Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Luận văn ThS. Luật

102 3K 18
Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam  Luận văn ThS. Luật

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  TRẦN PHONG BÌNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC HÀ NỘI - 2009 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT  TRẦN PHONG BÌNH PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM CHUYÊN NGÀNH : LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60 38 50 LUẬN VĂN THẠC SỸ LUẬT HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS PHẠM HỮU NGHỊ HÀ NỘI - 2009 1 MỤC LỤC Mở đầu 3 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 7 1.1. Một số khái niệm về môi trƣờng và du lịch 7 1.1.1. Khái niệm môi trƣờng 7 1.1.2. Khái niệm du lịch, môi trƣờng du lịch 7 1.1.3. Nhận diện xu hƣớng phát triển du lịch thế giới đến 2020 9 1.2. Môi trƣờng tự nhiên với những vấn đề đặt ra cho phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam 14 1.2.1. Vai trò của môi trƣờng đối với phát triển du lịch bền vững 14 1.2.2. Tác động của môi trƣờng tới du lịch 16 1.2.3. Tác động chủ yếu của du lịch tới môi trƣờng 17 1.2.3.1. Tăng áp lực về chất thải sinh hoạt 17 1.2.3.2. Tăng mức độ suy thoái, ô nhiễm nguồn nước 19 1.2.3.3. Tăng lượng khí thải, tăng nguy cơ ô nhiễm không khí 20 1.2.3.4. Tăng khả năng ô nhiễm dầu ở vùng nước ven biển, lưu vực sông, hồ nước chính 20 1.2.3.5. Làm thay đổi cơ cấu sử dụng đất, tăng nguy cơ suy thoái đất 21 1.2.3.6. Làm suy thoái hệ sinh thái, giảm đa dạng sinh học 22 1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 22 1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 22 1.3.2. Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 23 1.3.3. Vai trò pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 25 1.3.4. Tiêu chí cơ bản xác định mức độ phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 27 CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 32 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam 32 2.1.1 Các quy định pháp luật môi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch 32 2.1.1.1. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về môi trường 32 2.1.1.2. Các quy định về cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 36 2.1.1.3. Các tổ chức, cá nhân 37 2.1.1.4. Nhận xét chung 42 2.1.2. Các quy định pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng 44 2.1.2.1. Quy định đối với cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 44 2.1.2.2. Quy định đối với các tổ chức, cá nhân 45 2.1.2.3. Nhận xét chung 47 2.1.3. Thực trạng pháp luật thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 48 2.1.3.1. Luật Bảo vệ và Phát triển rừng (3/12/2004) và các văn bản hướng dẫn 48 2.1.3.2. Luật Thuỷ sản (26/11/2003) và các văn bản hướng dẫn 50 2.1.3.3. Luật di sản văn hoá (29/6/2001) và các văn bản hướng dẫn 50 2.1.3.4. Luật tài nguyên nước (20/5/1998) và các văn bản hướng dẫn 51 2.1.3.4. Luật Giao thông đường bộ, Luật Giao thông đường thuỷ nội địa, Bộ luật Hàng hải 53 2.1.3.5. Các văn bản về xử lý vi phạm về môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch 53 2.1.4. Nhận xét chung 54 2 2.2. Tình hình thực hiện pháp luật môi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch 58 2.2.1. Tình hình thực hiện pháp luật của cơ quan quản lý nhà nƣớc trong bảo vệ môi trƣờng du lịch 58 2.2.1.1. Cơ quan quản lý nhà nước về môi trường 58 2.2.1.2. Cơ quan quản lý nhà nước về du lịch 65 2.2.1.3. Công tác phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và cơ quan quản lý nhà nước về môi trường để thực hiện bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 70 2.2.2. Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng của các cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch 73 2.2.2.1. Cơ sở lưu trú du lịch 73 2.2.2.2. Doanh nghiệp kinh doanh lữ hành 75 2.2.2.3. Cơ sở kinh doanh vận chuyển khách du lịch 75 2.2.2.4. Ban quản lý khu du lịch 75 2.2.3. Tình hình thực hiện các quy định về bảo vệ môi trƣờng của cộng đồng dân cƣ và các tổ chức xã hội 79 2.2.3.1. Cộng đồng dân cư 79 2.2.3.2. Tổ chức xã hội 81 2.2.4. Nhận xét chung 82 CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ CƠ CHẾ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 84 3.1. Phát triển du lịch bền vững với yêu cầu nâng cao hiệu quả pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 84 3.2. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 86 3.2.1. Đối với pháp luật về bảo vệ môi trƣờng nói chung 87 3.2.2. Đối với pháp luật thuộc các ngành khác có liên quan đến môi trƣờng du lịch 88 3.2.3. Đối với pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trƣờng 89 3.3. Giải pháp phát huy vai trò của các chủ thể hoạt động trong ngành du lịch và các chủ thể có hoạt động liên quan 90 3.3.1. Đối với các cơ sở kinh doanh du lịch 90 3.3.2. Đối với khách du lịch 91 3.3.3. Đối với các tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan 91 3.3.4. Phát huy vai trò của các tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ môi trƣờng du lịch 92 3.3.5. Tạo điều kiện cho cộng đồng dân cƣ địa phƣơng tham gia và đƣợc hƣởng lợi từ phát triển du lịch 92 3 MỞ ĐẦU 1.Tính cấp thiết của đề tài Việt Nam là đất nước giàu tiềm năng du lịch và ngành Du lịch Việt Nam đang dần khẳng định vị trí của mình trong sự nghiệp phát triển kinh tế-xã hội chung của đất nước. Tuy nhiên, ở góc độ là ngành kinh tế mang tính liên ngành, liên vùng và xã hội hoá cao, sự phát triển của du lịch Việt Nam cũng tạo ra những tác động ngày càng mạnh và ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường tại những khu vực diễn ra hoạt động du lịch. Việc bảo vệ môi trường là vấn đề quan tâm của ngành du lịch, đặc biệt khi những yêu cầu về phát triển du lịch bền vững được đặt lên hàng đầu trong các chính sách, chiến lược và chương trình hành động về phát triển du lịch. Hiện nay, các quy định pháp lý về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch chưa nhận được sự quan tâm tương xứng với yêu cầu của thực tế từ phía các nhà xây dựng pháp luật, các nhà quản lý và các chủ thể liên quan. Đồng thời, hoạt động triển khai, thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch còn bất cập, khả năng phối hợp giữa các chủ thể có nhiều điểm hạn chế. Chính điều này đã làm cho các ảnh hưởng tiêu cực từ hoạt động du lịch đến môi trường ngày càng mạnh hơn, làm mất đi dần đi tính hấp dẫn của các tài nguyên, sản phẩm du lịch; các tác động tích cực từ du lịch đến môi trường bị lu mờ, gây ảnh hưởng không tốt đến hình ảnh của ngành du lịch. Để hướng tới sự phát triển bền vững của ngành du lịch, cần phải từng bước nâng cao hiệu quả của các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch được xây dựng và hoàn thiện sẽ là cơ sở vững chắc để tăng cường công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Đây là một nhu cầu cấp bách để ngành du lịch có thể nhanh chóng đóng góp vào sự nghiệp phát triển bền vững của đất nước nói chung và sự nghiệp bảo vệ môi trường nói riêng. Xuất phát từ yêu cầu nghiên cứu phát triển lý luận và giải quyết những vấn đề cấp thiết trong thực tiễn phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam” cho luận văn thạc sỹ của mình. 4 2. Tình hình nghiên cứu Cho đến nay đã có một số đề tài, công trình nghiên cứu về công tác bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Tuy nhiên, các đề tài này chủ yếu dừng ở việc nghiên cứu chung hoặc đưa ra những căn cứ mang tính kỹ thuật nhằm nâng cao khả năng bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Cụ thể : - Nghiên cứu hiện trạng môi trường phục vụ phát triển du lịch khu vực Hoa Lư, Tam Cốc – Bích Động (Ninh Bình) [1997] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch. - Hiện trạng và một số giải pháp bảo vệ môi trường du lịch Việt Nam [2000] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch. - Cơ sở khoa học xây dựng hệ thống chỉ tiêu môi trường cho hoạt động du lịch biển Việt Nam [2001] – Viện nghiên cứu phát triển du lịch. Nhìn chung, đến nay chưa có đề tài tập trung nghiên cứu một cách chuyên sâu về hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Thực hiện việc nghiên cứu đề tài này trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ là không trùng với các công trình khoa học đã được thực hiện trước đó. 3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu Mục đích nghiên cứu của đề tài là nhằm xác lập cơ sở khoa học và thực tiễn để đề xuất một số giải pháp nhằm từng bước hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Để thực hiện mục đích nêu trên, nhiệm vụ của luận văn là : - Trên cơ sở nghiên cứu một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, làm sáng tỏ vai trò của pháp luật trong bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ; - Đánh giá thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trong đó có đánh giá tình hình thực hiện pháp luật, đưa ra nhận xét về tính phù hợp của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ; - Xác định phướng hướng, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch trong điều kiện hiện nay ở nước ta. 5 Về phạm vi nghiên cứu, vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch có thể được xem xét dưới các góp độ môi trường tự nhiên và môi trường xã hội, nhân văn. Đây là hai đối tượng nghiên cứu có đặc điểm, tính chất hoàn toàn khác nhau. Để tiếp cận, tìm hiểu chúng cần phải có những phương pháp nghiên cứu, công cụ điều chỉnh cũng như hệ thống chỉ tiêu riêng biệt, đặc thù. Trong khuôn khổ một luận văn thạc sỹ, với sự hạn chế về quy mô, thời gian nghiên cứu và các điều kiện khác liên quan, tác giả chỉ có giới hạn phạm vi nghiên cứu trong môi trường tự nhiên. 4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu Luận văn được trình bày trên cơ sở vận dụng các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển du lịch Việt Nam phù hợp với định hướng phát triển bền vững chung của nền kinh tế. Trong khuôn khổ luận văn, tác giả sử dụng các nguyên tắc, phương pháp luận triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đồng thời, luận văn cũng vận dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: nghiên cứu lý thuyết, tổng hợp tài liệu trong và ngoài nước; tìm hiểu thực tế, phỏng vấn chuyên gia; phân tích, xây dựng mô hình, thống kê sơ cấp và thứ cấp; phương pháp lịch sử và so sánh. 5. Ý nghĩa của luận văn Luận văn được thực hiện có ý nghĩa nhất định trong thực tiễn, là căn cứ khoa học để xây dựng và hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xây dựng, hoàn thiện chính sách, pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; tài liệu nghiên cứu, tham vấn cho các sinh viên theo học chuyên sâu về pháp luật bảo vệ môi trường tại các cơ sở đào tạo về luật; tài liệu tham khảo cho các tổ chức, cá nhân liên quan. 6. Kết cấu luận văn 6 Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu với ba chương: Chƣơng 1. Một số vấn đề lý luận về pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Nhân dịp này, tác giả xin bày tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới PGS.TS. Phạm Hữu Nghị đã hướng dẫn, giúp đỡ tác giả hoàn thành Luận văn này, xin cám ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội đã truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm và tạo điều kiện thuận lợi để tác giả nghiên cứu chuyên sâu phục vụ cho sự phát triển của ngành du lịch Việt Nam./. 7 CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƢỜNG VÀ DU LỊCH 1.1.1. Khái niệm môi trƣờng Môi trường là một khái niệm chung, chỉ những yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp đến mọi hoạt động kinh tế, xã hội của con người. Theo Từ điển Bách khoa toàn thư điện tử của Việt Nam, khái niệm môi trường được hiểu như sau: “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và các yếu tố vật chất nhân tạo có quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và thiên nhiên” [8, 1]. Như vậy, môi trường chung bao gồm môi trường tự nhiên, môi trường nhân tạo và môi trường xã hội. Môi trường tự nhiên bao gồm các nhân tố thiên nhiên: vật lý, hoá học, sinh học tồn tại khách quan ngoài ý muốn của con người. Môi trường nhân tạo bao gồm các nhân tố vật lý, hoá học, sinh học và xã hội do con người tạo nên và chịu sự chi phối của con người. Môi trường xã hội là tổng thể các mối quan hệ trong xã hội thông qua các hình thái tổ chức bộ máy, thể chế kinh tế – xã hội. Ba loại môi trường này cùng tồn tại đan xen và có mối quan hệ tương tác chặt chẽ trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Khoản 1 - Điều 3, Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 29/11/2005 quy định: "Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại và phát triển của con người và sinh vật". 1.1.2. Khái niệm du lịch, môi trƣờng du lịch Theo nghĩa rộng, du lịch là sự di chuyển của con người từ điểm này sang điểm khác với những mục đích đa dạng và bằng các phương tiện khác nhau. Sự di chuyển này liên tục 24/24 giờ trong ngày không bao giờ dừng. Bên cạnh việc di chuyển bằng các phương tiện cá nhân còn có các cơ sở kinh doanh phương tiện vận chuyển phục vụ người di chuyển. Như vậy, du lịch bao gồm tất cả 8 những hoạt động di chuyển của con người, cũng như những hoạt động liên quan đến sự di chuyển đó. Theo nghĩa hẹp, trong kinh doanh du lịch, khách du lịch xét về mặt bản chất thì họ là những người di chuyển từ nơi ở thường xuyên của mình đến những địa điểm khác nhau với mục đích tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng trong một thời gian nhất định sau đó trở về nơi cư trú thường xuyên của mình. Vậy du lịch được hiểu là sự di chuyển của con người nhằm thoả mãn nhu cầu du lịch theo một chương trình nhất định và các hoạt động tổ chức chương trình du lịch đó. Khoản 1 - Điều 4, Luật Du lịch năm 2005 quy định:“Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”. Khái niệm môi trường du lịch được hiểu bao gồm các nhân tố về tự nhiên, kinh tế – xã hội và nhân văn, mà trong đó hoạt động du lịch tồn tại và phát triển. Hoạt động du lịch có mối quan hệ qua lại mật thiết với môi trường, khai thác đặc tính của môi trường để phục vụ mục đích phát triển và tác động trở lại góp phần làm thay đổi các đặc tính của môi trường. Môi trường du lịch bao gồm môi trường du lịch nhân văn và môi trường du lịch tự nhiên. Môi trường du lịch nhân văn là bộ phận cấu thành của môi trường chung, bao gồm truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, thói quen, an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, phong cách ứng xử… tác động tới hoạt động du lịch. Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm tập hợp các đối tượng tự nhiên hữu cơ, vô cơ; trong đó có những đối tượng tự nhiên chưa bị con người tác động và những đối tượng tự nhiên đã bị con người cải tạo ở những mức độ khác nhau, song vẫn bảo tồn được một phần hoặc toàn bộ các đặc tính tự phục hồi và phát triển. Môi trường du lịch tự nhiên bao gồm các yếu tố thiên nhiên: đất, nước, không khí, động thực vật, tức là các yếu tố vật lý (môi trường vật lý) và các yếu tố sinh vật (môi trường sinh học). [...]... nhiều văn bản pháp luật khác nhau điều chỉnh hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quy định biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch 1.3.2 Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch Nói đến pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là đề cập... đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Bộ phận pháp luật này bao gồm toàn bộ các quy phạm pháp luật thuộc nhiều lĩnh vực pháp luật khác nhau như: Đất đai, bảo vệ và phát triển rừng, dân sự, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có nội dung điều chỉnh liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch 1.3.3 Vai trò pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ. .. trong các yêu cầu về bảo vệ môi trường nói 26 chung Pháp luật bảo vệ môi trường thông qua việc cụ thể hoá các hành vi về bảo vệ môi trường tại các khu, điểm du lịch đã góp phần tích cực vào bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Thứ tư: Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch xác định các cơ chế đầu tư, cơ chế tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Để thực hiện... nước về môi trường đạt được hiệu lực và hiệu quả Thứ ba: Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là cơ sở pháp lý để gắn kết hoạt động bảo vệ môi trường ngành du lịch với hoạt động bảo vệ môi trường nói chung Môi trường trong lĩnh vực du lịch là một bộ phận không thể tách rời của môi trường chung Việc bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch muốn đạt được hiệu quả cần phải được thể hiện trong. .. của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch, trong đó có bốn tiêu chí cơ bản, đó là: - Tính toàn diện của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Tính toàn diện được thể hiện ở chỗ: Thứ nhất, pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch phải có đầy đủ các bộ phận cấu thành của nó Đó 27 là tập hợp các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch; ... thuận lợi nhất để tiếp cận, tìm hiểu pháp luật 31 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 2.1 THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 2.1.1 Các quy định pháp luật môi trƣờng có liên quan đến hoạt động du lịch Văn bản pháp luật quan trọng nhất trong bộ phận cấu thành này là Luật Bảo vệ môi trường được Quốc hội thông qua ngày... của pháp luật du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường; các quy định thuộc lĩnh vực khác có liên quan đến vấn đề bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Thứ hai, mỗi bộ phận cấu thành phải có đầy đủ những quy phạm pháp luật quy định về hoạt động bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; biện pháp, nguồn lực để bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch; quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân trong bảo. .. của tổ chức, cá nhân trong bảo vệ môi trường khi tiến hành các hoạt động du lịch - Tính đồng bộ của pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Tính đồng bộ thể hiện sự thống nhất của pháp luật Đó là sự đồng bộ giữa các bộ phận cấu thành pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Theo đó, các quy định pháp luật trong lĩnh vực môi trường, du lịch và lĩnh vực liên quan cần loại bỏ sự... vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là cơ sở để thực hiện các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch Pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch cụ thể hoá các yêu cầu bảo vệ môi trường đối với hoạt động du lịch thành những hành vi cụ thể và thể hiện chúng thành các nghĩa vụ pháp lý của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch cũng như các hoạt động có liên quan đến môi trường du lịch. .. hiện trong các quy định pháp luật mang tính bắt buộc và được bảo đảm thực hiện bằng sức mạnh cưỡng chế Như vậy, một trong những đảm bảo quan trọng của biện pháp pháp lý chính là việc ban hành và tổ chức thực hiện các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch Pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch là tổng thể những quy phạm pháp luật chứa đựng trong nhiều văn bản pháp . du lịch ở Việt Nam Chƣơng 2. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam Chƣơng 3. Giải pháp hoàn thiện pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch. TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM 32 2.1. Thực trạng pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch ở Việt Nam 32 2.1.1 Các quy định pháp luật môi. 1.3. Pháp luật về bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 22 1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du lịch 22 1.3.2. Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trƣờng trong lĩnh vực du

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:50

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • MỞ ĐẦU

  • 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ MÔI TRƯỜNG VÀ DU LỊCH

  • 1.1.1. Khái niệm môi trường

  • 1.1.2. Khái niệm du lịch, môi trường du lịch

  • 1.1.3. Nhận diện xu hướng phát triển du lịch thế giới đến 2020

  • 1.2.1. Vai trò của môi trường đối với phát triển du lịch bền vững

  • 1.2.2. Tác động của môi trường tới du lịch

  • 1.2.3. Tác động chủ yếu của du lịch tới môi trường

  • 1.3. PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH

  • 1.3.1. Khái niệm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

  • 1.3.2. Nội hàm pháp luật bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

  • 1.3.3. Vai trò pháp luật về bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch

  • CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM

  • 2.1. THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH Ở VIỆT NAM

  • 2.1.1 Các quy định pháp luật môi trường có liên quan đến hoạt động du lịch

  • 2.1.2. Các quy định pháp luật về du lịch có liên quan đến bảo vệ môi trường

  • 2.1.4. Nhận xét chung

  • 2.2.4. Nhận xét chung

  • 3.2.1. Đối với pháp luật về bảo vệ môi trường nói chung

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan