Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam

95 784 1
Sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG VÂN HUYỀN SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2011 2 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT TỐNG VÂN HUYỀN SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Luật kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Viết Tý HÀ NỘI - 2011 3 MỤC LỤC Trang Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục Danh mục các bảng MỞ ĐẦU 1 Chương 1: LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 5 1.1. Sự hình thành và phát triển của trọng tài thương mại 5 1.1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại 5 1.1.2. Đặc điểm trọng tài thương mại 7 1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại 10 1.1.4. Các nguyên tắc giải quyết tranh chấp thương mại bằng trọng tài thương mại 15 1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại so với phương thức thương lượng, hòa giải và tòa án 16 1.2. Khái quát sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 18 1.2.1. Đối với việc thay đổi trọng tài viên 19 1.2.2. Xem xét khiếu nại và giải quyết khiếu nại quyết định của Hội đồng trọng tài về thẩm quyền 20 1.2.3. Về việc triệu tập người làm chứng 21 1.2.4. Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời 21 1.2.5. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc 25 1.2.6. Hủy phán quyết trọng tài 26 1.2.7. Một số vấn đề cần được lưu ý trong quá trình tòa án giải quyết quyết các vụ việc liên quan tới trọng tài thương mại 30 Chương 2: THỰC TRẠNG VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 33 4 2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng Trọng tài thương mại tại Việt Nam 33 2.1.1. Thực trạng Pháp luật Trọng tài thương mại tại Việt Nam 33 2.1.2. Thực tiễn áp dụng pháp luật Trọng tài thương mại tại Việt Nam 36 2.1.3. Những điểm hạn chế của pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 42 2.2. Thực trạng sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài thương mại tại Việt Nam 56 2.2.1. Thực trạng sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam 56 2.2.2. Những hạn chế của Pháp lệnh trọng tài thương mại trong vấn đề hỗ trợ của tòa án đối với trọng tài thương mại 59 Chương 3: ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 71 3.1. Đổi mới nhận thức về trọng tài thương mại trong giải quyết tranh chấp 71 3.1.1 Về thẩm quyền giải quyết tranh chấp của Trọng tài 71 3.1.2. Thỏa thuận trọng tài 72 3.1.3. Một số điểm mới về quy định trọng tài viên 74 3.1.4. Một số điểm tiến bộ khác 74 3.2. Đổi mới nhận thức về sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại 76 3.2.1. Hỗ trợ của Tòa án trong việc thu thập chứng cứ và áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời 77 3.2.2. Hỗ trợ của Tòa án trong việc xác định thẩm quyền của Trọng tài 82 3.2.3. Hỗ trợ trong việc triệu tập nhân chứng 83 3.2.4. Hủy quyết định Trọng tài 84 KẾT LUẬN 86 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88 5 Danh môc c¸c b¶ng Sè hiÖu b¶ng Tªn b¶ng Trang 2.1 Số lượng vụ tranh chấp thương mại do các tổ chức trọng tài thương mại Việt Nam giải quyết 41 6 MỞ ĐẦU 1. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài Trong thời đại kinh tế thị trường hiện nay, khi các doanh nghiệp ngày càng có điều kiện được thành lập với nhiều hình thức khác nhau và trong nhiều ngành nghề khác nhau thì việc liên kết, hợp tác hay thậm chí là cạnh tranh nhau đang ngày càng trở nên phổ biến. Bên cạnh những hợp đồng hợp tác, những giao kết "thuận buồm xuôi gió" vẫn còn tồn tại khá nhiều những mâu thuẫn, bất đồng thậm chí vi phạm quyền lợi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp. Từ đó gây ra những thiệt hại cho các bên và cho cả nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, thuật ngữ "tranh chấp thương mại" hay "tranh chấp kinh doanh" đã là thuật ngữ quen thuộc trong đời sống kinh tế xã hội ở các nước trên thế giới và mới được sử dụng rộng rãi, phổ biến ở nước ta trong mấy năm gần đây. Tranh chấp thương mại là một hiện tượng phổ biến và thường xuyên diễn ra trong hoạt động của nền kinh tế thị trường. Do tính chất thường xuyên cũng như hậu quả của nó gây ra cho các chủ thể tham gia tranh chấp nói riêng và cho cả nền kinh tế nói chung, pháp luật Việt Nam cũng đã sớm có những quan tâm nhất định đến hoạt động này, cũng như các phương thức giải quyết nó thể hiện thông qua các quy định cụ thể trong nhiều văn bản pháp luật. Trọng tài thương mại ra đời và phát triển từ rất sớm, ở nhiều nước có nền kinh tế thị trường phát triển thì phần lớn các tranh chấp phát sinh trong hoạt động thương mại thường được giải quyết thông qua phương thức trọng tài. Trọng tài thương mại là hình thức giải quyết tranh chấp khá phổ biến trên thế giới, nhất là tại những nước có nền kinh tế thị trường phát triển. Tại Việt Nam, tuy mới được hình thành, nhưng trọng tài cũng được khuyến khích sử dụng trong một loạt các luật như Luật Thương mại, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp Giải quyết tranh chấp thương mại bằng hình thức trọng tài có 4 ưu 7 thế so với giải quyết bằng con đường tòa án. Thứ nhất là thủ tục giải quyết đơn giản và nhanh. Thứ hai là bảo đảm bí mật (xử kín). Điều này rất quan trọng đối với DN vì nó liên quan đến vấn đề uy tín, thương hiệu của DN. Thứ ba, các trọng tài viên là những chuyên gia hàng đầu. Ưu thế thứ tư, xét xử bằng cơ chế trọng tài chỉ một lần nên nó là chung thẩm. Quyết định của trọng tài buộc các bên phải thi hành ngay, nếu không sẽ được chuyển sang cơ quan thi hành án dân sự thi hành. Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp thương mại một cách nhanh chóng, hiệu quả và cũng làm giảm bớt gánh nặng cho tòa án. Trong thực tế, vì Trọng tài là một cơ quan phi Chính phủ nên vẫn cần có sự trợ giúp của Tòa án. Tòa án hỗ trợ giám sát rất lớn đối với việc thực thi các phán quyết của trọng tài, hỗ trợ trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời… Có thể nói trọng tài không thể hoạt động tốt nếu thiếu sự hỗ trợ của tòa án. Vì vậy việc nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, thực trạng về trọng tài và sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động trọng tài là cần thiết trong giai đoạn hiện nay để đảm bảo cho việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thực sự đạt hiệu quả. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài "Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt Nam" để nghiên cứu. 2. Tình hình nghiên cứu Từ trước đến nay cũng đã có một số bài báo, bài viết về vấn đề này nhưng cũng chỉ nói chung mà chưa đi sâu nghiên cứu chi tiết pháp luật về trọng tài thương mại, bản chất thỏa thuận trọng tài cũng như thực trạng về thỏa thuận trọng tài thương mại ở nước ta. Trong xu thế hội nhập hiện nay, việc nghiên cứu một cách có hệ thống về vấn đề này mang ý nghĩa lý luận và thực tiễn sâu sắc. Những giải pháp của đề tài hy vọng sẽ đem lại những kết quả thiết thực cho việc hoàn thiện các quy định pháp luật về trọng tài của Việt Nam. 8 3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài Trong nội dung trình bày đề tài sẽ tập trung nghiên cứu lý luận chung về trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động trọng tài, sau đó tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng pháp luật về sự hỗ trợ của tòa án đối với hoạt động trọng tài về 5 nội dung: - Tòa án hỗ trợ trong việc thi hành thỏa thuận trọng tài - Sự hỗ trợ của tòa án trong việc lựa chọn trọng tài viên - Tòa án xem xét lại quyết định của Hội đồng trọng tài về tính hợp pháp của thỏa thuận trọng tài, về thẩm quyền trong việc giải quyết tranh chấp. - Sự hỗ trợ của tòa án trong việc áp dụng các biện pháp khẩn cấp tạm thời - Sự hỗ trợ của tòa án trong việc hủy quyết định của trọng tài Qua đó nêu lên những điểm đổi mới hoàn thiện của Luật Trọng tài thương mại. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Đề tài nghiên cứu cả hai phương diện lý luận và thực tiễn về sự hỗ trợ của tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp thương mại bằng con đường trọng tài thương mại tại Việt Nam. Trước tiên, nghiên cứu về trọng tài thương mại, thực trạng và sự phát triển của trọng tài thương mại nói chung. Sau đó tập trung nghiên cứu và đưa ra quan điểm đổi mới hoàn thiện pháp luật về sự hỗ trợ của tòa án và thực trạng sự hỗ trợ của tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thương mại ở nước ta. Đề tài được nghiên cứu dựa trên phương pháp lý luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin. Đồng thời cũng kết hợp với các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh… để nghiên cứu. 9 5. Những kết quả nghiên cứu mới của luận văn Nghiên cứu đề tài này, luận văn có những đóng góp mới về mặt khoa học trên những khía cạnh chủ yếu sau: Thứ nhất: Tiếp tục hoàn thiện cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về thỏa thuận trọng tài thương mại ở Việt Nam Thứ hai: Luận văn đi sâu phân tích thực trạng pháp luật Việt Nam về thỏa thuận trọng tài thương mại thông qua một số ví dụ cụ thể. Thứ ba: Đưa ra quan điểm đổi mới nhận thức về trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương Chương 1: Lý luận chung về Trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Chương 2: Thực trạng về trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại tại Việt Nam. Chương 3: Đổi mới nhận thức về trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. 10 Chương 1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI 1.1. Sự hình thành và phát triển của trọng tài thƣơng mại 1.1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại Thực tiễn thương mại trên thế giới đã chứng tỏ rằng, trọng tài là một phương thức hữu hiệu để giải quyết tranh chấp. Phương thức này đã xuất hiện từ lâu và ngày càng phổ biến trong đời sống kinh tế ở khắp nơi trên thế giới. Khái niệm trọng tài được nghiên cứu dưới rất nhiều bình diện khác nhau trong khoa học pháp lý và hiện nay cũng có rất nhiều cách tiếp cận về khái niệm này. Trọng tài với tư cách là một phương thức giải quyết tranh chấp là cách tiếp cận chủ yếu của hệ thống các quy định pháp luật về trọng tài. Theo cuốn "Đại từ điển kinh tế thị trường" thì Trọng tài làm một phương thức giải quyết một cách hòa bình các vụ tranh chấp. Là chỉ đôi bên đương sự tự nguyện đem những sự việc, những vấn đề tranh chấp giao cho bên thứ ba có tư cách công bằng chính trực xét xử, lời phán quyết do người này đưa ra có hiệu lực ràng buộc với cả hai bên. Theo Luật mẫu của UNCITRAL - một văn bản nhiều nước tiếp nhận khi xây dựng luật trọng tài thì Trọng tài nghĩa là mọi hình thức trọng tài có hoặc không có sự giám sát của tổ chức. Theo Hội đồng trọng tài Mỹ (AAA) thì Trọng tài là cách thức giải quyết tranh chấp bằng cách đệ trình vụ tranh chấp cho một số người khách quan xem xét giải quyết và họ sẽ đưa ra quyết định cuối cùng, có giá trị bắt buộc các bên tranh chấp phải thi hành. [...]... vụ tranh chấp" [16] Như vậy, có rất nhiều cách hiểu và định nghĩa khác nhau về trọng tài, nhưng tựu chung lại, có thể nhìn nhận trọng tài thương mại với hai tư cách: Một là, Trọng tài thương mại là phương thức giải quyết tranh chấp Hai là, Trọng tài thương mại là cơ quan giải quyết tranh chấp 1.1.2 Đặc điểm trọng tài thương mại * Trọng tài với tư cách là một cơ quan giải quyết tranh chấp Trọng tài. .. thuận trọng tài có hiệu lực, đưa tranh chấp ra Trọng tài giải quyết mà sau đó các bên lại đưa đơn yêu cầu Tòa án giải quyết thì Tòa án không được thụ lý và sẽ trả lại đơn kiện và vụ tranh chấp đó sẽ do trọng tài giải quyết Trong tương quan so sánh với Tòa án, cơ quan giải quyết tranh chấp thương mại thuộc hệ thống cơ quan Nhà nước, Trọng tài thương mại có những đặc trưng riêng khác hẳn với Tòa án, cụ... đương sự có thể thỏa thuận về trình tự thủ tục giải quyết tranh chấp, luật áp dụng đối với vụ tranh chấp ), vừa kết hợp yếu tố tài phán (có giá trị bắt buộc đối với các bên) 1.1.3 Các hình thức trọng tài thương mại Với tư cách là tổ chức giải quyết tranh chấp trọng tài thường được biết đến với hai hình thức phổ biến là trọng tài vụ việc (trọng tài ad-hoc) và trọng tài thường trực (trọng tài quy chế) * Trọng. .. 2010 thì tòa án chỉ hỗ trợ việc thay đổi trọng tài viên trong trường hợp trọng tài vụ việc giải quyết còn việc chỉ định trọng tài viên hoặc thay đổi trọng tài viên mà vụ tranh chấp được giải quyết tại trung tâm trọng tài thì do Chủ tịch Trọng tài quyết định Việc thay đổi trọng tài viên (Hội đồng trọng tài vụ việc thuộc thẩm quyền của tòa án là tòa án nơi có Hội đồng giải quyết tranh chấp thực hiện (điểm... việc lựa chọn trọng tài giải quyết tranh chấp của mình đã trao quyền được xét xử vụ việc cho trọng tài Ba là, phán quyết trọng tài vừa có tính tài phán của cơ quan có thẩm quyền xét xử, vừa thể hiện ý chí, sự thỏa thuận của các bên Tuy nhiên, do trọng tài không phải là cơ quan xét xử của Nhà nước như Tòa án nên phán quyết của trọng tài không mang tính quyền lực nhà nước Phán quyết của trọng tài có giá... mặt mạnh đã phân tích ở trên, tố tụng trọng tài so với tố tụng trọng tài có những điểm yếu, đó là với quyết định trọng tài nhân danh ý chí tối cao của các bên đương sự, không nhân danh quyền lực nhà nước nên để đảm bảo thi hành cần đến sự tự nguyện của các bên cũng như sự hỗ trợ từ phía Nhà nước 1.2 Khái quát sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thƣơng mại Trên thế giới, mối... thừa nhận vai trò, trách nhiệm của Tòa án nhân dân trong hỗ trợ, giám sát hoạt động tố tụng giải quyết tranh chấp của Trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của Nhà nước thông qua Cơ quan thi hành án dân sự về cơ chế thi hành phán quyết của Trọng tài Có thể gọi đây là sự tiếp sức cho Trọng tài, thể hiện quan điểm của Nhà nước trong việc đa dạng hóa phương thức giải quyết tranh chấp và tạo điều kiện thuận lợi... cùng của tòa án quốc gia Trọng tài đã trở thành phương thức được sử dụng phổ biến để giải quyết các tranh chấp thương mại quốc tế Với tính chất là một phương thức giải quyết tranh chấp, trọng tài thương mại được hiểu là phương thức, trong đó các bên tranh chấp tự nguyện thỏa thuận với nhau để ủy thác việc giải quyết tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ cho trọng tài; và trọng tài, trên cơ sở các... được sự bảo hộ của Nhà nước về mặt pháp lý trong quá trình thực hiện giao dịch thương mại Đó cũng là một sự minh chứng về việc đáp ứng nhu cầu hội nhập của Việt Nam trong nền kinh tế thị trường hiện nay Sự hỗ trợ của Tòa án đối với hoạt động Trọng tài thương mại thể hiện ở các nội dung cơ bản sau đây 1.2.1 Đối với việc thay đổi trọng tài viên Theo Pháp lệnh Trọng tài thương mại năm 2003 thì tòa án có... hành Như vậy, với tư cách là một cơ quan tài phán, trọng tài không nằm trong hệ thống cơ quan quản lý Nhà nước, tồn tại độc lập, song song với Tòa án và có thẩm quyền giải quyết các tranh chấp khi được các bên lựa chọn * Trọng tài thương mại với tư cách là một hình thức giải quyết tranh chấp thương mại Trọng tài là phương thức giải quyết tranh chấp phát sinh trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, tồn tại . của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. Chương 2: Thực trạng về trọng tài thương mại và sự hỗ trợ của Tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại. trạng sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài thương mại tại Việt Nam 56 2.2.1. Thực trạng sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng. giải quyết tranh chấp bằng con đường trọng tài thực sự đạt hiệu quả. Chính vì vậy tác giả chọn đề tài " ;Sự hỗ trợ của toà án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại ở Việt

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:21

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • Danh mục các bảng

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. Sự hình thành và phát triển của trọng tài thương mại

  • 1.1.1. Khái quát chung về trọng tài thương mại

  • 1.1.2. Đặc điểm trọng tài thương mại

  • 1.1.3. Các hình thức trọng tài thương mại

  • 1.1.5. Ưu điểm và nhược điểm của trọng tài thương mại so với phương thức thương lượng, hòa giải và tòa án

  • 1.2. Khái quát sự hỗ trợ của tòa án đối với giải quyết tranh chấp bằng trọng tài thương mại

  • 1.2.1. Đối với việc thay đổi trọng tài viên

  • 1.2.3. Về việc triệu tập người làm chứng

  • 1.2.4. Về thủ tục áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời

  • 1.2.5. Đăng ký phán quyết trọng tài vụ việc

  • 1.2.6. Hủy phán quyết trọng tài

  • Chương 2 THỰC TRẠNG VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƢƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM

  • 2.1. Thực trạng pháp luật và thực tiễn áp dụng Trọng tài thương mại tại Việt Nam

  • 2.1.1. Thực trạng Pháp luật Trọng tài thương mại tại Việt Nam

  • 2.1.3. Những điểm hạn chế của pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003

  • 2.2. Thực trạng sự hỗ trợ của Tòa án đối với việc giải quyết tranh chấp bằng con đường Trọng tài thương mại tại Việt Nam

  • Chương 3 ĐỔI MỚI NHẬN THỨC VỀ TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI VÀ SỰ HỖ TRỢ CỦA TÒA ÁN ĐỐI VỚI GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP BẰNG TRỌNG TÀI THƯƠNG MẠI

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan