Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

101 4.3K 35
Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Trang LỜI MỞ ĐẦU 3 Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 7 1.1. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - MỘT LOẠI LAO ĐỘNG CÓ TÍNH ĐẶC THÙ 7 1.1.1. Khái niệm yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động 7 1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài 10 1.2. PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 12 1.2.1. Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam 12 1.2.2. Nguyên tắc về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam 14 1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam 16 1.2.4. Sơ lược quá trình phát triển của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam 22 1.3. KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC TRONG VIỆC SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 33 1.3.1. Kinh nghiệm của một số nước trong việc sử dụng lao động nước ngoài 33 1.3.2. Những bài học cho Việt Nam 46 Chương 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 49 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ TUYỂN DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VIỆT NAM 49 2.1.1. Về những đối tượng được phép sử dụng lao động nước ngoài 49 2.1.2 Về các hình thức vào Việt Nam làm việc của lao động nước ngoài 52 2.1.3. Về điều kiện đối với người nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam 56 2.1.4. Về trình tự, thủ tục tuyển người nước ngoài làm việc tại Việt Nam 59 2.2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ QUẢN LÝ LAO ĐỘNG NƯỚC 61 2 NGOÀI TẠI VIỆT NAM 2.2.1. Quản lý lao động nước ngoài trước hết bằng "công cụ" Giấy phép lao động 61 2.2.2. Quản lý những lao động nước ngoài không thuộc diện phải xin Giấy phép lao động 65 2.2.3. Xử lý vi phạm pháp luật lao động đối với người lao động và chủ sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam 66 2.2.4. Sự phối hợp quản lý của các cơ quan nhà nước về người lao động nước ngoài tại Việt Nam 67 2.3. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 69 2.3.1. Ưu điểm 69 2.3.2. Hạn chế 70 Chương 3: HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 81 3.1. NHỮNG YÊU CẦU ĐỐI VỚI VIỆC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 81 3.1.1. Về mặt khách quan 81 3.1.2. Về mặt chủ quan 83 3.2. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ CỤ THỂ NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 84 3.2.1. Về các quy định pháp luật 84 3.2.2. Về quá trình tổ chức thực hiện 92 KẾT LUẬN 96 TÀI LIỆU THAM KHẢO 97 3 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hội nhập kinh tế quốc tế là một tất yếu khách quan trong xu thế toàn cầu hóa. Hội nhập giúp các quốc gia xích lại gần nhau hơn trong sự hợp tác cùng có lợi nhưng cũng khiến các quốc gia phải đối mặt với nhiều thách thức. Trong xu thế đó, cùng với dòng di chuyển của hàng hóa và vốn, di chuyển lao động là điều không tránh khỏi. Theo đánh giá của tổ chức di dân quốc tế (IOM), tính đến năm 2005, cả thế giới có khoảng 185 triệu người đang ở ngoài lãnh thổ quốc gia mình, trong đó có 85 triệu người di dân vì mục đích làm việc [48]. Di chuyển lao động không chỉ có ý nghĩa đối với người dân (cần việc làm và tiền lương) mà còn có ý nghĩa đối với quá trình xây dựng chính sách lao động của mỗi quốc gia. Xuất hay nhập khẩu lao động tùy thuộc tình hình kinh tế xã hội và kế hoạch phát triển của mỗi nước. Người nước ngoài đến Việt Nam làm việc không phải là điều mới mẻ và đã có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh đối tượng này. Bộ luật Lao động được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 23 tháng 6 năm 1994 đã có những quy định riêng cho một số loại lao động đặc thù, trong đó có lao động nước ngoài tại Việt Nam. Hướng dẫn thực hiện Bộ luật Lao động là những nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ sung và thay thế nhiều lần cho phù hợp với tình hình thực tế. Tuy nhiên, tình hình kinh tế - xã hội và thực trạng lao động của Việt Nam luôn thay đổi, đặc biệt việc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) năm 2007 khiến Việt Nam phải chịu sự ràng buộc với những cam kết của mình. Một tất yếu xảy ra khi chúng ta chưa chuẩn bị tốt cho cuộc hội nhập quốc tế là các văn bản pháp luật điều chỉnh những vấn đề phát sinh sau hội nhập. Một khối lượng lớn lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc dưới nhiều hình thức 4 nhưng các văn bản pháp luật hiện hành chưa bao quát hết những vấn đề mà thực tiễn đòi hỏi. Chính vì vậy, pháp luật lao động về người lao động nước ngoài tại Việt Nam được sửa đổi, bổ sung và thay thế nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều bất cập, việc thực hiện các quy định đó lại chưa nghiêm túc trên phạm vi cả nước, từ người lao động, chủ sử dụng lao động đến những cơ quan quản lý nhà nước về lao động. Từ tình hình trên tác giả mạnh dạn lựa chọn đề tài "Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam" làm luận văn thạc sĩ của mình, với mong muốn góp phần vào việc hoàn thiện những vấn đề lý luận và thực tiễn của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài ở nước ta. 2. Mục đích nghiên cứu Đề tài nghiên cứu gồm hai mặt là: - Phân tích và làm sáng tỏ một số vấn đề lý luận và thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. - Từ đó, rút ra những kết luận cần thiết, những ý kiến đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện chế độ pháp lý về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, cũng như áp dụng có hiệu quả chúng trong thực tiễn đời sống. 3. Phạm vi nghiên cứu - Khái quát chung về lao động nước ngoài và thực trạng lao động nước ngoài tại Việt Nam. - Phân tích, đánh giá các quy định của pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng. - Ngoài ra, luận văn còn nêu lên những điểm hạn chế, bất cập trong các quy định pháp luật hiện hành về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam, để từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. 5 4. Tình hình nghiên cứu Nghiên cứu pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam là một đề tài khá mới mẻ trên cả bình diện lý luận và thực tiễn. Đã có một số bài báo và một vài công trình nghiên cứu về vấn đề này, như: - Luận án Phó tiến sĩ khoa học luật học (1996), "Đổi mới và hoàn thiện pháp luật trong quản lý nhà nước đối với người nước ngoài ở nước ta hiện nay", của Bùi Quảng Bạ. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2005), "Bảo hiểm xã hội đối với lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam", của Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ (2005), "Vấn đề di chuyển thể nhân trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế", của Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. - Khóa luận tốt nghiệp (2010), "Pháp luật về tuyển dụng, quản lý người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thực trạng và một số kiến nghị", của Nguyễn Tú Anh - sinh viên lớp K51 - Chất lượng cao, Khoa Luật, Đại học quốc gia Hà Nội. Ngoài ra, còn một số bài báo cũng đề cập đến lao động nước ngoài tại Việt Nam như: "Không quản được lao động nước ngoài", của Phạm Hồ - Nam Dương đăng trên Báo Người lao động số ra ngày 02/07/2009 hay "Lao động nước ngoài tại Việt Nam trong thời kỳ hội nhập" của Cao Nhất Linh đăng trên Báo Lao động và Xã hội số ra từ ngày 01 đến 15/6/2007, v.v Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đó chủ yếu tiếp cận vấn đề từ khía cạnh xã hội mà chưa quan tâm nhiều đến khía cạnh pháp lý hoặc chỉ tập trung một vấn đề nhỏ về lao động nước ngoài tại Việt Nam. Do vậy, có thể nói rằng, đề tài "Pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam" là công trình nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối toàn diện việc sử dụng 6 lao động nước ngoài dưới góc độ pháp luật. Trước thực tiễn lao động nước ngoài ở Việt Nam hiện nay, việc nghiên cứu có hệ thống vấn đề này mang tính thời sự cao. Với kết quả đạt được, luận văn hy vọng là tài liệu tham khảo hữu ích cho những người làm công tác nghiên cứu, học tập, thực thi pháp luật, những người muốn tìm hiểu về lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và mong muốn được góp phần hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam trong bối cảnh hiện nay. 5. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tác giả lấy phép biện chứng của triết học Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh cho quá trình nghiên cứu. Ngoài ra, phương pháp phân tích, đối chiếu so sánh, khảo sát, thu thập,… được sử dụng phù hợp với từng mặt, từng lĩnh vực nghiên cứu của đề tài. Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, đặc biệt trong lĩnh vực lao động liên quan đến người nước ngoài là cơ sở lý luận, cơ sở pháp lý cho quá trình nghiên cứu. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương: Chương 1: Khái quát chung về lao động nước ngoài và pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. 7 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - MỘT LOẠI LAO ĐỘNG CÓ TÍNH ĐẶC THÙ 1.1.1. Khái niệm yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động Cùng với sự phát triển của quá trình quốc tế hóa nền kinh tế thế giới, ngày nay, sự chuyển dịch lao động từ khu vực này sang khu vực khác, đặc biệt, từ nước này sang nước khác, ngày càng gia tăng đáng kể. Việc thu hút lao động nước ngoài vào các ngành kinh tế nước mình cũng như việc gửi lao động nước mình đi làm việc ở nước ngoài ngày càng có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển nền kinh tế của một quốc gia, nhất là đối với những nước đang phát triển. Thực tế ở một số nước phát triển trên thế giới cho thấy cùng với việc thu hút lực lượng lao động có tri thức cao, trình độ tay nghề tốt thì họ còn thu hút những lao động thủ công từ các nước đang phát triển nhằm phục vụ các nhu cầu của xã hội. Với nhiều nước đang phát triển, bên cạnh việc thu hút lực lượng lao động có tay nghề cao trong một số lĩnh vực kinh tế, công nghệ theo hướng dẫn trực tiếp của người nước ngoài, vấn đề xuất khẩu lao động được đặc biệt coi trọng. Bởi lẽ xuất khẩu lao động tạo cơ hội cho người lao động có việc làm, nâng cao trình độ tay nghề, tiếp cận với công nghệ tiên tiến, tạo cơ hội cho họ có thu nhập, góp phần cải thiện đời sống vật chất và tinh thần cho bản thân và gia đình. Hơn nữa, xuất khẩu lao động còn mang lại nguồn lợi đáng kể cho nền kinh tế các nước này. "Theo thống kê của Tổ chức Lao động Thế giới (ILO), khoản thu nhập hàng năm của người lao động đi làm việc ở nước ngoài đạt tới 65,5 tỷ đô la. Trong khi đó, tổng các khoản tiền viện trợ phát triển chính thức (ODA) trên thế giới mỗi năm chỉ đạt mức 51 tỷ đô la" [42]. 8 Xu hướng mở rộng quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài của thế giới tác động mạnh mẽ đến Việt Nam. Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác, xuất khẩu lao động là lĩnh vực được Nhà nước ta đặc biệt quan tâm. Đây là một hoạt động kinh tế - xã hội góp phần phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm, tạo thu nhập và nâng cao trình độ tay nghề cho người lao động, tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước và tăng cường quan hệ hợp tác quốc tế giữa nước ta và các nước trên thế giới. Mặt khác, sự mở cửa nền kinh tế trong tiến trình hội nhập quốc tế đã và đang ngày càng thu hút đông đảo lực lượng lao động có trình độ cao của nước ngoài vào Việt Nam. Cùng với luồng đầu tư trực tiếp nước ngoài ("839 dự án FDI với tổng vốn đăng ký mới và tăng thêm là 21,48 tỉ USD". "Vốn đầu tư thực hiện ước đạt 10 tỉ USD" [45]), hàng ngàn lao động nước ngoài vào Việt Nam làm việc. Việc đưa người nước mình đi làm việc ở nước ngoài cũng như việc nhận người nước ngoài đến làm việc tại nước mình được pháp luật các nước điều chỉnh. Tổ chức lao động quốc tế (ILO) gọi những lao động này là lao động di trú và đã có công ước về vấn đề này. Đó là Công ước về Di trú vì việc làm năm 1939, Công ước về Di trú vì việc làm (sửa đổi) năm 1951 có hiệu lực từ ngày 22/01/1952 (hay còn được gọi là Công ước 97) và Công ước về người di trú trong hoàn cảnh bị lạm dụng và về việc thúc đầy cơ hội và sự đối xử bình đẳng với người lao động di trú năm 1973 có hiệu lực từ ngày 09/12/1973 (còn được gọi là Công ước 143). Theo Công ước 97, thuật ngữ “người di trú vì việc làm” được hiểu là một người di cư từ một quốc gia này tới quốc gia khác để tìm kiếm việc làm, bao gồm bất kỳ người nào được tuyển dụng một cách lâu dài như là một người di trú vì việc làm. Công ước này không áp dụng với những người lao 9 động qua lại ở các vùng biên giới; những nghệ sỹ và người có chuyên môn hành nghề tự do đến làm việc ở nước khác trong thời gian ngắn; các thủy thủ. Theo Công ước 143, thuật ngữ “người lao động di trú” có nghĩa là người di cư hoặc đã di cư từ một nước này sang một nước khác vì mục đích được tuyển dụng lao động chứ không phải tự lực lao động, và bao gồm cả những người được chính thức tuyển làm lao động di trú. Hai Công ước này điều chỉnh người lao động nước này đi làm việc ở một nước khác. Pháp luật lao động của Việt Nam không gộp chung trong một khái niệm “người lao động di trú” mà tách riêng quy định về người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài và về người nước ngoài làm việc ở Việt Nam. Về khái niệm quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài, theo Giáo trình tư pháp quốc tế năm 2003 - Khoa Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội thì quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh theo hợp đồng lao động giữa người sử dụng lao động và người lao động khi những người này có quốc tịch khác nhau. Như vậy, các nhân tố làm phát sinh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài bao gồm: - Người Việt Nam được người nước ngoài sử dụng lao động ở nước ngoài; - Người Việt Nam được cử đi công tác theo hợp đồng lao động ở nước ngoài theo thời hạn; - Người nước ngoài lao động tại Việt Nam. Theo quan điểm của chúng tôi, quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài là quan hệ phát sinh giữa người sử dụng lao động và người lao động khi những người này có quốc tịch khác nhau hoặc có cùng quốc tịch nhưng làm việc trên lãnh thổ của một nước khác theo hình thức hợp đồng lao động hoặc theo các hình thức khác. Và các nhân tố làm phát sinh quan hệ lao động có yếu tố nước ngoài gồm: 10 - Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động ở nước ngoài; - Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động ở nước ngoài; - Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động ở Việt Nam; - Người nước ngoài được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động ở Việt Nam; - Người nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động ở Việt Nam; - Người nước ngoài được tổ chức, cá nhân Việt Nam sử dụng lao động ở nước ngoài. Như vậy, yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động thể hiện ở quốc tịch của người lao động khác với "quốc tịch” của người sử dụng lao động hoặc quốc gia mà họ đang làm việc. 1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài Để phân loại lao động nước ngoài, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau đây: - Căn cứ vào hình thức Giấy phép lao động được cấp bởi quốc gia nơi làm việc, lao động nước ngoài gồm: + Những đối tượng cần phải xin cấp Giấy phép lao động; + Những đối tượng không cần xin cấp Giấy phép lao động. Dựa vào cách phân loại này, các quốc gia có thể quản lý số lượng và chất lượng của lao động nước ngoài cũng như thời gian họ sống và làm việc tại nước mình. Thông qua Giấy phép lao động, các nhà quản lý cũng nắm [...]... nhiều nước có nền kinh tế chưa phát triển như Việt Nam lại sử dụng những lao động có trình độ, chuyên môn cao mà lao động trong nước chưa đáp ứng được 1.2 PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.2.1 Sự cần thiết phải có quy định riêng đối với lao động nước ngoài tại Việt Nam Với hầu hết các quốc gia, sử dụng lao động nước ngoài là cần thiết, tuy nhiên số lượng và trình độ của lao động nước. .. Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam Bộ luật Lao động Việt Nam (điều 131 và Khoản 2 Điều 133) quy định người lao động nước ngoài tại Việt Nam phải tuân theo pháp luật lao động Việt Nam và được pháp luật lao động Việt Nam bảo vệ; được hưởng các quyền lợi và phải thực hiện các nghĩa vụ theo pháp luật Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia có... ngoặt đối với pháp luật lao động, đó là năm 1994, Bộ luật Lao động ra đời Đây là Bộ luật có quy mô, điều chỉnh nhiều vấn đề của lĩnh 23 vực lao động nhưng các quy định dành cho lao động nước ngoài lại rất khiêm tốn, trong một mục chung dành cho "lao động cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam, người nước ngoài lao động tại Việt Nam, lao động ở nước ngoài" (Mục V - Chương XI - Bộ luật Lao động năm... người lao động Việt Nam Như vậy, có thể nói, người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam hiện đã có nhiều quyền tương đối bình đẳng so với người lao động Việt Nam 1.2.3.2 Về nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam Nghị định 34/2008/NĐ-CP và Thông tư 08/2008/TT-BLĐTBXH có nhiều quy định về nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam, cụ thể: Thứ nhất, đối với người lao động theo... Thứ hai, sử dụng lao động nước ngoài phải đảm bảo cơ hội việc làm cho lao động trong nước Thực trạng việc làm và lao động nước ta hiện nay cũng như xu hướng trong thời gian tới cho thấy, việc sử dụng lao động nước ngoài là một nhu cầu tất yếu của Việt Nam Tuy nhiên, sử dụng lao động nước ngoài chỉ nhằm bù đắp thiếu hụt lao động trong nước, không khuyến khích những trường hợp lao động trong nước đáp... không quá 200 giờ/năm Người nước ngoài được nghỉ sáu ngày nghỉ lễ theo pháp luật Việt Nam Tuy nhiên, ngày Quốc khánh và Tết dân tộc của quốc gia mà người nước ngoài mang quốc tịch không được pháp luật Việt Nam quy định Pháp luật của một số nước sử dụng lao động nước ngoài (Ví dụ: Đài Loan) quy định ngoài những ngày nghỉ theo pháp luật lao động nước sở tại, lao động nước ngoài còn được nghỉ thêm một... định pháp luật về thuế thu nhập cá nhân Thứ bảy, ngoài ra, người lao động nước ngoài còn phải tuân thủ đầy đủ và nghiêm túc kỷ luật lao động của nơi làm việc và các quy định pháp luật khác của Việt Nam Tóm lại, ngoài việc phải thực hiện các nghĩa vụ như những người lao động Việt Nam, người lao động nước ngoài còn có thêm những nghĩa vụ khác đối với các cơ quan quản lý lao động nước ngoài tại Việt Nam. .. trường lao động trong nước Lao động nước ngoài là một lao động có tính đặc thù, khác hẳn với lao động trong nước cả về điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ Việc quản lý những người lao động nước ngoài không thể áp dụng nguyên các quy phạm pháp luật về quản lý lao động trong nước Mặt khác, sử dụng lao động của một quốc gia khác còn ảnh hưởng đến quan hệ ngoại giao, thương mại và văn hóa giữa các nước. .. đoạn trước, pháp luật lao động chỉ điều chỉnh đối với lao động nước ngoài làm trong các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài Bộ luật lao động đã tiến bộ hơn khi mở rộng đối tượng điều chỉnh, người lao động nước ngoài là người nước ngoài làm việc thường xuyên cho các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân Việt Nam hoặc cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam Hướng dẫn Bộ luật Lao động về lĩnh vực... góp về việc làm mà người lao động được tuyển dụng phải trả; và + Các thủ tục tố tụng liên quan đến những vấn đề được nêu trong Công ước này Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam nằm rải rác ở nhiều văn bản pháp luật Việt Nam như Bộ luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội, Luật Bảo hiểm y tế, v.v Theo các quy định pháp luật hiện hành, người lao động nước ngoài tại Việt Nam . luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. 7 Chương 1 KHÁI QUÁT CHUNG VỀ LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI VÀ PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM 1.1. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI. lao động nước ngoài và pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam. Chương 2: Thực trạng pháp luật về sử dụng lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Chương 3: Hoàn thiện pháp luật. nhân Việt Nam sử dụng lao động ở nước ngoài; - Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động ở nước ngoài; - Người Việt Nam được tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng lao động

Ngày đăng: 10/07/2015, 10:20

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1. Tính cấp thiết của đề tài

  • 2. Mục đích nghiên cứu

  • 3. Phạm vi nghiên cứu

  • 4. Tình hình nghiên cứu

  • 5. Phương pháp nghiên cứu

  • 6. Kết cấu của luận văn

  • 1.1. LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI - MỘT LOẠI LAO ĐỘNG CÓ TÍNH ĐẶC THÙ

  • 1.1.1. Khái niệm yếu tố nước ngoài trong pháp luật lao động

  • 1.1.2. Phân loại lao động nước ngoài

  • 1.2. PHÁP LUẬT VỀ SỬ DỤNG LAO ĐỘNG NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

  • 1.2.2. Nguyên tắc về sử dụng lao động nước ngoài tại Việt Nam

  • 1.2.3. Quyền và nghĩa vụ của người lao động nước ngoài tại Việt Nam

  • 1.3.2. Những bài học cho Việt Nam

  • 2.1.1. Về những đối tượng được phép sử dụng lao động nước ngoài

  • 2.1.2 Về các hình thức vào Việt Nam làm việc của lao động nước ngoài

  • 2.1.3. Về điều kiện đối với người nước ngoài khi làm việc ở Việt Nam

  • 2.3.1. Ưu điểm

  • 2.3.2. Hạn chế

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan