành lập công ty. Khái luận về góp vốn thành lập công ty 10 1.1. Khái niệm và bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty 10 1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty 10 1.1.2. Bản chất pháp lý của góp

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:58

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • Mục lục

  • PHẦN MỞ ĐẦU

  • 1.1.1. Khái niệm góp vốn thành lập công ty

  • 1.1.2. Bản chất pháp lý của góp vốn thành lập công ty

  • 1.2. HỆ QUẢ CỦA VIỆC GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

  • 1.2.1. Tạo lập ra một thực thể độc lập

  • 1.2.2. Hệ quả đối với những người góp vốn

  • 1.3. HÌNH THỨC VÀ THỦ TỤC THỎA THUẬN GÓP VỐN

  • 1.3.1. Hình thức thỏa thuận góp vốn

  • 1.3.2. Thủ tục góp vốn thành lập công ty

  • 1.4. CÁC HÌNH THỨC GÓP VỐN THÀNH LẬP CÔNG TY

  • 1.4.1. Góp vốn bằng tiền

  • 1.4.2. Góp vốn bằng hiện vật

  • 1.4.3- Góp vốn bằng quyền sử dụng đất

  • 1.4.4. Góp vốn bằng quyền hưởng dụng

  • 1.4.5. Góp vốn bằng sản nghiệp thương mại

  • 1.4.6. Góp vốn bằng quyền sở hữu trí tuệ

  • 1.4.7. Góp vốn bằng tri thức

  • 1.4.8.Góp vốn bằng công sức

  • 1.5. XỬ LÝ VI PHẠM NGHĨA VỤ GÓP VỐN

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan