Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

101 1.4K 1
Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH HẢI YẾN PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC HÀ NỘI – 2011 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT ĐINH HẢI YẾN PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM - THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Chuyên ngành: Luật Kinh tế Mã số : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Phạm Hữu Nghị HÀ NỘI - 2011 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 2 MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN 1 MỤC LỤC 2 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5 DANH MỤC CÁC BẢNG 6 MỞ ĐẦU 7 CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP 11 1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập công ty) 11 1.2 Quan niệm pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 12 1.3 Những yếu tố chi phối pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 15 1.3.1 Yếu tố chính trị 15 1.3.2 Yếu tố kinh tế 16 1.3.3 Yếu tố xã hội 17 1.3.4 Các yếu tố khác 17 1.4 Vai trò của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 18 1.4.1 Góp phần điều tiết nền kinh tế 19 1.4.2 Góp phần tạo nguồn thu cho NSNN 20 1.4.3 Là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội 20 1.4.4 Góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh phát triển, khuyến khích đầu tư và thay đổi cơ cấu kinh tế 21 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 3 1.5 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của một số nước trên thế giới 22 1.5.1 Malaysia 22 1.5.2 Philippines 25 1.5.3 Một số nước khác 27 1.6 Sơ lược quá trình xây dựng và phát triển những quy định của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 35 2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 35 2.1.1 Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 35 2.1.2 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 35 2.1.3 Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi và thời hạn áp dụng thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp ưu đãi 38 2.1.4 Mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp 40 2.1.5 Các trường hợp giảm thuế khác 42 2.1.6 Chuyển lỗ 56 2.1.7 Trích lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của doanh nghiệp 58 2.1.8 Thủ tục thực hiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 61 2.2 Khái quát tình hình thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam trong thời gian qua 61 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 4 2.3 Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp và trong triển khai áp dụng 66 2.3.1 Những hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 66 2.3.2 Những hạn chế trong triển khai áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 77 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 79 3.1 Yêu cầu đối với việc hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 79 3.2 Một số kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 80 3.2.1 Kiến nghị hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 80 3.2.2 Kiến nghị công tác triển khai, áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp 87 KẾT LUẬN 93 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95 PHỤ LỤC 98 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 5 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 1. DN : Doanh nghiệp 2. TNDN : Thu nhập doanh nghiệp 3. KCN : Khu công nghiệp 4. CHXHCN : Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 5. WTO : World Trade Organization (Tổ chức Thương mại thế giới) 6. DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước 7. NSNN : Ngân sách Nhà nước 8. FDI : Foreign Direct Investment (Đầu tư trực tiếp nước ngoài) 9. KHCN : Khoa học và công nghệ Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 6 DANH MỤC CÁC BẢNG STT bảng Tên bảng Trang Bảng 1 Thuế suất ưu đãi thuế của các DN nước ngoài có thu nhập có nguồn từ Philippines 25 – 26 Bảng 2 Số thu thuế TNDN theo sắc thuế và khu vực kinh tế từ năm 2009 đến nay 62 Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 7 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế TNDN là khoản thu quan trọng và chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu thu NSNN. Ở các nước phát triển, thuế TNDN là loại thuế trực thu chiếm tỷ trọng lớn trong tổng thu NSNN. Ở Việt Nam, tỷ trọng thuế TNDN trong tổng số thu NSNN ước thực hiện năm 2009 là 25,3%; năm 2010 là 25,7% và 6 tháng đầu năm 2011 là 26,5% [27]. Cùng với xu hướng tăng trưởng kinh tế, quy mô của các hoạt động kinh tế ngày càng được mở rộng, hiệu quả kinh doanh ngày càng cao sẽ tạo ra nguồn thu về thuế TNDN ngày càng lớn cho NSNN. Thuế TNDN là một công cụ quan trọng của Nhà nước trong việc điều tiết vĩ mô nền kinh tế và thu ngân sách, trong đó cùng với thuế suất phổ thông, hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đóng vai trò then chốt. Thông qua ưu đãi thuế TNDN, Nhà nước thúc đẩy và thu hút vốn đầu tư từ trong và ngoài nước, khuyến khích phát triển sản xuất kinh doanh, tạo công ăn việc làm, gián tiếp làm tăng thu nhập dân cư. Ngược lại, nếu Nhà nước ưu đãi quá nhiều thì vừa không có tác dụng thúc đẩy đầu tư phát triển sản xuất, vừa mất thu ngân sách. Việc đánh thuế vào loại thu nhập nào, đánh nặng hay đánh nhẹ vào từng loại thu nhập là tuỳ thuộc vào quan điểm của mỗi Nhà nước về điều tiết thu nhập qua thuế thu nhập, phụ thuộc vào khả năng và chi phí quản lý thuế cũng như mục tiêu của thuế TNDN phải đạt được để góp phần thực hiện các chính sách kinh tế, chính trị, xã hội của mỗi quốc gia trong từng thời kỳ nhất định. Ngoài việc quy định thuế suất chung cho các cơ sở sản xuất, kinh doanh, Nhà nước cũng đưa ra thuế suất ưu đãi để áp dụng đối với từng ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực thể hiện mức độ khuyến khích hay không khuyến khích của Nhà nước đối với những ngành nghề, mặt hàng, lĩnh vực đó trong nền kinh tế. Từ khi nước ta chuyển đổi nền kinh tế, chính sách ưu đãi thuế TNDN đã được đưa vào Luật Thuế TNDN và các văn bản pháp luật về đầu tư. Qua gần 20 năm thực hiện, chúng ta đã có hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đa dạng và tương đối hoàn chỉnh với các quy định chi tiết về các điều kiện ưu đãi, các hình Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 8 thức ưu đãi và mức độ ưu đãi. Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên của tổ chức WTO vào cuối năm 2006. Sự kiện này mang lại nhiều cơ hội và cả những thách thức không nhỏ đối với chúng ta. Muốn tận dụng tốt các cơ hội, chúng ta phải nỗ lực ở nhiều vấn đề, trong đó việc thu hút vốn đầu tư của các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào những lĩnh vực, những vùng cần khuyến khích cũng là một vấn đề quan trọng. Đồng thời, chúng ta cần phải có những chính sách ưu đãi thoả đáng để các nhà đầu tư mạnh dạn bỏ vốn kinh doanh. Trong bối cảnh hiện nay, một yêu cầu được đặt ra là hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN một mặt phải vừa thực hiện được mục tiêu quan trọng là quản lý, điều tiết vĩ mô nền kinh tế; mặt khác vừa phải phù hợp với các thông lệ và cam kết quốc tế. Đồng thời, tính hiệu quả của hệ thống pháp luật về ưu đãi thuế TNDN đến nay chưa được xem xét, đánh giá một cách đầy đủ và toàn diện. Từ thực tiễn này, đề tài “Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - thực trạng và giải pháp” đã được tác giả lựa chọn nghiên cứu để làm luận văn thạc sĩ luật học với mong muốn nghiên cứu một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện những quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN. Qua đó, tạo điều kiện cho việc thực hiện các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN được công bằng, hiệu quả, bảo vệ được quyền lợi của các DN, tạo môi trường thuận lợi hơn cho các DN để các DN có thể tiếp tục mở rộng kinh doanh, mạnh dạn đầu tư hơn nữa, phù hợp hơn với tình hình kinh tế quốc tế và các thông lệ, quy ước quốc tế. 2. Mục đích của nghiên cứu Để hiểu rõ hơn các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam, đề tài nghiên cứu có mục đích như sau: Thứ nhất, là làm sáng tỏ những vấn đề pháp lý cũng như cơ sở lý luận của những quy định của pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN một cách có hệ thống, đầy đủ và toàn diện; nghiên cứu kinh nghiệm của các nước trên thế giới trong quá trình hoàn thiện pháp luật về ưu đãi thuế TNDN, những điểm tiến bộ mà Việt Nam cần học hỏi. Pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải Yến – CH12 9 Thứ hai, trong nội dung trình bày, từ thực trạng của việc áp dụng pháp luật về ưu đãi thuế TNDN ở nước ta, kết quả thu thuế và ưu đãi thuế TNDN từ khi có Luật thuế TNDN đến nay, tác giả sẽ đưa ra những nhận xét, đánh giá những điểm chưa phù hợp và những vấn đề bất cập trong việc áp dụng quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN. Thứ ba, đưa ra xu hướng cải cách thuế TNDN trong thời gian tới, các mục tiêu cần đạt được và đề xuất một số biện pháp sửa đổi, bổ sung Luật thuế TNDN cũng như các điều kiện để. Qua đó nêu lên những kiến nghị có thể áp dụng cho Việt Nam trong việc hoàn thiện pháp luật đối với lĩnh vực này, đồng thời xây dựng cơ chế cho việc áp dụng chúng một cách phù hợp với pháp luật và tập quán quốc tế. 3. Phạm vi nghiên cứu Do thời gian có hạn nên tác giả nghiên cứu các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN tại Việt Nam thông qua pháp luật Việt Nam về ưu đãi thuế TNDN (Luật Thuế TNDN, Luật Quản lý thuế, Luật đầu tư và các văn bản hướng dẫn thi hành ). Bên cạnh đó, để khách quan hơn tác giả còn nghiên cứu pháp luật về ưu đãi thuế TNDN của một số nước nhằm làm rõ hơn tình hình thực hiện nội dung pháp luật về ưu đãi của thuế TNDN tại Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu trong đó chủ yếu là các phương pháp như: phương pháp duy vật biện chứng, phương pháp phân tích, phương pháp diễn dịch, phương pháp quy nạp, phương pháp so sánh, phương pháp định tính, định lượng… Các phương pháp nghiên cứu trong luận văn được thực hiện trên nền tảng của phương pháp duy vật biện chứng; trên cơ sở các quan điểm, đường lối chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội của Đảng Cộng sản Việt Nam. Các phương pháp được sử dụng để giải quyết các mục tiêu đề ra. Từ đó, rút ra những ưu điểm trong quy định pháp luật Việt Nam; xem xét tính phù hợp với quy định của pháp luật quốc tế để hướng tới việc hoàn thiện các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi thuế TNDN. [...].. .Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp 5 Kết cấu đề tài Đề tài nghiên cứu gồm có 3 chương: Chương 1: Những vấn đề chung về pháp luật ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện các quy định pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam. .. luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam Tại Việt Nam, nội dung ưu đãi thu TNDN được quy định trong Luật Thu TNDN số 14/2008/QH12 (Chương III, từ Điều 13 đến Điều 18); Nghị định số 124/2008/NĐ-CP ngày... phẩm Đinh Hải Yến – CH12 28 Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp 1.6 Sơ lược quá trình xây dựng và phát triển những quy định của pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam Ở Việt Nam, hệ thống pháp luật thu TNDN có quy định về ưu đãi thu TNDN gồm: quy định mức thu suất, quy định về các trường hợp được miễn, giảm thu cho các ngành nghề,... thông qua thu thu nhập Thứ ba, thu thu nhập là công cụ để nhà nước quản lý và điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội Trong hệ thống luật thực định về thu ở các nước, thu thu nhập được phân chia thành hai loại là thu thu nhập công ty (thu TNDN) và thu thu nhập cá nhân Việc phân chia thu thu nhập thành hai loại thu nêu trên là căn cứ vào đối tượng nộp thu thu nhập Thu thu nhập công ty (thu TNDN)... Yến – CH12 13 Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Theo UNCTAD, ưu đãi đầu tư được chia làm 3 loại: ưu đãi về thu , ưu đãi về tài chính và các ưu đãi khác Trong đó, ưu đãi về thu được hiểu là những quy định về biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng về thu cho các nhà đầu tư, phổ biến là thu nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào, máy móc thiết bị và các tài sản... Đinh Hải Yến – CH12 29 Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp 10/05/1997 Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua Luật Thu TNDN thay thế cho Luật thu lợi tức kể từ ngày 01/01/1999 Việc ban hành Luật Thu TNDN thay cho Luật thu lợi tức đã khuyến khích và thu hút đầu tư trong và ngoài nước thông qua chế độ ưu đãi về thu suất, miễn giảm thu ; hệ thống hóa tất... PHÁP LUẬT ƯU ĐÃI THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP 1.1 Khái niệm thu thu nhập doanh nghiệp (thu thu nhập công ty) Thu thu nhập là tên gọi để chỉ những sắc thu lấy thu nhập làm đối tượng tính thu Trong hệ thống thu ở các quốc gia, thu thu nhập là loại thu áp dụng có tính phổ biến và rất được coi trọng, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế thị trường phát triển Sự ra đời của thu thu nhập bắt nguồn... “Đối tượng nộp thu thu nhập công ty chỉ bao gồm các công ty và các tổ chức hùn vốn có tư cách pháp nhân” Pháp luật Mỹ, Nhật quy định: “Chủ thể kinh doanh là Đinh Hải Yến – CH12 11 Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp các tổ chức kinh tế thì phải nộp thu thu nhập công ty” Trong khi đó pháp luật thu TNDN của Việt Nam lại quy định đối tượng nộp thu TNDN là... tác động của các yếu tố kinh tế đối với pháp luật về ưu đãi thu TNDN để thấy rõ hơn về bản chất kinh tế của thu và quán triệt quan điểm việc Đinh Hải Yến – CH12 16 Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp xây dựng các quy định pháp luật về ưu đãi thu TNDN phải căn cứ vào điều kiện hoàn cảnh cụ thể của nền kinh tế và dựa trên các chính sách phát triển kinh... nghĩa kinh tế - xã hội của thu và có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế và đời sống xã hội Vai trò của thu là sự biểu hiện cụ thể các chức năng của thu trong những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định Đinh Hải Yến – CH12 18 Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Pháp luật về ưu đãi thu TNDN cũng góp phần thực hiện các chức năng của thu Vai trò của . của pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 29 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ ƯU ĐÃI THU THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM 35 2.1 Những quy định pháp luật hiện hành về ưu. ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam 35 2.1.1 Điều kiện ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp 35 2.1.2 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp 35 2.1.3 Thu suất thu thu nhập. các quy định của pháp luật Việt Nam trong việc áp dụng các quy định pháp luật về ưu đãi thu TNDN. Pháp luật về ưu đãi thu thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp Đinh Hải

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

  • DANH MỤC CÁC BẢNG

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1 Khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế thu nhập công ty)

  • 1.2 Quan niệm pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

  • 1.3.1 Yếu tố chính trị

  • 1.3.2 Yếu tố kinh tế

  • 1.3.3 Yếu tố xã hội

  • 1.3.4 Các yếu tố khác

  • 1.4 Vai trò của pháp luật về ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

  • 1.4.1 Góp phần điều tiết nền kinh tế

  • 1.4.2 Góp phần tạo nguồn thu cho NSNN

  • 1.4.3 Là công cụ điều hoà thu nhập, thực hiện công bằng xã hội

  • 1.5.1 Malaysia

  • 1.5.2 Philippines

  • 1.5.3 Một số nước khác

  • 2.1.1 Điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

  • 2.1.2 Nguyên tắc áp dụng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp

  • 2.1.4 Mức và thời gian miễn thuế, giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan