Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay

102 1K 8
Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 MỤC LỤC Lời cam đoan Mục lục Danh mục bảng biểu 3 MỞ ĐẦU 4 Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG. 9 1.1. Khái quát chung về đình công 9 1.1.1 Khái niệm 9 1.1.2 Đặc điểm của đình công 12 1.2 Bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công 17 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về người sử dụng lao động. 17 1.2.2 Sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công 21 1.2.3 Nội dung pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công……26 1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công 33 1.3.1 Giai đoạn trước năm 1994 33 1.3.2 Giai đoạn từ 1994 đến nay 33 1.4 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công. 35 1.4.1 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) 35 1.4.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới. 36 Chương 2 - QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 41 2.1 Tình hình đình công ở nước ta trong thời gian qua 41 2.2.1 Số lượng, quy mô và phạm vi của đình công 41 2.2.2 Đặc điểm chung các cuộc đình công ở Việt Nam trong thời gian qua. 47 2 2.2 Thực trạng quy định của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công. 50 2.2.1 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước khi đình công 50 2.2.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong khi đình công…… 58 2.2.3 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động sau khi đình công………………………………………………………… 65 2.1.3 Tổ chức đại diện người sử dụng lao động 66 2.3 Một số đánh giá về vai trò của pháp luật và các cơ quan hữu quan trong việc bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công ở nước ta hiện nay. 68 2.3.1 Vai trò của cơ quan nhà nước: 68 2.3.2 Vai trò của tổ chức người đại diện của người sử dụng lao động 73 2.3.3 Vai trò của tổ chức tham vấn và hòa giải. 73 2.3.4 Vai trò của tổ chức trọng tài lao động và Tòa án 75 Chương 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY. 77 3.1 Quan điểm cơ bản hoàn thiện pháp luật lao động về bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công 77 3.2 Một số giải pháp cơ bản và kiến nghị 81 3.2.1 Hoàn thiện hệ thống quy định của pháp luật lao động 81 3.2.2 Đối với công tác quản lý nhà nước về lao động 84 3.2.3 Nâng cao vai trò của tổ chức đại diện người sử dụng lao động 87 3.2.3 Tăng cường vai trò của tổ chức công đoàn trong giải quyết các cuộc đình công. 89 3.2.4 Một số kiến nghị 91 KẾT LUẬN 97 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99 3 DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Trang 1. Bảng 2.1: Tình hình đình công trong các doanh nghiệp từ năm 1995 đến tháng 6/2010. 41 2. Bảng 2.2: Tình hình đình công tại các doanh nghiệp chia theo các giai đoạn 42 3. Bảng 2.3: Số cuộc đình công phân theo địa bàn trọng điểm 45 4 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Cùng với sự hình thành và phát triển của thị trường lao động, quan hệ lao động ở nước ta cũng được hình thành và có bước phát triển nhất định. Bên cạnh các yếu tố về chất lượng, trình độ tay nghề của người lao động thì vấn đề đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ lao động cũng trở thành vấn đề lớn trong môi trường kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội. Cùng với sự phát triển của đời sống xã hội, quyền và lợi ích của người lao động đã ngày càng được chú trọng và quan tâm thông qua nhiều chính sách, chủ trương của nhà nước và pháp luật. Song để đảm bảo sự hài hoà trong quan hệ pháp luật lao động thì việc bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động là điều cần thiết. Đặc biệt trong thời gian gần đây, hiện tượng đình công trong các nhà máy, xí nghiệp ngày càng tăng. Đình công nếu không được sử dụng đúng lúc, đúng cách và đúng mục đích sẽ để lại những hậu quả đáng tiếc cho người sử dụng lao động, với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những người lao động và việc thực thi nguyên tắc “trước pháp luật mọi người đều bình đẳng”, pháp luật lao động cần thiết phải bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công. Từ những lý do như trên, tác giả luận văn chọn đề tài nghiên cứu: “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay”. Với mục đích nghiên cứu những vấn đề lý luận về quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công, thực trạng quy định và việc thực hiện pháp luật về đình công, tác giả mong muốn được góp phần hoàn thiện hơn nữa những quy định nhằm đảm bảo hài hòa mối quan hệ trong quan hệ pháp luật lao động. Đó là điều không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà còn là yêu cầu của thực tiễn ở Việt Nam hiện nay. 5 2. Tình hình nghiên cứu Đình công là hiện tượng không mới trong quá trình công nghiệp hóa trên thế giới, nhằm bảo đảm sự công bằng xã hội. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước. Hiện nay cũng đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu, bài viết đề cập đến vấn đề đình công không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các quốc gia khác trên thế giới, cách thức và phương pháp bảo vệ người lao động trong đình công. Vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công cũng đã được không ít tác giả nghiên cứu và đề cập dưới các góc độ và khía cạnh khác nhau, trong số đó phải kể đến các bài viết, tạp chí nghiên cứu trực tiếp như: “Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong các cuộc đình công bất hợp pháp” của ThS.Nguyễn Hằng Hà, tạp chí Luật học số 1/2008; “bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công” của TS. Đỗ Ngân Bình, tạp chí khoa học pháp lý. Ngoài ra, vấn đề nghiên cứu và tìm hiểu các quy định pháp luật có liên quan đến quyền và lợi ích của người sử dụng lao động cũng có một số công trình nghiên cứu khác như: “Pháp luật về đình công và giải quyết đình công ở Việt Nam trong điều kiện kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế” - Luận án tiến sĩ Luật học của tác giả Đỗ Ngân Bình (2005); “Đánh giá quy định của Bộ luật lao động về đình công và giải quyết đình công” của TS. Nguyễn Xuân Thu, tạp chí Luật học số 9/2009; Qua các kết quả nghiên cứu của các bài viết và luận văn trên đã đề cập về các vấn đề liên quan đến pháp luật về đình công, người sử dụng lao động trong đình công. Tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu sâu sắc về vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động trong quan hệ lao động nói chung và trong đình công nói riêng, hoặc đó mới là các nghiên cứu ở một góc cạnh, một mức độ nhất định mà chưa đề cập đầy đủ và toàn diện. 6 Kế thừa các kết quả nghiên cứu đã có và sự tìm hiểu nghiêm túc, tác giả đã lựa chọn đề tài: “Pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay” 3. Mục đích nghiên cứu Xuất phát từ những đặc điểm của thị trường lao động Việt Nam và những yêu cầu của thực tiễn về mối quan hệ pháp luật giữa người lao động và người sử dụng lao động. Mục đích chính của luận văn là nghiên cứu các vấn đề lý luận về quyền và lợi ích của người sử dụng lao động được bảo vệ như thế nào và thực trạng quy định của pháp luật hiện hành. Sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong quan hệ lao động nói chung và trong đình công nói riêng. Trên cơ sở đó đối chiếu với các quy định của pháp luật lao động Việt Nam để có sự đánh giá, đề xuất các giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hơn nữa hệ thống pháp luật lao động. 4. Phạm vi nghiên cứu Dưới góc độ khoa học pháp lý và phù hợp với chuyên ngành nghiên cứu, luận văn chỉ tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn của chế độ bảo vệ người sử dụng lao động trong quan hệ làm công hưởng lương tại Việt Nam. Với mục đích nghiên cứu như trên, với nội dung của đề tài này, tác giả luận văn chủ yếu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công trên phương diện lý luận và thực tiễn áp dụng, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện hơn quy định của pháp luật về vấn đề này. Như vậy, phạm vi nghiên cứu chủ yếu là vấn đề bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công ở quan hệ lao động làm công ăn lương với người lao động – trên cơ sở hợp đồng lao động, đó là đối tượng nghiên cứu chính của luận văn. 5. Phương pháp nghiên cứu 7 Luận văn vận dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác- Lênin vào việc đánh giá luận giải các vấn đề thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu Luận văn cũng sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, diễn giải, quy nạp để thực hiện nhiệm vụ đặt ra. 6. Ý nghĩa của luận văn Về mặt lý luận: Đề tài luận văn có ý nghĩa làm rõ hệ thống lý luận, những vấn đề pháp lý cơ bản về vấn đề đình công, sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công cũng như bảo vệ người sử dụng lao động ở những nội dung nào. Từ đó có những nhận thức mới, sâu sắc hơn đối với vai trò của người sử dụng lao động trong quan hệ lao động. Bảo đảm nguyên tắc “trước pháp luật mọi người đều bình đẳng” để có cái nhìn khách quan và đầy đủ hơn về quan hệ lao động nhất là trong điều kiện hội nhập quốc tế hiện nay. Về mặt thực tiễn: Phân tích thực trạng các quy định pháp luật, tình hình đình công ở nước ta trong thời gian qua cũng như đánh giá các quy định của pháp luật trong việc bảo vệ người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công. Trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật lao động về vấn đề này cũng như đề xuất kiến nghị nhằm hoàn thiện cơ sở chính sách pháp luật, góp phần tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động của các nhà đầu tư, doanh nghiệp khi họ được đảm bảo hoạt động trong môi trường pháp lý đầy đủ và an toàn. 7. Kết cấu của luận văn. Ngoài lời nói đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3 chương với kết cấu và nội dung nghiên cứu như sau: Chương 1: Một số vấn đề lý luận chung về đình công và bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công. 8 Chương 2: Quy định pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công và thực tiễn áp dụng ở Việt Nam hiện nay. Chương 3: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công ở Việt Nam hiện nay. 9 Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG. 1.1. Khái quát chung về đình công 1.1.1 Khái niệm Đại hội VI của Đảng (1986) mở ra công cuộc đổi mới toàn diện, nhất là trong tư duy kinh tế. Đại hội VII của Đảng khẳng định đường lối đổi mới nền kinh tế và xã hội ở nước ta là “bước đầu đã hình thành nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước”, đến Đại hội Đảng lần thứ IX và X tiếp tục khẳng định: “thực hiện nhất quán chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần, các thành phần kinh tế kinh doanh theo pháp luật đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng phát triển lâu dài, hợp tác và cạnh tranh lành mạnh”. Điều này được thể chế hóa trong Hiến pháp năm 1992 là: Nhà nước phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa” Trong cơ chế thị trường lợi ích là yếu tố chi phối nội dung và tính chất các mối quan hệ lao động. Quan hệ giữa người lao động và người sử dụng lao động có sự thay đổi cơ bản khi chuyển sang nền kinh tế thị trường. Trong cơ chế này, người lao động được tự do bán sức lao động, người sử dụng lao động có nhu cầu, được tự do thuê mướn theo quy định của pháp luật. Quan hệ lao động là quan hệ giữa người với người trong hệ thống tổ chức sản xuất xã hội. Sự hòa hợp giữa người sử dụng lao động với người lao động trong quan hệ lao động giữa chủ - thợ thường chỉ mang tính bền vững và ổn định tương đối, bởi trong quá trình lao động những cam kết tuy đã được các bên thỏa thuận nhưng vẫn có thể xảy ra vi phạm. Sự vi phạm này dẫn đến bất đồng, mâu thuẫn tranh chấp và đỉnh cao của nó là đình công của người lao động với mục đích điều chỉnh hoặc tạo áp lực buộc người sử dụng lao động 10 thực hiện những cam kết đã thỏa thuận hoặc tạo lập những cam kết mới, thậm chí cả những yêu cầu vượt ra khỏi phạm vi của quan hệ lao động và khi đó khái niệm đình công xuất hiện. Thực tế lịch sử đấu tranh của giải cấp công nhân trên thế giới cho thấy có 3 hình thức đình công cơ bản đó là: Đình công vì lợi ích kinh tế: là hình thức đình công cơ bản và phổ biến, diễn ra trong phạm vi doanh nghiệp hoặc ngành. Yêu sách mà tập thể người lao động đưa ra thuần túy là những lợi ích kinh tế hay nghề nghiệp, đôi khi không có yêu sách mà chỉ để hưởng ứng cho những cuộc đình công khác. Các cuộc đình công này thường ít gây bất ổn về mặt xã hội. Đình công hỗn hợp: là hình thức đình công mà trong đó yêu sách của người lao động ngoài những đòi hỏi về lợi ích kinh tế còn kèm theo các lợi ích xã hội hay chính trị. Quy mô của hình thức đình công này thường ở phạm vi doanh nghiệp hoặc ngành, thậm chí nhiều ngành nghề, trên nhiều lĩnh vực của xã hội. Các cuộc đình công này thường có những hành động quá khích, có nguy cơ gây bất ổn định xã hội và thường để lại những hậu quả xấu. Đình công chính trị: là hình thức đình công, trong đó tập thể tham gia đình công không chỉ đơn thuần là người làm công ăn lương mà có thể bao gồm nhiều thành phần khác nhau trong xã hội, yêu sách của tập thể tham gia đình công đưa ra mang mục đích chính trị, như đòi hỏi thay đổi tổ chức bộ máy nhà nước, thay đổi thể chế chính trị… Các cuộc đình công này xảy ra thường gây bất ổn lớn về xã hội, không chỉ trong phạm vi doanh nghiệp, địa phương hay một vùng mà còn cả quốc gia. Ở mỗi quốc gia, mỗi thời kỳ khác nhau, tùy theo điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội mà khái niệm đình công được nhìn nhận và xem xét ở các khía cạnh và góc độ khác nhau. Theo luật Lao động của Pháp (1975) thì “đình công là hành động của những người lao động làm thuê ngừng việc một cách [...]... lao động Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là đảm bảo quyền và lợi ích mà pháp luật đã quy định cho người sử dụng lao động được thực hiện, không bị các chủ thể khác xâm hại Trong quan hệ lao động, pháp luật lao động phải bảo vệ các quyền và lợi ích hợp pháp của họ bởi họ là một bên không thể thiếu để hình thành và duy trì quan hệ lao động Nếu không thu được các quyền và lợi ích. .. điểm và nội dung mà đại diện 32 người sử dụng lao động tham gia vào quan hệ pháp luật lao động đình công cũng cần được pháp luật lao động đề cập và xác định cụ thể 1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công 1.3.1 Giai đoạn trước năm 1994 Quyền đình công là một trong những quyền cơ bản của người lao động Ở nước... 1.2.2 Sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công Xuất phát từ mặt lý luận: bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là một trong những nguyên tắc cơ bản của Luật lao động, là 21 tư tưởng chủ đạo xuyên suốt quá trình xây dựng và áp dụng pháp luật lao động Bởi lẽ người sử dụng lao động là một bên của quan hệ lao động, cùng với việc bảo vệ người lao động, không thể không... bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động Thứ tư: tổ chức đại diện của người sử dụng lao động trong đình công 31 Đối với người lao động thì công đoàn là tổ chức đại diện cho tiếng nói và nguyện vọng của họ trong các quan hệ lao động Cũng vậy tổ chức đại diện người sử dụng lao động lao động là thiết chế được lập ra với chức năng, nhiệm vụ đại diện và bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của. .. quyền, lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động là một nguyên tắc cơ bản của pháp luật lao động hiện nay Trong lĩnh vực lao động, người sử dụng lao động cũng được đảm bảo đầy đủ các quyền đối với tài sản đưa vào sản xuất kinh doanh, được tự chủ trong quản lý và phân phối sản phẩm Họ cũng có quyền tự do liên kết và phát triển trong quá trình sử dụng lao động Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người. .. quan hệ lao động, kể cả người lao động và người sử dụng lao động đều phải được quyền tự do kết hợp và quyền đó là một trong những “tiêu chuẩn lao động quốc tế” Là một chủ thể quan trọng trong quan hệ lao động, người sử dụng lao động được pháp luật ghi nhận và đảm bảo các quyền và lợi ích hợp pháp khi tham gia vào các quan hệ lao động khác nhau, trong đó có quan hệ pháp luật lao động về đình công Xuất... trước, trong và sau đình công Thậm chí, coi đây như một yếu tố thu hút đầu tư nước ngoài Đó cũng là một trong những lý do mà các nhà lập pháp Việt Nam tính đến khi đặt ra các quy định nhằm bảo vệ 24 quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước, trong và sau đình công [9] Như vậy pháp luật lao động đã ghi nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong nhiều chế định và bảo vệ. .. pháp luật bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động sẽ làm dịu bớt sự căng thẳng trong quan hệ lao động vốn đã bị đẩy đến đỉnh điểm do hành vi đình công gây ra Với tư cách là một chủ thể bình đẳng với những người lao động và với việc thực thi nguyên tắc: “trước pháp luật, mọi người đều bình đẳng”, pháp luật lao động cần thiết phải bảo vệ những quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng. .. rộng hơn đình công, bao hàm cả đình công và những phản ứng tiêu cực, tích cực khác Tuy nhiên trong thực tế, thuật ngữ phản ứng tập thể thường chỉ những phản ứng tiêu cực của tập thể người lao động phản đối người sử dụng lao động [27] 1.2 Bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về người sử dụng lao động Người sử dụng lao động là một bên trong quan hệ lao động, trong nhiều... thực hiện của người sử dụng lao động cũng là cách để các doanh nghiệp có hướng xử lý phù hợp, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các bên Sau khi cuộc đình công xảy ra, người sử dụng lao động cân nhắc về việc giải quyết các chế độ quyền lợi cho người lao động Dù hợp pháp hay không hợp pháp thì đình công vẫn gây thiệt hại về kinh tế cho người sử dụng lao động, vì vậy giải quyết chế độ quyền lợi cho người lao động . chung về đình công và bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công. 8 Chương 2: Quy định pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công và. pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công …26 1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trước khi đình công 50 2.2.2 Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong khi đình công … 58 2.2.3 Bảo vệ quyền

Ngày đăng: 10/07/2015, 09:12

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

  • DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

  • MỞ ĐẦU

  • Chương 1 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐÌNH CÔNG VÀ BẢO VỆ NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG.

  • 1.1. Khái quát chung về đình công

  • 1.1.1 Khái niệm

  • 1.1.2 Đặc điểm của đình công

  • 1.2. Bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công

  • 1.2.1 Khái niệm và đặc điểm về người sử dụng lao động.

  • 1.2.2 Sự cần thiết bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công

  • 1.2.3 Nội dung pháp luật bảo vệ người sử dụng lao động trong đình công.

  • 1.3 Sơ lược lịch sử phát triển của pháp luật lao động về bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng lao động trong đình công

  • 1.3.1 Giai đoạn trước năm 1994

  • 1.3.2 Giai đoạn từ 1994 đến nay

  • 1.4 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO) và kinh nghiệm của một số quốc gia về bảo vệ quyền và lợi ích của người sử dụng lao động trong đình công.

  • 1.4.1 Quan điểm của tổ chức lao động quốc tế (ILO)

  • 1.4.2 Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới.

  • Chương 2 – QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG VỀ BẢO VỆ QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA NGƯỜI SỬ DỤNG LAO ĐỘNG TRONG ĐÌNH CÔNG VÀ THỰC TIỄN ÁP DỤNG Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

  • 2.1 Tình hình đình công ở nước ta trong thời gian qua

  • 2.2.1 Số lượng, quy mô và phạm vi của đình công

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan